Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 442/TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 19/01/1955 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã sửa đổi |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
THÔNG TƯ
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 442/TTG, NGÀY 19-1-1955
VỀ VIỆC TRỪNG TRỊ MỘT SỐ TỘI PHẠM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Kính gửi các vị : Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Bộ trưởng Bộ công an
Các ông : Chủ tịch Uỷ ban hành chính các liên khu và Hà Nội
Việc bảo vệ trật tự xã hội và an ninh của nhân dân được Chính phủ chú trọng từ trước đến nay. Ngay hồi mới thành lập chính quyền nhân dân, để công tác bảo vệ trật tự, an ninh khỏi bị gián đoạn, Chính phủ đã ban bố Sắc lệnh ngày 10-10-1945 tạm thời cho phép các Toà án áp dụng những luật lệ cũ trừ những khoản trái với tinh thần độc lập và dân chủ.
Vì về mặt bảo vệ tài sản quốc gia, tính mệnh và tài sản của nhân dân luật cũ có nhiều khoản không thích hợp nên Chính phủ lại ban bố một số Sắc lệnh trừng trị tội tham ô, tội tống tiền, bắt cóc, ám sát, tội đánh bạc như là Sắc lệnh số 27/SL, ngày 28-2-1946, số 223/SL ngày 27-11-1946, số 168/SL ngày 14-4-1948. Cũng nhằm tăng cường bảo vệ trật tự, an ninh trong giai đoạn hiện tại, Chính phủ lại ra quyết nghị trừng trị nặng bọn lưu manh chuyên sinh sống về nghề trộm cướp.
Tới nay, các Toà án căn cứ vào những văn bản nói trên và chính sách trừng trị của Chính phủ mà xét xử đem lại kết quả tốt cho việc bảo vệ trật tự, an ninh. Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ.
Tuy nhiên án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các Toà án trừng trị một số tội phạm thông thường.
1. Trộm cắp: phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
- Cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực có dùng vũ khí để doạ nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm.
- Cướp của mà có giết người có thể phạt đến tử hình.
2. Lừa gạt, bội tín : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
3. Đánh bị thương : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
- Đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm.
- Cố ý giết người : phạt tù từ 5 đến 20 năm : nếu có trường hợp giảm nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm ; giết có dự mưu có thể phạt đến tử hình.
4. Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm.
Ngoài ra đối với những tội tương tự với những tội ở trên đây, các Toà án có thể phạt theo như những tội ở trên.
Trong khi xét xử, các Toà án cần phải thận trọng, không được máy móc và cũng không nên quá linh động để làm sai lạc tinh thần chính sách trừng trị của Chính phủ, mà phải tuỳ nơi tuỳ lúc có chủ trương trừng phạt cho đúng trong phạm vi đã quy định trên đây.
01 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 442/TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 19/01/1955 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã sửa đổi |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!