hieuluat

Chỉ thị 4361/CT-BNN-TY tăng cường công tác thú y thủy sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4361/CT-BNN-TYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Cao Đức Phát
    Ngày ban hành:30/05/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:30/05/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP
    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    -------
    Số: 4361/CT-BNN-TY
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
     
     
    CHỈ THỊ
    VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÚ Y THỦY SẢN
     
     
    Công tác thú y thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển thủy sản nói chung nhất là ngành nuôi trồng. Thời gian qua, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo xây dựng tổ chức, tăng cường năng lực các hoạt động về thú y thủy sản và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khống chế nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản; cố gắng đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản bền vững, đẩy mạnh xuất khẩu.
    Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản, nhất là xuất khẩu thủy sản hiện nay đang gặp những khó khăn, thách thức rất lớn như: (1) Dịch bệnh trên thủy sản tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người nuôi; (2)Việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không tuân theo hướng dẫn, quy định dẫn đến tồn dư trong sản phẩm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến một số thị trường xuất khẩu quan trọng đã từng tạm dừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
    Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tuy vậy, qua việc kiểm tra tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho thấy hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác thú y thủy sản, cụ thể: (1) Tại nhiều địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp chưa thực sự quan tâm về công tác công tác thú y thủy sản; nhiều địa phương chưa tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh và quản lý thú y thủy sản; (2) Lực lượng cán bộ còn rất ít, có tỉnh chỉ có 2 - 3 người, phương tiện và kinh phí hoạt động rất hạn chế.
    Để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên từ đó kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, hạn chế tối đa những vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững và tăng cao giá trị gia tăng cho người nuôi trồng thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực công tác thú y thủy sản và chú trọng một số nội dung chính sau đây:
    1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
    a) Tổ chức rà soát, chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm bảo đảm cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước) phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu nhiễm chéo các loại mầm bệnh giữa các ao nuôi, vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến; rà soát, đầu tư, nâng cấp các phòng thử nghiệm của địa phương đạt chuẩn để phục vụ xét nghiệm bệnh thủy sản kịp thời và hiệu quả;
    b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, bố trí nhân viên cấp huyện, cấp xã được hỗ trợ kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác thú y thủy sản; xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện Đề án, dự án tăng cường năng lực thú y thủy sản các cấp tại địa phương;
    c) Khẩn trương phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; chủ động giám sát cảnh báo dịch bệnh; quản lý thuốc thú y theo đúng các quy định hiện hành; đặc biệt tập trung nguồn lực để phòng, chống các loại dịch bệnh quan trọng ở thủy sản, dịch bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản;
    d) Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; chấn chỉnh công tác quản lý sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y thủy sản;
    đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; chấn chỉnh công tác giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống lưu thông trong nước, giảm thiểu thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển thủy sản giống đi tiêu thụ;
    e) Tổ chức thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, sử dụng thuốc thú y để tránh tồn dư hóa chất, kháng sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm thủy sản.
    g) Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; báo cáo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả tổ chức thực hiện trước ngày 31/7/2016.
    a) Cục Thú y chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm, cá tra giống, cơ sở nuôi tôm, cá tra xuất khẩu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trực tiếp đàm phán với các nước để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản; kiểm dịch, giám sát chất lượng đối với tôm giống, tôm nguyên liệu và thủy sản nhập khẩu; tổ chức các đoàn sang nước xuất khẩu để kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm; xây dựng và trình phê duyệt dự án tăng cường năng lực công tác thú y thủy sản của các cơ quan Trung ương để sẵn sàng ứng phó và hoạt động có hiệu quả trước các tình huống dịch bệnh, thủy sản chết nhiều bất thường do nhiều nguyên nhân khác nhau.
    b) Tổng cục Thủy sản phối hợp Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương quy trình nuôi tôm, cá tra an toàn dịch bệnh; Phối hợp với Cục Thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn thực hiện giám sát chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm;
    c) Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp với Cục Thú y và Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu (VASEP) tháo gỡ khó khăn, rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản; đồng thời chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y tổ chức điều tra và truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng thủy sản bị cảnh báo, trả về hoặc cấm nhập khẩu do nhiễm hóa chất, kháng sinh để làm căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.
    Đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Bộ chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
     

     Nơi nhận:
    - Thtướng Chính phủ (để b/c);
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố;
    - Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Trung tâm KNQG;
    - Sở NN&PTNT, CCTY/CCCNTY, CCNTTS/CCTS các tỉnh, thành phố;
    - Các Cơ quan Thú y vùng; Trung tâm KTVSTYTW1,2;
    - Các hiệp hội có liên quan;
    - Lưu: VT, TY.
    BỘ TRƯỞNG




    Cao Đức Phát
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X