hieuluat

Hiệp định 09/2005/LPQT giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam và Bộ Kinh tế, phát triển và tái thiết Chi-lê về Hợp tác nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kinh tế phát triển và tái thiết nước Cộng hòa Chi-lêSố công báo:12 - 3/2005
    Số hiệu:09/2005/LPQTNgày đăng công báo:15/03/2005
    Loại văn bản:Hiệp địnhNgười ký:Tạ Quang Ngọc, Jorge Rodriguez Grossi
    Ngày ban hành:18/11/2004Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/11/2004Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ THUỶ SẢN
    ******

    Số: 09/2005/LPQT

     

    Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004 

     

    Hiệp định giữa Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển và tái thiết nước Cộng hòa Chi-lê về Hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản có hiệu lực từ ngày 18 tháng 11 năm 2004./.

     

    TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
    KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
    PHÓ VỤ TRƯỞNG




    Nguyễn Hoàng Anh

     

     

    HIỆP ĐỊNH

    GIỮA BỘ THỦY SẢN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ KINH TẾ, PHÁT TRIỂN VÀ TÁI THIẾT NƯỚC CỘNG HÒA CHI-LÊ VỀ HỢP TÁC NGHỀ CÁ VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

     

    Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Kinh tế, Phát triển và Tái thiết nước Cộng hòa Chilê (dưới đây được gọi là "hai Bên"), mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống hiện có giữa hai nước và cùng quan tâm đến việc thúc đẩy khuyến khích hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản hai nước.

    Đã thỏa thuận ký Hiệp định hợp tác nghề cá và nuôi trồng thủy sản như sau:

    Điều 1. Hai bên sẽ phát triển và thực hiện hợp tác trong các lĩnh vực sau:

    - Trao đổi thông tin về nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản mà hai Bên cùng quan tâm;

    - Trao đổi thông tin về các quy định về quản lý nghề cá mà hai Bên cùng quan tâm;

    - Trao đổi kinh nghiệm liên quan đến cấp giấy phép khai thác thủy sản và xác định hạn mức trong khai thác thủy sản;

    - Trao đổi kinh nghiệm về việc xây dựng luật nghề cá và những văn bản dưới luật;

    - Trao đổi thông tin về chính sách nghề cá và nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo sự ổn định và gìn giữ nguồn lợi thủy sản và môi trường;

    - Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các trung tâm đào tạo, giáo dục và các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản;

    - Phát triển nuôi trồng thủy hải sản liên quan đến các nguồn tài nguyên mà hai Bên cùng quan tâm;

    - Phát triển công nghệ sau thu hoạch và an toàn vệ sinh thực phẩm (bao gồm chế biến, phân phối và thương mại thủy sản);

    - Trao đổi thông tin liên quan tới vấn đề về giới nhằm có cái nhìn tổng quan về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.

    Điều 2. Hai Bên thỏa thuận hợp tác nhằm đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên thông qua các cơ chế sau đây:

    - Thiết lập các nhóm công tác giữa hai cơ quan;

    - Trao đổi các nhóm nghiên cứu kỹ thuật về các vấn đề hai Bên cùng quan tâm

    - Trao đổi các đoàn nghiên cứu kỹ thuật về các vấn đề hai Bên cùng quan tâm;

    - Trao đổi số liệu và tài liệu tuyên truyền như: thống kê nghề cá hàng năm, sách tham khảo, bản tin khoa học, báo cáo kỹ thuật và tài liệu nghe nhìn...

    - Trao đổi ý kiến để xây dựng các chính sách và kế hoạch hành động trong lĩnh vực nghề cá và nuôi trồng thủy sản;

    - Trao đổi kinh nghiệm liên quan tới quyền sử dụng nguồn lợi thủy sản;

    - Xây dựng và thực hiện các dự án hợp tác kỹ thuật về chuyển giao công nghệ liên quan tới những vấn đề mà hai Bên cùng quan tâm.

    Điều 3. Mọi chi phí cho việc thực hiện các hoạt động nêu trong Hiệp định này là trách nhiệm của mỗi Bên. Hai Bên cùng thống nhất thỏa thuận về phương thức để thực hiện từng hoạt động cụ thể.

    Điều 4. Hiệp định này sẽ có hiệu lực từ ngày ký và không xác định thời gian kết thúc, trừ khi một trong hai Bên thông báo cho bên kia trước 3 tháng bằng văn bản qua con đường ngoại giao về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này.

    Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực và thời hạn của bất kỳ các hoạt động hợp tác nào được tiến hành theo Hiệp định này cho tới thời hạn kết thúc việc thực hiện các dự án được thống nhất theo các lĩnh vực hợp tác.

    Ký tại San Chiago, Cộng hòa Chi-lê ngày 18 tháng 11 năm 2004 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau khi giải thích Hiệp định, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở giải thích./.

     

    THAY MẶT BỘ KINH TẾ, PHÁT TRIỂN VÀ TÁI THIẾT NƯỚC CỘNG HÒA CHI-LÊ
    BỘ TRƯỞNG BỘ KINH TẾ VÀ NĂNG LƯỢNG




    Jorge Rodriguez Grossi

    THAY MẶT BỘ THỦY SẢN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN





    Tạ Quang Ngọc

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Hiệp định 09/2005/LPQT giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam và Bộ Kinh tế, phát triển và tái thiết Chi-lê về Hợp tác nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Kinh tế phát triển và tái thiết nước Cộng hòa Chi-lê
    Số hiệu:09/2005/LPQT
    Loại văn bản:Hiệp định
    Ngày ban hành:18/11/2004
    Hiệu lực:18/11/2004
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:15/03/2005
    Số công báo:12 - 3/2005
    Người ký:Tạ Quang Ngọc, Jorge Rodriguez Grossi
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X