hieuluat

Thông tư 01/2007/TT-BCN hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công nghiệpSố công báo:59&60 - 01/2007
    Số hiệu:01/2007/TT-BCNNgày đăng công báo:28/01/2007
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Bùi Xuân Khu
    Ngày ban hành:11/01/2007Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/02/2007Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Lĩnh vực khác
  • TØnh, Bé:

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 01/2007/TT-BCN NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2007

    HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH, THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ

     

     

    Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

    Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

    Sau khi thống nhất với Ban Thi đua, Khen thưởng Trung ương;

    Bộ Công nghiệp hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú như sau:

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    a) Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú là công dân Việt Nam làm việc trong các ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam;

    b) Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú chỉ phong tặng một lần cho một người, không có hình thức truy tặng;

    c) Người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú. Trường hợp đã xét tặng thì phải đình chỉ hoặc thu hồi Bằng chứng nhận Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

    2. Quyền lợi của người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

    a) Được nhận Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mức tiền thưởng theo quy định tại khoản 4 Điều 71 Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

     b) Được tổ chức truyền, dạy nghề trực tiếp và thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận theo quy định của pháp luật;

     c) Được tham gia các họat động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm;

    d) Được Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm làm ra theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.

     

    II. TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG

     

    1. Tiêu chuẩn Nghệ nhân nhân dân

    Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân phải đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;

    b) Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 20 năm; đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú từ 5 năm trở lên; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;

    c) Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:

    - Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;

    - Tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nghệ nhân ưu tú. Là Nghệ nhân ưu tú tiêu biểu xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;

    d) Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.

    2. Tiêu chuẩn Nghệ nhân ưu tú

    Đối tượng được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn sau:

    a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người và đồng nghiệp noi theo;

    b) Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;

    c) Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:

    - Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên 100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;

    - Là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;

    d) Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.

     

    III. QUY TRÌNH, THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU

    NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ

     

    1. Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

    1.1. Nghệ nhân các ngành thủ công mỹ nghệ thuộc các đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại đơn vị đang công tác.

    Trường hợp nghệ nhân không thuộc đơn vị nào thì đăng ký với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi các nghệ nhân thường trú, làm việc.

    1.2. Nghệ nhân đăng ký đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được xem xét qua các bước sau:

    a) Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại Hội đồng cấp đơn vị nơi công tác;

    b) Xem xét, đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú tại Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    c) Xem xét, đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp Nhà nước, bao gồm:

    - Hội đồng chuyên ngành.

    - Hội đồng cấp Nhà nước.

    2. Các bước xét duyệt

    2.1. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được tiến hành theo 3 cấp:

    a) Cấp đơn vị sản xuất kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã;

    b) Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh);

    c) Cấp Nhà nước.

    2.2. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp Nhà nước được tiến hành theo hai bước.

    a) Bước 1: Xét tặng tại các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành;

    b) Bước 2: Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hội đồng cấp Nhà nước.

    3. Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp

    3.1. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp gồm đại diện các nhà chuyên môn của lĩnh vực kỹ thuật, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu lĩnh vực kỹ thuật thuộc lĩnh vực xem xét của Hội đồng.

    3.2. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp:

    a) Hội đồng cấp đơn vị gồm 5 đến 7 thành viên, trong đó:

    - Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch

    - Phụ trách công tác Thi đua, Khen thưởng đơn vị: Ủy viên

     - Đại diện Ban chấp hành Công đoàn đơn vị: Ủy viên

    - Phụ trách công tác kỹ thuật đơn vị: Ủy viên

    - Đại diện một số nghệ nhân đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú: Ủy viên

    b) Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm 11 đến 13 thành viên trong đó:

     - Chủ tịch ủy ban nhân dân : Chủ tịch

     - Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân phụ trách công nghiệp: Phó Chủ tịch

    - Giám đốc Sở Công nghiệp: Uỷ viên thường trực

    - Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng: Uỷ viên

    - Chuyên viên theo dõi lĩnh vực công nghiệp tỉnh: Ủy viên

    - Đại diện Liên minh Hợp tác xã: Ủy viên

    - Đại diện các Hiệp hội, các ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh: Ủy viên

    - Đại diện một số nghệ nhân đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú: Ủy viên

    3.3. Thủ trưởng các cấp có thẩm quyền tại điểm 3.2 (trừ cấp Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước) quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp mình quản lý.

    3.4. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định thành lập trong các lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

    Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành có từ 11 đến 13 thành viên gồm các thành viên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có chuyên môn cùng lĩnh vực với Hội đồng chuyên ngành, Nghệ nhân đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và nhà quản lý có uy tín, có trình độ, am hiểu về lĩnh vực chuyên ngành.

    3.5. Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương.

    4. Nguyên tắc xét duyệt

    4.1. Mỗi thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có trách nhiệm nghiên cứu, nhận xét, lựa chọn danh sách Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đạt tiêu chuẩn để bỏ phiếu tín nhiệm.

    4.2. Các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân hoạt động theo nguyên tắc sau:

    a) Kỳ họp đánh giá xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân phải có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng;

    b) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân đánh giá theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và được thực hiện chính xác, công bằng, dân chủ, khách quan. Người được đề nghị Hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu Nghệ nhân phải có ít nhất 3/4 số phiếu đề nghị của số thành viên Hội đồng so với tổng số thành viên Hội đồng;

    c) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chỉ xem xét các Nghệ nhân đã được Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp dưới đề nghị;

    d) Các trường hợp khai không đúng mẫu, không đúng yêu cầu hướng dẫn hoặc gửi không đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định, không đúng thời hạn thì Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân các cấp không xem xét;

    đ) Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thuộc đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu không tham gia thảo luận bỏ phiếu tín nhiệm về cá nhân mình;

    e) Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trong đơn vị và phạm vi quản lý để lấy thêm ý kiến dư luận (thời gian góp ý không quá 7 ngày) trước khi gửi hồ sơ đề nghị xét tặng lên Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp trên.

    5. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

    5.1. Hồ sơ của Hội đồng cấp đơn vị

    a) Hồ sơ cá nhân: (mỗi loại 7 bản);

    b) Bản tóm tắt thành tích cá nhân (có dán ảnh và xác nhận của đơn vị hoặc chính quyền địa phương) (Biểu 1);

    c) Các văn bản chứng nhận giải thưởng trong nước và quốc tế (bản sao hợp lệ);

    d) Bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã về chấp hành đường lối chính sách và pháp luật của nhà nước của cá nhân nơi đang cư trú;

    đ) Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2a): 7 bản;

    e) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 3a): 7 bản;

    g) Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b): 7 bản;

    h) Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4): 7 bản;

    i) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a): 7 bản;

    k) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b): 7 bản;

    l) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 3 bản.

    5.2. Hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    a) Hồ sơ cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 6 bản;

    b) Phiếu bầu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (Biểu 2b): 6 bản;

    c) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (biểu 3a): 6 bản;

    d) Biên bản kiểm phiếu tín nhiệm (Biểu 3b): 6 bản;

    đ) Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 4): 6 bản;

    e) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (Biểu 5a): 6 bản;

    g) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (Biểu 5b): 6 bản;

    h) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 3 bản.

    5.3. Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành căn cứ tiêu chuẩn của Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú để xem xét, đánh giá từng nghệ nhân để bỏ phiếu bầu (Biểu A1), đồng thời làm biên bản kiểm phiếu (Biểu 3b), biên bản họp Hội đồng xét tặng (Biểu 3a), báo cáo kết quả tặng danh hiệu (Biểu 4) và lập danh sách đề nghị tặng danh hiệu Nghệ nhân (Biểu 5a và 5b) để trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân xem xét.

    5.4. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp Nhà nước, gồm:

    a) Công văn đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5 bản;

    b) Báo cáo kết quả xét chọn của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5 bản;

    c) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân: 5 bản;

    d) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú: 5 bản;

    đ) Biên bản bỏ phiếu tín nhiệm (kèm theo phiếu bầu): 5 bản;

    e) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 1 bản;

    g) Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 1 bản;

    h) Hồ sơ cá nhân các nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân: 5 bản

    Bộ phận giúp việc Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

    6. Thủ tục gửi hồ sơ

    6.1. Đối với các địa phương:

    a) Người đứng đầu đơn vị sản xuất kinh doanh tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc đơn vị và có tờ trình đề nghị gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị hoạt động. Người sản xuất riêng lẻ trực tiếp làm hồ sơ và tờ trình gửi lên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, làm việc;

    b) Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp Nhà nước.

    6.2. Đối với Hội đồng cấp Nhà nước:

    Tiếp nhận hồ sơ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi tới qua Bộ Công nghiệp.

    7. Tổ chức xét thưởng cấp Nhà nước

    7.1. Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thành lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành để xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

    7.2. Căn cứ vào kết quả đánh giá của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành và đối chiếu với tiêu chuẩn của danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú, Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú sẽ xem xét, đánh giá để bỏ phiếu tín nhiệm, lập biên bản xét tặng theo từng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và tổng hợp kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, làm danh sách nghệ nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương) xem xét, đề nghị Nhà nước công nhận.

    8. Thời gian xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

    8.1. Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9 bắt đầu từ năm 2007.

    8.2. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp đơn vị được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm đề nghị.

    8.3. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hoàn thành và gửi hồ sơ trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị.

    8.4. Việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân tại Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chuyên ngành và Hội đồng cấp Nhà nước được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 3 năm đề nghị.

    8.5. Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân thông báo kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân trên phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 01 tháng 5 đến ngày 10 tháng 5 của năm đề nghị và trình Thủ tướng Chính phủ kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân chậm nhất vào cuối tháng 5 của năm đề nghị.

    9. Giải quyết khiếu nại

    9.1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú và việc vi phạm quy định, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

    Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ và gửi cho Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cấp tương ứng;

            9.2. Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nhận đơn, có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại và không xem xét đơn không có tên, địa chỉ rõ ràng hoặc mạo danh.

     

    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

    2. Khuyến khích các địa phương (tỉnh, thành phố) khen tặng danh hiệu nghệ nhân cho những người thợ trực tiếp sản xuất (thuộc các thành phần kinh tế). Những người đạt danh hiệu nghệ nhân ở địa phương sẽ được xem xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo tiêu chuẩn nêu trên.

    3. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị, đồng thời có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo quy định của pháp luật.

    4. Cá nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có hành vi vi phạm pháp luật bị toà án kết án tù thì bị tước danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú theo quy định của pháp luật.

    5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công nghiệp để kịp thời xem xét, sửa đổi, bổ sung

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Bùi Xuân Khu

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    PHỤ LỤC

    (Kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BCN

    ngày 11 tháng 01 năm 2007 của Bộ Công nghiệp)

     

    Tỉnh:........................

    Đơn vị:............................

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––––

     

    Biểu 1

     

     

    BẢN TÓM TẮT THÀNH TÍCH

    Đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân,

    Nghệ nhân ưu tú năm 200…

    (Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân....................................................)

    I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:

    - Họ và tên (khai sinh):................................................ Nam, nữ...............

    - Bí danh:...................................................................................................

    - Ngày, tháng, năm sinh:........................................... Dân tộc...................

    - Quê quán:................................................................................................

    - Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................

    - Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay: ............................................................

    - Chức danh ngành nghề làm lâu nhất (từ 10 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân:.........................................................

    - Đơn vị công tác: .....................................................................................

    - Năm tham gia công tác: .........................................................................

    - Năm tham gia hoạt động làm nghề...........................................

    - Năm được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú:.........................

    - Điện thoại gia đình:.................................................................................

    II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:

    Khai quá trình công tác từ khi thoát ly cho đến nay (chức vụ, nơi công tác,...)

    III. KHEN THƯỞNG:

    1. Khen thưởng chung (từ Chiến sĩ thi đua trở lên)

    2. Khen thưởng (có bản sao văn bản các giải thưởng).

    - Tên các sản phẩm được giải thưởng trong nước (hoặc quốc tế) và hình thức giải thưởng.

    - Chức danh của cá nhân trong các công trình được giải thưởng đối với công trình có nhiều chức danh tham gia.

    IV. KỶ LUẬT:

    (Từ hình thức khiển trách trở lên về Đảng, đoàn thể, chính quyền và tổ chức xã hội tham gia hoặc vi phạm pháp luật).

    V. NHỮNG THÀNH TÍCH CHỦ YẾU:

    (Đối chiếu với tiêu chuẩn xét tặng)

    1. Phẩm chất đạo đức

    2. Có tài năng sáng tạo nghệ thuật xuất sắc, có thành tích nổi bật, là những nghệ nhân tiêu biểu và có uy tín rộng rãi trong từng ngành nghề, được quần chúng đánh giá cao.

    3. Có ý thức rèn luyện để phát triển tài năng nghệ thuật. Khiêm tốn học hỏi, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp xây dựng đơn vị, địa phương.

    4. Thời gian trực tiếp làm nghề (các chức danh nghề từ năm ................ đến năm ......................).

    Yêu cầu : Cần nêu cụ thể, có số liệu, tất cả không quá 3 trang đánh máy, riêng các giải thưởng phải có bản sao văn bản kèm theo.

     

     

     

    XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

    (Ký tên, đóng dấu)

    Ngày tháng năm 200

    NGƯỜI KHAI

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     


    TỈNH......................................

    ĐƠN VỊ:........................................

    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH

    HIỆU NNND – NNƯT NĂM 200…

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––

    ..............., ngày........tháng........năm 200..

    Biểu 3a

     

    BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG­

    Xét tặng danh hiệu

    nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú năm 200...

     

    I. Những thông tin chung:

    1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số:....................... ngày..........

    tháng ............ năm 200 của...............................................................................

    2. Ngày...............................................họp Hội đồng.

    Địa điểm:...................................................................................................

    3. Số thành viên Hội đồng có mặt:............................................................

    Vắng mặt:.............................người, gồm các thành viên:

    ...................................................................................................................

    ...................................................................................................................

    4. Khách mời tham dự họp Hội đồng (ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác).

    ...................................................................................................................

    ...................................................................................................................

    II. Nội dung làm việc của Hội đồng:

    1. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá, đối chiếu từng tiêu chuẩn xét thưởng và danh sách Nghệ nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).

    2. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

    a. Trưởng ban:..........................................................

    b. Các Uỷ viên:.........................................................................................

    ..................................................................................................................

    3. Hội đồng đã bỏ phiếu bầu theo hồ sơ và danh sách đề nghị trên cơ sở cân nhắc, đối chiếu với từng tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.

    Kết quả kiểm phiếu được báo cáo trong biên bản kiểm phiếu (gửi kèm theo).

    4. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

    4.1. Kết quả bỏ phiếu của Hội đồng (số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên có mặt).

    a) Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân nhân dân:................................... người

    Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân nhân dân:............................. người

    b) Đề nghị danh hiệu Nghệ nhân ưu tú: ......................................... người

    Không đề nghị danh hiệu Nghệ nhân ưu tú:.................................... người

    4.2. Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu và kiểm phiếu, Hội đồng kiến nghị Hội đồng............................................(cấp trên) xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú (có danh sách kèm theo).

     

    THƯ KÝ HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)

    CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chú ý: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200… từ cấp đơn vị đến cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị ký tên và đóng dấu cơ quan.

     

     

     

    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 200

    ĐƠN VỊ:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––

    Biểu 3b

    BIÊN BẢN

    họp ban kiểm phiếu bầu

    nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú năm 200

     

    1. Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú..............

    ...........................................đã bầu các ông (bà) sau đây vào Ban kiểm phiếu:

    - Trưởng ban: ...........................................................................................

    - Các Uỷ viên: ..........................................................................................

    ...................................................................................................................

    ...................................................................................................................

    2. Tổng số các thành viên Hội đồng có:...................................thành viên

    (Theo Quyết định số................................... ngày........ tháng....... năm 200... của................................................................................................).

    Hội đồng đã họp ngày..........tháng.........năm 200... để bỏ phiếu bầu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200...

    - Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu:...........................thành viên

    - Số thành viên Hội đồng vắng mặt:.........................................thành viên

    Gồm các thành viên:..................................................................................

    ...................................................................................................................

    ...................................................................................................................

    Lý do:........

    ................................................................................................

    - Số phiếu phát ra:.....................................................................................

    - Số phiếu thu về:......................................................................................

    - Số phiếu hợp lệ:......................................................................................

    3. Tổng số Nghệ nhân được đề tặng danh hiệu:........................................

    - Nghệ nhân nhân dân:............................ người

    - Nghệ nhân ưu tú:................................... người

    4. Kết quả bỏ phiếu:

    4.1. Nghệ nhân nhân dân:

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên Hội đồng

    Kết luận

    Đề nghị tặng danh hiệu NnND

    Không đề nghị tặng danh hiệu NNND

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

    4.2. Nghệ nhân ưu tú:

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên Hội đồng

    Kết luận

    Đề nghị tặng danh hiệu NNưT

    Không đề nghị tặng danh hiệu NNưT

    1

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

     

     

    5. Căn cứ kết quả bỏ phiếu của Hội đồng, các Nghệ nhân đạt ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu so với tổng số thành viên Hội đồng được đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp trên xem xét tặng danh hiệu Nghệ nhân, gồm:

    5.1. Nghệ nhân nhân dân:

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trên tổng số thành viên Hội đồng

    1

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

    5.2. Nghệ nhân ưu tú:

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trên tổng số thành viên Hội đồng

    1

     

     

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

     

     

    BAN KIỂM PHIẾU

    (Ký, ghi rõ họ tên từng người)

     

     

     

     

     


    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NNND - NNƯT NĂM 200...

    ĐƠN VỊ:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––––

    ................., ngày tháng năm 200…

    Biểu 2a

     

    PHIẾU BẦU

    Đề nghị xét tặng danh hiệu

    Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú năm 200

     

     

    1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng

    số.......................ngày.........tháng.............năm của..............................................................

    2. Danh sách Nghệ nhân ưu tú đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11).

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Năm được phong

    tặng

    NNưT

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của HĐ

    Ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chó

    Đề nghị tặng danh hiệu NNND

    Không đề nghị tặng danh hiệu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Danh sách người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11).

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Năm được phong

    tặng

    NNưT

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của HĐ

    Ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chó

    Đề nghị tặng danh hiệu NNưT

    Không đề nghị tặng danh hiệu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     


    UBND TỈNH, TP:.........................

    ĐƠN VỊ.........................................

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––

    ..............., ngày........tháng........năm 200

    Biểu 4

     

    BÁO CÁO

    Về việc đề nghị phong tặng danh hiệu

    Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200

     

     

    Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh hiệu

    Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

    (tỉnh, chuyên ngành.........................................)

    Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200 của...............................................đã họp ngày.........tháng.........năm 200 . Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân đối chiếu với tiêu chuẩn, Hội đồng bỏ phiếu kín, xét duyệt và đề nghị phong tặng danh hiệu:

    - Nghệ nhân nhân dân:.................................. người

    - Nghệ nhân ưu tú:......................................... người

    Trong quá trình tiến hành, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú............................................................ đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Công nghiệp về việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200 .

    I. Nghệ nhân nhân dân

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Năm được phong tặng NNưT

    Số phiếu tín nhiệm

    Nam

    Nữ

    Hội đồng cơ sở

    Hội đồng cấp tỉnh, thành phố

    Hội đồng chuyên ngành

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II. Nghệ nhân ưu tú

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Đơn vị công tác

    Năm được phong tặng NNưT

    Số phiếu tín nhiệm

    Nam

    Nữ

    Hội đồng cơ sở

    Hội đồng cấp tỉnh, thành phố

    Hội đồng chuyên ngành

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Kính trình Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú....................................................... xem xét và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú nêu trên theo tiêu chuẩn và thủ tục đã quy định (có danh sách kèm theo Biểu 5).

     

    TM. HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN

    CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ghi chú: - Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú năm 200 từ cấp đơn vị đến cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành, nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo ký tên và đóng dấu của cơ quan.

    - Các cột 9, 10, 11, thuộc cấp Hội đồng nào thì ghi vào cột cấp Hội đồng tương đương.

     


    TỈNH:

    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU

    NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 200

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––

     

    Biểu 2b

     

    ……, ngày……tháng……năm 200

     

     

    PHIẾU BẦU

    ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN,

    NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 200

    1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số……….ngày……tháng………năm 200 của…………..

    2. Danh sách nghệ nhân ưu tú đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11)

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Năm được phong tặng NNUT

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của Hội đồng

    Ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chó

    Đề nghị tặng danh hiệu NNND

    Không đề nghị tặng danh hiệu

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Danh sách người được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (đánh dấu X vào cột 10 hoặc cột 11)

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Số năm tham gia hoạt động nghệ thuật

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của Hội đồng

    ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chú

    Đề nghị tặng danh hiệu NNUT

    Không đề nghị tặng danh hiệu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)


     

    HỘI ĐỒNG CẤP Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân; hội đồng xét tặng danh hiệu nghệ nhân chuyên NGàNH..........................................

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––

     

    Biểu A1

     

    ……, ngày……tháng……năm 200

     

     

    PHIẾU BẦU

    ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN,

    NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 200

     

     

    1. Căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng số………./QĐ-BCN ngày …… tháng ……… năm 200… của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

    2. Danh sách nghệ nhân ưu tú đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (đánh dấu X vào cột 11 hoặc cột 12)

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Năm được phong tặng NNUT

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của Hội đồng

    Ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chó

    Đơn vị

    Cấp tỉnh, thành phố

    Đề nghị tặng danh hiệu NNND

    Không đề nghị tặng danh hiệu

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3. Danh s¸ch ng­êi ®­îc ®Ò nghÞ xĐt tÆng danh hiÖu NghÖ nh©n ­u tó (®¸nh dÊu X vµo cét 11 hoÆc cét 12)

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Số năm tham gia hoạt động nghề

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị của Hội đồng

    Ý kiến bỏ phiếu

    Ghi chó

    Đơn vị

    Cấp tỉnh, thành phố

    Đề nghị tặng danh hiệu NNND

    Không đề nghị tặng danh hiệu

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên)


     

    TỈNH:

    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU

    NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 200

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––

     

    Biểu 5a

     

    ……, ngày……tháng……năm 200

     

     

    DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG

    DANH HIỆU NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN NĂM 200

     

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Năm được phong tặng NNUT

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

    Ghi chú

    Nam

    Nữ

    Đơn vị

    Cấp tỉnh, thành phố

    Hội đồng chuyên ngành

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chú ý: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân năm 200 từ cấp đơn vị đến cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu cơ quan.

    - Các cột 10, 11, 12 thuộc cấp Hội đồng nào thì ghi vào cột cấp Hội đồng tương ứng.

     

     

    TỈNH:

    ĐƠN VỊ:

    HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG DANH HIỆU

    NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN, NGHỆ NHÂN ƯU TÚ

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ––––––––––––––––––––––

     

    Biểu 5b

     

    ……, ngày……tháng……năm 200

     

     

    DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG

    DANH HIỆU NGHỆ NHÂN ƯU TÚ NĂM 200

     

    TT

    Họ và tên

    Năm sinh

    Dân tộc

    Chức danh nghề

    Số năm tham gia hoạt động nghề

    Tên các giải thưởng được tặng

    Đơn vị công tác

    Số phiếu đề nghị trên tổng số thành viên của các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân

    Ghi chú

    Nam

    Nữ

    Đơn vị

    Cấp tỉnh, thành phố

    Hội đồng chuyên ngành

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu cơ quan)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chú ý: Mẫu này dùng chung cho các Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 200… từ cấp đơn vị đến cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành nhưng do Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo đơn vị ký tên, đóng dấu cơ quan.

    - Các cột 10, 11, 12 thuộc cấp Hội đồng nào thì ghi vào cột cấp Hội đồng tương ứng.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thi đua, Khen thưởng số 15/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 47/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 27/06/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
    Ban hành: 30/09/2005 Hiệu lực: 25/10/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 01/07/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị quyết 54/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
    Ban hành: 10/12/2010 Hiệu lực: 10/12/2010 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Nghị quyết 100/NQ-CP của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương
    Ban hành: 06/10/2017 Hiệu lực: 06/10/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 212/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương kỳ 2014-2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 01/2007/TT-BCN hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công nghiệp
    Số hiệu:01/2007/TT-BCN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:11/01/2007
    Hiệu lực:12/02/2007
    Lĩnh vực:Lĩnh vực khác
    Ngày công báo:28/01/2007
    Số công báo:59&60 - 01/2007
    Người ký:Bùi Xuân Khu
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X