hieuluat

Thông tư về việc phân cấp quản lý tài chính đối với công tác sinh đẻ có kế hoạch

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:10-TT/LBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Tiêu
    Ngày ban hành:28/03/1983Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/04/1983Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA LIÊN BỘ Y TẾ -TÀI CHÍNH SỐ 10-TT/LB NGÀY 28-3-1993 VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TÁC SINH ĐẺ CÓ
    KẾ HOẠCH, CHỐNG CÁC BỆNH Xà HỘI , PHÒNG VÀ CHỐNG DỊCH, CHỐNG LỤT BàO VÀ CẤP CỨU CHIẾN THƯƠNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

     

    Từ trước đến nay, để đảm bảo thuốc men, phương tiện cho công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch, chống lụt bão và cấp cứu chiến thương ở địa phương, ngoài phần kinh phí của địa phương, ngân sách trung ương còn cấp kinh phí cho bộ Y Tế thông qua các viện và chuyên khoa đầu ngành để mua thuốc men, phương tiện và cấp thẳng hiện vật đó cho các chạm chuyên khoa ở địa phương để phát không cho nhân dân, không qua các sở y tế.

    Thuốc men, phương tiện nói trên do trung ương chuyển về địa phương không được phản ảnh vào ngân sách địa phương, nên việc quản lý còn nhiều sơ hở, đã có nhiều hiện tượng lãng phí, tham ô.

    Để tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý kinh phí thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác nói trên, liên Bộ Y tế - Tài chính quy định việc phân cấp quản lý kinh phí, thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch, chống lụt bão và cấp cứu chiến trương ở địa phương như sau.

     

    I. NGUYÊN TẮC CHUNG

     

    1. Bắt đầu từ năm 1984 trở đi, kinh phí cho công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch, chống lụt bão và cấp cứu chiến thương ở địa phương sẽ do ngân sách địa phương dự trù, cấp phát và quản lý.

    Riêng năm 1983, kinh phí mua thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác nói trên vẫn do ngân sách trung ương đài thọ.

    2. Các viện và chuyên khoa đầu ngành của Bộ Y tế vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn cho các trạm, nhưng không trực tiếp cấp phát bằng hiện vật cho các trạm chuyên khoa như trước nữa.

    3. Đối với thuốc men, phương tiện do các tổ chức quốc tế viện trợ, các viện và chuyên khoa đầu ngành đứng ra ký đơn hàng theo quy định hiện hành nhưng không trực tiếp nhận hàng viện trợ.

    4. Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam , Cục vật tư và xây dựng cơ bản có nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối thuốc men, phương tiện cho các địa phương. Riêng Vácxin phòng dịch vẫn do các Viện vệ sinh dịch tế và Viện Vácxin Nha Trang quản lý và phân phối cho các địa phương.

    5. Giá bán các loại thuốc men và phương tiện nói trên cho các địa phương theo giá bán buôn nội bộ của Nhà nước.

    II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

     

    1. Hàng năm, các sở y tế căn cứ vào chỉ tiêu sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội , phòng và chống dịch, và chống bão lụt ở địa phương, lập dự toán chi kèm theo dự trù thuốc men, phương tiện trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương xét duyệt, đồng thời gửi cho Sở tài chính tổng hợp, cân đối vào phần chi sự nghiệp y tế của ngân sách địa phương.

    2. Các sở tài chính căn cứ vào dự toán đã được Uỷ ban nhân dân duyệt để ghi vào ngân sách địa phương và cấp phát kinh phí theo kế hoạch hàng quý cho các sở y tế để thực hiện tiến độ các mặt công tác nói trên.

    3. Hàng quý, các sở y tế có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu và quyết toán chi theo chế độ hiện hành về công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch, chống lụt bão và cấp cứu chiến thương cho sở tài chính để làm căn cứ kiểm tra và cấp phát kinh phí cho quý sau.

    4. Các viện và chuyên khoa đầu ngành tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc men, phương tiện trong toàn ngành gửi cho Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam, Cục vật tư xây dựng cơ bản làm cơ sở lập kế hoạch nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu thuốc men và phương tiện của chuyên khoa.

    5. Liên hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam, Cục vật tư và xây dựng cơ bản cần nắm vững nhu cầu thuốc men, phương tiện dùng cho các mục công tác nói trên, chỉ đạo các xí nghiệp trung ương, các công ty cấp I và hệ thống phân phối ở các địa phương bảo đảm chắc chắn nhu cầu cho từng chuyên khoa, không vì tính chất kinh doanh mà để xảy ra tình trạng thiếu thuốc men, phương tiện, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch các mặt công tác này.

    6. Đối với vácxin phòng dịch, các sở y tế căn cứ vào nhu cầu tiêm chủng của địa phương mình để lập kế hoạch mua các loại vácxin của các Viện vệ sinh dịch tế và của Viện vácxin Nha Trang theo giá bán do Bộ Y tế quy định.

    7. Thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội do hệ thống phân phối quản lý và bán bình thường như các loại thuốc men, phương tiện khác.

    8. Thuốc men, phương tiện phục vụ cho phòng và chống dịch cần được dự trữ theo cơ số nhất định để sử dụng khi cần thiết. Các sở y tế dự trù vốn dự trữ cho các mặt công tác này trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương xét duyệt và gửi cho sở tài chính để tổng hợp ghi vào ngân sách địa phương.

    9. Khi có dịch lớn xảy ra quá khả năng giải quyết của địa phương hoặc có bão lụt lớn hay xảy ra chiến sự, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc trung ương, Bộ Y tế sẽ giải quyết thêm một số thuốc men, phương tiện cho địa phương để kịp thời khắc phục hậu quả chiến tranh, lụt bão hoặc dập dịch nhanh chóng. Trong trường hợp này, các sở y tế vẫn phải thanh toán toàn bộ thuốc men, phương tiện nói trên cho các đơn vị giao hàng.

     

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Từ quý II năm 1983 trở đi, căn cứ vào kế hoạch phân phối thuốc men, phương tiện mà Bộ Y tế đã thông báo cho các địa phương, Bộ Tài chính sẽ cấp phát kinh phí cho các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương, coi như khoản nợ cấp của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương. Các sở tài chính sẽ cấp phát kinh phí cho các sở y tế đã mua thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác nói trên và quyết toán vào ngân sách của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

    2. Các viện và chuyên khoa đầu ngành tiến hành kiểm tra và bàn giao thuốc men, phương tiện phục vụ cho công tác sinh đẻ có kế hoạch , chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch... cho các công ty dược phẩm cấp I, các công ty thiết bị, dụng cụ y tế và hoá chất xét nghiệm cấp I quản lý. Thủ tục kiểm kê và bàn giao cho Bộ Y tế quy định.

    3. Các đơn hàng viện trợ do các viện và chuyên khoa đầu ngành đã ký với các tổ chức quốc tế đang có hiệu lực thi hành và các mặt hàng thuộc các đơn hàng này đã và đang về mà các viện và chuyên khoa đầu ngành chưa nhận, đều giao lại cho công ty thuộc Liên hiệp xí nghiệp dược Việt Nam, Cục vật tư và xây dựng cơ bản để theo dõi và tiếp nhận.

    4. Số thuốc men, phương tiện hiện có (kể cả hàng viện trợ) do các viện và chuyên khoa đầu ngành đang quản lý, đều bàn giao cho hệ thống phân phối. Việc bàn giao này phải làm xong trong quý II năm 1983.

    5. Các hợp đồng gia công, đặt hàng do các viện và chuyên khoa đầu ngành ký kết với các tổ chức kinh tế quốc doanh hoặc với các thành phần kinh tế khác đang có hiệu lực thi hành cũng giao lại cho các công ty cấp I tiếp tục thực hiện theo chế độ hợp đồng kinh tế hiện hành.

    6. Thuốc men, phương tiện, vật tư, tài sản do các viện và chuyên khoa đầu ngành của Bộ Y tế đã cấp cho các trạm chuyên khoa từ trước đế nay để thực hiện các mặt công tác sinh đẻ có kế hoạch, chống các bệnh xã hội, phòng và chống dịch, chống lụt, bão và cấp cứu chiến thương, đều giao lại cho địa phương quản lý. Các sở y tế phải tổ chức kiểm kê chặt chẽ, lập báo cáo gửi cho Bộ Y tế, các viện và chuyên khoa đầu ngành và sở tài chính cùng cấp.

    7. Các công ty dược phẩm cấp I, các công ty thiết bị dụng cụ y tế hoá chất xét nghiệm cấp I và các công ty được phẩm cấp II (hoặc các xí nghiệp liên hợp dược tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương) có nhiệm vụ soát xét lại định mức vốn lưu động, theo chế độ cấp phát vốn lưu động hiện hành.

    Thông tư này thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1983. Trong khi thực hiện có gì khó khăn đề nghị các cơ sở, các địa phương phản ảnh về liên Bộ để nghiên cứu và giải quyết.

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X