Cơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 45/2017/TB-LPQT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Lê Thị Tuyết Mai |
Ngày ban hành: | 30/10/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/12/2017 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
BỘ NGOẠI GIAO Số: 45/2017/TB-LPQT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2017 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca ký tại Cô-lôm-bô ngày 07 tháng 4 năm 2014, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP ĐỊNH
VỀ DẪN ĐỘ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA DÂN CHỦ XRI LAN-CA
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca (sau đây gọi riêng là Bên và gọi chung là các Bên),
Với mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác trong phòng, chống tội phạm và tăng cường phối hợp trong lĩnh vực dẫn độ giữa hai nước thông qua việc ký kết một hiệp định về dẫn độ,
Đã thỏa thuận như sau:
ĐIỀU 1
Nghĩa vụ dẫn độ
Theo quy định của Hiệp định này và pháp luật có liên quan của mỗi Bên, mỗi Bên đồng ý dẫn độ cho Bên kia bất kỳ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình mà Bên kia yêu cầu để tiến hành truy tố, xét xử hoặc thi hành án về một tội có thể bị dẫn độ, bất kể tội phạm đó được thực hiện trước hoặc sau thời điểm có hiệu lực của Hiệp định này.
ĐIỀU 2
Các tội có thể bị dẫn độ
1. Vì mục đích của Hiệp định này, tội phạm có thể bị dẫn độ là tội phạm có thể bị xử phạt tù với thời hạn từ một (01) năm trở lên hoặc hình phạt nghiêm khắc hơn theo quy định pháp luật của cả hai Bên tại thời điểm yêu cầu dẫn độ.
2. Một tội phạm cũng được coi là tội có thể bị dẫn độ nếu liên quan đến việc chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, chủ mưu, xúi giục, giúp sức hoặc là người cùng thực hiện tội phạm quy định ở khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến một người đã bị Tòa án của Bên yêu cầu xử phạt tù về tội có thể bị dẫn độ, thì việc dẫn độ chỉ được chấp thuận nếu thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất sáu (06) tháng.
4. Vì mục đích của Điều này, việc xác định một tội phạm có phải là tội phạm theo pháp luật của cả hai Bên:
a) Không yêu cầu pháp luật của cả hai Bên quy định hành vi phạm tội đó phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh;
b) Phải được xem xét một cách toàn diện tất cả các hành vi phạm tội của người bị yêu cầu dẫn độ theo pháp luật của các Bên.
5. Trường hợp yêu cầu dẫn độ một người có liên quan đến một tội về thuế, kiểm soát ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập khác, Bên được yêu cầu không được từ chối dẫn độ với lý do pháp luật của Bên đó không quy định hoặc áp dụng cùng loại thuế hoặc không có cùng loại thuế hoặc quy chế ngoại hối như pháp luật của Bên yêu cầu.
6. Trường hợp tội phạm đã được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Bên yêu cầu, việc dẫn độ người phạm tội sẽ được chấp thuận trong trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu cũng quy định hình phạt đối với tội phạm đó nếu thực hiện bên ngoài lãnh thổ của mình trong điều kiện tương tự. Nếu pháp luật của Bên được yêu cầu không quy định như vậy thì Bên được yêu cầu có quyền quyết định chấp thuận việc dẫn độ.
7. Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến một số tội và mỗi tội đó đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của cả hai Bên, nhưng có một số tội không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được chấp thuận với điều kiện có ít nhất một tội là tội có thể bị dẫn độ.
ĐIỀU 3
Từ chối dẫn độ
1. Việc dẫn độ sẽ không được chấp thuận nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân của Bên được yêu cầu;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu theo quy định về thời hạn của Bên được yêu cầu;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án có thẩm quyền kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Bên được yêu cầu;
d) Trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều tội phạm và mỗi tội đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Bên yêu cầu nhưng không đáp ứng các quy định tại Điều 2 của Hiệp định này;
e) Tội phạm được nêu trong yêu cầu dẫn độ là tội phạm trong lĩnh vực quân sự;
f) Theo quan điểm của Bên được yêu cầu, có căn cứ hợp lý để tin rằng yêu cầu dẫn độ được đưa ra nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt người bị yêu cầu dẫn độ vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị,
2. Việc dẫn độ có thể bị từ chối trong các trường hợp sau:
a) Theo pháp luật quốc gia, Bên được yêu cầu có thẩm quyền tài phán đối với tội phạm nêu trong yêu cầu dẫn độ. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Bên được yêu cầu về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
3. Trong trường hợp từ chối dẫn độ, Bên được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho Bên yêu cầu trong khoảng thời gian hợp lý và phải nêu rõ lý do từ chối.
ĐIỀU 4
Hoãn dẫn độ và dẫn độ tạm thời
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu về một tội phạm không phải là tội bị yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu có thể hoãn việc dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về việc hoãn dẫn độ nói trên. Khi điều kiện hoãn dẫn độ không còn nữa thì Bên được yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu và tiếp tục quy trình dẫn độ nếu không có thông báo khác của Bên yêu cầu.
2. Trường hợp việc hoãn dẫn độ quy định tại khoản 1 Điều này gây cản trở quá trình tố tụng hình sự do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu căn cứ vào pháp luật nước mình có thể cho dẫn độ tạm thời người bị yêu cầu dẫn độ.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay sau khi quá trình tố tụng hình sự kết thúc hoặc hết thời hạn thỏa thuận dẫn độ tạm thời. Khi có yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ gia hạn thời hạn đã thỏa thuận ban đầu nếu cho rằng có lý do chính đáng cho việc gia hạn này.
ĐIỀU 5
Dẫn độ công dân
1. Các Bên không có nghĩa vụ phải dẫn độ công dân của mình theo Hiệp định này.
2. Nếu việc dẫn độ bị từ chối chỉ trên cơ sở quốc tịch của người bị dẫn độ, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ đưa vụ án ra cơ quan có thẩm quyền để truy cứu tránh nhiệm hình sự phù hợp với pháp luật trong nước của các Bên.
3. Quốc tịch được xác định vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị yêu cầu dẫn độ.
ĐIỀU 6
Thủ tục dẫn độ
1. Yêu cầu dẫn độ theo Hiệp định này phải lập thành văn bản và được gửi thông qua Cơ quan trung ương quy định ở Điều 17 dưới đây. Yêu cầu dẫn độ phải có các thông tin sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm lập yêu cầu;
b) Lý do yêu cầu dẫn độ;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền lập yêu cầu dẫn độ;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền nhận yêu cầu dẫn độ; và
e) Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nơi cư trú và các thông tin cần thiết khác về người bị yêu cầu dẫn độ.
2. Yêu cầu dẫn độ phải kèm theo các tài liệu sau đây:
a) Tóm tắt nội dung của vụ án;
b) Văn bản về các điều luật quy định các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh, hình phạt đối với tội phạm đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thời hiệu thi hành hình phạt;
c) Giấy tờ chứng nhận quốc tịch và nơi cư trú của người bị yêu cầu dẫn độ (nếu có); và
d) Các tài liệu khác mô tả nhận dạng và ảnh của người bị yêu cầu dẫn độ (nếu có).
3. Nếu yêu cầu dẫn độ đối với người chưa bị kết án, thì còn phải kèm theo:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu dẫn độ; và
b) Văn bản xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hoặc giam giữ đó.
4. Khi yêu cầu dẫn độ đối với người đã bị kết tội và tuyên án, thì còn phải kèm theo:
a) Bản sao bản án kết tội do Tòa án của Bên yêu cầu dẫn độ tuyên; và
b) Văn bản xác nhận bản án đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào chưa được giải quyết xong đồng thời xác định phần hình phạt chưa thi hành.
5. Yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được ký và đóng dấu bởi người và cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu. Các tài liệu gốc hoặc bản sao y bản chính của các tài liệu này không phải chứng nhận hay chứng thực.
6. Trường hợp yêu cầu dẫn độ đối với người bị kết án vắng mặt, sẽ được áp dụng khoản 4 Điều này như đối với người này bị buộc tội về tội phạm mà người này đã bị kết án.
7. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng chứng cứ hoặc thông tin đã cung cấp không đầy đủ để đưa ra quyết định về việc dẫn độ theo Hiệp định này, thì Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp chứng cứ hoặc thông tin bổ sung trong thời hạn do Bên này ấn định.
8. Yêu cầu dẫn độ và các tài liệu kèm theo phải được gửi cùng một bản dịch chứng thực ra ngôn ngữ chính thức của Bên được yêu cầu hoặc tiếng Anh.
ĐIỀU 7
Thông tin bổ sung
1. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin đã cung cấp kèm theo yêu cầu dẫn độ không đầy đủ để xem xét việc dẫn độ theo Hiệp định này, thì Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp các thông tin bổ sung trong thời hạn do Bên này ấn định.
2. Nếu người bị yêu cầu dẫn độ đang bị bắt giữ và các thông tin bổ sung đã cung cấp theo Hiệp định này không đầy đủ hoặc không nhận được trong thời hạn ấn định, thì người này có thể được trả tự do. Việc trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ nói trên không cản trở Bên yêu cầu đưa ra yêu cầu mới về dẫn độ người đó.
3. Trường hợp trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ theo khoản 2 Điều này, Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu ngay khi có thể.
ĐIỀU 8
Bắt khẩu cấp
1. Trong trường hợp khẩn cấp, một Bên có thể, thông qua Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), kênh ngoại giao và trực tiếp giữa các Cơ quan trung ương yêu cầu bắt khẩn cấp người bị yêu cầu dẫn độ trong khi chờ yêu cầu dẫn độ chính thức qua Cơ quan trung ương. Yêu cầu bắt khẩn cấp sẽ được lập bằng văn bản và được chuyển thông qua bất kỳ phương tiện nào kể cả các phương tiện điện tử.
2. Yêu cầu bắt khẩn cấp phải có các nội dung sau:
a) Văn bản về lý do cấp thiết của việc gửi yêu cầu;
b) Mô tả về người bị yêu cầu bắt để dẫn độ, bao gồm cả ảnh và dấu vân tay, nếu có thể;
c) Nơi cư trú của người bị yêu cầu bắt để dẫn độ, nếu biết;
d) Văn bản về các tội phạm được cho là do người này thực hiện hoặc tội phạm mà người này bị kết án;
e) Văn bản mô tả tóm tắt về hành vi cấu thành mỗi tội phạm;
f) Văn bản về lệnh bắt hoặc bản cáo trạng hoặc bản án đối với người bị yêu cầu;
g) Văn bản về hình phạt có thể hoặc đã được áp dụng đối với các tội phạm; và
h) Văn bản khẳng định rằng yêu cầu dẫn độ đối với người bị bắt sẽ gửi sau.
3. Khi nhận được yêu cầu bắt khẩn cấp, Bên được yêu cầu sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo đảm việc bắt giữ người bị yêu cầu và thông báo ngay kết quả cho Bên yêu cầu.
4. Một người bị bắt giữ theo yêu cầu bắt khẩn cấp có thể được trả tự do sau sáu mươi (60) ngày kể từ ngày người đó bị bắt giữ nếu Bên được yêu cầu không nhận được yêu cầu dẫn độ cùng các tài liệu như quy định tại Điều 6 của Hiệp định này.
5. Việc trả tự do cho một người theo khoản 4 của Điều này sẽ không cản trở việc dẫn độ người này nếu sau đó lại nhận được yêu cầu dẫn độ.
ĐIỀU 9
Nhiều yêu cầu dẫn độ đối với một người
1. Trường hợp nhận được yêu cầu dẫn độ từ hai hay nhiều quốc gia đối với cùng một người về cùng một tội phạm hay nhiều tội phạm khác nhau, thì Bên được yêu cầu sẽ quyết định dẫn độ người đó cho một trong các quốc gia nói trên và thông báo quyết định của mình cho các quốc gia.
2. Khi quyết định quốc gia để dẫn độ người đó, thì Bên được yêu cầu phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn đối với các yếu tố sau:
a) Quốc tịch và nơi thường trú của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Các yêu cầu được lập theo Hiệp định;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện mỗi tội phạm;
d) Lợi ích của các quốc gia yêu cầu;
e) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
f) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các quốc gia yêu cầu; và
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ.
ĐIỀU 10
Chuyển giao người bị dẫn độ
1. Ngay sau khi có quyết định về yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu sẽ thông báo quyết định đó cho Cơ quan trung ương của Bên yêu cầu qua đường ngoại giao. Nếu từ chối dẫn độ thì phải cho biết lý do,
2. Bên được yêu cầu sẽ chuyển giao người bị dẫn độ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tại một địa điểm trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu mà hai Bên chấp thuận.
3. Bên yêu cầu sẽ đưa người bị dẫn độ ra khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu trong một thời hạn hợp lý do Bên được yêu cầu ấn định; nếu trong thời hạn trên mà người đó chưa được chuyển đi thì Bên được yêu cầu có thể trả tự do cho người đó và thông báo cho Bên yêu cầu, đồng thời có thể từ chối việc dẫn độ người này về cùng tội phạm đó.
4. Nếu có tình huống phát sinh vượt quá khả năng kiểm soát của một Bên, cản trở Bên đó chuyển giao hay tiếp nhận người bị dẫn độ thì phải thông báo cho Bên kia biết. Trường hợp này sẽ không áp dụng các quy định nêu tại khoản 3 Điều này. Hai Bên sẽ cùng nhau thỏa thuận để đưa ra thời hạn mới để chuyển giao hoặc tiếp nhận người bị dẫn độ nhưng không quá thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày thỏa thuận.
ĐIỀU 11
Chuyển giao hoặc chuyển giao tạm thời tài sản liên quan đến người bị dẫn độ
1. Trong phạm vi pháp luật của Bên được yêu cầu cho phép và bảo đảm quyền lợi hợp lý của Bên thứ ba, theo đề nghị của Bên yêu cầu, tất cả tài sản do phạm tội mà có hoặc cần để làm vật chứng được tìm thấy trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu sẽ được chuyển giao nếu việc dẫn độ được chấp thuận.
2. Theo khoàn 1 Điều này, những tài sản nêu trên sẽ được chuyển giao cho Bên yêu cầu nếu Bên này đề nghị, kể cả khi việc dẫn độ không thể thực hiện được bao gồm nhưng không giới hạn trong các trường hợp không thể thực hiện việc dẫn độ vì người bị yêu cầu bị chết, mất tích hoặc trốn thoát.
3. Khi pháp luật của Bên được yêu cầu quy định hoặc vì quyền lợi của Bên thứ ba, bất kỳ tài sản nào bị chuyển giao sẽ được hoàn trả lại miễn phí cho Bên được yêu cầu nếu Bên đó đề nghị.
4. Nếu các tài sản nêu trên cần thiết để phục vụ điều tra hoặc truy tố, xét xử một tội phạm ở Bên được yêu cầu thì việc chuyển giao tài sản có thể trì hoãn cho đến khi kết thúc việc điều tra hoặc truy tố, xét xử, hoặc có thể chuyển giao với điều kiện sẽ phải trả lại sau khi kết thúc thủ tục tố tụng ở Bên yêu cầu.
ĐIỀU 12
Dẫn độ lại
Nếu người bị dẫn độ trốn tránh các thủ tục tố tụng hình sự ở Bên yêu cầu và quay trở lại lãnh thổ của Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó về cùng một tội phạm.
ĐIỀU 13
Quy tắc đặc biệt
1. Một người bị dẫn độ theo Hiệp định này sẽ không bị giam giữ, xét xử hay trừng phạt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, trừ trường hợp đối với:
a) Tội phạm đã được chấp nhận dẫn độ hoặc tội tuy có tên gọi khác nhưng dựa trên cùng các tình tiết đã được chấp thuận dẫn độ với điều kiện tội đó là tội có thể bị dẫn độ hoặc một tội nhẹ hơn;
b) Tội phạm mà người bị dẫn độ đã thực hiện hoặc tội khác mà người này có thể bị kết án trên cơ sở các sự kiện đã được kiểm chứng được nêu trong yêu cầu dẫn độ đối với người đó;
c) Theo pháp luật trong nước của Bên được yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đồng ý với việc giam giữ, xét xử hay trừng phạt người đó về tội đó.
Theo quy định của khoản này:
i) Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp các tài liệu nêu tại Điều 6 của Hiệp định này;
ii) Bản sao lời khai của người bị yêu cầu dẫn độ sẽ được gửi cho Bên được yêu cầu, nếu có; và
iii) Trong thời gian yêu cầu đang được xử lý, người bị dẫn độ có thể bị Bên yêu cầu giam giữ theo thời hạn mà Bên được yêu cầu cho phép.
2. Người bị dẫn độ theo Hiệp định này không thể bị dẫn độ cho quốc gia thứ ba về tội đã thực hiện trước khi người đó bị dẫn độ trừ trường hợp Bên được yêu cầu đồng ý.
3. Khoản 1 và khoản 2 của Điều này không cản trở việc giam giữ, xét xử hay trừng phạt người bị dẫn độ hoặc dẫn độ người đó đến nước thứ ba nếu:
a) Người đó rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi dẫn độ và tự nguyện quay trở lại lãnh thổ đó;
b) Người đó không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày người đó được tự do rời đi.
ĐIỀU 14
Thông báo kết quả
Bên yêu cầu sẽ thông báo trước cho Bên được yêu cầu các thông tin liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ hoặc việc dẫn độ lại người đó cho nước thứ ba.
ĐIỀU 15
Quá cảnh
1. Trong phạm vi được pháp luật nước mình cho phép, việc chuyển giao người bị dẫn độ cho một trong các Bên từ một nước thứ ba, có quá cảnh qua lãnh thổ của Bên kia sẽ được phép thực hiện khi có văn bản yêu cầu gửi tới Cơ quan trung ương.
2. Trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì không yêu cầu phải xin phép quá cảnh. Nếu tiến hành việc hạ cánh không dự định trước trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì Bên đó có thể yêu cầu Bên kia gửi yêu cầu xin quá cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Bên đó phải giam giữ người bị dẫn độ đang chờ quá cảnh cho đến khi nhận được yêu cầu quá cảnh và việc quá cảnh được cho phép, với điều kiện là phải nhận được yêu cầu trong vòng bốn (04) ngày (96 giờ) từ lúc hạ cánh không dự định trước.
ĐIỀU 16
Chi phí
1. Bên được yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí về các thủ tục trong phạm vi thẩm quyền của mình phát sinh từ yêu cầu dẫn độ.
2. Bên được yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trên lãnh thổ của mình liên quan đến việc bắt và giam giữ người bị dẫn độ hoặc liên quan đến việc thu giữ và chuyển giao tài sản.
3. Bên yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trong việc chuyển người bị dẫn độ từ lãnh thổ của Bên được yêu cầu và chi phí quá cảnh.
ĐIỀU 17
Cơ quan trung ương
1. Vì mục đích của Hiệp định này, các Bên sẽ liên lạc trực tiếp thông qua Cơ quan trung ương trừ trường hợp trong Hiệp định này quy định khác.
- Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan trung ương là Bộ Công an;
- Đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca, Cơ quan trung ương là Bộ phụ trách về Quốc phòng.
2. Trường hợp một trong hai Bên thay đổi Cơ quan trung ương của mình thì sẽ thông báo ngay khi có thể cho Bên kia về việc thay đổi này thông qua đường ngoại giao.
ĐIỀU 18
Giải quyết bất đồng
1. Các Cơ quan trung ương sẽ nỗ lực cùng nhau giải quyết mọi bất đồng phát sinh từ việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này.
2. Trường hợp các Cơ quan trung ương không giải quyết được bất đồng, các Bên sẽ giải quyết thông qua kênh ngoại giao.
ĐIỀU 19
Tham vấn
1. Theo yêu cầu của một trong hai Bên, các Bên sẽ tiến hành tham vấn liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này.
2. Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ phụ trách về Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lan-ca có thể tham vấn trực tiếp với nhau về quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể và duy trì, cải thiện các thủ tục để thực hiện Hiệp định này.
ĐIỀU 20
Nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế
Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các Bên phát sinh từ các điều ước quốc tế khác mà các Bên là thành viên.
ĐIỀU 21
Sửa đổi
Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hiệp định này được các Bên thống nhất sẽ có hiệu lực theo cùng cách thức như chính Hiệp định này.
ĐIỀU 22
Hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của Hiệp định
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn theo pháp luật của mỗi Bên. Mỗi Bên sẽ thông báo cho Bên kia ngay khi có thể, bằng văn bản, thông qua kênh ngoại giao, về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết để Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai kể từ ngày văn kiện phê chuẩn sau cùng được thông báo.
2. Hiệp định này có giá trị vô thời hạn. Tuy nhiên, mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia vào bất kỳ thời điểm nào, Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày Bên kia nhận được thông báo đó.
3. Trong trường hợp Hiệp định này chấm dứt, Hiệp định vẫn tiếp tục được áp dụng đối với với các yêu cầu dẫn độ đã được gửi trước ngày việc chấm dứt Hiệp định có hiệu lực.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây, được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Hiệp định này được làm thành hai bản tại Cô-lôm-bô ngày 07 tháng 4 năm 2014 bằng tiếng Việt, tiếng Sinhala và tiếng Anh, mỗi bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp nảy sinh bất đồng trong việc giải thích Hiệp định này thì sẽ căn cứ vào bản tiếng Anh.
THAY MẶT | THAY MẶT |
TREATY
ON EXTRADITION BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND THE DEMOCRATIC SOCIALIST REPUBLIC OF SRI LANKA
The Socialist Republic of Viet Nam and the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka (hereinafter referred individually to as the Party and collectively as the Parties),
Desiring to provide for more effective cooperation between the two countries in the prevention and suppression of crime, and to facilitate relations between the two countries in the area of extradition by concluding a treaty on extradition,
Have agreed as follows:
ARTICLE 1
Obligation to Extradite
Each Party agrees to extradite to the other Party, in accordance with the provisions of this Treaty and the laws of countries concerned, any person who is found in its territory and sought by the other Party for prosecution, trial, or execution of sentence for an extraditable offence, whether such offence was committed before or after the entry into force of this Treaty.
ARTICLE 2
Extraditable Offences
1. For the purposes of this Treaty, extraditable offences are offences which, at the time of the request, are punishable under the laws of both Parties by an imprisonment for a period of at least one (01) year or by a more severe penalty.
2. An offence shall also be an extraditable offence if it involves an attempt to conspire, aiding or abetting the commission of or being an abettor to, an offence described in paragraph 1 of this Article.
3. Where the request for extradition relates to a person sentenced to imprisonment by a court of the Requesting Party for any extraditable offence, extradition shall be granted only if a period of at least six (06) months of the sentence remains to be served.
4. For the purposes of this Article, in determining whether an offence is an offence against the laws of both Parties:
a) it shall not matter whether the laws of the Parties place the conduct constituting the offence within the same category of offence or denominate the offence by the same terminology;
b) the totality of the conduct alleged against the person whose extradition is sought shall be taken into account under the laws of the Parties,
5. Where extradition of a person is sought for an offence against a law relating to taxation, foreign exchange control or other revenue matters, extradition shall not be refused on the grounds that the law of the Requested Party does not impose the same kind of tax or does not contain a tax or exchange regulation of the same kind as the law of the Requesting Party.
6. Where the offence has been committed outside the territory of the Requesting Party, extradition shall be granted where the law of the Requested Party provides for the punishment of an offence committed outside its territory in similar circumstances. Where the law of the Requested Party does not so provide, the Requested Party may, in its discretion, grant extradition.
7. If the request for extradition refers to several offences, each of which is punishable under the laws of both Parties, but some of which do not fulfil the other conditions set out in paragraphs 1 and 2 of this Article, extradition may be granted for the offences, provided that the person is to be extradited for at least one extraditable offence.
ARTICLE 3
Refusal of Extradition
1. Extradition shall not be granted in any of the following circumstances:
a) the person whose extradition is requested is a citizen of the Requested Party;
b) the person whose extradition is requested cannot be prosecuted due to the lapse of time under the statute of limitations of the Requested Party;
c) the person whose extradition is requested for prosecution has been convicted under a final judgment by a competent court for the conduct to which the request relates or the case has been set aside according to the criminal procedural law of the Requested Party;
d) where the request for extradition relates to more than one offense and each of which is punishable under the law of the Requesting Party but does not fall under Article 2 of this Treaty;
e) an offence for the request of exttadition is in the field of military;
f) in the opinion of the Requested Party, there are reasonable grounds to believe that the request for extradition has been presented with a view to prosecuting or punishing the person sought by reason of race, religion, sex, citizenship, social status, or political opinions.
2. Extradition can be refused in any of the following circumstances:
a) the Requested Party in accordance with its law has jurisdiction over the offence tor which the request for extradition is made. In this case, the competent authority of the Requested Party shall institute proceeding against the person sought;
b) the person whose extradition is requested is being prosecuted in the Requested Party for the offence for which extradition is requested.
3. In the case of refusal of extradition, the Requested Party is required to inform the Requesting Party of this in writing within a reasonable time with reasons for such refusal.
ARTICLE 4
Postponement of Extradition and Temporary Extradition
1. When the person sought is being investigated, prosecuted or has been tried or is serving a sentence in the Requested Party for an offence other than that for which extradition is requested, the Requested Party may postpone the extradition of the person sought until the conclusion of the proceeding or the service of the whole or any part of the sentence imposed. The Requested Party shall inform the Requesting Party of any postponement. When the conditions of the postponement no longer exist, the Requested Party shall inform as soon as practicable the Requesting Party and resume the process for extradition unless otherwise informed by the Requesting Party.
2. When the postponement of extradition refereed to in the paragraph 1 would bar the criminal proceedings due to the lapse of time or create a serious difficulty for the proceedings, the Requested Party may, at the request of the Requesting Party and pursuant to its laws, grant temporary extradition of the person whose extradition is sought.
3. The person whose temporary extradition is granted shall be returned as soon as the criminal proceedings are completed or the mutually agreed time permitted for the request for temporary extradition ends. The Requested Party may extend, upon request, the time period initially agreed, if it deems that reasonable grounds for such extension exist.
ARTICLE 5
Extradition of citizens
1. Neither of the Parties shall be bound to extradite its own citizens under this Treaty.
2. If extradition is refused solely on the basis of the citizenship of the person sought, the Requested Party shall, at the request of the Requesting Party, submit the case to its authorities for prosecution in accordance with the national laws of both Parties,
3. Citizenship shall be determined at the time of the commission of the offence for which extradition is requested.
ARTICLE 6
Extradition Procedures
1. The request for extradition under this Treaty shall be made in writing and exchanged through the Central Authorities defined in Article 17 of this Treaty. The request for extradition shall include the following particulars:
a) date and place of the request;
b) reasons for requesting extradition;
c) name and address of the competent authority requesting extradition;
d) name and address of the competent authority to which the request for extradition is made; and
e) necessary information about the person whose extradition is requested, particularly his or her name, sex, date of birth, citizenship and residence.
2. The request shall be accompanied by the following documents:
a) a statement of facts of the case;
b) a statement of the laws describing the essential elements and the designation of the offence, the punishment for the offence, and the time limit for prosecution or enforcement of the sentence imposed;
c) documents certifying the citizenship and residence of the person whose extradition is requested (if any); and
d) documents which describe the identity and the photo of the person (if available) whose extradition is requested.
3. If the request relates to an accused person, it must also be accompanied by:
a) a copy of the warrant of arrest or detention issued by a competent authority in the Requesting Party; and
b) a document certifying that the person sought is the person to whom the warrant of arrest or detention refers.
4. If the request relates to a person already convicted and sentenced, it shall also be accompanied by:
a) a copy of the judgment of conviction imposed by a court in the Requesting Party; and
b) a statement that the judgment is final and no further proceedings are pending and showing how much of the sentence has not been carried out.
5. The extradition request and supported documents shall be signed and sealed by the competent official and authority of the Requesting Party. The original documents or true copies of such documents are exempted from authentication.
6. In relation to a convicted person who was not present at his/her trial, the person shall be treated for the purposes of paragraph 4 of this Article as if he/she had been accused of the offence of which he/she was convicted.
7. If the Requested Party considers that the evidence produced or information supplied for the purposes of this Treaty is not sufficient in order to enable a decision to be taken as to the request, additional evidence or information shall be submitted within such time as the Requested Party shall require.
8. The request for extradition and its supported documents must be accompanied by a certified translation into the official language of the Requested Party or the language of English.
ARTICLE 7
Supplementary Information
1. If the Requested Party considers that the information furnished in support of a request for extradition is not sufficient in accordance with this Treaty to enable extradition to be granted, that Party may request that supplementary information be furnished within such time as it may specify.
2. If the person whose extradition is sought is under arrest and the supplementary information furnished is not sufficient in accordance with this Treaty or is not received within the time specified, the person may be released from custody. Such release shall not preclude the Requesting Party from making a new request for the extradition of the person.
3. When the person is released from custody in accordance with paragraph 2, the Requested Party shall notify the Requesting Party as soon as practicable.
ARTICLE 8
Provisional Arrest
1. In case of urgency, a Party may apply by means of the facilities of the International Criminal Police Organisation (INTERPOL), diplomatic channels and directly between the Central Authorities for the provisional arrest of the person sought, pending the presentation of the request for extradition through the Central Authorities. The application shall be made in writing and transmitted by any means including electronic means.
2. The application shall contain:
a) statement about the reasons for urgency prompting the making of the application;
b) a description of the person sought, including, if possible, a photo or fingerprints;
c) the location of the person sought, if known;
d) a statement of the offences allegedly committed by the person, or of which he or she has been convicted;
e) a concise statement of the conduct alleged to constitute each offence;
f) a statement of the existence of a warrant of arrest, or finding of guilt or judgment of conviction, against the person sought;
g) a statement of the sentence that can be, or has been, imposed for the offences; and
h) a statement that a request for the extradition of the person is to follow.
3. On receipt of such an application the Requested Party shall take the necessary steps to secure the arrest of the person sought and the Requesting Party shall be notified as soon as practicable of the result of its application.
4. A person arrested upon such an application may be set at liberty upon the expiration of sixty (60) days from the date of that person’s arrest if a request for extradition, supported by the documents specified in Article 6 of this Treaty, has not been received.
5. The release of a person pursuant to paragraph 4 of this Article shall not prevent the institution of proceedings to extradite the person sought, if the extradition request is subsequently received.
ARTICLE 9
Concurrent Requests
1. Where requests are received from two or more States for the extradition of the same person either for the same offence or for different offences, the Requested Party shall determine to which of those States the person is to be extradited and shall notify those States of its decision.
2. In determining to which State a person is to be extradited, the Requested Party shall consider all relevant factors, including but not limited to:
a) the citizenship and the ordinary place of residence of the person sought;
b) whether the requests were made pursuant to treaty;
c) the time and place where each offence was committed;
d) the respective interests of the requesting States;
e) the gravity of the offences;
f) the citizenship of the victim;
g) the possibility of further extradition between the requesting States; and
h) the respective dates of the requests,
ARTICLE 10
Surrender
1. The Requested Party shall, as soon as a decision on the request for extradition has been made, communicate that decision to the Central Authority of the Requesting Party through diplomatic channels. Reasons shall be given for refusal of a request for extradition.
2. The Requested Party shall surrender the person sought to the competent authorities of the Requesting Party at a location in the territory of the Requested Party acceptable to both Parties.
3. The Requesting Party shall remove the person from the territory of the Requested Party within such reasonable period as the Requested Party specifies and, if the person is not removed within that period, the Requested Party may set that person at liberty and shall inform the Requesting Party and may refuse extradition of the same person for the same offence,
4. If circumstances beyond its control prevent a Party from surrendering or removing the person to be extradited, it shall notify the other Party, and in this case the provisions of paragraph 3 of this Article shall not apply. The Parties shall mutually decide upon a new date of surrender or removal, which shall not be later than sixty (60) days from the date of the decision.
ARTICLE 11
Surrender or Temporary Transfer of Property Relating to an Extradited Person
1. To the extent permitted under the law of the Requested Party and subject to the rights of third States which shall be duly respected, all property found in the Requested Party that has been acquired as a result of the offence or may be required as evidence shall be surrendered if extradition is granted and the Requesting Party so requests.
2. Subject to paragraph 1 of this Article, the abovementioned property shall, if the Requesting Party so requests, be surrendered to the Requesting Party even if the extradition cannot be carried out, including but not limited to circumstances where the extradition cannot be carried out because of the death, disappearance or escape of the person sought.
3. Where the law of the Requested Party or the rights of third States so require, any articles so surrendered shall be returned to the Requested Party free of charge if that Party so requests.
4. If the abovementioned property is required for an investigation or prosecution of an offence in the Requested Party, then the delivery of that property may be delayed until the completion of the investigation or prosecution, or it may be delivered on condition that it shall be returned after the conclusion of the proceedings in the Requesting Party.
ARTICLE 12
Re-extradition
Where the person extradited has absconded the criminal proceeding against him/her in the requesting State and returned to the territory of the Requested Party, the Requesting Party may submit a request for re-extradition of that person for the same offence.
ARTICLE 13
Rule of Speciality
1. A person extradited under this Treaty may not be detained, tried, or punished in the Requesting Party except for:
a) the offence for which extradition has been granted or a differently denominated offence based on the same facts, on which such extradition was granted, provided such offence is extraditable or is a lesser included offence;
b) an offence in respect of which he/she was extradited, or another offence in respect of which he/she could be convicted based on the proven facts used to support the request for his/her extradition; or
c) an offence for which the competent authority according to the domestic law of the Requested Party consents to the person's detention, trial, or punishment for an offence.
For the purposes of this subparagraph:
i) the Requested Party may require to submit the documents called for in Article 6 of this Treaty;
ii) a copy of the statement, if any, made by the person in respect of whom the extradition is requested shall be submitted to the Requested Party; and
iii) the person extradited may be detained by the Requesting Party for such period of time as the Requested Party may authorize, while the request is being processed.
2. A person extradited under this Treaty may not be extradited to a third State for an offence committed prior to his/her extradition unless the Requested Party consents.
3. Paragraphs 1 and 2 of this Article shall not prevent the detention, trial, or sentence of an extradited person or the extradition of that person to a third State, if:
a) that person leaves the territory of the Requesting Party after extradition and voluntarily returns to it; or
b) that person does not leave the territory of the Requesting Party within sixty (60) days of the day on which that person is free to leave.
ARTICLE 14
Notification of the Results
The Requesting Party shall notify the Requested Party in advance of the information relating to the proceedings against or the execution of sentence upon the person extradited or the re-extradition of that person to a third State.
ARTICLE 15
Transit
1. To the extent permitted by its laws, transferring of a person surrendered to one Party by a third State through the territory of the other Party shall be authorized on the request in writing made through the Central Authorities.
2. Authorization for transit shall not be required when air transport is to be used and no landing is scheduled in the territory of the Party of transit. If an unscheduled landing occurs in the territory of that Party, it may require the other Party to furnish a request for transit as provided in paragraph 1 of this Article. That Party shall detain the person to be transferred until the request for transit is received and the transit is effected, so long as the request is received within four (04) days (96 hours) of the unscheduled landing.
ARTICLE 16
Costs
1. The Requested Party shall meet the costs of any proceedings in its jurisdiction arising out of a request for extradition.
2. The Requested Party shall bear the costs incurred in its territory in connection with the arrest and detention of the person whose extradition is sought, or the seizure and surrender of property.
3. The Requesting Party shall bear the costs incurred in conveying the person whose extradition is granted from the territory of the Requested Party and the costs of transit.
ARTICLE 17
Central Authorities
1. For the purpose of this Treaty, the Parties shall communicate directly through then Central Authorities except provided otherwise in this Treaty.
The Central Authority for the Socialist Republic of Viet Nam shall be the Ministry of Public Security.
The Central Authority for the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka shall be the Ministry in charge of the subject of Defence.
2. In case either Party changes its Central Authority, it shall, as soon as practicable, notify the other Party of the same through diplomatic channels.
ARTICLE 18
Settlement of Disputes
1. The Central Authorities shall endeavour to mutually resolve any dispute arising out of the interpretation, application or implementation of this Treaty.
2. If the Central Authorities are unable to resolve the dispute mutually, it shall be resolved through diplomatic channels.
ARTICLE 19
Consultation
1. The Parties shall consult, at the request of either Party, concerning the interpretation and the application of this Treaty.
2. The Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry in charge of the subject of Defence of the Democratic Socialist Republic of Sri Lanka may consult with each other directly in connection with the processing of individual requests and in furtherance of maintaining and improving procedures for the implementation of this Treaty.
ARTICLE 20
Obligations under other International Agreements
The present Treaty shall not affect the rights and obligations of the Parties arising from other international Agreements to which they are parties.
ARTICLE 21
Amendments
Any amendment or modification to this Treaty agreed to by the Parties shall come into force in the same manner as the Treaty itself.
ARTICLE 22
Entry into Force and Termination
1. This Treaty shall be subject to ratification under the laws of each Party. Each Party shall notify the other as soon as practicable, in writing, through diplomatic channels, upon the completion of its legal procedures required for the entry into force of this Treaty. The Treaty shall come into force on the first day of the second month of the date of the last notification.
2. The Treaty shall remain in force for an indefinite period. It may, however, be terminated by either of the Parties giving a written notice of termination to other Party. The termination shall come into effect six (06) months after the date on which such notice is received by the other Party.
3. Notwithstanding any termination, this Treaty shall continue to apply to the extradition requests made before the date on which such termination takes effect.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorized by their respective States, have signed this Treaty.
Done in duplicate at Colombo on the 7th day of April 2014, in the Vietnamese, Sinhala and English languages, all texts being equally authentic. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE SOCIALIST | FOR THE DEMOCRATIC |
01 | Văn bản căn cứ |
Bộ Ngoại giao ra Thông báo 45/2017/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và Xri Lan-ca
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Ngoại giao |
Số hiệu: | 45/2017/TB-LPQT |
Loại văn bản: | Thông báo |
Ngày ban hành: | 30/10/2017 |
Hiệu lực: | 01/12/2017 |
Lĩnh vực: | Ngoại giao |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Thị Tuyết Mai |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |