hieuluat

Hiệp định giữa Việt Nam và I-ta-li-a về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà ItaliaSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:Không sốNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Trần Đại Quang, AL-GIÊ-LI-NÔ AL-PHA-NÔ
    Ngày ban hành:09/07/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Ngoại giao, An ninh trật tự
  • HIỆP ĐỊNH

    GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A VỀ HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

     

    PHẦN MỞ ĐẦU

     

    Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a, sau đây gọi chung là “các Bên” và gọi riêng là “một Bên”;

    NHẬN THẤY rng tội phạm có những ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự và an ninh công cộng cũng như tới lợi ích của công dân;

    THỪA NHN sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và khủng bố;

    MONG MUỐN tăng cường trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ thực thi pháp luật giữa hai nước;

    LIÊN QUAN TỚI Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về các Chất hướng thần năm 1971, Công ước về chng mua bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988, Công ước về chng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Công ước liên hp quốc về chống tham nhũng (2003) cũng như các Công ước liên hợp quốc về chống khủng bố mà các bên là thành viên;

    TRÊN CƠ SỞ nguyên tắc chủ quyền và bình đẳng giữa các Quốc gia, không gây phương hại đến Bên thứ ba và sẵn sàng thúc đẩy hơn nữa các quan hệ hữu nghị hiện nay giữa hai nước;

    PHÙ HỢP VỚI pháp luật quốc gia của hai nước, và đi với phía I-ta-li-a, còn phải tuân thủ các nghĩa vụ phát sinh từ tư cách thành viên Liên minh châu Âu;

    ĐÃ THỎA THUẬN như sau:

    Điều 1

    MỤC ĐÍCH

    Hiệp định này nhằm mục đích tăng cường hợp tác thông qua trao đổi thông tin nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác, đồng thời đào tạo cho các cơ quan thực thi pháp luật của các Bên nhằm đấu tranh chng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, chất hướng thn và tiền chất, mua bán người, đưa người di cư trái phép cũng như khủng bố và các loại tội phạm khác.

    Điều 2

    CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

    1. Các Bên thống nhất cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện Hiệp định này là:

    (a) Phía Việt Nam là: Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    (b) Phía I-ta-li-a là: Bộ Nội vụ nước Cộng hòa I-ta-li-a.

    2. Để thực hiện Hiệp định này, Bộ Công an Việt Nam giao Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan chủ trì.

    Để thực hiện Hiệp định này, Bộ Nội Vụ I-ta-li-a giao Cục An ninh công cộng là cơ quan chủ trì.

    Điều 3

    LĨNH VỰC HỢP TÁC

    1. Các Bên triển khai hợp tác theo quy định tại Điều 1 trên các lĩnh vực sau:

    (a) Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia;

    (b) Tội phạm sản xuất, vận chuyển, mua bán và/hoặc tàng trữ trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;

    (c) Tội phạm mua bán người và đưa người di cư trái phép;

    (d) Tội phạm mua bán trái phép vũ khí, đạn dược, chất nổ, nguyên liệu hạt nhân, các chất phóng xạ và chất độc;

    (e) Tội phạm kinh tế, rửa tiền, và tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, đồng thời cũng nhm phát hiện tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp;

    (f) Tội phạm sử dụng công nghệ cao;

    (g) Bất ktội phạm nào khác các Bên cùng quan tâm.

    2. Các Bên cũng sẽ hợp tác phòng và chống các vụ tn công khủng bố theo quy định pháp luật hiện hành của mỗi nước và các Công ước quốc tế mà các Bên tham gia.

    3. Hiệp định này không gây ảnh hưởng tới các hoạt động dẫn độ và tương trợ tư pháp về hình sự.

    Điều 4

    HÌNH THỨC HỢP TÁC

    Nhm mục đích thực hiện các nội dung tại Điều 3 và theo luật pháp quốc gia hiện hành, các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên sẽ hợp tác dưới các hình thức:

    1. Trao đổi thông tin về tội phạm, các đối tượng phạm tội, các tổ chức tội phạm, phương thức thủ đoạn phạm tội, cơ cấu tổ chức và các đầu mối liên lạc của tội phạm;

    2. Trao đổi thông tin về các nhóm khủng bố;

    3. Trao đổi thông tin về các công cụ pháp lý và khoa học để phòng, chống tội phạm;

    4. Trao đổi thông tin về các kỹ thuật phân tích tội phạm và phân tích mối đe dọa của tội phạm;

    5. Trao đổi và phân tích thông tin về vận chuyển, mua bán và/hoặc tàng trữ trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất, địa điểm và các phương pháp sản xuất các chất nói trên, các kênh, các phương tiện và các phương thức che giấu mà các đối tượng mua bán, vận chuyn ma túy sử dụng đvận chuyển các chất trên;

    6. Trao đổi thông tin nghiệp vụ nhằm phát hiện và truy nguyên các đối tượng, đồ vật và tiền liên quan đến các hoạt động vận chuyển, mua bán và tàng trữ trái phép các cht ma túy, chất hướng thần và tin chất cũng như là các kênh, kỹ thuật che giấu và phương tiện do các đối tượng tội phạm ma túy sử dụng;

    7. Nếu cần thiết và với mục đích nghiên cứu, trao đổi các kết quả phân tích về các mẫu vật ma túy đã bị tịch thu;

    8. Trao đổi thông tin, kỹ thuật và kinh nghiệm nghiệp vụ nhằm phát hiện, xác định vị trí và truy nguyên các tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp;

    9. Trao đổi thông tin nghiệp vụ, các kỹ thuật và kinh nghiệm nghiệp vụ nhằm phòng và chống các công ty có hành vi phạm tội khi tham gia vào quy trình đấu thầu các công trình công cộng;

    10. Trao đổi thông tin về các phương pháp luận đã được sử dụng để phòng, chống buôn bán người và đưa người di cư bt hợp pháp qua biên giới;

    11. Trường hợp khi phát hiện thấy nghi vấn, trao đổi thông tin về hộ chiếu và tất cả giấy tờ thông hành, thị thực, tem xuất nhập cảnh nhm mục đích phát hiện giấy tờ giả;

    12. Trao đổi tất cả các thông tin mà cơ quan thẩm quyền của một Bên xét thấy đó là mối quan tâm của Bên kia;

    13. Việc xác đnh và nhận trở lại các công dân bị phát hiện tại một khu vực không bình thường trên lãnh thổ ca Nước kia giải quyết theo quy định về xuất nhập cảnh; các phương thức phối hợp để thực hiện tốt nhất nội dung trên sẽ được quy định trong một thỏa thuận thực hiện đặc biệt;

    14. Đào tạo cán bộ thực thi pháp luật;

    15. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống tội phạm.

    Điều 5

    YÊU CẦU HỖ TRỢ

    1. Sự hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này được thực hiện dựa trên các yêu cu hỗ trợ của Cơ quan có thẩm quyền hoặc theo sáng kiến của Cơ quan có thẩm quyền nếu cho rằng việc hỗ trợ như vậy th là mi quan tâm đi với Cơ quan có thẩm quyền kia.

    2. Yêu cầu hỗ trợ phải thể hiện bằng văn bản. Trong các trường hợp khẩn cấp, yêu cầu hỗ trợ có thể được thể hiện bằng lời, nhưng phải được xác nhận lại bằng văn bản trong vòng bảy (07) ngày.

    3. Yêu cầu hỗ trợ cần cung cấp các nội dung sau:

    (a) Tên của Cơ quan thẩm quyền của Bên yêu cầu hỗ trợ;

    (b) Tên của Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu;

    (c) Thông tin chi tiết về vụ việc;

    (d) Mục đích và lí do đưa ra yêu cầu;

    (e) Mô tả sự hỗ trợ theo yêu cầu;

    (f) Bất kỳ thông tin nào khác có thể giúp thực hiện hiệu quả yêu cầu.

    4. Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ thông báo cho nhau đầu mối liên lạc, chỉ rõ địa chỉ, số điện thoại và thư điện tử.

    Điều 6

    TỪ CHỐI HỖ TRỢ

    1. Sự hỗ trợ theo quy định của Hiệp định này có thể bị từ chi nếu Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu xét thấy việc thực hiện yêu cầu sẽ gây phương hại đến các quyền con người, quyền tự do cơ bản của công dân, chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác, hoặc xét thấy mâu thuẫn với luật pháp quốc gia hoặc các nghĩa vụ quốc tế của quốc gia đó.

    2. Ngoài ra, yêu cầu hỗ trợ có thể bị từ chối nếu việc thực hiện yêu cầu đó đòi hỏi vượt quá các nguồn lực của Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu.

    3. Nếu có thể, trước khi quyết định từ chối yêu cu hỗ trợ theo Hiệp định này, Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu sẽ tham vấn với Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu để đánh giá, xem xét có thể tiến hành hỗ trợ theo các điều kiện do Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu đưa ra hay không. Nếu Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu đồng ý tiếp nhận sự hỗ trợ theo các điều kiện đã nêu, thì Cơ quan đó phải cam kết tuân thủ theo các điều kiện đó.

    4. Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu sẽ thông báo bằng văn bản cho Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu về việc từ chối một phần hoặc toàn bộ yêu cầu hỗ trợ và nêu rõ lý do từ chối.

    Điều 7

    THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU

    1. Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực hiện yêu cầu kịp thời và triệt để.

    2. Cơ quan thẩm quyền yêu cầu sẽ được thông báo ngay lập tức về mọi tình huống cản trở việc thực hiện yêu cầu hoặc gây trì hoãn đáng kể đối với việc thực hiện yêu cầu.

    3. Nếu việc thực hiện yêu cầu không thuộc phạm vi thẩm quyền của Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu, thì Cơ quan này sẽ thông báo ngay lập tức cho Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu về việc này.

    4. Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin thêm nếu thấy cần thiết cho việc thực hiện yêu cầu một cách phù hợp.

    5. Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu sẽ thông báo - trong vòng 30 ngày - cho Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu về kết quả thực hiện yêu cầu.

    Điều 8

    BẢO MẬT THÔNG TIN

    1. Các Bên thống nhất rằng dữ liệu cá nhân được trao đổi trong khuôn khổ Hiệp định này sẽ chỉ được sử dụng và lưu trữ theo các mục đích được quy định trong Hiệp định này, phù hợp với các quy định pháp luật trong nước, các Công ước về Nhân quyền Quốc tế mà các Bên tham gia và đối với phía bên I-ta-li-a, đồng thời phải tuân thủ theo cả các nghĩa vụ phát sinh từ tư cách thành viên Liên minh châu Âu.

    2. Dữ liệu cá nhân đã được trao đổi giữa các Cơ quan có thẩm quyền của các Bên được bảo vệ - theo quy định pháp luật trong nước của các Bên về trao đổi dữ liệu và thông tin - theo các điều kiện được quy định bởi các Bên tiến hành trao đổi dữ liệu cá nhân và theo các điều kiện và nguyên tắc liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân.

    3. Các Bên đảm bảo mức độ bảo vệ tương đương đối với dữ liệu cá nhân đã được trao đổi trong Hiệp định này. Các Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết về kỹ thuật và tổ chức để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi bị phá hủy do vô ý hoặc trái phép, mất mát do vô ý hoặc bị lộ lọt trái phép, thay đổi, truy cập trái phép bởi người không có thẩm quyền cũng như phòng ngừa mọi hình thức xử lý trái phép khác.

    4. Thông tin và tài liệu Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận được theo Hiệp định này không được phổ biến cho các đối tượng, nhà nước hoặc tổ chức khác nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin.

    5. Theo yêu cầu của Cơ quan cung cấp thông tin và quy định pháp luật trong nước, Cơ quan nhận thông tin phải sửa, phong tỏa hoặc hủy bỏ các dữ liệu đã nhận được theo Hiệp định này nếu thông tin đó được chứng minh là không chính xác hoặc không đầy đủ, hoặc nếu quá trình thu thập hay xử lý sau đó trái với các quy định của Hiệp định này hoặc trái với các nguyên tắc mà Bên cung cấp thông tin áp dụng.

    6. Khi một Cơ quan có thẩm quyền thấy rằng dữ liệu nhận được từ Cơ quan có thẩm quyền kia theo Hiệp định này là không chính xác, Cơ quan có thẩm quyền đó phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phòng, tránh các sai lầm phát sinh sau này nếu vẫn căn cứ vào các dữ liệu này, đồng thời phải đặc biệt lưu ý bổ sung, hủy bỏ hoặc sửa đổi các dữ liệu này.

    7. Khi một Cơ quan thẩm quyền nhận thấy rằng dữ liệu cá nhân đã được cung cấp và tiếp nhận từ Cơ quan có thẩm quyền kia theo Hiệp định này là không chính xác, không đáng tin cậy hoặc làm phát sinh nghi ngại nghiêm trọng, thi Cơ quan có thẩm quyền đó phải thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền kia biết về việc này.

    8. Các Cơ quan có thẩm quyền trao đổi và bảo vệ thông tin mật theo các quy định pháp luật của mỗi nước và phù hợp với các thỏa thuận quốc tế về trao đổi và bảo vệ thông tin mật mà các Bên tham gia.

    9. Các phương thức và biện pháp bảo vệ các hệ thống truyền dữ liệu để trao đổi thông tin mật giữa các Cơ quan có thẩm quyền phải được thiết lập phù hợp với luật pháp trong nước và các thỏa thuận quốc tế về trao đổi và bảo vệ thông tin mật mà các Bên tham gia.

    Điều 9

    HỌP VÀ THAM VẤN

    1. Nhằm thực hiện Hiệp định này, đại diện các Cơ quan có thẩm quyền của các Bên có thể tổ chức họp và tham vấn để đánh giá tình hình hợp tác, thúc đẩy hợp tác và xác định các vấn đề và hoạt động các Bên cùng quan tâm.

    2. Các cuộc họp được tổ chức trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc trên lãnh thổ nước Cộng hòa I-ta-li-a nếu cần.

    Điều 10

    CHI PHÍ

    1. Các chi phí thông thường liên quan đến việc xử lý một yêu cầu theo Hiệp định này do Cơ quan có thẩm quyền được yêu cầu chi trả trừ trường hợp các Cơ quan có thẩm quyền có thỏa thuận khác bằng văn bản. Khi yêu cầu làm phát sinh những chi phí lớn hoặc ngoại lệ thì các Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành tham vấn để xây dựng các điều khoản và điều kiện cho việc xử lý yêu cầu đó, cũng như các thủ tục để chi trả cho các chi phí liên quan.

    2. Trừ trường hợp các Cơ quan có thẩm quyền có thỏa thuận khác, chi phí cho các cuộc họp, bao gồm chi phí đi lại trong nước do Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận chi trả; chi phí đi lại quốc tế và ăn, ở do Cơ quan có thẩm quyền cử chi trả.

    Điều 11

    NGÔN NGỮ

    Trong khuôn khổ hợp tác theo Hiệp định này, các Bên sử dụng tiếng Việt, tiếng I-ta-li-a và tiếng Anh làm ngôn ngữ làm việc.

    Điều 12

    GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG

    Mọi bất đồng giữa các Bên liên quan đến quá trình giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua tham vấn và thương lượng.

    Điều 13

    ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

    1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo cuối cùng bằng văn bản về việc các Bên hoàn thành thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định có giá trị vô thời hạn, trừ khi một trong các Bên thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất 06 tháng trước ngày kết thúc đã dự kiến.

    2. Các Bên, thông qua thống nhất bằng văn bản, có thể bổ sung hoặc sửa đổi Hiệp định này trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên. Nội dung bổ sung và sửa đổi đã được thống nhất sẽ có hiệu lực khi hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết và là một phần không thể tách rời của Hiệp định này.

    ĐỂ LÀM BẰNG CHỨNG, sau đây những người đại diện - được sự ủy quyền hợp pháp của Chính phủ hai nước - đã ký vào Hiệp định này.

    Làm và ký tại Rome vào ngày 09 tháng 7 năm 2014 thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng I-ta-li-a và tiếng Anh. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm căn cứ./.

     

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN




    ĐẠI TƯỚNG TRẦN ĐẠI QUANG

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    CỘNG HÒA I-TA-LI-A
    BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ




    AL-GIÊ-LI-NÔ AL-PHA-NÔ

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Hiệp định giữa Việt Nam và I-ta-li-a về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cộng hoà Italia
    Số hiệu:Không số
    Loại văn bản:Hiệp định
    Ngày ban hành:09/07/2014
    Hiệu lực:
    Lĩnh vực:Ngoại giao, An ninh trật tự
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Trần Đại Quang, AL-GIÊ-LI-NÔ AL-PHA-NÔ
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Chưa xác định
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Hiệp định giữa Việt Nam và I-ta-li-a về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X