hieuluat

Bộ Ngoại giao ra Thông báo 50/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định giữa Việt Nam và Bun-ga-ri về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giaoSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:50/2017/TB-LPQTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Lê Hải Triều
    Ngày ban hành:28/12/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:16/10/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Ngoại giao
  • BỘ NGOẠI GIAO
    -------

    Số: 50/2017/TB-LPQT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2017

    THÔNG BÁO

    VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

    Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

    Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bun-ga-ri về hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, ký tại Xô-phi-a, ngày 05 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 16 tháng 10 năm 2017.

    Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

    TL. BỘ TRƯỞNG
    KT.
    VỤ TRƯỞNG
    VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
    PHÓ VỤ TRƯỞNG





    Lê Hải Triều

    HIỆP ĐỊNH

    GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BUN-GA-RI VỀ HỢP TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

    Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Bun-ga-ri, sau đây gọi là “các Bên”;

    Với mong muốn hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm mua bán người;

    Trên cơ sở tôn trọng quyền con người, quy định của các điều ước quốc tế mà các Bên là thành viên và pháp luật trong nước của mỗi Bên;

    Nhằm góp phần vào sự phát triển và tăng cường mối quan hệ song phương;

    Đã thỏa thuận như sau:

    Điều 1

    Phạm vi hợp tác

    1. Các Bên nhất trí hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm sau:

    a) Tội chống loài người;

    b) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;

    c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép vũ khí, đạn dược, chất nổ và hàng hóa lưỡng dụng;

    d) Mua bán người, các bộ phận cơ thể người, bắt cóc và đưa người di cư bất hợp pháp;

    e) Tội phạm máy tính;

    f) Làm giả và lưu hành tiền giả và các phương tiện thanh toán giả;

    g) Lừa đảo, trộm cắp, cướp tài sản;

    h) Tội tham nhũng và rửa tiền;

    i) Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

    j) Tội buôn lậu, buôn bán hàng cấm và tội phạm về kinh tế khác;

    k) Tội phạm về môi trường;

    l) Tội lạm dụng tình dục trẻ em;

    m) Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia;

    n) Tội khủng bố và tài trợ khủng b;

    o) Các loại tội phạm khác mà hai Bên thấy cần thiết.

    2. Các Bên cũng sẽ hợp tác trên các lĩnh vực chống tội phạm, phòng ngừa và bảo vệ trật tự công cộng và các lĩnh vực khác mà các Bên cùng quan tâm trong đó có việc trao đổi chuyên gia, đào tạo sỹ quan cảnh sát, trao đổi các văn bản pháp luật và tài liệu liên quan đến nội dung trong Hiệp định này.

    Điều 2

    Nguyên tắc hợp tác

    1. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này và pháp luật hiện hành của mỗi nước, các Bên cam kết sẽ hợp tác toàn diện trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm.

    2. Việc hợp tác không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng của mỗi quốc gia.

    Điều 3

    Từ chối hợp tác

    1. Các cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ từ chối hợp tác trong các trường hợp sau:

    a) Xâm hại chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự công cộng cũng như các lợi ích thiết thực khác của mình; hoặc

    b) Trái với pháp luật quốc gia.

    2. Trường hợp không thực hiện hoặc không đồng ý hợp tác thì quyết định từ chối và lý do phải được thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu thấy vẫn có thể thực hiện yêu cầu đó trong những điều kiện nhất định thì thông báo ngay về các điều kiện đó cho Bên yêu cầu để Bên đó xem xét có tiếp tục yêu cầu với những điều kiện đó hay không.

    Điều 4

    Cơ quan đầu mối

    1. Các cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định này là:

    a) Về phía Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: Bộ Công an;

    b) Về phía Chính phủ nước Cộng hòa Bun-ga-ri là:

    - Bộ Nội vụ;

    - Cơ quan An ninh quốc gia.

    2. Các cơ quan đầu mối sẽ liên lạc với nhau để thực hiện các mục đích của Hiệp định này. Các cơ quan đầu mối sẽ thông báo cho nhau về chi tiết liên lạc qua các kênh ngoại giao cũng như bất kỳ thay đổi nào về vấn đề này.

    Điều 5

    Các hình thức hợp tác phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia

    Việc hợp tác đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sẽ được tiến hành trên các lĩnh vực sau đây:

    1. Trao đổi thông tin liên quan đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia theo yêu cầu hay sáng kiến đề xuất của một Bên;

    2. Trao đổi thông tin nghiệp vụ mà các Bên cùng quan tâm có liên quan;

    3. Trao đổi các văn bản pháp luật cũng như thông tin về các kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong công tác Cảnh sát.

    Điều 6

    Chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép vũ khí, đạn dược, chất nổ và hàng hóa lưỡng dụng

    1. Các Bên sẽ tăng cường việc trao đổi thông tin, kiến thức và chuyên môn và hợp tác ngăn chặn và phòng ngừa hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép vũ khí, đạn dược, chất nổ, vũ khí hủy diệt hàng loạt.

    2. Phù hợp với Hiệp định này, ng hóa lưỡng dụng được hiểu là các mặt hàng bao gồm phần mềm và công nghệ được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự và sẽ bao gồm tất các hàng hóa có thể được sử dụng cho cả việc sử dụng không gây nổ và hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân hoặc các thiết bị nổ hạt nhân khác.

    Điều 7

    Chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất

    1. Các Bên tăng cưng hợp tác trong khuôn khổ 3 Công ước của Liên hợp quốc về chống ma túy mà các Bên là thành viên: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thn năm 1971, Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần năm 1988.

    2. Các Bên sẽ:

    a) Trao đổi thông tin về việc chế biến, sản xuất, chiết xuất, chuẩn bị, chào hàng, rao bán, phân phối hàng hóa, giao nhận, môi giới gửi hàng, gửi quá cảnh, vận chuyển, xuất nhập khẩu các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất trái với quy định của pháp luật mỗi Bên;

    b) Xác định căn cước, địa chỉ và hoạt động của các cá nhân bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động buôn bán trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất;

    c) Hợp tác trong đấu tranh phòng, chống vận chuyển tiền hoặc tài sản do phạm các tội về ma túy mà có.

    Điều 8

    Chống làm giả, lưu hành tiền giả và các phương tiện thanh toán giả

    Các Bên sẽ:

    1. Trao đi thông tin liên quan đến việc làm tiền giả hoặc thay đổi giá trị tin tệ hoặc các phương tiện thanh toán khác cũng như việc làm giả lưu hành phương tiện thanh toán giả;

    2. Hợp tác phòng, chống các tội phạm liên quan đến tàng trữ, sử dụng các phương tiện thanh toán giả, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển và nhận tiền giả cũng như các phương tiện thanh toán giả khác;

    3. Hợp tác ngăn chặn việc làm giả, tiếp nhận hoặc sở hữu các loại vật tư, chương trình máy tính, kỹ thuật tạo ảnh đa chiều và các phương tiện khác để làm giả tiền hoặc thay đổi giá trị tiền tệ.

    Điều 9

    Chống mua bán người, các bộ phận cơ thể người, bắt cóc và đưa người di cư bất hợp pháp

    Các Bên sẽ trao đổi thông tin về:

    1. Hành vi mua bán người, các bộ phận cơ thể người; về các cá nhân và tổ chức tội phạm có liên quan;

    2. Các hình thức di cư bất hợp pháp, chống mua bán người;

    3. Các bộ phận cơ thể người, bắt cóc, đưa người di cư bất hợp pháp, các kênh di cư bất hợp pháp;

    4. Kinh nghiệm về các phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong công tác đu tranh phòng, chng mua bán người, các bộ phận cơ thể người và đưa người di cư bất hợp pháp.

    Điều 10

    Hợp tác chống tham nhũng và rửa tiền

    1. Các Bên triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 mà các Bên là thành viên.

    2. Các Bên sẽ hợp tác nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiểm soát, phát hiện việc vận chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới nhưng không gây trở ngại đối với các dòng vốn hợp pháp.

    Điều 11

    Trao đổi, sử dụng và bảo mật dữ liệu

    1. Các Bên hiểu rằng trong quá trình thực hiện Hiệp định này, dữ liệu cá nhân có thể được trao đổi. Các bên cam kết xử lý dữ liệu cá nhân một cách công bằng và phù hợp với luật pháp của mình. Việc trao đổi thông tin sẽ được thực hiện như sau:

    a) Cơ quan có thẩm quyền của các Bên sẽ nỗ lực tối đa hợp tác trao đổi thông tin liên quan đến việc phòng ngừa, phát hiện và điều tra các loại tội phạm nêu trong Hiệp định này, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia mỗi Bên;

    b) Việc trao đổi thông tin theo quy định tại Điều này bao gồm:

    i) Thông tin về hoặc có liên quan đến các cá nhân và tổ chức bị nghi ngờ liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, mua bán ma túy, rửa tiền, tội phạm có tổ chức và các tội phạm nghiêm trọng khác;

    ii) Thông tin về hành vi phạm tội hoặc các hoạt động chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội đó;

    iii) Thông tin về các biện pháp kiểm soát hoạt động mua bán trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất cũng như kinh nghiệm thực hiện các biện pháp này.

    2. Căn cứ theo luật pháp quốc gia các Bên, các Bên sẽ trao đổi, sử dụng và bảo mật dữ liệu trên cơ sở các nguyên tắc sau:

    a) Khi hoặc trước khi cung cấp dữ liệu, các Bên sẽ phải thông báo cho nhau về mục đích cũng như những hạn chế liên quan đến việc sử dụng, xóa hay hủy dữ liệu đó kể cả những hạn chế có thể có đối với việc tiếp cận dữ liệu nói chung và nội dung cụ thể nào đó nói riêng. Trong trường hợp sau khi cung cấp dữ liệu mới, các Bên thấy cần có những hạn chế đó thì sẽ thông báo cho nhau sau. Các Bên sẽ thông báo cho nhau về bất kỳ sự vi phạm nào về bảo mật dữ liệu và các biện pháp được thực hiện về vấn đề này.

    Bên được yêu cầu chuyển dữ liệu và Bên yêu cầu chuyển dữ liệu sẽ lưu hồ sơ về việc chuyển dữ liệu và duy trì việc cung cấp tài liệu về quá trình xử lý có liên quan. Bên tiếp nhận dữ liệu sẽ, theo yêu cầu, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền được phép chuyn dữ liệu cá nhân về quá trình xử lý của mình;

    b) Quyền và nghĩa vụ của Bên được yêu cu cung cấp dữ liệu:

    i) Bất kỳ dữ liệu nào do các Bên trao đổi chỉ được sử dụng cho mục đích và theo điều kiện do Bên được yêu cầu quy định và Bên được yêu cu có thể yêu cầu cung cấp thông tin về việc sử dụng các dữ liệu đó. Bên được yêu cầu cung cấp dữ liệu phải đảm bảo dữ liệu được chuyển giao kịp thời, chính xác và việc chuyển giao dữ liệu này là cần thiết và đáp ứng yêu cầu mục đích của Bên đề nghị cung cấp dữ liệu;

    ii) Bên được yêu cầu cung cấp sẽ xác định điều kiện về việc hủy dữ liệu được chuyển giao theo quy định pháp luật của nước đó. Dữ liệu đó sẽ bị hủy khi Bên yêu cầu cung cấp dữ liệu được thông báo dữ liệu này được thu thập hoặc cung cấp một cách bất hợp pháp hoặc đó là những dữ liệu không đúng, hoặc không nên cung cấp hoặc dữ liệu đó không còn cần thiết đối với mục đích, yêu cầu cung cấp thông tin, trừ trường hợp Bên cung cấp dữ liệu cho phép sử dụng các d liệu cá nhân đó vào mục đích khác. Bên yêu cầu cung cấp dữ liệu phải thông báo cho Bên được yêu cầu cung cấp dữ liệu về việc hủy bất cứ những dữ liệu nào mà Bên cung cấp dữ liệu chuyển giao;

    iii) Các dữ liệu được trao đổi chỉ có thể được tiết lộ cho các Bên thứ ba nếu có sự đng ý bằng văn bản của Bên được yêu cầu cung cấp dữ liệu và phù hợp với pháp luật trong nước của mình.

    c) Quyn và nghĩa vụ của Bên yêu cầu cung cấp dữ liệu:

    i) Bên yêu cầu không sử dụng những dữ liệu này cho các mục đích khác ngoài những mục đích đã được quy định trong Hiệp định này và vì đó mà những dữ liệu này được cung cấp;

    ii) Theo yêu cầu của Bên cung cấp dữ liệu, Bên dữ liệu được chuyn đến, sẽ cung cấp thông tin về việc sử dụng và kết quả đạt được từ việc sử dụng những dữ liệu này.

    d) Các Bên sẽ cung cấp các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết cho việc bảo mật dữ liệu được trao đổi chống lại sự thất lạc do vô ý, sự phá hủy do vô ý hoặc sự phá hủy bất hợp pháp, việc truy cập trái phép, thay đổi, phổ biến, phá hủy hoặc xóa dữ liệu.

    Điều 12

    Hợp tác đào tạo

    Các Bên hợp tác đào tạo cán bộ cho Bên kia các kỹ thuật nghiệp vụ nhằm mục đích phòng, chống, điều tra, lãnh đạo và quản lý.

    Điều 13

    Trao đổi kỹ thuật

    Các Bên sẽ cung cấp cho nhau thông tin về các biện pháp kỹ thuật mới liên quan đến điều tra và khám phá tội phạm và bảo mật thông tin.

    Điều 14

    Trao đổi thông tin mật

    Các Bên sẽ trao đổi thông tin mật căn cứ theo Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Bun-ga-ri về cùng bảo vệ và trao đổi tin mật, có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2012.

    Điều 15

    Chi phí

    1. Cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu sẽ thanh toán tất cả các chi phí thông thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các cơ quan đầu mối.

    2. Cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu sẽ chịu tất cả các chi phí đi lại và sinh hoạt cho đại diện của mình trừ khi có thỏa thuận khác.

    Điều 16

    Giải quyết tranh chấp

    Bất cứ tranh chp nào phát sinh từ việc giải thích, áp dụng hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua đàm phán giữa các cơ quan đầu mối.

    Điều 17

    Phù hợp với các thỏa thuận khác

    Hiệp định, này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế khác mà mỗi Bên là thành viên.

    Điều 18

    Điều khoản cuối cùng

    1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày một Bên nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản của Bên kia qua đường ngoại giao về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.

    2. Hiệp định này có thể được sửa đổi khi có sự đồng thuận của các Bên và những sửa đổi này sẽ được coi là phần bổ sung của Hiệp định. Các sửa đổi Hiệp định sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.

    3. Hiệp định này có giá trị trong thời hạn năm (05) năm và sau đó sẽ được mặc nhiên gia hạn từng năm (05) năm mt, trừ khi một Bên thông báo cho Bên kia trước sáu (06) tháng bằng văn bản về ý định chấm dứt hiệu lực. Việc chm dứt hiệu lực này sẽ không làm ảnh hưởng đến những dự án hoặc chương trình hợp tác đang thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định.

    Làm tại Sofia ngày 05 tháng 6 năm 2015, thành hai bản chính, mi bản bng tiếng Việt, tiếng Bun-ga-ri và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở.

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM




    LÊ QUÝ VƯƠNG
    Thứ trưởng Bộ Công an

    THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA BUN-GA-RI




    KRASIMIR TSIPOV
    Thứ trưởng Bộ Nội vụ

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Điều ước quốc tế của Quốc hội, số 108/2016/QH13
    Ban hành: 09/04/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X