hieuluat

Công văn 2264/BNN-TY hỗ trợ hóa chất sát trùng từ quỹ Dự trữ Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk và Bạc Liêu

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2264/BNN-TYNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Văn Tám
    Ngày ban hành:09/07/2013Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:09/07/2013Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ------------------
    Số: 2264/BNN-TY
    V/v: Đề nghị hỗ trợ hóa chất sát trùng từ quỹ DTQG cho tỉnh Đắk Lắk và Bạc Liêu phòng chống dịch bệnh
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------
    Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2013
     
     
    Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
     
    Theo báo cáo của UBND tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn tỉnh có 126.956 ha diện tích nuôi tôm; năm 2013, ngoài 115.697 ha diện tích nuôi quảng canh - cải tiến, còn lại 11.259 ha là nuôi thâm canh - bán tham canh. Hiện nay, vụ nuôi tôm chính thức trong năm đã thực hiện được gần 3 tháng nhưng tình hình thả giống của người nuôi tôm còn chậm do tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn từ các năm trước (năm 2012, diện tích thiệt hại là 15.324 ha, chiếm 12%). Đối với tôm thâm canh - bán thâm canh, tính đến ngày 26/5/2013 cả tỉnh chỉ thả giống được 4.941 ha, chiếm 44% trong diện tích nuôi thâm canh- bán thâm canh, nhưng diện tích bị thiệt hại là 1.223 ha, chiếm 25% diện tích thả nuôi. Nguyên nhân chủ yếu làm tôm chết được xác định là do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPNS), đốm trắng, đầu vàng. Tại tỉnh Đắk lắk, từ ngày 25/5/2013, bệnh tai xanh ở lợn đã xảy ra tại xã Quảng Điền, huyện Krông Ana; tính đến ngày 07/7/2013, tổng số lợn mắc bệnh là 1.310 con, trong đó đã tiêu hủy 370 con( tương đương 15.301 kg). Ngày 19/6/2013, UBND tỉnh Đắk lắk ban hành Quyết định số 1162/QĐ-UBND về việc công bố dịch Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (bệnh Tai xanh). Trước tình hình đó, cơ quan thú y trung ương và địa phương đã trực tiếp chỉ đạo triển khai các biện pháp bao vây, khống chế ổ dịch. Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan ra các địa phương khác là rất lớn.
    Ngày 05/7/2013, UBND tỉnh Đắk lắk có tờ trình số 45/TTr-UBND về việc đề nghị cấp hóa chất tiêu độc, khử trùng và vắc xin tai xanh để chống dịch heo tai xanh; cụ thể là : 10.000 lít hóa chất Han-Iodine.
    Ngày 01/7/2013, UBND tỉnh Bạc Liêu có tờ trình số  90/TTr-UBND về việc xin hỗ trợ Chlorine thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2013; cụ thể là: 50 tấn hóa chất Chlorien.
    Căn cứ vào tình hình thực tế và để giúp 2 tỉnh trên khắc phục thiệt hại, tiêu độc khử trùng môi môi trường  phục hồi sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất không thu tiền hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh theo số lượng như sau:
    - Tỉnh Đắk Lắk: 10.000 lít hoá chất Han-Iodine.
    - Tỉnh Bạc Liêu: 40 tấn hóa chất Chlorine.
    Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Bộ Tài chính;
    - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
    - UBND tỉnh Đắk Lắk và Bạc Liêu;
    - Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT);
    - Lưu: VT,TY
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Vũ Văn Tám
     
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 2264/BNN-TY hỗ trợ hóa chất sát trùng từ quỹ Dự trữ Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk và Bạc Liêu

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:2264/BNN-TY
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:09/07/2013
    Hiệu lực:09/07/2013
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Vũ Văn Tám
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X