hieuluat

Bộ Ngoại giao ra Thông báo 24/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về hợp tác khoa học và công nghệ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giaoSố công báo:357&358-05/2017
    Số hiệu:24/2017/TB-LPQTNgày đăng công báo:17/05/2017
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Thị Tuyết Mai
    Ngày ban hành:26/04/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/03/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Khoa học-Công nghệ
  • BỘ NGOẠI GIAO
    -------
    Số: 24/2017/TB-LPQT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
     
     
    THÔNG BÁO
    VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
     
    Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
    Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về hợp tác khoa học và công nghệ, ký tại Béc-lin ngày 25 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực với Việt Nam kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2017.
    Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
     

     
    TL. BỘ TRƯỞNG
    Q. VỤ TRƯỞNG
    VỤ PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ




    Lê Thị Tuyết Mai
     
     
    HIỆP ĐỊNH
    GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VỀ HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
     
    Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Liên bang Đức, sau đây được gọi là “hai Bên”,
    Ý thức được rằng, khoa học và công nghệ là một lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa hai nước, và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và vì lợi ích của nhân dân hai nước,
    Với mong muốn phát triển và tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa hai nước,
    Trên cơ sở Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức, ký tại Hà Nội ngày 11 tháng 10 năm 2011,
    đã thoả thuận như sau:
    Các Bên tạo thuận lợi và hỗ trợ sự hợp tác giữa hai nước trong nghiên cứu khoa bọc và phát triển công nghệ phù hợp với khả năng và mối quan tâm sẵn có của mỗi Bên.
    Trong Hiệp định có sử dụng các thuật ngữ sau:
    1. “Hoạt động hợp tác” là biện pháp mà các Bên thực hiện hoặc hỗ trợ phù hợp với Hiệp định này.
    2. “Thông tin” là các dữ liệu khoa học hoặc kỹ thuật, các kết quả hoặc phương pháp nghiên cứu và triển khai có được từ các hoạt động hợp tác, cũng như tất cả các dữ liệu khác liên quan đến các hoạt động hợp tác.
    3. “Quyền sở hữu trí tuệ” được định nghĩa theo các đoạn từ 1-7, Phần II của Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) ký ngày 15 tháng 4 năm 1994.
    4. “Thành viên tham gia” là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này.
    5. “Khoa học” có nghĩa là tất cả các lĩnh vực nghiên cứu.
    Điều 3
    Việc thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này cần tuân theo các nguyên tắc sau:
    1. Vì lợi ích của hai Bên;
    2. Đối xử công bằng và thỏa đáng giữa các thành viên tham gia;
    3. Sớm trao đổi các thông tin liên quan đến hoạt động hợp tác;
    4. Thu hút các bên thứ ba tham gia vào các hoạt động hợp tác trong sự đồng thuận lẫn nhau;
    5. Cùng tài trợ kinh phí cho các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ khả năng sẵn có;
    6. Đảm bảo tính bền vững và tận dụng các kết quả đạt được.
    Điều 4
    Hai bên chỉ định các cơ quan có thẩm quyền sau đây thực hiện Hiệp định:
    - Về phía Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ Khoa học và Công nghệ.
    - Về phía Chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Đức: Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang.
    Điều 5
    1. Trong khuôn khổ quy định pháp luật của nước mình, hai Bên khuyến khích sự tham gia của các cơ sở công hay các tổ chức tư nhân, các doanh nghiệp của hai nước vào việc thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động hợp tác khác.
    2. Khi thấy cần thiết và bằng sự đồng thuận, hai Bên có thể đề nghị các tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hỗ trợ và tham gia thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động hợp tác khác trong khuôn khổ của Hiệp định.
    Điều 6
    Hai Bên khuyến khích sự hợp tác vì lợi ích của cả hai phía và bằng phương thức đã được đồng thuận, đặc biệt dưới các hình thức sau:
    1. Trao đổi thông tin và tài liệu khoa học và công nghệ;
    2. Trao đổi các đoàn chuyên môn, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu và các cán bộ chuyên môn khác;
    4. Thực hiện các dự án nghiên cứu chung, bao gồm cả việc cùng sử dụng các cơ sở và trang thiết bị khoa học và kỹ thuật hoặc cùng xây dựng các cơ sở này;
    5. Xây dựng mạng lưới cộng tác gồm các nhà khoa học đã từng học tập và nghiên cứu ở mỗi nước;
    6. Ủng hộ và hỗ trợ cùng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cũng như tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ này;
    7. Ủng hộ sự kết nối hợp tác trực tiếp giữa các trường đại học;
    8. Các hoạt động hợp tác khác có thể thoả thuận
    Mỗi Bên cố gắng, đảm bảo sao cho các thành viên tham gia vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này được tiếp cận với các cơ quan, tổ chức và các cộng tác viên cần thiết để thực hiện các hoạt động hợp tác trong lãnh thổ của mình.
    Điều 7
    1. Sự hợp tác chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức trung gian, các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học của hai nước. Hai Bên cũng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể tự ký kết các thoả thuận riêng trong khuôn khổ Hiệp định này cho từng lĩnh vực chuyên môn hay cho các dự án chung. Trong các thoả thuận này có quy định nội dung và phạm vi hợp tác, các cơ quan tham gia cũng như các vấn đề về tài chính và các vấn đề khác, bao gồm cả việc khai thác các kiến thức và kết quả đạt được.
    2. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp cụ thể, đối với việc trao đổi nhân sự giữa các Bên, Bên cử người đi chịu chi phí đi lại quốc tế và phí bảo hiểm y tế, Bên đón đảm nhận chi phí ăn ở, đi lại trong nước mình.
    3. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp cụ thể, đối với các đoàn của một Bên sang thăm Bên kia, Bên cử đoàn đi tự chịu mọi chi phí cho đoàn.
    Điều 8
    1. Mỗi Bên tiến hành tất cả các bước cần thiết và cố gắng hết sức, phù hợp với pháp luật và các quy định của nước mình, để tạo thuận lợi cho việc nhập cảnh của các cá nhân, hoặc việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, các thông tin khoa học kỹ thuật và các trang thiết bị vào lãnh thổ của mình để dùng hoặc sử dụng vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này hoặc các thỏa thuận riêng theo Khoản 1 Điều 7; tương tự như vậy đối với việc xuất cảnh hoặc xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của từng Bên.
    2. Mỗi Bên cố gắng, phù hợp với pháp luật và các quy định của nước mình, sao cho việc nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các nguyên vật liệu và trang thiết bị nhằm mục đích thực hiện các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định này hoặc các thỏa thuận riêng theo Khoản 1 Điều 7 được ưu đãi khi nộp thuế hoặc các khoản nộp ngân sách khác.
    3. Hai Bên cho phép các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu và các cá nhân sẽ làm việc tại một Bên để thực hiện Hiệp định hay các thỏa thuận riêng theo khoản 1 Điều 7 và chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn làm việc tại Bên đó được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách khác khi nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phù hợp với pháp luật và các quy định của mỗi Bên và trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
    Điều 9
    1. Các Bên thỏa thuận rằng, các thành viên tham gia vào các hoạt động hợp tác được hỗ trợ trong khuôn khổ Hiệp định này cam kết tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra từ những hoạt động hợp tác này phù hợp với luật pháp áp dụng ở mỗi quốc gia, và đảm bảo việc thực thi những quyền đó.
    Các Bên thỏa thuận rằng, việc tài trợ cho các hoạt động hợp tác cần phục vụ cho lợi ích của cả hai nước, do đó, đặc biệt là các Bên sẽ không cản trở bất kỳ thành viên nào khai thác tại nước mình kết quả nghiên cứu được tạo ra từ các hoạt động hợp tác. Các thành viên tham gia phải đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng về quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác vì lợi ích của tất cả các thành viên tham gia; việc cho phép bên thứ ba khai thác kết quả hợp tác phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên tham gia. Các thành viên tham gia phải có nghĩa vụ xây dựng các điều khoản hợp đồng rõ ràng đảm bảo việc thừa nhận các quyền sở hữu trí tuệ được tạo ra trong các hoạt động hợp tác được tài trợ trong khuôn khổ Hiệp định này cũng như các điều kiện và quy mô sử dụng.
    2. Các thành viên tham gia được hỗ trợ trong khuôn khổ của Hiệp định này có trách nhiệm đảm bảo cho lợi ích riêng của họ, nhưng không phương hại đến các quy định trong khoản 1.
    3. Các thông tin khoa học và công nghệ được tạo ra bởi các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định này mà không bắt buộc phải bảo vệ theo khoản 1 hoặc các luật pháp quốc gia khác thì có thể được công bố theo cách thức thông thường. Trước khi công bố phải xem xét khả năng thương mại hóa vì lợi ích của cả hai Bên và của các thành viên tham gia. Việc thương mại hóa sẽ được ưu tiên.
    Điều 10
    1. Để hỗ trợ việc thực hiện Hiệp định này và các thoả thuận riêng theo Điều 7 khoản 1, hai Bên thành lập Ủy ban chung về Hợp tác Khoa học và Công nghệ, Ủy ban này có nhiệm vụ:
    - Xây dựng khung hợp tác song phương và kế hoạch hành động;
    - Cùng đánh giá kết quả hợp tác song phương theo định kỳ hai năm một lần;
    - Quyết định các nội dung, hoạt động hợp tác và lĩnh vực ưu tiên hợp tác và thời gian thực hiện.
    2. Ủy ban chung bao gồm đại diện của hai Bộ như nói trong Điều 4. Đồng chủ tịch Ủy ban là một đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ, nước CHXHCN Việt Nam và một đại diện của Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Liên bang, CHLB Đức. Các thành viên tiếp theo là đại diện của các cơ quan sẽ thống nhất ấn định các đồng Chủ tịch Ủy ban, Hai Bên có thể thành lập các nhóm chuyên gia đặc biệt để tư vấn và hỗ trợ cho Ủy ban chung. Tương tự như vậy, Ủy ban chung có thể lập ra các nhóm công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn của các thành viên của Ủy ban chung.
    3. Nếu không có thoả thuận khác trong từng trường hợp riêng, Ủy ban chung sẽ họp lần lượt ở CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam.
    Điều 11
    Theo các điều khoản của Phần XIII Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1982, mỗi Bên cần chỉ định một cơ quan tiếp nhận các đơn xin cấp phép cho các nghiên cứu khoa học về biển tại vùng bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Các Bên nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động này là nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và do đó đảm bảo sẽ chú trọng trong việc xử lý các đơn này.
    Điều 12
    Những vấn đề tranh chấp trong cách hiểu và tận dụng Hiệp định này sẽ được các Bên cùng bàn bạc giải quyết.
    Điều 13
    1. Hai Bên sẽ thông báo cho nhau bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc đã hoàn thành các thủ tục pháp lý trong nước để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được thông báo sau dùng.
    2. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong 5 năm. Sau đó thời hạn hiệu lực sẽ mặc nhiên được gia hạn từng 5 năm một, trừ khi một trong các Bên có văn bản thông báo chấm dứt 6 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của Hiệp định.
    3. Khi chấm dứt hiệu lực, các quy định của Hiệp định này vẫn tiếp tục được áp dụng trong thời gian và phạm vi cần thiết để đảm bảo thực hiện các thỏa thuận riêng theo Điều 7 khoản 1 mà tại thời điểm chấm dứt hiệu lực của Hiệp định vẫn chưa thực hiện xong.
    4. Các quyền và nghĩa vụ từ các Hiệp định quốc tế giữa các Bên cũng như các Hiệp ước quốc tế giữa một trong hai Bên với một bên thứ ba sẽ không bị ảnh hưởng bởi Hiệp định này.
    5. Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung bất cứ lúc nào với sự chấp thuận của các Bên. Những sửa đổi, bổ sung đó sẽ tạo thành một bộ phận không tách rời của Hiệp định này và có hiệu lực theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này.
    Hiệp định được ký tại Berlin ngày 25 tháng 11 năm 2015 lập thành hai bản gốc, mỗi bản được viết bằng tiếng Việt, tiếng Đức và tiếng Anh, cả ba văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp có cách hiểu khác nhau về văn bản tiếng Việt và tiếng Đức thì văn bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng.
     

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




    Nguyễn Quân
    BỘ TRƯỞNG
    KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
     
    THAY MẶT CHÍNH PHỦ
    NƯỚC CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC




    FRANK-WALTER STEINMEIER
    BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO

    GEORG SCH
    ÜTTE
    QUỐC VỤ KHANH
    BỘ GIÁO DỤC VÀ NGHIÊN CỨU
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Điều ước quốc tế của Quốc hội, số 108/2016/QH13
    Ban hành: 09/04/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Bộ Ngoại giao ra Thông báo 24/2017/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức về hợp tác khoa học và công nghệ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giao
    Số hiệu:24/2017/TB-LPQT
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:26/04/2017
    Hiệu lực:20/03/2017
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Khoa học-Công nghệ
    Ngày công báo:17/05/2017
    Số công báo:357&358-05/2017
    Người ký:Lê Thị Tuyết Mai
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X