hieuluat

Thông tư liên tịch 02/1999/TTLT/BNG-BTM thực hiện Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mạiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:02/1999/TTLT/BNG-BTMNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Chu Tuấn Cáp, Mai Văn Dâu
    Ngày ban hành:17/11/1999Hết hiệu lực:15/07/2020
    Áp dụng:02/12/1999Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Cơ cấu tổ chức, Thương mại-Quảng cáo
  • THÔNG TƯ

    LIÊN TỊCH BỘ NGOẠI GIAO - BỘ THƯƠNG MẠI
    SỐ 02/1999/TTLT/BNG-BTM NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 1999
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN THUỘC
    NGHỊ ĐỊNH SỐ 183/CP NGÀY 18/11/1994 CỦA CHÍNH PHỦ
    QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

     

    Thực hiện các Điều 245, 246 Luật Thương mại, các Điều 10, 17, 23 Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài và các Điều 1, 4, 7, 12, 13, 14, 26 Nghị định số 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh trên, Liên bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại hướng dẫn các Cơ quan Đại diện nước CHXHCN Việt Nam, các Cơ quan Đại diện Kinh tế - Thương mại Việt Nam và các cơ quan Thương vụ ở nước ngoài trước đây thực hiện như sau:

     

    I. TÊN GỌI, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:

     

    1- Tên gọi: Các Cơ quan Đại diện Kinh tế - Thương mại, Cơ quan Thương vụ Việt Nam trước đây ở nước ngoài là một bộ phận công tác của Cơ quan đại diện, có tên gọi thống hất là Phòng Thương mại Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam (Gọi tắt là Thương vụ). Tên giao dịch tiếng Anh thống nhất là: Commercial Section of the Embassy of S.R.V. (nơi nào không có Đại sứ quán thì gọi tên của CQĐD).

    2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

    2.1. Phòng Thương mại có nhiệm vụ sau:

    a) Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại và người đứng đầu CQĐD phân công.

    b) Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế, thương mại, tập quán và thị trường của nước tiếp nhận và các nước trong khu vực, các tổ chức kinh tế quốc tế; phương hướng phát triển quan hệ kinh tế, thương mại của các nước sở tại với Việt Nam để cung cấp thông tin và đề xuất với các cơ quan hữu quan ở trong nước về chính sách, biện pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và hợp tác đầu tư giữa nước ta với phía nước ngoài.

    c) Giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác của Việt Nam với nước ngoài trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại; giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu của nước tiếp nhận với các cơ quan và doanh nghiệp trong nước.

    d) Hướng dẫn các hoạt động kinh tế, xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước tiếp nhận.

    đ) Theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động thương mại của thương nhân Việt Nam ở nước tiếp nhận.

    e) Hướng dẫn, giúp đỡ các đoàn thuộc các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước và thương nhân Việt Nam đến công tác ở nước tiếp nhận.

     

    g) Phối hợp với các bộ phận khác trong CQĐD bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của thương nhân Việt Nam ở nước tiếp nhận trong lĩnh vực thương mại và các hoạt động khác có liên quan.

    h) Bảo quản các tài sản được giao.

    2.2. Phòng Thương mại có quyền hạn sau:

    a) Được Lãnh đạo Bộ Thương mại uỷ quyền trong mọi giao dịch chuyên môn: tham dự các hội thảo về kinh tế thương mại hoặc các lĩnh vực liên quan đến kinh tế thương mại và báo cáo kết quả với người đứng đầu CQĐD.

    b) Kiến nghị với người đứng đầu CQĐD phương cách xử lý những vấn đề phát sinh trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với nước sở tại hoặc với các tổ chức kinh tế, thương mại của nước ngoài tại nước sở tại.

    c) Khi được phân công, tham gia đàm phán, ký kết các Điều ước quốc tế về thương mại và theo dõi đôn đốc việc thực hiện.

    đ) Sắp xếp hợp lý cán bộ trong Phòng Thương mại trên cơ sở trao đổi thống nhất ý kiến với người đứng đầu CQĐD.

     

    II. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC:

     

    1- Phòng Thương mại có thể có các viên chức ngoại giao từ Tuỳ viên đến Tham tán và nếu xét thấy cần thiết có thể bao gồm cán bộ của các Bộ, ngành khác nhau. Việc cử giữ các chức vụ Ngoại giao căn cứ vào nhu cầu công tác của địa bàn và phẩm chất năng lực cán bộ.

    Những người được xem xét cử giữ chức vụ Tham tán Thương mại phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, trình độ văn hoá đại học, trình độ chính trị từ trung cấp trở lên, được đào tạo cơ bản về kinh tế - thương mại, biết sử dụng thành thạo tiếng địa phương hoặc một ngoại ngữ thông dụng ở nước sở tại; là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính hoặc tương tương. (Trường hợp đặc biệt nằm ngoài tiêu chuẩn trên, sẽ do Lãnh đạo hai Bộ thoả thuận quyết định).

    2- Phòng Thương mại hoạt động dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Thương mại, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chính trị đối ngoại và quản lý nội bộ của người đứng đầu CQĐD. Trưởng Phòng Thương mại có trách nhiệm thông báo với người đứng đầu CQĐD những chủ trương, chỉ thị của Bộ Thương mại, xin ý kiến về các chương trình kế hoạch công tác lớn, những chủ trương mới và báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của CQĐD để hoàn thành nhiệm vụ.

    Tham tán Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức công tác của Thương vụ theo "Quy định về chế độ trách nhiệm và việc đánh giá Tham tán Thương mại" do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành (Quyết định số 0627/QĐ/BTM ngày 26/5/1999).

    3- Về nguyên tắc, Phòng Thương mại không có con dấu riêng trừ những trường hợp thực sự cần thiết do hai Bộ thoả thuận và thống nhất với Bộ Công an.

     

     

    III. VIỆC CỬ VÀ ĐIỀU ĐỘNG VIÊN CHỨC, NHÂN VIÊN SANG CÔNG TÁC TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI

     

    1- Bộ Thương mại căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Thủ tướng Chính phủ duyệt và tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Nghị định số 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ xét chọn và quyết định nhân sự cụ thể giới thiệu sang Bộ Ngoại giao. (Công văn giới thiệu viên chức ngoại giao do lãnh đạo Bộ ký; Công văn giới thiệu nhân viên do lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ ký).

    Bộ Ngoại giao sau khi nhận được danh sách giới thiệu, có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra trình độ ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức về chính sách đối ngoại để đảm bảo cử những người đủ tiêu chuẩn vào các vị trí công tác trong Phòng Thương mại. Người được giới thiệu sẽ dự kiểm tra 1 ngoại ngữ địa phương hoặc ngoại ngữ phổ thông phổ cập ở nước sở tại, trình độ theo yêu cầu của từng địa bàn. Bộ Ngoại giao căn cứ vào yêu cầu công tác, giới thiệu của cơ quan chủ quản và kết quả kiểm tra ngoại ngữ ra quyết định phong chức vụ ngoại giao cho các viên chức Phòng Thương mại hoặc điều động nhận viên sang công tác ở CQĐD.

    2- Nhiệm kỳ công tác của các thành viên Phòng Thương mại là 3 năm.

    Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, trên cơ sở ý kiến của Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ra quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của thành viên Phòng Thương mại sau khi tham khảo ý kiến của người đứng đầu CQĐD. Thời gian kéo dài không quá 18 tháng.

    Người được kéo dài nhiệm kỳ công tác hưởng chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp may mặc và các chế độ khác do Nhà nước quy định phù hợp với thời gian được kéo dài.

     

    IV. VỀ TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT:

     

    1- Người đứng đầu CQĐD có trách nhiệm điều chỉnh để sử dụng hợp lý, tiện lợi và tiết kiệm cơ sở vật chất ở ngoài nước. Trước mắt, nơi làm việc, tiếp khách, chỗ ở và phương tiện làm việc của cán bộ, nhân viên của Phòng Thương mại được giữ nguyên trạng, song cần sớm xây dựng phương án thực hành tiết kiệm trên cơ sở đảm bảo điều kiện sống và làm việc cho cán bộ nhân viên Phòng Thương mại như quy định chung của Nhà nước đối với các cán bộ nhân viên CQĐD. những nơi mới thành lập, người đứng đầu CQĐD sắp xếp nơi làm việc, chỗ ở của cán bộ, nhân viên Phòng Thương mại theo quy định hiện hành và khả năng của CQĐD.

    Phòng Thương mại được trang bị phương tiện làm việc, đi lại và thông tin theo khả năng ngân sách của CQĐD.

    2- Chế độ chi tiêu tài chính được thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 147/1998-TT-BTC ngày 12/11/1998, cần công khai ngân sách của CQĐD, cũng như tình hình sử dụng ngân sách, bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả... Cơ chế dự trù kinh phí và chi tiêu tài chính được thực hiện như sau:

    a) Căn cứ kinh phí hàng năm của CQĐD được cấp và dự trù hợp lý của Phòng Thương mại, người đứng đầu CQĐD xác định hạn mức kinh phí để thông báo cho Phòng Thương mại.

    b) Trên cơ sở kinh phí đã được thông báo, CQĐD quản lý việc chi tiêu theo quy định hiện hành và trong khuôn khổ đó có thể ứng trước hàng quý cho Phòng Thương mại một khoản chi thường xuyên bằng tiền mặt. Cuối mỗi quý, Phòng Thương mại thanh toán các khoản chi với bộ phận kế toán của CQĐD, kèm theo đầy đủ chứng từ hoá đơn hợp lệ.

     

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

     

    - Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

    - Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các Cơ quan Đại diện cần báo cáo Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại để phối hợp giải quyết.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 183-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
    Ban hành: 18/11/1994 Hiệu lực: 18/11/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
    Ban hành: 02/12/1993 Hiệu lực: 02/09/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Luật Thương mại số 58-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 10/05/1997 Hiệu lực: 01/01/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 147/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
    Ban hành: 12/11/1998 Hiệu lực: 01/01/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 03/2020/TT-BNG của Bộ Ngoại giao về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành, liên tịch ban hành
    Ban hành: 21/05/2020 Hiệu lực: 15/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 02/1999/TTLT/BNG-BTM thực hiện Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại
    Số hiệu:02/1999/TTLT/BNG-BTM
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:17/11/1999
    Hiệu lực:02/12/1999
    Lĩnh vực:Ngoại giao, Cơ cấu tổ chức, Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Chu Tuấn Cáp, Mai Văn Dâu
    Ngày hết hiệu lực:15/07/2020
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X