Cơ quan ban hành: | Chính phủ Austraylia, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | Không số | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Hiệp định | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình, MICHAEL KEENAN |
Ngày ban hành: | 02/07/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Chưa xác định |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Hình sự |
HIỆP ĐỊNH
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ Ô-XTƠ-RÂY-LI-A
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a (sau đây gọi là “các Bên”)
MONG MUỐN dành cho nhau sự hợp tác tối đa trong đấu tranh phòng chống tội phạm;
TÔN TRỌNG các quyền con người và quy định pháp luật;
ĐÃ THỎA THUẬN như sau:
ĐIỀU 1
PHẠM VI ÁP DỤNG
(1) Theo quy định của Hiệp định này và pháp luật của mỗi Bên, các Bên dành cho nhau sự hỗ trợ trong hoạt động điều tra hoặc các thủ tục tố tụng hình sự.
(2) Các vấn đề hình sự bao gồm cả các vấn đề liên quan tới các tội phạm về thuế, hải quan, kiểm soát ngoại hối và các vấn đề thu nhập khác.
(3) Tương trợ tư pháp theo Hiệp định này bao gồm:
(a) thu thập chứng cứ và lấy lời khai bao gồm cả việc thi hành các thư yêu cầu;
(b) cung cấp tài liệu, giấy tờ và vật chứng;
(c) xác định địa điểm và nhận dạng người;
(d) thực hiện các yêu cầu về khám xét và thu giữ;
(e) xác định địa điểm, tạm giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội;
(f) lấy ý kiến đồng thuận của những người có khả năng cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ cho việc điều tra tại Bên yêu cầu và thu xếp chuyển giao tạm thời cho Bên yêu cầu các đối tượng đó nếu họ đang bị giam giữ;
(g) tống đạt giấy tờ;
(h) thu thập tài liệu giám định;
(i) trao đổi thông tin; và
(j) các hình thức tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.
(4) Tương trợ tư pháp theo Hiệp định này không bao gồm:
(a) việc dẫn độ bất kỳ người nào;
(b) việc thi hành tại Bên được yêu cầu các bản án hình sự được tuyên tại Bên yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép; và
(c) việc chuyển giao người đang bị giam giữ để thi hành án.
ĐIỀU 2
CÁC HÌNH THỨC TƯƠNG TRỢ KHÁC
Hiệp định này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ giữa các Bên theo các hiệp định hay thỏa thuận khác cũng như không cản trở các Bên thực hiện tương trợ cho nhau theo các hiệp định hay thỏa thuận khác.
ĐIỀU 3
CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
(1) Mỗi Bên sẽ chỉ định một Cơ quan Trung ương vì mục đích tạo thuận lợi cho Hiệp định này.
(2) Cơ quan Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan Trung ương của nước Ô-xtơ-rây-li-a là Cơ quan Tổng Chưởng lý tại Can-bê-ra. Các Cơ quan Trung ương có thể liên hệ trực tiếp với nhau.
(3) Các Bên thông báo cho nhau về bất kỳ thay đổi nào liên quan tới việc chỉ định Cơ quan Trung ương.
(4) Các yêu cầu tương trợ được gửi qua Cơ quan Trung ương và cơ quan này có trách nhiệm nhanh chóng triển khai thực hiện các yêu cầu theo quy định của Hiệp định này.
ĐIỀU 4
TỪ CHỐI TƯƠNG TRỢ
(1) Yêu cầu tương trợ sẽ bị từ chối nếu:
(a) Bên được yêu cầu cho rằng nếu yêu cầu tương trợ được thực hiện sẽ gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia hay các lợi ích thiết yếu khác, hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình và điều ước quốc tế mà nước mình là thành viên; hoặc
(b) yêu cầu liên quan tới việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội mà người này:
(i) đã chính thức được tuyên vô tội hoặc được ân xá bởi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; hoặc
(ii) đã bị kết án và đã chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt tại Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu hoặc bất cứ nơi nào liên quan đến tội phạm đó hoặc một tội phạm khác cấu thành do cùng một hành động hoặc không hành động; hoặc
(c) yêu cầu liên quan đến hành vi phạm tội mà người đó không còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết theo quy định pháp luật của Bên được yêu cầu; hoặc
(d) yêu cầu liên quan tới:
(i) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội phạm mà hành vi bị cho là cấu thành tội phạm đó sẽ không bị coi là tội phạm nếu xảy ra trong phạm vi thẩm quyền của Bên được yêu cầu tại thời điểm nhận được yêu cầu; hoặc
(ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
(e) Bên được yêu cầu cho rằng yêu cầu liên quan tới:
(i) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội phạm có tính chất chính trị; hoặc
(ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
(f) Bên được yêu cầu cho rằng yêu cầu liên quan tới:
(1) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một hành động hoặc không hành động mà nếu xảy ra trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu, thì sẽ cấu thành một tội phạm theo luật quân sự của Bên được yêu cầu, mà không phải là một tội phạm theo luật hình sự thông thường của Bên được yêu cầu; hoặc
(ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
(g) Bên được yêu cầu cho rằng có căn cứ vững chắc để tin rằng yêu cầu tương trợ được đưa ra nhằm điều tra, truy tố hay xét xử một người vì lý do chủng tộc giới tính, xu hướng về giới tính, tôn giáo, quốc tịch hay quan điểm chính trị của người đó hoặc vị trí của người đó có thể bị ảnh hưởng bởi một trong số các lý do nêu trên; hoặc
(h) Bên được yêu cầu cho rằng có căn cứ vững chắc để tin rằng nếu yêu cầu được chấp thuận, có người có thể bị tra tấn.
(2) Yêu cầu tương trợ có thể bị từ chối nếu:
(a) Việc thực hiện yêu cầu:
(i) có thể ảnh hưởng tới hoạt động điều tra hay tố tụng tại Bên được yêu cầu; hoặc
(ii) sẽ hoặc có thể sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của bất kỳ người nào; hoặc
(iii) có thể sẽ tạo ra gánh nặng quá mức cho nguồn lực của Bên được yêu cầu.
(b) yêu cầu liên quan đến việc điều tra, truy tố hay xét xử một người vì một tội mà có thể bị kết án hoặc thi hành án tử hình, trừ khi Bên yêu cầu cam kết sẽ không kết án tử hình, hoặc nếu kết án tử hình, sẽ không thi hành.
(3) Nếu yêu cầu bị từ chối, trong phạm vi có thể, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về lý do từ chối.
(4) Trước khi từ chối chấp thuận một yêu cầu tương trợ, Bên được yêu cầu phải xem xét liệu việc tương trợ có thể được chấp thuận với các điều kiện mà Bên được yêu cầu cho là cần thiết. Nếu Bên yêu cầu chấp thuận tương trợ theo các điều kiện này thì Bên yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện đó.
ĐIỀU 5
NỘI DUNG YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ
(1) Yêu cầu tương trợ bao gồm:
(a) mô tả nội dung và mục đích của yêu cầu tương trợ;
(b) tên và chi tiết liên hệ của cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện việc điều tra hoặc tiến hành tố tụng liên quan tới yêu cầu tương trợ;
(c) Tóm tắt nội dung vụ án, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể áp dụng và tiến độ điều tra, truy tố hoặc tố tụng tại tòa;
(đ) mô tả các hành động hoặc không hành động được cho là cấu thành tội phạm;
(e) liên quan đến các vấn đề thu hồi tài sản - quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền cần được thực hiện, nếu có, và xác nhận quyết định đó có hiệu lực cuối cùng;
(f) chi tiết về các thủ tục hay yêu cầu cụ thể mà Bên yêu cầu mong muốn được tuân thủ, bao gồm cả việc chứng cứ hay lời khai cần có xác nhận hoặc tuyên thệ;
(g) các yêu cầu về bảo mật hoặc hạn chế sử dụng thông tin; và
(h) thời hạn mong muốn yêu cầu được thực hiện.
(2) Yêu cầu tương trợ, trong phạm vi cần thiết và mức độ có thể, cũng bao gồm:
(a) nhận dạng, quốc tịch, ngày sinh và nơi cư trú của người hoặc những người là đối tượng hoặc những người có thể có thông tin liên quan tới việc điều tra hay tố tụng có liên quan tới yêu cầu;
(b) mô tả về tài liệu, hồ sơ, hay các vật chứng cần cung cấp cũng như mô tả về người được yêu cầu cung cấp các vật này;
(c) thông tin bằng văn bản về an toàn, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, các khoản trợ cấp và chi phí, thời hạn và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc người của Bên được yêu cầu có mặt tại Bên yêu cầu; và
(d) Các thông tin khác có thể đẩy nhanh việc thực hiện yêu cầu.
(3) Yêu cầu tương trợ, tài liệu bổ trợ và văn bản trao đổi thông tin khác được lập ra trên cơ sở Hiệp định này phải sử dụng ngôn ngữ của Bên yêu cầu và kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của Bên được yêu cầu.
(4) Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin nêu trong yêu cầu chưa đầy đủ để triển khai thực hiện thì có thể yêu cầu bổ sung thông tin và ấn định thời hạn cụ thể cho việc bổ sung thông tin này.
ĐIỀU 6
THỰC HIỆN YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ
(1) Các yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật của Bên được yêu cầu và theo cách thức do Bên yêu cầu đưa ra trong phạm vi được pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép. Bên được yêu cầu sẽ phải thông báo cho Bên yêu cầu về kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ.
(2) Bên được yêu cầu có thể hoãn việc chuyển giao các tài liệu được yêu cầu nếu như các tài liệu đó đang phục vụ cho tố tụng hình sự hoặc dân sự của Bên được yêu cầu.
(3) Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu về các tình huống mà Bên được yêu cầu cho rằng có thể sẽ gây chậm trễ đáng kể đối với việc thực hiện yêu cầu, khi Bên được yêu cầu biết được các tình huống ấy.
(4) Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu nếu Bên được yêu cầu không thể tuân thủ toàn bộ hoặc một phần yêu cầu tương trợ và, nếu có thể, nêu lý do của việc không thực hiện này.
ĐIỀU 7
TRẢ LẠI TÀI LIỆU CHO BÊN ĐƯỢC YÊU CẦU
Theo đề nghị của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ trao trả tài liệu đã được cung cấp theo Hiệp định này khi những tài liệu này không còn cần thiết cho công tác điều tra hay các thủ tục tố tụng có liên quan đến yêu cầu tương trợ.
ĐIỀU 8
BẢO MẬT VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ VÀ THÔNG TIN
(1) Nếu được yêu cầu, Bên được yêu cầu phải giữ bí mật yêu cầu tương trợ, nội dung của yêu cầu và các tài liệu kèm theo, và quá trình thực hiện yêu cầu.
(2) Nếu yêu cầu không thể được thực hiện mà không vi phạm tính bảo mật thì Bên được yêu cầu phải thông báo điều này cho Bên yêu cầu để Bên này quyết định xem có nên thực hiện yêu cầu hay không.
(3) Nếu được yêu cầu, Bên yêu cầu phải bảo mật thông tin và chứng cứ do Bên được yêu cầu cung cấp, ngoại trừ trong phạm vi những chứng cứ và thông tin ấy cần thiết cho công tác điều tra và tố tụng nêu trong yêu cầu.
(4) Bên yêu cầu sẽ không được sử dụng hoặc để lộ thông tin hay chứng cứ có được theo Hiệp định này, cũng như bất cứ vấn đề gì bắt nguồn từ thông tin hay chứng cứ đó vì bất cứ mục đích nào khác không được nêu trong yêu cầu mà không có sự đồng ý trước của Bên được yêu cầu.
ĐIỀU 9
TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ
(1) Bên được yêu cầu thực hiện tống đạt các giấy tờ nhận được từ Bên yêu cầu với mục đích này.
(2) Yêu cầu thực hiện tống đạt giấy triệu tập phải được gửi cho Bên được yêu cầu trong một khoảng thời gian hợp lý trước ngày cần người đó có mặt. Một người không có mặt theo giấy triệu tập đối với họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế nào theo quy định pháp luật của Bên yêu cầu hoặc Bên được yêu cầu, trừ khi sau đó người đó tự nguyện đến lãnh thổ của Bên yêu cầu và được tống đạt lại tại Bên yêu cầu.
(3) Bên được yêu cầu có thể thực hiện tống đạt các loại giấy tờ qua đường bưu điện hoặc các hình thức khác theo quy định pháp luật của Bên yêu cầu mà không trái với quy định pháp luật của Bên được yêu cầu nếu Bên yêu cầu đề nghị.
(4) Bên được yêu cầu phải gửi văn bản xác nhận đã tống đạt giấy tờ cho Bên yêu cầu. Nếu không thực hiện được việc tống đạt thì Bên yêu cầu phải được thông báo và được cho biết lý do của việc này.
ĐIỀU 10
THU THẬP CHỨNG CỨ
(1) Trong trường hợp có yêu cầu tương trợ liên quan đến tố tụng hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải tiến hành thu thập chứng cứ của các nhân chứng để chuyển giao cho Bên yêu cầu.
(2) Vì mục đích của Hiệp định này, việc cung cấp hoặc thu thập chứng cứ bao gồm cả các giấy tờ, hồ sơ hay các tài liệu khác.
(3) Một yêu cầu tương trợ theo Điều này phải nêu cụ thể vấn đề cần thu thập chứng cứ, bao gồm cả các câu hỏi cần được đặt ra cho những người cung cấp chứng cứ.
(4) Bên được yêu cầu, theo đề nghị của Bên yêu cầu, có thể cho phép những người được chỉ định trong yêu cầu tham gia quá trình thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật và thủ tục của Bên được yêu cầu.
(5) Truyền hình hoặc truyền thanh trực tiếp hay các thiết bị liên lạc thích hợp khác có thể được sử dụng theo quy định pháp luật và thủ tục của Bên được yêu cầu nhằm thực hiện Điều này nếu việc đó là thuận lợi.
(6) Một người được yêu cầu cung cấp chứng cứ tại lãnh thổ Bên được yêu cầu theo Điều này có thể từ chối cung cấp chứng cứ khi:
(a) pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép người làm chứng từ chối cung cấp chứng cứ trong các hoàn cảnh tương tự theo thủ tục tố tụng tại Bên được yêu cầu; hoặc
(b) pháp luật của Bên yêu cầu cho phép người làm chứng từ chối cung cấp chứng cứ trong các thủ tục tố tụng tại Bên yêu cầu.
(7) Nếu một người cho là có quyền từ chối cung cấp chứng cứ theo pháp luật của Bên yêu cầu thì Cơ quan Trung ương của Bên đó, khi có yêu cầu, phải cung cấp văn bản xác nhận cho Cơ quan Trung ương của Bên được yêu cầu về sự tồn tại của quyền này. Nếu không có chứng cứ nào khác, văn bản xác nhận này là đủ cơ sở để khẳng định sự tồn tại của quyền đó.
ĐIỀU 11
LẤY LỜI KHAI TỰ NGUYỆN
(1) Theo yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng lấy lời khai của những người tự nguyện khai báo để phục vụ cho công tác điều tra hay thủ tục tố tụng hình sự tại Bên yêu cầu.
(2) Yêu cầu tương trợ theo Điều này phải nêu rõ nội dung cần lấy lời khai bao gồm cả các câu hỏi sẽ được đặt ra cho những người được lấy lời khai.
ĐIỀU 12
SỰ CÓ MẶT CỦA NGƯỜI ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐỂ CUNG CẤP CHỨNG CỨ HOẶC HỖ TRỢ ĐIỀU TRA
(1) Khi có yêu cầu của Bên yêu cầu và theo Điều này, người đang bị giam giữ tại lãnh thổ của Bên được yêu cầu có thể được chuyển giao tạm thời sang lãnh thổ của Bên yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.
(2) Bên được yêu cầu sẽ không chuyển giao người đang bị giam giữ sang lãnh thổ của Bên yêu cầu trừ khi có ý kiến đồng thuận của người đó và các Bên đã có thỏa thuận bằng văn bản trước về các điều kiện chuyển giao.
(3) Nếu người được chuyển giao cần phải bị giam giữ theo pháp luật của Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu phải giam giữ người đó và trao trả lại cho Bên được yêu cầu khi kết thúc hoạt động liên quan tới việc chuyển giao theo khoản 1 Điều này hoặc trong thời gian sớm hơn nếu sự có mặt của người đó không còn cần thiết. Thời gian giam giữ trên lãnh thổ của Bên yêu cầu sẽ được trừ vào thời hạn giam giữ mà người đó đang hoặc sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu.
(4) Khi Bên được yêu cầu thông báo với Bên yêu cầu rằng việc giam giữ người được chuyển giao không còn cần thiết nữa thì người đó sẽ được trả tự do và được đối xử như đối với người được quy định trong Điều 13 của Hiệp định này.
ĐIỀU 13
SỰ CÓ MẶT CỦA NHỮNG NGƯỜI KHÁC ĐỂ CUNG CẤP CHỨNG CỨ HOẶC HỖ TRỢ ĐIỀU TRA
(1) Bên yêu cầu có thể đề nghị Bên được yêu cầu lấy ý kiến đồng thuận của một người trong việc:
(a) có mặt làm chứng trong tố tụng hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu trừ trường hợp người này là bị can; hoặc
(b) hỗ trợ điều tra hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu.
(2) Bên được yêu cầu sẽ đề nghị người đó đồng ý có mặt với tư cách là người làm chứng trong thủ tục tố tụng hoặc hỗ trợ điều tra nếu thấy Bên yêu cầu đảm bảo được an toàn cho người đó.
ĐIỀU 14
BẢO ĐẢM AN TOÀN
(1) Theo khoản 2 Điều này, khi một người đang ở trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo một yêu cầu tương trợ trên cơ sở Điều 12 hoặc Điều 13 của Hiệp định này thì:
(a) người đó sẽ không bị:
(i) giam giữ, truy tố, xét xử hay bị hạn chế tự do cá nhân nào khác tại Bên yêu cầu, hoặc
(ii) là đương sự trong bất cứ vụ án dân sự nào mà người đó không có liên quan nếu người đó không ở tại Bên yêu cầu,
đối với bất kỳ hành vi nào xảy ra trước khi người này rời khỏi lãnh thổ Bên được yêu cầu; và
(b) người đó sẽ không bị yêu cầu phải cung cấp chứng cứ trong bất kỳ thủ tục tố tụng hoặc hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động điều tra nào ngoài phạm vi thủ tục tố tụng hay việc điều tra đã nêu trong yêu cầu tương trợ nếu người đó không đồng ý.
(2) Khoản 1 Điều này sẽ không áp dụng nếu như người đó được tự do rời khỏi nhưng đã không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn mười lăm (15) ngày hoặc dài hơn theo thỏa thuận của hai Bên, sau khi người đó nhận được thông báo chính thức là sự có mặt của người đó không còn cần thiết nữa hoặc người đó đã rời khỏi và tự nguyện quay trở lại.
(3) Người đồng ý cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra theo Điều 12 hoặc Điều 13 của Hiệp định này sẽ không bị truy tố căn cứ vào lời khai của họ, trừ việc khai man, xúc phạm Tòa án và khai báo gian dối.
(4) Một người sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt hay biện pháp hạn chế tự do cá nhân nào vì từ chối cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra theo Điều 12 hoặc 13 của Hiệp định này.
ĐIỀU 15
CUNG CẤP TÀI LIỆU CÔNG KHAI VÀ CHÍNH THỨC
(1) Bên được yêu cầu sẽ cung cấp bản sao các giấy tờ và hồ sơ đã được công khai thuộc về lưu trữ công hoặc hình thức khác, hoặc được công khai bán cho công chúng.
(2) Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản sao của bất cứ giấy tờ hoặc hồ sơ chính thức nào theo cùng cách thức và điều kiện giống như các giấy tờ và hồ sơ có thể được cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp của nước mình.
ĐIỀU 16
CHỨNG NHẬN VÀ CHỨNG THỰC
(1) Một yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này, và các giấy tờ kèm theo yêu cầu đó, không đòi hỏi phải có chứng nhận hoặc chứng thực.
(2) Các giấy tờ, hồ sơ hay đồ vật được chuyển giao theo Hiệp định này không đòi hỏi bất cứ hình thức chứng thực nào, trừ trường hợp do Bên yêu cầu đề nghị.
(3) Trong phạm vi pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép, các giấy tờ, hồ sơ hay đồ vật sẽ được cung cấp theo một mẫu hoặc kèm theo giấy chứng nhận có thể do Bên yêu cầu đưa ra để được chấp nhận theo pháp luật của Bên yêu cầu.
ĐIỀU 17
KHÁM XÉT VÀ THU GIỮ
(1) Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu cầu sẽ thực hiện các yêu cầu về khám xét, thu giữ và chuyển giao các tài liệu cho Bên yêu cầu với điều kiện là các thông tin cung cấp, bao gồm cả các thông tin bổ sung theo khoản 4 Điều 5 của Hiệp định này, phải đảm bảo phù hợp với pháp luật của Bên được yêu cầu.
(2) Bên được yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan tới kết quả hoạt động khám xét, địa điểm thu giữ, hoàn cảnh thu giữ và việc quản lý các đồ vật bị thu giữ khi Bên yêu cầu có thể đề nghị.
(3) Bên yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện do Bên được yêu cầu đưa ra liên quan tới các tài liệu thu giữ được chuyển cho Bên yêu cầu.
ĐIỀU 18
TẢI SẢN DO PHẠM TỘI MÀ CÓ VÀ CÔNG CỤ PHƯƠNG TIỆN PHẠM TỘI
(1) Khi có yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng xác định có tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội trong phạm vi thẩm quyền của nước mình hay không, và thông báo cho Bên yêu cầu về kết quả điều tra này. Khi đưa ra yêu cầu, Bên yêu cầu phải thông báo cho Bên được yêu cầu biết về cơ sở cho rằng tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội có thể thuộc thẩm quyền của nước đó.
(2) Theo khoản 1 Điều này, khi tài sản nghi ngờ do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội được tìm thấy, nếu có yêu cầu, thì Bên được yêu cầu phải thực hiện lệnh tạm giữ hoặc phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu hoặc áp dụng các biện pháp này theo quy định của pháp luật nước mình để ngăn ngừa việc mua bán, chuyển giao hay tẩu tán các tài sản và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội bị nghi ngờ đó trong khi chờ quyết định cuối cùng của Tòa án của Bên yêu cầu hoặc Bên được yêu cầu đối với tài sản và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội đó.
(3) Theo một yêu cầu được lập theo khoản 1 Điều này, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng truy tìm tài sản, điều tra các giao dịch tài chính, và thu thập các thông tin hoặc chứng cứ khác có thể giúp cho việc đảm bảo thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
(4) Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu cầu phải thực hiện quyết định có hiệu lực cuối cùng về tịch thu tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu.
(5) Khi áp dụng điều khoản này, các quyền của bên thứ ba ngay tình phải được tôn trọng theo pháp luật của Bên được yêu cầu.
(6) Theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể, trong phạm vi pháp luật của nước mình cho phép và căn cứ vào các điều khoản, điều kiện được nhất trí bởi các Bên, chuyển giao cho Bên yêu cầu toàn bộ hoặc một phần tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội, hoặc tài sản có được do bán những thứ đó.
ĐIỀU 19
THỎA THUẬN BỔ SUNG
Các Bên có thể tiến hành các thỏa thuận bổ sung phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của cả hai Bên.
ĐIỀU 20
ĐẠI DIỆN VÀ CHI PHÍ
(1) Bên được yêu cầu sẽ thực hiện mọi thủ tục cần thiết cho đại diện của Bên yêu cầu có mặt trong mọi thủ tục tố tụng phát sinh từ yêu cầu tương trợ và sẽ đại diện cho lợi ích của Bên yêu cầu, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác.
(2) Bên được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ trừ các chi phí dưới đây sẽ do Bên yêu cầu chi trả:
(a) các chi phí liên quan tới việc đưa người đến hoặc rời khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu, và mọi khoản phí, trợ cấp hoặc phí tổn cho người đó trong thời gian ở tại lãnh thổ Bên yêu cầu theo yêu cầu tương trợ thuộc các Điều 10,12 hoặc 13 của Hiệp định này;
(b) các chi phí liên quan tới việc đi lại của các cán bộ dẫn giải hoặc hộ tống; và
(c) các chi phí đáng kể hoặc có tính chất ngoại lệ như đã thỏa thuận theo khoản 3 Điều này.
(3) Nếu các chi phí đáng kể hoặc có tính chất ngoại lệ đang hoặc sẽ được yêu cầu để thực hiện yêu cầu tương trợ, các Bên phải tham vấn để xác định các điều khoản và điều kiện theo đó yêu cầu sẽ được thực hiện và cách thức mà các chi phí đó sẽ được phân bổ.
ĐIỀU 21
THAM VẤN
Các Cơ quan Trung ương sẽ tiến hành tham vấn kịp thời theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này cả về vấn đề chung hay liên quan đến một vụ việc cụ thể.
ĐIỀU 22
HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ CHẤM DỨT HIỆP ĐỊNH
(1) Mỗi Bên phải thông báo cho nhau bằng công hàm ngoại giao khi mọi thủ tục cần thiết đã được thực hiện để Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) kể từ ngày nhận được công hàm ngoại giao sau cùng.
(2) Hiệp định này áp dụng với các yêu cầu được lập sau khi Hiệp định này có hiệu lực cho dù các hành động hoặc không hành động có liên quan xảy ra trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
(3) Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này vào bất cứ thời điểm nào bằng văn bản thông báo cho Bên kia qua kênh ngoại giao. Việc chấm dứt sẽ có hiệu lực vào ngày thứ một trăm tám mươi (180) kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt, các yêu cầu tương trợ được lập theo Hiệp định này trước ngày việc chấm dứt có hiệu lực sẽ tiếp tục được thực hiện theo Hiệp định.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức bởi Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Sydney vào ngày 02 tháng 7 năm 2014 thành hai (02) bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.
THAY MẶT
| THAY MẶT
|
TREATY
ON MUTUAL LEGAL ASSISTANCE IN CRIMINAL MATTERS BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND AUSTRALIA
The Socialist Republic of Viet Nam and Australia (hereinafter referred to as “the Parties”)
DESIRING to extend to each other the widest measure of cooperation to combat crime;
HAVING DUE REGARD for human rights and the rule of law;
HAVE AGREED as follows:
ARTICLE 1
SCOPE OF APPLICATION
(1) The Parties shall, in accordance with this Treaty and their respective laws, grant to each other assistance in investigations or proceedings in respect of criminal matters.
(2) Criminal matters include matters connected with offences against a law relating to taxation, customs duties, foreign exchange control and other revenue matters.
(3) Assistance granted under this Treaty shall include:
(a) taking evidence and obtaining statements of persons, including the execution of letters rogatory;
(b) providing documents, records, and evidence;
(c) locating and identifying persons;
(d) executing requests for search and seizure;
(e) locating, restraining and forfeiting the proceeds and/or instruments of crime;
(f) seeking the consent of persons to be available to give evidence or to assist in investigations in the Requesting Party, and where such persons are in custody, arranging for their temporary transfer to that Party;
(g) service of documents;
(h) collection of forensic material;
(i) exchanging of information; and
(j) other assistance consistent with the objects of this Treaty which is not inconsistent with the laws of the Requested Party.
(4) Assistance granted under this Treaty shall not include:
(a) the extradition of any person;
(b) the execution in the Requested Party of criminal judgments imposed in the Requesting Party except to the extent permitted by the laws of the Requested Party and this Treaty; and
(c) the transfer of persons in custody to serve sentences.
ARTICLE 2
OTHER ASSISTANCE
This Treaty shall not derogate from obligations between the Parties whether pursuant to other treaties or arrangements or otherwise, or prevent the Parties providing assistance to each other pursuant to other treaties or arrangements or otherwise.
ARTICLE 3
CENTRAL AUTHORITY
(1) The Parties shall each appoint a Central Authority for the purpose of facilitating this Treaty.
(2) The Central Authority of the Socialist Republic of Viet Nam shall be the Supreme People’s Procuracy. The Central Authority of Australia shall be the Attorney - General’s Department, Canberra. The Central Authorities may communicate directly with each other.
(3) Either Party shall notify the other of any change to its appointed Central Authority.
(4) Requests for assistance shall be made through the Central Authority which shall arrange for the prompt carrying out of requests under this Treaty.
ARTICLE 4
REFUSAL OF ASSlSTANCE
(1) Assistance shall be refused if:
(a) the Requested Party is of the opinion that the request, if granted, would prejudice its sovereignty, security, national interest or other essential interests, or would be contrary to the fundamental principles of its domestic laws and international agreements to which it is a party; or
(b) the request relates to the investigation, prosecution or punishment of a person for an offence where the person:
(i) has been acquitted or pardoned by a competent tribunal or authority; or
(ii) has been finally convicted and has served or is serving the sentence imposed
in the Requested Party, Requesting Party or elsewhere, in respect of that offence or of another offence constituted by the same act or omission; or
(c) the request relates to an offence for which the person could no longer be prosecuted by reason of a lapse of time according to the laws of the Requested Party; or
(d) the request relates to:
(i) the investigation, prosecution or punishment of a person for an offence where the acts or omissions alleged to constitute that offence would not, had they taken place within the jurisdiction of the Requested Party, have constituted an offence at the time at which the request was received; or
(ii) the confiscation or restraining of the proceeds and/or an instrument of such an offence; or
(e) the Requested Party considers that the request relates to:
(i) the investigation, prosecution or punishment of a person for an offence of a political character; or
(ii) the confiscation or restraining of the proceeds and/or an instrument of such an offence; or
(f) the Requested Party considers that the request relates to:
(i) the investigation, prosecution or punishment of a person for an act or omission which, had it occurred within the jurisdiction of the Requested Party, would have constituted an offence under the military law of the Requested Party but not also an offence under the ordinary criminal law of the Requested Party; or
(ii) the confiscation or restraining of the proceeds and/or an instrument of such an offence; or
(g) the Requested Party considers that there are substantial grounds for believing that the request for assistance has been made for the purpose of investigating, prosecuting or punishing a person on account of that person’s race, sex, sexual orientation, religion, nationality or political opinions or that that person’s position may be prejudiced for any of these reasons; or
(h) the Requested Party considers that there are substantial grounds for believing that, if the request was granted, any person would be in danger of being subjected to torture.
(2) Assistance may be refused if:
(a) provision of the assistance sought:
(i) could prejudice an investigation or proceeding in the Requested Party; or
(ii) would, or would be likely to, prejudice the safety of any person; or
(iii) would impose an excessive burden on the resources of the Requested Party.
(b) the request relates to the investigation, prosecution or punishment of a person for an offence in respect of which the death penalty may be imposed or executed unless the Requesting Party undertakes that the death penalty will not be imposed or, if imposed, will not be carried out.
(3) In case the request is refused, the Requested Party shall, to the extent possible, inform the Requesting Party of the reasons for the refusal.
(4) Before refusing to grant a request for assistance, the Requested Party shall consider whether assistance may be granted subject to such conditions as it deems necessary. If the Requesting Party accepts assistance subject to conditions, it shall comply with those conditions.
ARTICLE 5
CONTENTS OF REQUESTS
(1) Requests for assistance shall include:
(a) a description of the assistance sought and the purpose for which it is sought;
(b) the name and contact details of the competent authority conducting the investigation or proceedings to which the request relates;
(c) a summary of the criminal cases the applicable laws and punishment and progress of the investigation, prosecution or court proceedings;
(d) a description of the acts or omissions alleged to constitute the offence;
(e) in asset recovery matters—the order of the competent authority, if any, sought to be enforced and a statement to the effect that it is a final order;
(f) details of any particular procedure or requirement that the Requesting Party wishes to be foIlowed, including whether sworn or affirmed evidence or statements are required;
(g) any requirements for confidentiality or limitations on the use of information; and
(h) any time limits within which compliance with the request is sought.
(2) Requests for assistance, to the extent necessary and possible, shall also include:
(a) the identity, nationality, date of birth and location of the person or persons who are the subject of, or who may have information relevant to, the investigation or proceedings to which the request relates;
(b) a description of the documents, records or articles of evidence to be produced as well as a description of the appropriate person to be asked to produce them;
(c) written information about the safety, health, accommodation and travel conditions, allowances and expenses, time limit and other specific conditions relating to the appearance of a person of the Requested Party in the Requesting Party; and
(d) other information which may facilitate execution of the request.
(3) Requests, supporting documents and other Communications made pursuant to this Treaty shall be in the language of the Requesting Party and accompanied by a translation into the language of the Requested Party.
(4) If the Requested Party considers that the information contained in the request is not sufficient to enable the request to be dealt with, it may request additional information, and a time limit for the provision of such additional information.
ARTICLE 6
EXECUTION OF REQUESTS
(1) Requests for assistance shall be carried out in accordance with the laws of the Requested Party and, to the extent those laws permit, in the manner requested by the Requesting Party. The Requested Party shall inform the Requesting Party of the outcome of the execution of the request.
(2) The Requested Party may postpone the delivery of material requested if such material is required for proceedings in respect of criminal or civil matters in the jurisdiction of that Party.
(3) The Requested Party shall promptly inform the Requesting Party of circumstances, when they become known to the Requested Party, which are likely to cause a significant delay in responding to the request.
(4) The Requested Party shall promptly inform the Requesting Party if the Requested Party is unable to comply in whole or in part with a request for assistance and, to the extent possible, the reasons for that non-compliance.
ARTICLE 7
RETURN OF MATERIAL TO REQUESTED PARTY
Where required by the Requested Party, the Requesting Party shall return the material provided under this Treaty when it is no longer needed for the investigation or proceeding to which the request relates.
ARTICLE 8
PROTECTING CONFIDENTIALITY AND LIMITATIONS ON THE USE OF EVIDENCE AND lNFORMATION
(1) The Requested Party, if requested, shall keep the application for assistance, the contents of a request and its supporting documents, and the fact of granting such assistance, confidential.
(2) If the request cannot be executed without breaching confidentiality, the Requested Party shall inform the Requesting Party, which shall then determine whether the request should be executed.
(3) The Requesting Party, if requested, shall keep information and evidence provided by the Requested Party confidential, except to the extent that the evidence and information is needed for the investigation or proceeding to which the request relates.
(4) The Requesting Party shall not use or disclose information or evidence obtained under this Treaty, nor anything derived from either, for any purpose other than those stated in the request, without the prior consent of the Requested Party.
ARTICLE 9
SERVICE OF DOCUMENTS
(1) The Requested Party shall effect Service of documents which are transmitted to it for this purpose by the Requesting Party.
(2) A request to effect service of a document requiring the appearance of a person shall be made to the Requested Party at a reasonable time before the date on which the appearance is required. A person who fails to comply with a document requiring his or her appearance shall not thereby be liable to any penalty or coercive measure pursuant to the laws of the Requesting Party or Requested Party unless he or she subsequently voluntarily enters the territory of the Requesting Party and is there again duly served.
(3) The Requested Party may effect service of any document by mail or, if the Requesting Party requests, in any other manner required by the laws of the Requesting Party which is not inconsistent with the laws of the Requested Party.
(4) The Requested Party shall forward to the Requesting Party proof of service of the documents. If service cannot be effected, the Requesting Party shall be informed and advised of the reasons.
ARTICLE 10
TAKING OF EVIDENCE
(1) Where a request is made for the purpose of a proceeding in relation to a criminal matter in the Requesting Party, the Requested Party shall, upon request, take the evidence of witnesses for transmission to the Requesting Party.
(2) For the purposes of this Treaty, the giving or taking of evidence shall include the production of documents, records or other material.
(3) A request under this Article shall specify the subject matter about which evidence is to be taken, including any questions to be put to persons from whom evidence is to be taken.
(4) The Requested Party, upon the request of the Requesting Party, may allow such persons as specified in the request to participate in taking of evidence, subject to the laws and procedures of the Requested Party.
(5) Live video or audio links or other appropriate communication facilities may be used in accordance with the laws and procedures of the Requested Party for the purpose of executing this Article if it is expedient to do so.
(6) A person who is required to give evidence in the Requested Party under this Article may decline to give evidence where either:
(a) the laws of the Requested Party would permit that witness to decline to give evidence in similar circumstances in proceedings originating in the Requested Party; or
(b) the laws of the Requesting Party would permit that witness to decline to give evidence in the proceedings in the Requesting Party.
(7) If any person claims that there is a right to decline to give evidence under the laws of the Requesting Party, the Central Authority of that Party shall, upon request, provide a certificate to the Central Authority of the Requested Party as to the existence of that right. In the absence of evidence to the contrary, the certificate shall provide sufficient evidence as to the existence of that right.
ARTICLE 11
OBTAINING OF VOLUNTARY STATEMENTS OF PERSONS
(1) The Requested Party shall, upon request, endeavour to obtain voluntary statements of persons for the purpose of an investigation or proceeding in relation to a criminal matter in the Requesting Party.
(2) A request under this Article shall specify the subject matter about which statements are sought, including any questions to be put to persons from whom statements are to be taken.
ARTICLE 12
AVAILABILITY OF PERSONS IN CUSTODY TO GI VE EVIDENCE OR TO ASSIST INVESTIGATIONS
(1) A person in custody in the Requested Party may, at the request of the Requesting Party and in accordance with this Article, be temporarily transferred to the Requesting Party to assist investigations or to give evidence.
(2) The Requested Party shall not transfer a person in custody to the Requesting Party unless the person consents to that transfer, and the Parties have previously reached a written agreement on the conditions of the transfer.
(3) While the person transferred is required to be held in custody under the laws of the Requested Party, the Requesting Party shall hold that person in custody and shall return that person in custody to the Requested Party at the conclusion of the matter in relation to which transfer was sought under paragraph 1 of this Article or at such earlier time as the person’s presence is no longer required. The period of custody in the territory of the Requesting Party shall be deducted from the period of detention which the person concerned is or will be obliged to undergo in the territory of the Requested Party.
(4) Where the Requested Party advises the Requesting Party that the transferred person is no longer required to be held in custody, that person shall be set at liberty and be treated as a person referred to in Article 13 of this Treaty.
ARTICLE 13
AVAILABILITY OF OTHER PERSONS TO GIVE EVIDENCE OR ASSIST INVESTIGATIONS
(1) The Requesting Party may request the assistance of the Requested Party in obtaining a person’s consent to:
(a) appear as a witness in proceedings in relation to a criminal matter in the Requesting Party unless that person is the person charged; or
(b) assist investigations in relation to a criminal matter in the Requesting Party.
(2) The Requested Party shall, if satisfied that satisfactory arrangements for that person’s security will be made by the Requesting Party, request the person to consent to appear as a witness in proceedings or to assist investigations.
ARTICLE 14
SAFE CONDUCT
(1) Subject to paragraph 2 of this Article, where a person is in the Requesting Party pursuant to a request made under Articles 12 or 13 of this Treaty:
(a) that person shall not be:
(i) detained, prosecuted, punished or subjected to any other restriction of personal liberty in the Requesting Party; or
(ii) subject to any civil suit, being a civil suit to which the person could not be subjected if the person were not in the Requesting Party
in respect of any act or omission which preceded the person’s departure from the Requested Party; and
(b) that person shall not, without that person’s consent, be required to give evidence in any proceeding or to assist any investigation other than the proceeding or investigation to which the request relates.
(2) Paragraph 1 of this Article shall cease to apply if that person, being free to leave, has not left the Requesting Party within a period of fifteen (15) days, or any longer period otherwise agreed by the Parties, after that person has been officially notified that that person's presence is no longer required or, having left, has voluntarily returned.
(3) Any person who consents to give evidence or assist an investigation pursuant to Articles 12 or 13 of this Treaty shall not be subject to prosecution based on his or her testimony, except for perjury, contempt of court and the making of false declarations.
(4) A person shall not be subject to any penalty or mandatory restriction of personal liberty for declining to give evidence or to assist investigations in accordance with Articles 12 or 13 of this Treaty.
ARTICLE 15
PROVISION OF PUBLICLY AVAILABLE AND OFFICIAL DOCUMENTS
(1) The Requested Party shall provide copies of documents and records that are open to public access as part of a public register or otherwise, or that are available for purchase by the public.
(2) The Requested Party may provide copies of any official document or record in the same manner and under the same conditions as such document or record may be provided to its own law enforcement and judicial authorities.
ARTICLE 16
CERTIFICATION AND AUTHENTICATION
(1) A request for assistance under this Treaty, and any documents in support of such a request, shall not require certification or authentication.
(2) Documents, records or objects transmitted pursuant to this Treaty shall not require any form of authentication, except as required by the Requesting Party.
(3) To the extent that the laws of the Requested Party permit, documents, records or objects shall be provided in a form or accompanied by such certification as may be specified by the Requesting Party in order to make them admissible according to the laws of the Requesting Party.
ARTICLE 17
SEARCH AND SEIZURE
(1) The Requested Party shall, to the extent that its laws permit, carry out requests for search and seizure and delivery of material to the Requesting Party provided the information supplied, including any additional information supplied under paragraph 4 of Article 5 of this Treaty, would justify such action under the laws of the Requested Party.
(2) The Requested Party shall provide information as may be required by the Requesting Party concerning the result of any search, the place of seizure, the circumstances of seizure, and the subsequent custody of the material seized.
(3) The Requesting Party shall observe any conditions imposed by the Requested Party in relation to any seized material which is delivered to the Requesting Party.
ARTICLE 18
PROCEEDS AND INSTRUMENTS OF CRIME
(1) The Requested Party shall, upon request, endeavour to ascertain whether any proceeds and/or instruments of crime are located within its jurisdiction and shall notify the Requesting Party of the results of its inquiries. In making the request, the Requesting Party shall notify the Requested Party of the basis of its belief that such proceeds and/or instruments may be Iocated in its jurisdiction.
(2) Where, pursuant to paragraph 1 of this Article, suspected proceeds and/or instruments of crime are found, the Requested Party shall upon request give effect to a restraining or freezing order made by a competent authority of the Requesting Party or take such measures as are permitted by its laws to prevent any dealing in, transfer or disposal of those suspected proceeds and/or instruments of crime, pending a final determination in respect of those proceeds and/or instruments by a court of the Requesting Party or the Requested Party.
(3) In pursuance of a request made under paragraph I of this Article, the Requested Party shall endeavour to trace assets, investigate financial dealings, and obtain other information or evidence that may help to secure the recovery of proceeds of crime.
(4) The Requested Party shall, to the extent permitted by its laws, give effect to a final order forfeiting or confiscating the proceeds and/or instruments of crime made by a competent authority of the Requesting Party.
(5) In the apptication of this Article, the rights of bona fide third parties shall be respected under the laws of the Requested Party.
(6) At the request of the Requesting Party, the Requested Party may, to the extent permitted by its laws and under any terms and conditions agreed to by the Parties, transfer all or part of the proceeds and/or instruments of crime, or the proceeds from the sale of such assets to the Requesting Party.
ARTICLE 19
SUBSIDIARY ARRANGEMENTS
The Parties may enter into subsidiary arrangements consistent with the purposes of this Treaty and with the laws of both Parties.
ARTICLE 20
REPRESENTATION AND EXPENSES
(1) Unless otherwise provided in this Treaty, the Requested Party shall make all necessary arrangements for the representation of the Requesting Party in any proceedings arising out of a request for assistance and shall otherwise represent the interests of the Requesting Party.
(2) The Requested Party shall meet the cost of fulfilling the request for assistance except that the Requesting Party shall bear:
(a) the expenses associated with conveying any person to or from the territory of the Requested Party, and any fees, allowances or expenses payable to that person whilst in the Requesting Party pursuant to a request under Articles 10, 12 or 13 of this Treaty;
(b) the expenses associated with conveying custodial or escorting officers; and
(c) costs of a substantial or extraordinary nature as agreed pursuant to paragraph 3 of this Article.
(3) If expenses of a substantial or extraordinary nature are or will be required to execute the request, the Parties shall consult lo determine the terms and conditions under which the request shall be executed and the manner in which costs shall be allocated.
ARTICLE 21
CONSULTATION
The Central Authorities shall consult promptly, at the request of either, conceding the interpretation, the application or the carrying out of this Treaty either generally or in relation to a particular case.
ARTICLE 22
ENTRY INTO FORCE AND TERMINATION
(1) Each Party shall inform the other by diplomatic note when all necessary steps have been taken for entry into force of this Treaty. This Treaty shall enter into force on the thirtieth day from the date of receipt of the later diplomatic note.
(2) This Treaty shall apply to requests presented after its entry into force even if the relevant acts or omissions occurred before entry into force of this Treaty.
(3) Either Party may terminate this Treaty at any time by giving written notice to the other Party through diplomatic channels. Termination shall take effect on the one hundred and eightieth day after the date of receipt of the notice. If this Treaty is terminated, it shall continue to apply to requests made pursuant to this Treaty prior to the termination taking effect.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorised thereto by their respective Governments, have signed this Treaty.
DONE at Sydney in duplicate on the second day of July Two Thousand and Fourteen in Vietnamese and English, both texts being equally authentic.
FOR | FOR |
WHEREAS the Government of Australia wishes to sign the Treaty on Mutual Legal Assistance in Criminal Matters between Australia and the Socialist Republic of Viet Nam (the proposed Treaty);
NOW THEREFORE THESE PRESENTS CERTIFY that the Hon. Michael Fayat Keenan MP, Minister for Justice, has been duly named, constituted and appointed by the Government of Australia as its plenipotentiary and representative having full power and authority to sign the proposed Treaty;
IN WITNESS WHEREOF, I, Julie Isabel Bishop, have hereunto set my hand and affixed my seal.
DONE at Canberra this 26th day of June 2014
Không có văn bản liên quan. |
Cơ quan ban hành: | Chính phủ Austraylia, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Số hiệu: | Không số |
Loại văn bản: | Hiệp định |
Ngày ban hành: | 02/07/2014 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, Hình sự |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Nguyễn Hòa Bình, MICHAEL KEENAN |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Chưa xác định |