Cơ quan ban hành: | Bộ Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 22-TBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Dương Quốc Chính |
Ngày ban hành: | 29/10/1980 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Chưa xác định |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 22-TBXH NGÀY 29-10-1980 HƯỚNG DẪN THI HÀNH KHOẢN PHỤ CẤP TẠM THỜI CHO NGƯỜI VỀ HƯU, VỀ NGHỈ VIỆC VÌ MẤT SỨC LAO ĐỘNG VÀ THƯƠNG BINH
CÓ THƯƠNG TẬT NẶNG
Thi hành Quyết định số 334-CP ngày 10/10/1980 của Hội đồng Chính phủ, sau khi đã thoả thuận với Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Bộ Thương binh và xã hội hướng dẫn cụ thể về khoản phụ cấp tạm thời đối với người về hưu, về nghỉ việc vì mất sức lao động và đối với thương binh đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở an dưỡng của Nhà nước như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG PHỤ CẤP TẠM THỜI
A. Những người được hưởng khoản phụ cấp tạm thời nói trong Quyết định số 334-CP là:
1. Công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân hưởng chế độ trợ cấp hưu trí có mức lương chức vụ hoặc lương cấp bậc (gọi tắt là lương chính) từ 165 đồng trở xuống.
2. Công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, bao gồm cả những người bị tai nạn lao động được xếp hạng thương tật 6,7,8 và người mắc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng 5,6,7.
3. Thương binh loại A, loại B có thương tật nặng và những người hưởng chính sách như thương binh có thương tật nặng (hạng đặc biệt, hạng 1/6 và các hạng 8,7,6/8) đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở an dưỡng do ngành thương binh và xã hội quản lý, hoặc đang an dưỡng tại gia đình.
4. Bệnh binh mất từ 71% sức lao động trở lên được tiếp nhận vào các cơ sở an dưỡng thương binh.
B. Những người sau đây không thuộc diện hưởng phụ cấp tạm thời:
1. Công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân về hưu có mức lương chính trên 165 đồng/tháng.
2. Công nhân, viên chức Nhà nước hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 và Quyết định số 174-CP ngày 4/6/1980 của Hội đồng Chính phủ.
3. Thương binh có thương tật vừa và nhẹ (các hạng 2, 3, 4, 5/6 và 5, 4, 3, 2, 1/8) đã về địa phương hoặc đang ở các trạm, trại, trường do ngành thương binh và xã hội quản lý để chờ sắp xếp ra các hướng.
II. CÁCH TÍNH KHOẢN PHỤ CẤP TẠM THỜI
A. Từ ngày 1/11/1980 trở đi, những người về hưu, về nghỉ việc vì mất sức lao động nói ở điểm 1, 2, những bệnh binh nói ở điểm 4 trong Điều A, mục I được phụ cấp tạm thời hàng tháng bằng 10% của mức trợ cấp đã tính trên lương chính; những thương binh nói ở điểm 3 trong điều A, mục I được phụ cấp tạm thời hàng tháng bằng 10% của trợ cấp thương tật.
Cách tính cụ thể như sau:
1. Đối với người về hưu (kể cả thương binh, bệnh binh hưởng chế độ trợ cấp hưu trí), phụ cấp tạm thời được tính trên khoản trợ cấp hưu trí theo tỷ lệ phần trăm lương chính của từng người (nếu có tiền phụ cấp khu vực, có tỷ lệ % trợ cấp ưu đãi thì tách ra không tính).
Ví dụ 1: Đồng chí A có mức lương chính 100 đồng, về hưu hưởng trợ cấp tỉ lệ 70% của lương chính. Tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng được:
100đ x 70% = 70 đồng.
Vậy, khoản phụ cấp tạm thời của đồng chí A là:
70 đ x 100% = 7 đồng
Ví dụ 2: Đồng chí B là cán bộ hoạt động cách mạng trước 19/8/1945, có mức lương chính 100 đồng, công tác ở nơi có phụ cấp khu vực 12% (12 đồng), về hưu được hưởng trợ cấp tỷ lệ 75% và 15% trợ cấp ưu đãi tính trên lương chính cộng với phụ cấp khu vực. Số tiền trợ cấp hàng tháng được hưởng:
(100 đ + 12 đ) x (75% + 15%) = 100,80 đồng.
Vậy, khoản phụ cấp tạm thời của đồng chí B được tính trên mức trợ cấp của lương chính là:
(100 đ x 75%) x 10% = 7,50 đồng.
Khoản phụ cấp tạm thời này không áp dụng cho người về hưu có mức lương chính cao hơn 165 đồng/ tháng; vì vậy những trường hợp số tiền trợ cấp hưu trí tính trên lương chính cộng với khoản tiền phụ cấp tạm thời vượt quá 127,50 đồng/tháng (tức là mức trợ cấp hưu trí 75% của người về hưu có lương chính 170 đồng) thì cũng chỉ được hưởng bằng 127,50 đồng/tháng (không kể các khoản tiền trợ cấp ưu đãi, trợ cấp thương tật, v. v...).
Ví dụ 1: Đồng chí C có mức lương chính 165 đồng, tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng là 165 đ x 75% = 123,75 đồng; nay tính khoản phụ cấp tạm thời được 12,37 đồng. Nhưng vì hai khoản đó cộng lại (123,75 đ + 12,37 đ = 136,12 đồng) vượt quá 127,50 đồng, nên đồng chí C chỉ được hưởng phụ cấp tạm thời là 127,50 đ - 123,75 đ = 3,75 đồng.
Như vậy, tổng số tiền trợ cấp hưu trí và tiền phụ cấp tạm thời của đồng chí C là 123,75 đ + 3,75 đ = 127,50 đồng.
Ví dụ 2: Đồng chí N có mức lương chính 150 đồng, tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng là 150 đ x 75% = 112,50 đồng; tính khoản phụ cấp tạm thời được 11,25 đồng. Hai khoản này cộng lại (112,50 đ + 11,25 đ = 123,75 đồng) thấp hơn 127,50 đồng, nên đồng chí N vẫn được hưởng khoản phụ cấp tạm thời là 11,25 đồng.
2. Đối với người về nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng (kể cả thương binh, bệnh binh hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động), phụ cấp tạm thời được tính trên khoản trợ cấp mất sức theo tỷ lệ % lương chính của từng người (nếu có tiền phụ cấp khu vực, có các khoản trợ cấp người phục vụ, trợ cấp vì có hành động dũng cảm... thì tách ra không tính).
3. Đối với thương binh có thương tật nặng và người hưởng chính sách như thương binh có thương tật nặng, khoản phụ cấp tạm thời được tính trên tiền trợ cấp thương tật (nếu có các khoản trợ cấp người phục vụ, trợ cấp vì có hành động dũng cảm... thì tách ra không tính).
4. Riêng những người về hưu hưởng mức trợ cấp tối thiểu 22 đồng/tháng (hoặc 25 đồng/tháng của người miền Nam tập kết trước đây), người hưởng trợ cấp hưu trí bằng một khoản tiền ấn định và những người hưởng trợ cấp mất sức lao động theo mức tối thiểu 15 đồng/tháng (hoặc 25 đồng/tháng của người miền Nam tập kết trước đây), thì khoản phụ cấp tạm thời được tính trên số tiền trợ cấp hàng tháng hiện đang lĩnh của mỗi người.
Đối với bệnh binh bị bệnh nặng đang ở các cơ sở an dưỡng của ngành thương binh và xã hội quản lý mà chưa có sổ trợ cấp mất sức, thì phụ cấp tạm thời được áp dụng tính trên mức trợ cấp tối thiểu (15 đồng/tháng) quy định cho người về nghỉ việc vì mất sức lao động (15 đ x 10% = 1,50 đồng).
B. Từ ngày 1/11/1980 trở đi, những công nhân, viên chức Nhà nước và quân nhân mới về nghỉ việc hưởng chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, hoặc chết (kể cả trường hợp chết được xác nhận là liệt sĩ), thì khoản phụ cấp lương tạm thời đã hưởng khi còn làm việc nói trong Điều 2 Quyết định số 334-CP ngày 10/10/1980 của Hội đồng Chính phủ được giải quyết như sau:
1. Ngoài tiền trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng tính trên lương chính và phụ cấp khu vực (nếu có), còn được thêm khoản phụ cấp tạm thời bằng 10% của mức trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức tính trên lương chính như cách tính đã nói ở trên (khoản này do cơ quan thương binh và xã hội tính riêng và trả theo thủ tục hướng dẫn ở mục III dưới đây).
2. Trong khoản tiền trợ cấp một lần khi mới về hưu, về nghỉ việc vì mất sức lao động (kể cả với người về mất sức lao động hưởng chế độ trợ cấp thôi việc một lần) được cộng cả khoản phụ cấp lương tạm thời; tức bao gồm lương chính và các khoản phụ cấp, trợ cấp con (nếu có) và khoản phụ cấp lương tạm thời của mỗi người đã hưởng.
3. Nếu chết khi còn tại chức (kể cả trường hợp được xác nhận là liệt sĩ) thì khoản phụ cấp lương tạm thời mà công nhân, viên chức và quân nhân đã hưởng cũng được cộng vào tiền lương chính hoặc tiền sinh hoạt phí để tính khoản tiền tuất một lần và tiền tuất lần đầu.
III. THỦ TỤC TRẢ KHOẢN PHỤ CẤP TẠM THỜI
Sở, Ty thương binh và xã hội các tỉnh, các thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương là cấp chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện các thủ tục quy định dưới đây:
1. Đối với những người đang hưởng chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp mất sức lao động, hoặc chế độ trợ cấp thương binh thương tật nặng, trước đây đã được Sở, Ty thương binh và xã hội làm giấy uỷ nhiệm 1-TRC gửi đến Ngân hàng Nhà nước, thì nay Sở, Ty căn cứ theo các bảng danh sách người về hưu, về nghỉ mất sức lao động và thương binh thương tật nặng do các phòng thương binh và xã hội huyện, thị, quận, khu phố lập theo từng xã, phường, tiểu khu, v.v... để làm giấy báo điều chỉnh trợ cấp hàng tháng 5-TRC về khoản phụ cấp tạm thời của những người đó và chuyển đến Ngân hàng Nhà nước (quỹ tiết kiệm) để hàng quý trả tiền cho đối tượng.
Các bảng danh sách nói trên phải được đối chiếu thật khớp, đúng với hồ sơ lưu trữ tại Sở, Ty và phải do thủ trưởng Sở, Ty thương binh và xã hội ký duyệt vào các bảng đó (thay cho quyết định điều chỉnh trợ cấp), rồi mới được dùng các bảng đó làm căn cứ để lập giấy 5-TRC.
Sau khi lập xong giấy 5-TRC uỷ nhiệm Ngân hàng Nhà nước trả khoản phụ cấp tạm thời, Sở, Ty thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện việc ghi khoản phụ cấp tạm thời mới được điều chỉnh vào phiếu 10-TRC.
2. Đối với những người bắt đầu được hưởng trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động hoặc trợ cấp thương binh thương tật nặng từ tháng 11/1980 trở đi thì Sở, Ty thương binh và xã hội vẫn làm phiếu lập sổ và trợ cấp như trước đây nhưng phải ghi thêm vào phiếu đó số tiền phụ cấp tạm thời hàng quý phải trả cho người hưởng. Khi uỷ nhiệm Ngân hàng Nhà nước trả trợ cấp cho những người nói trên, các Sở, Ty phải ghi khoản tiền trợ cấp lâu dài hàng quý vào phần trên của giấy uỷ nhiệm 1-TRC, còn khoản tiền phụ cấp tạm thời thì ghi vào phần dưới của giấy đó để tính thành tổng số tiền các khoản uỷ nhiệm Ngân hàng Nhà nước phải trả cho người hưởng nhận hàng quý (tổng số tiền này phải ghi vào phiếu 10-TRC).
3. Đối với những trường hợp chưa kịp làm thủ tục trả khoản tiền phụ cấp tạm thời cho người hưởng nhận cùng một lúc với tiền trợ cấp hàng quý, thì Sở, Ty thương binh và xã hội lập giấy 2-TRC và 3-TRC để trả khoản tiền đó cho người hưởng.
Trường hợp người được hưởng chính sách đã nhận tiền trợ cấp lần đầu, quý đầu từ quý IV năm 1980 ở địa phương A (chưa được hưởng khoản phụ cấp tạm thời) rồi di chuyển đến ở và lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng từ 1981 trở đi tại địa phương B, thì Sở, Ty thương binh và xã hội địa phương B có nhiệm vụ tính và trả khoản phụ cấp tạm thời của các tháng mà người đó được hưởng, nếu có giấy của Sở, Ty thương binh và xã hội địa phương A xác nhận chưa trả khoản phụ cấp tạm thời thuộc các tháng đó.
4. Riêng đối với bệnh binh bị bệnh nặng đang ở các cơ sở an dưỡng thương binh, chưa có sổ trợ cấp mất sức lao động thì các đơn vị ghi thêm khoản phụ cấp tạm thời này (thống nhất là 1,50 đồng/người/tháng) vào bảng tiền sinh hoạt phí hàng tháng để trả cho anh chị em.
Đối với những thương binh nặng ở các cơ sở an dưỡng, khoản phụ cấp tạm thời không tính vào sinh hoạt phí hàng tháng mà cấp cho anh chị em sử dụng.
Việc lập danh sách để tính và trả khoản phụ cấp tạm thời nói trên đây cần được tiến hành ngay, chậm nhất trong quý I năm 1981 phải hoàn thành.
Thông tư hướng dẫn thi hành khoản phụ cấp tạm thời cho người về hưu, về nghỉ việc vì mất sức lao động
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 22-TBXH |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 29/10/1980 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Dương Quốc Chính |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Chưa xác định |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!