hieuluat

Công văn 1525/BNN-QLCL quy định Ractophamin trong thực phẩm

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1525/BNN-QLCLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Diệp Kỉnh Tần
    Ngày ban hành:22/05/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:22/05/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ------------
    Số: 1525/BNN-QLCL
    V/v: quy định Ractopamin trong thực phẩm
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------------
    Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2012
     
     
    Kính gửi: Bộ Y tế
     
    Phúc đáp công văn số 2307/BYT-ATTP ngày 20/4/2012 của Bộ Y tế về việc sửa đổi quy định giới hạn tồn dư Ractopamin trong thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
    Ractopamine đã bị cấm sản xuất nhập khẩu, lưu thông và sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ năm 2002 (tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và cũng chưa được phép sử dụng trong thú y. Kể từ khi chất Ractopamine bị cấm trong chăn nuôi, sản lượng thịt trong chăn nuôi ở Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng (trung bình tăng xấp xỉ 7,4% /năm từ năm 2002 đến 2011). Năm 2011, Việt Nam sản xuất khoảng 4,1 triệu tấn thịt hơi, trong đó thịt lợn 2,4 triệu tấn, thịt trâu bò 262 nghìn tấn và thịt gia cầm 522 nghìn tấn. Tổng sản lượng thịt nhập khẩu năm 2011 (kể cả các nước có sử dụng và không sử dụng Ractopamine) khoảng 108,8 nghìn tấn, chiếm khoảng 3% so với sản lượng các loại thịt sản xuất trong nước; trong đó, thịt bò 9,0 nghìn tấn (chiếm 8,3% tổng thịt nhập khẩu và 3,4% tổng thịt trâu, bò sản xuất trong nước), thịt lợn 7,9 nghìn tấn (chiếm 7,3% tổng thịt nhập khẩu và 0,32% tổng thịt lợn sản xuất trong nước). Như vậy, số lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, do đó, việc bãi bỏ quy định MRL Ractopamine trong thực phẩm sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chăn nuôi trong nước.
    Hiện tại, Codex chưa quy định mức tồn dư tối đa (MRL) đối với Ractopamine trong thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và sự công bằng về quyền lợi cho các nhà sản xuất trong nước trong thời gian hiện nay, đề nghị Bộ Y tế xem xét bãi bỏ quy định MRL đối với Ractopamine trong thực phẩm (quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT) cho đến khi Codex ban hành Tiêu chuẩn chính thức để áp dụng.
    Trên đây là ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề nghị Bộ Y tế xem xét.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng (để báo cáo);
    - Các Cục: Thú y, Chăn nuôi;
    - Lưu: VT,QLCL.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Diệp Kỉnh Tần
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X