hieuluat

Bộ Ngoại giao ra Thông báo 16/2017/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giaoSố công báo:313&314-05/2017
    Số hiệu:16/2017/TB-LPQTNgày đăng công báo:05/05/2017
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Thị Tuyết Mai
    Ngày ban hành:20/04/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/04/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Tư pháp-Hộ tịch
  • BỘ NGOẠI GIAO
    -------
    Số: 16/2017/TB-LPQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017
     
     
     
    Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
    Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a, ký tại Can-bê-ra ngày 02 tháng 7 năm 2014, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 05 tháng 4 năm 2017.
    Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
     

    TL. BỘ TRƯỞNG
    Q. VỤ TRƯỞNG
    VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




    Lê Thị Tuyết Mai
     
     
     
    Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a (sau đây gọi là “các Bên”)
    MONG MUỐN dành cho nhau sự hợp tác tối đa trong đấu tranh phòng chống tội phạm;
    TÔN TRỌNG các quyền con người và quy định pháp luật;
    ĐÃ THỎA THUẬN như sau:
    (1) Theo quy định của Hiệp định này và pháp luật của mỗi Bên, các Bên dành cho nhau sự hỗ trợ trong hoạt động điều tra hoặc các thủ tục tố tụng hình sự.
    (2) Các vấn đề hình sự bao gồm cả các vấn đề liên quan tới các tội phạm về thuế, hải quan, kiểm soát ngoại hối và các vấn đề thu nhập khác.
    (3) Tương trợ tư pháp theo Hiệp định này bao gồm:
    (a) thu thập chứng cứ và lấy lời khai bao gồm cả việc thi hành các thư yêu cầu;
    (b) cung cấp tài liệu, giấy tờ và vật chứng;
    (c) xác định địa điểm và nhận dạng người;
    (d) thực hiện các yêu cầu về khám xét và thu giữ;
    (e) xác định địa điểm, tạm giữ và tịch thu tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội;
    (f) lấy ý kiến đồng thuận của những người có khả năng cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ cho việc điều tra tại Bên yêu cầu và thu xếp chuyển giao tạm thời cho Bên yêu cầu các đối tượng đó nếu họ đang bị giam giữ;
    (g) tống đạt giấy tờ;
    (h) thu thập tài liệu giám định;
    (i) trao đổi thông tin; và
    (j) các hình thức tương trợ khác phù hợp với mục đích của Hiệp định này và không trái với pháp luật của Bên được yêu cầu.
    (4) Tương trợ tư pháp theo Hiệp định này không bao gồm:
    (a) việc dẫn độ bất kỳ người nào;
    (b) việc thi hành tại Bên được yêu cầu các bản án hình sự được tuyên tại Bên yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu và Hiệp định này cho phép; và
    (c) việc chuyển giao người đang bị giam giữ để thi hành án.
    Hiệp định này không ảnh hưởng đến các nghĩa vụ giữa các Bên theo các hiệp định hay thỏa thuận khác cũng như không cản trở các Bên thực hiện tương trợ cho nhau theo các hiệp định hay thỏa thuận khác.
    (1) Mỗi Bên sẽ chỉ định một Cơ quan Trung ương vì mục đích tạo thuận lợi cho Hiệp định này.
    (2) Cơ quan Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cơ quan Trung ương của nước Ô-xtơ-rây-li-a là Cơ quan Tổng Chưởng lý tại Can-bê-ra. Các Cơ quan Trung ương có thể liên hệ trực tiếp với nhau.
    (3) Các Bên thông báo cho nhau về bất kỳ thay đổi nào liên quan tới việc chỉ định Cơ quan Trung ương.
    (4) Các yêu cầu tương trợ được gửi qua Cơ quan Trung ương và cơ quan này có trách nhiệm nhanh chóng triển khai thực hiện các yêu cầu theo quy định của Hiệp định này.
    (1) Yêu cầu tương trợ sẽ bị từ chối nếu:
    (a) Bên được yêu cầu cho rằng nếu yêu cầu tương trợ được thực hiện sẽ gây phương hại đến chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia hay các lợi ích thiết yếu khác, hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình và điều ước quốc tế mà nước mình là thành viên; hoặc
    (b) yêu cầu liên quan tới việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội mà người này:
    (i) đã chính thức được tuyên vô tội hoặc được ân xá bởi tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; hoặc
    (ii) đã bị kết án và đã chấp hành hình phạt hoặc đang chấp hành hình phạt tại Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu hoặc bất cứ nơi nào liên quan đến tội phạm đó hoặc một tội phạm khác cấu thành do cùng một hành động hoặc không hành động; hoặc
    (c) yêu cầu liên quan đến hành vi phạm tội mà người đó không còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết theo quy định pháp luật của Bên được yêu cầu; hoặc
    (d) yêu cầu liên quan tới:
    (i) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội phạm mà hành vi bị cho là cấu thành tội phạm đó sẽ không bị coi là tội phạm nếu xảy ra trong phạm vi thẩm quyền của Bên được yêu cầu tại thời điểm nhận được yêu cầu; hoặc
    (ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
    (e) Bên được yêu cầu cho rằng yêu cầu liên quan tới:
    (i) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một tội phạm có tính chất chính trị; hoặc
    (ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
    (f) Bên được yêu cầu cho rằng yêu cầu liên quan tới:
    (1) việc điều tra, truy tố hay xét xử một người về một hành động hoặc không hành động mà nếu xảy ra trong lãnh thổ của Bên được yêu cầu, thì sẽ cấu thành một tội phạm theo luật quân sự của Bên được yêu cầu, mà không phải là một tội phạm theo luật hình sự thông thường của Bên được yêu cầu; hoặc
    (ii) việc tịch thu hay tạm giữ tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của loại tội phạm này; hoặc
    (g) Bên được yêu cầu cho rằng có căn cứ vững chắc để tin rằng yêu cầu tương trợ được đưa ra nhằm điều tra, truy tố hay xét xử một người vì lý do chủng tộc giới tính, xu hướng về giới tính, tôn giáo, quốc tịch hay quan điểm chính trị của người đó hoặc vị trí của người đó có thể bị ảnh hưởng bởi một trong số các lý do nêu trên; hoặc
    (h) Bên được yêu cầu cho rằng có căn cứ vững chắc để tin rằng nếu yêu cầu được chấp thuận, có người có thể bị tra tấn.
    (2) Yêu cầu tương trợ có thể bị từ chối nếu:
    (a) Việc thực hiện yêu cầu:
    (i) có thể ảnh hưởng tới hoạt động điều tra hay tố tụng tại Bên được yêu cầu; hoặc
    (ii) sẽ hoặc có thể sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn của bất kỳ người nào; hoặc
    (iii) có thể sẽ tạo ra gánh nặng quá mức cho nguồn lực của Bên được yêu cầu.
    (b) yêu cầu liên quan đến việc điều tra, truy tố hay xét xử một người vì một tội mà có thể bị kết án hoặc thi hành án tử hình, trừ khi Bên yêu cầu cam kết sẽ không kết án tử hình, hoặc nếu kết án tử hình, sẽ không thi hành.
    (3) Nếu yêu cầu bị từ chối, trong phạm vi có thể, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về lý do từ chối.
    (4) Trước khi từ chối chấp thuận một yêu cầu tương trợ, Bên được yêu cầu phải xem xét liệu việc tương trợ có thể được chấp thuận với các điều kiện mà Bên được yêu cầu cho là cần thiết. Nếu Bên yêu cầu chấp thuận tương trợ theo các điều kiện này thì Bên yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện đó.
    (1) Yêu cầu tương trợ bao gồm:
    (a) mô tả nội dung và mục đích của yêu cầu tương trợ;
    (b) tên và chi tiết liên hệ của cơ quan có thẩm quyền đang thực hiện việc điều tra hoặc tiến hành tố tụng liên quan tới yêu cầu tương trợ;
    (c) Tóm tắt nội dung vụ án, trích dẫn điều luật và hình phạt có thể áp dụng và tiến độ điều tra, truy tố hoặc tố tụng tại tòa;
    (đ) mô tả các hành động hoặc không hành động được cho là cấu thành tội phạm;
    (e) liên quan đến các vấn đề thu hồi tài sản - quyết định của cơ quan tố tụng có thẩm quyền cần được thực hiện, nếu có, và xác nhận quyết định đó có hiệu lực cuối cùng;
    (f) chi tiết về các thủ tục hay yêu cầu cụ thể mà Bên yêu cầu mong muốn được tuân thủ, bao gồm cả việc chứng cứ hay lời khai cần có xác nhận hoặc tuyên thệ;
    (g) các yêu cầu về bảo mật hoặc hạn chế sử dụng thông tin; và
    (h) thời hạn mong muốn yêu cầu được thực hiện.
    (2) Yêu cầu tương trợ, trong phạm vi cần thiết và mức độ có thể, cũng bao gồm:
    (a) nhận dạng, quốc tịch, ngày sinh và nơi cư trú của người hoặc những người là đối tượng hoặc những người có thể có thông tin liên quan tới việc điều tra hay tố tụng có liên quan tới yêu cầu;
    (b) mô tả về tài liệu, hồ sơ, hay các vật chứng cần cung cấp cũng như mô tả về người được yêu cầu cung cấp các vật này;
    (c) thông tin bằng văn bản về an toàn, sức khỏe, điều kiện ăn ở, đi lại, các khoản trợ cấp và chi phí, thời hạn và các điều kiện cụ thể khác liên quan đến việc người của Bên được yêu cầu có mặt tại Bên yêu cầu; và
    (d) Các thông tin khác có thể đẩy nhanh việc thực hiện yêu cầu.
    (3) Yêu cầu tương trợ, tài liệu bổ trợ và văn bản trao đổi thông tin khác được lập ra trên cơ sở Hiệp định này phải sử dụng ngôn ngữ của Bên yêu cầu và kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của Bên được yêu cầu.
    (4) Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin nêu trong yêu cầu chưa đầy đủ để triển khai thực hiện thì có thể yêu cầu bổ sung thông tin và ấn định thời hạn cụ thể cho việc bổ sung thông tin này.
    (1) Các yêu cầu tương trợ sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật của Bên được yêu cầu và theo cách thức do Bên yêu cầu đưa ra trong phạm vi được pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép. Bên được yêu cầu sẽ phải thông báo cho Bên yêu cầu về kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ.
    (2) Bên được yêu cầu có thể hoãn việc chuyển giao các tài liệu được yêu cầu nếu như các tài liệu đó đang phục vụ cho tố tụng hình sự hoặc dân sự của Bên được yêu cầu.
    (3) Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu về các tình huống mà Bên được yêu cầu cho rằng có thể sẽ gây chậm trễ đáng kể đối với việc thực hiện yêu cầu, khi Bên được yêu cầu biết được các tình huống ấy.
    (4) Bên được yêu cầu phải thông báo kịp thời cho Bên yêu cầu nếu Bên được yêu cầu không thể tuân thủ toàn bộ hoặc một phần yêu cầu tương trợ và, nếu có thể, nêu lý do của việc không thực hiện này.
    Theo đề nghị của Bên được yêu cầu, Bên yêu cầu sẽ trao trả tài liệu đã được cung cấp theo Hiệp định này khi những tài liệu này không còn cần thiết cho công tác điều tra hay các thủ tục tố tụng có liên quan đến yêu cầu tương trợ.
    (1) Nếu được yêu cầu, Bên được yêu cầu phải giữ bí mật yêu cầu tương trợ, nội dung của yêu cầu và các tài liệu kèm theo, và quá trình thực hiện yêu cầu.
    (2) Nếu yêu cầu không thể được thực hiện mà không vi phạm tính bảo mật thì Bên được yêu cầu phải thông báo điều này cho Bên yêu cầu để Bên này quyết định xem có nên thực hiện yêu cầu hay không.
    (3) Nếu được yêu cầu, Bên yêu cầu phải bảo mật thông tin và chứng cứ do Bên được yêu cầu cung cấp, ngoại trừ trong phạm vi những chứng cứ và thông tin ấy cần thiết cho công tác điều tra và tố tụng nêu trong yêu cầu.
    (4) Bên yêu cầu sẽ không được sử dụng hoặc để lộ thông tin hay chứng cứ có được theo Hiệp định này, cũng như bất cứ vấn đề gì bắt nguồn từ thông tin hay chứng cứ đó vì bất cứ mục đích nào khác không được nêu trong yêu cầu mà không có sự đồng ý trước của Bên được yêu cầu.
    (1) Bên được yêu cầu thực hiện tống đạt các giấy tờ nhận được từ Bên yêu cầu với mục đích này.
    (2) Yêu cầu thực hiện tống đạt giấy triệu tập phải được gửi cho Bên được yêu cầu trong một khoảng thời gian hợp lý trước ngày cần người đó có mặt. Một người không có mặt theo giấy triệu tập đối với họ sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế nào theo quy định pháp luật của Bên yêu cầu hoặc Bên được yêu cầu, trừ khi sau đó người đó tự nguyện đến lãnh thổ của Bên yêu cầu và được tống đạt lại tại Bên yêu cầu.
    (3) Bên được yêu cầu có thể thực hiện tống đạt các loại giấy tờ qua đường bưu điện hoặc các hình thức khác theo quy định pháp luật của Bên yêu cầu mà không trái với quy định pháp luật của Bên được yêu cầu nếu Bên yêu cầu đề nghị.
    (4) Bên được yêu cầu phải gửi văn bản xác nhận đã tống đạt giấy tờ cho Bên yêu cầu. Nếu không thực hiện được việc tống đạt thì Bên yêu cầu phải được thông báo và được cho biết lý do của việc này.
    (1) Trong trường hợp có yêu cầu tương trợ liên quan đến tố tụng hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải tiến hành thu thập chứng cứ của các nhân chứng để chuyển giao cho Bên yêu cầu.
    (2) Vì mục đích của Hiệp định này, việc cung cấp hoặc thu thập chứng cứ bao gồm cả các giấy tờ, hồ sơ hay các tài liệu khác.
    (3) Một yêu cầu tương trợ theo Điều này phải nêu cụ thể vấn đề cần thu thập chứng cứ, bao gồm cả các câu hỏi cần được đặt ra cho những người cung cấp chứng cứ.
    (4) Bên được yêu cầu, theo đề nghị của Bên yêu cầu, có thể cho phép những người được chỉ định trong yêu cầu tham gia quá trình thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật và thủ tục của Bên được yêu cầu.
    (5) Truyền hình hoặc truyền thanh trực tiếp hay các thiết bị liên lạc thích hợp khác có thể được sử dụng theo quy định pháp luật và thủ tục của Bên được yêu cầu nhằm thực hiện Điều này nếu việc đó là thuận lợi.
    (6) Một người được yêu cầu cung cấp chứng cứ tại lãnh thổ Bên được yêu cầu theo Điều này có thể từ chối cung cấp chứng cứ khi:
    (a) pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép người làm chứng từ chối cung cấp chứng cứ trong các hoàn cảnh tương tự theo thủ tục tố tụng tại Bên được yêu cầu; hoặc
    (b) pháp luật của Bên yêu cầu cho phép người làm chứng từ chối cung cấp chứng cứ trong các thủ tục tố tụng tại Bên yêu cầu.
    (7) Nếu một người cho là có quyền từ chối cung cấp chứng cứ theo pháp luật của Bên yêu cầu thì Cơ quan Trung ương của Bên đó, khi có yêu cầu, phải cung cấp văn bản xác nhận cho Cơ quan Trung ương của Bên được yêu cầu về sự tồn tại của quyền này. Nếu không có chứng cứ nào khác, văn bản xác nhận này là đủ cơ sở để khẳng định sự tồn tại của quyền đó.
    (1) Theo yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng lấy lời khai của những người tự nguyện khai báo để phục vụ cho công tác điều tra hay thủ tục tố tụng hình sự tại Bên yêu cầu.
    (2) Yêu cầu tương trợ theo Điều này phải nêu rõ nội dung cần lấy lời khai bao gồm cả các câu hỏi sẽ được đặt ra cho những người được lấy lời khai.
    (1) Khi có yêu cầu của Bên yêu cầu và theo Điều này, người đang bị giam giữ tại lãnh thổ của Bên được yêu cầu có thể được chuyển giao tạm thời sang lãnh thổ của Bên yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.
    (2) Bên được yêu cầu sẽ không chuyển giao người đang bị giam giữ sang lãnh thổ của Bên yêu cầu trừ khi có ý kiến đồng thuận của người đó và các Bên đã có thỏa thuận bằng văn bản trước về các điều kiện chuyển giao.
    (3) Nếu người được chuyển giao cần phải bị giam giữ theo pháp luật của Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu phải giam giữ người đó và trao trả lại cho Bên được yêu cầu khi kết thúc hoạt động liên quan tới việc chuyển giao theo khoản 1 Điều này hoặc trong thời gian sớm hơn nếu sự có mặt của người đó không còn cần thiết. Thời gian giam giữ trên lãnh thổ của Bên yêu cầu sẽ được trừ vào thời hạn giam giữ mà người đó đang hoặc sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu.
    (4) Khi Bên được yêu cầu thông báo với Bên yêu cầu rằng việc giam giữ người được chuyển giao không còn cần thiết nữa thì người đó sẽ được trả tự do và được đối xử như đối với người được quy định trong Điều 13 của Hiệp định này.
    (1) Bên yêu cầu có thể đề nghị Bên được yêu cầu lấy ý kiến đồng thuận của một người trong việc:
    (a) có mặt làm chứng trong tố tụng hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu trừ trường hợp người này là bị can; hoặc
    (b) hỗ trợ điều tra hình sự tại lãnh thổ của Bên yêu cầu.
    (2) Bên được yêu cầu sẽ đề nghị người đó đồng ý có mặt với tư cách là người làm chứng trong thủ tục tố tụng hoặc hỗ trợ điều tra nếu thấy Bên yêu cầu đảm bảo được an toàn cho người đó.
    (1) Theo khoản 2 Điều này, khi một người đang ở trên lãnh thổ của Bên yêu cầu theo một yêu cầu tương trợ trên cơ sở Điều 12 hoặc Điều 13 của Hiệp định này thì:
    (a) người đó sẽ không bị:
    (i) giam giữ, truy tố, xét xử hay bị hạn chế tự do cá nhân nào khác tại Bên yêu cầu, hoặc
    (ii) là đương sự trong bất cứ vụ án dân sự nào mà người đó không có liên quan nếu người đó không ở tại Bên yêu cầu,
    đối với bất kỳ hành vi nào xảy ra trước khi người này rời khỏi lãnh thổ Bên được yêu cầu; và
    (b) người đó sẽ không bị yêu cầu phải cung cấp chứng cứ trong bất kỳ thủ tục tố tụng hoặc hỗ trợ cho bất kỳ hoạt động điều tra nào ngoài phạm vi thủ tục tố tụng hay việc điều tra đã nêu trong yêu cầu tương trợ nếu người đó không đồng ý.
    (2) Khoản 1 Điều này sẽ không áp dụng nếu như người đó được tự do rời khỏi nhưng đã không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn mười lăm (15) ngày hoặc dài hơn theo thỏa thuận của hai Bên, sau khi người đó nhận được thông báo chính thức là sự có mặt của người đó không còn cần thiết nữa hoặc người đó đã rời khỏi và tự nguyện quay trở lại.
    (3) Người đồng ý cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra theo Điều 12 hoặc Điều 13 của Hiệp định này sẽ không bị truy tố căn cứ vào lời khai của họ, trừ việc khai man, xúc phạm Tòa án và khai báo gian dối.
    (4) Một người sẽ không phải chịu bất kỳ hình phạt hay biện pháp hạn chế tự do cá nhân nào vì từ chối cung cấp chứng cứ hoặc hỗ trợ điều tra theo Điều 12 hoặc 13 của Hiệp định này.
    (1) Bên được yêu cầu sẽ cung cấp bản sao các giấy tờ và hồ sơ đã được công khai thuộc về lưu trữ công hoặc hình thức khác, hoặc được công khai bán cho công chúng.
    (2) Bên được yêu cầu có thể cung cấp bản sao của bất cứ giấy tờ hoặc hồ sơ chính thức nào theo cùng cách thức và điều kiện giống như các giấy tờ và hồ sơ có thể được cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật và tư pháp của nước mình.
    (1) Một yêu cầu tương trợ theo Hiệp định này, và các giấy tờ kèm theo yêu cầu đó, không đòi hỏi phải có chứng nhận hoặc chứng thực.
    (2) Các giấy tờ, hồ sơ hay đồ vật được chuyển giao theo Hiệp định này không đòi hỏi bất cứ hình thức chứng thực nào, trừ trường hợp do Bên yêu cầu đề nghị.
    (3) Trong phạm vi pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép, các giấy tờ, hồ sơ hay đồ vật sẽ được cung cấp theo một mẫu hoặc kèm theo giấy chứng nhận có thể do Bên yêu cầu đưa ra để được chấp nhận theo pháp luật của Bên yêu cầu.
    (1) Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu cầu sẽ thực hiện các yêu cầu về khám xét, thu giữ và chuyển giao các tài liệu cho Bên yêu cầu với điều kiện là các thông tin cung cấp, bao gồm cả các thông tin bổ sung theo khoản 4 Điều 5 của Hiệp định này, phải đảm bảo phù hợp với pháp luật của Bên được yêu cầu.
    (2) Bên được yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan tới kết quả hoạt động khám xét, địa điểm thu giữ, hoàn cảnh thu giữ và việc quản lý các đồ vật bị thu giữ khi Bên yêu cầu có thể đề nghị.
    (3) Bên yêu cầu phải tuân thủ các điều kiện do Bên được yêu cầu đưa ra liên quan tới các tài liệu thu giữ được chuyển cho Bên yêu cầu.
    (1) Khi có yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng xác định có tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội trong phạm vi thẩm quyền của nước mình hay không, và thông báo cho Bên yêu cầu về kết quả điều tra này. Khi đưa ra yêu cầu, Bên yêu cầu phải thông báo cho Bên được yêu cầu biết về cơ sở cho rằng tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội có thể thuộc thẩm quyền của nước đó.
    (2) Theo khoản 1 Điều này, khi tài sản nghi ngờ do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội được tìm thấy, nếu có yêu cầu, thì Bên được yêu cầu phải thực hiện lệnh tạm giữ hoặc phong tỏa của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu hoặc áp dụng các biện pháp này theo quy định của pháp luật nước mình để ngăn ngừa việc mua bán, chuyển giao hay tẩu tán các tài sản và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội bị nghi ngờ đó trong khi chờ quyết định cuối cùng của Tòa án của Bên yêu cầu hoặc Bên được yêu cầu đối với tài sản và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội đó.
    (3) Theo một yêu cầu được lập theo khoản 1 Điều này, Bên được yêu cầu sẽ phải cố gắng truy tìm tài sản, điều tra các giao dịch tài chính, và thu thập các thông tin hoặc chứng cứ khác có thể giúp cho việc đảm bảo thu hồi tài sản do phạm tội mà có.
    (4) Trong phạm vi pháp luật nước mình cho phép, Bên được yêu cầu phải thực hiện quyết định có hiệu lực cuối cùng về tịch thu tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu.
    (5) Khi áp dụng điều khoản này, các quyền của bên thứ ba ngay tình phải được tôn trọng theo pháp luật của Bên được yêu cầu.
    (6) Theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu có thể, trong phạm vi pháp luật của nước mình cho phép và căn cứ vào các điều khoản, điều kiện được nhất trí bởi các Bên, chuyển giao cho Bên yêu cầu toàn bộ hoặc một phần tài sản do phạm tội mà có và/hoặc công cụ, phương tiện phạm tội, hoặc tài sản có được do bán những thứ đó.
    Các Bên có thể tiến hành các thỏa thuận bổ sung phù hợp với mục đích của Hiệp định này và pháp luật của cả hai Bên.
    (1) Bên được yêu cầu sẽ thực hiện mọi thủ tục cần thiết cho đại diện của Bên yêu cầu có mặt trong mọi thủ tục tố tụng phát sinh từ yêu cầu tương trợ và sẽ đại diện cho lợi ích của Bên yêu cầu, trừ trường hợp Hiệp định này có quy định khác.
    (2) Bên được yêu cầu phải chịu mọi chi phí thực hiện yêu cầu tương trợ trừ các chi phí dưới đây sẽ do Bên yêu cầu chi trả:
    (a) các chi phí liên quan tới việc đưa người đến hoặc rời khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu, và mọi khoản phí, trợ cấp hoặc phí tổn cho người đó trong thời gian ở tại lãnh thổ Bên yêu cầu theo yêu cầu tương trợ thuộc các Điều 10,12 hoặc 13 của Hiệp định này;
    (b) các chi phí liên quan tới việc đi lại của các cán bộ dẫn giải hoặc hộ tống; và
    (c) các chi phí đáng kể hoặc có tính chất ngoại lệ như đã thỏa thuận theo khoản 3 Điều này.
    (3) Nếu các chi phí đáng kể hoặc có tính chất ngoại lệ đang hoặc sẽ được yêu cầu để thực hiện yêu cầu tương trợ, các Bên phải tham vấn để xác định các điều khoản và điều kiện theo đó yêu cầu sẽ được thực hiện và cách thức mà các chi phí đó sẽ được phân bổ.
    Các Cơ quan Trung ương sẽ tiến hành tham vấn kịp thời theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này cả về vấn đề chung hay liên quan đến một vụ việc cụ thể.
    (1) Mỗi Bên phải thông báo cho nhau bằng công hàm ngoại giao khi mọi thủ tục cần thiết đã được thực hiện để Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) kể từ ngày nhận được công hàm ngoại giao sau cùng.
    (2) Hiệp định này áp dụng với các yêu cầu được lập sau khi Hiệp định này có hiệu lực cho dù các hành động hoặc không hành động có liên quan xảy ra trước khi Hiệp định này có hiệu lực.
    (3) Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này vào bất cứ thời điểm nào bằng văn bản thông báo cho Bên kia qua kênh ngoại giao. Việc chấm dứt sẽ có hiệu lực vào ngày thứ một trăm tám mươi (180) kể từ ngày nhận được thông báo. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt, các yêu cầu tương trợ được lập theo Hiệp định này trước ngày việc chấm dứt có hiệu lực sẽ tiếp tục được thực hiện theo Hiệp định.
    ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức bởi Chính phủ nước mình, đã ký Hiệp định này.
    Làm tại Sydney vào ngày 02 tháng 7 năm 2014 thành hai (02) bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau.
     

    THAY MẶT
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
    CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




    NGUYỄN HÒA BÌNH
    VIỆN TRƯỞNG
    VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
     
    THAY MẶT
    Ô-XTƠ-RÂY-LI-A





    MICHAEL KEENAN
    BỘ TRƯỞNG
    BỘ TƯ PHÁP
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Điều ước quốc tế của Quốc hội, số 108/2016/QH13
    Ban hành: 09/04/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Bộ Ngoại giao ra Thông báo 16/2017/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtơ-rây-li-a

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giao
    Số hiệu:16/2017/TB-LPQT
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:20/04/2017
    Hiệu lực:05/04/2017
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Tư pháp-Hộ tịch
    Ngày công báo:05/05/2017
    Số công báo:313&314-05/2017
    Người ký:Lê Thị Tuyết Mai
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X