Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | 05 & 06 - 01/2009 |
Số hiệu: | 121/2008/QĐ-BNN | Ngày đăng công báo: | 03/01/2009 |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 17/12/2008 | Hết hiệu lực: | 10/11/2012 |
Áp dụng: | 18/01/2009 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP Số: 121/2008/QĐ-BNN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY CHẾ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT (VIETGAHP) CHO BÒ SỮA, LỢN, GIA CẦM VÀ ONG”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG Vũ Văn Tám |
QUY CHẾ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ THỰC HIỆN QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT (VIETGAHP) CHO BÒ SỮA, LỢN, GIA CẦM VÀ ONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận cơ sở thực hiện Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong.
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong.
Điều 2: Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân về thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi, về quản lý con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, dịch bệnh, công tác thú y, chăn nuôi nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
2. Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong (sau đây gọi là Tổ chức chứng nhận) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
3. Cơ sở sản xuất là tổ chức, cá nhân chăn nuôi đăng ký chứng nhận thực hiện Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong.
4. Chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm, ong (sau đây gọi là chứng nhận VietGAHP) là việc đánh giá và xác nhận việc thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi của cơ sở sản xuất phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho bò sữa, lợn, gia cầm, ong.
Điều 3: Phí chứng nhận VietGAHP
Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận VietGAHP trả chi phí cho việc chứng nhận theo thoả thuận với Tổ chức chứng nhận. Chi phí cho quá trình thẩm định đánh giá chứng nhận, thử nghiệm phải được thông báo công khai, minh bạch và bảo đảm không phân biệt đối xử.
Chương II
KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN VIETGAHP
Điều 4. Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra lần đầu được thực hiện khi cơ sở sản xuất lần đầu tiên đăng ký kiểm tra và chứng nhận VietGAHP.
2. Kiểm tra lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất được kiểm tra lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện được chứng nhận VietGAHP.
3. Kiểm tra giám sát được thực hiện để kiểm tra việc duy trì quy trình thực hành chăn nuôi tốt của cơ sở sản xuất được chứng nhận VietGAHP. Kiểm tra giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước).
4. Kiểm tra đột xuất được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:
a) Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ quy trình thực hành chăn nuôi tốt;
b) Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận chăn nuôi theo VietGAHP không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Kiểm tra nội bộ do cơ sở sản xuất tự thực hiện hoặc thuê kiểm tra viên để tự đánh giá thực hành chăn nuôi, ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo VietGAHP cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong.
Điều 5. Đăng ký chứng nhận VietGAHP
1. Cơ sở sản xuất đáp ứng VietGAHP cho bò sữa, lợn, gia cầm, ong gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAHP về Tổ chức chứng nhận. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Giấy đăng ký chứng nhận VietGAHP theo mẫu tại Phụ lục 1 của Quy chế này. Trong trường hợp cơ sở sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAHP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm và quy mô chăn nuôi);
b) Bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực chăn nuôi, quy mô sản xuất, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;
c) Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại Điều 8 Quy chế này;
d) Bản xác nhận đảm bảo vệ sinh môi trường của cơ sở sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Tổ chức chứng nhận xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho cơ sở sản xuất bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định (nếu có).
3. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, hợp lệ, Tổ chức chứng nhận thoả thuận để ký hợp đồng chứng nhận VietGAHP với cơ sở sản xuất. Hợp đồng cần bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của hai bên trong hoạt động chứng nhận VietGAHP.
Điều 6. Kiểm tra chứng nhận VietGAHP
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng chứng nhận, Tổ chức chứng nhận thành lập đoàn kiểm tra và thực hiện kiểm tra lần đầu tại địa điểm chăn nuôi của cơ sở sản xuất theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Thông báo quyết định kiểm tra;
b) Kiểm tra theo nội dung và phương pháp đánh giá tại Phụ lục 3 của Quy chế này; lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;
c) Lập biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục 4 của Quy chế này;
d) Thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở sản xuất. Trường hợp đại diện cơ sở sản xuất từ chối ký vào biên bản kiểm tra, biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong đoàn kiểm tra.
2. Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAHP cho cơ sở sản xuất đủ điều kiện.
Nếu cơ sở sản xuất chưa đủ điều kiện để chứng nhận VietGAHP thì Tổ chức chứng nhận thông báo sai lỗi cho cơ sở sản xuất để khắc phục trong một thời hạn nhất định. Sau khi khắc phục sai lỗi, cơ sở sản xuất gửi báo cáo khắc phục sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục 2 của Quy chế này về Tổ chức chứng nhận để kiểm tra lại.
3. Giấy chứng nhận VietGAHP phải có các nội dung bắt buộc theo Phụ lục 5 của Quy chế này.
4. Giấy chứng nhận VietGAHP có hiệu lực không quá 02 năm kể từ ngày cấp.
Điều 7. Kiểm tra giám sát
1. Tổ chức chứng nhận kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc duy trì thực hiện VietGAHP của cơ sở sản xuất. Tần suất kiểm tra giám sát được xác định căn cứ trên việc duy trì thực hiện VietGAHP cho bò sữa, lợn, gia cầm, ong của cơ sở sản xuất.
2. Thủ tục, nội dung kiểm tra giám sát thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này.
3. Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Tổ chức chứng nhận quyết định duy trì, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP.
Điều 8. Kiểm tra nội bộ
1. Cơ sở sản xuất phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần để tự đánh giá sự phù hợp của thực hành chăn nuôi, ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm, ong.
2. Kiểm tra nội bộ phải thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá tại Phụ lục 3 và phải ghi chép rõ các sai phạm và hành động khắc phục.
3. Cơ sở sản xuất phải lưu trữ và báo cáo kết quả kiểm tra nội bộ khi có yêu cầu của Tổ chức chứng nhận hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9. Thay đổi, bổ sung, gia hạn chứng nhận VietGAHP
1. Trước khi Giấy chứng nhận VietGAHP hết hiệu lực 01 tháng, cơ sở sản xuất có yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận phải đăng ký gia hạn với Tổ chức chứng nhận.
2. Khi có yêu cầu thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận VietGAHP, cơ sở sản xuất phải đăng ký với Tổ chức chứng nhận các nội dung đề nghị thay đổi, bổ sung kèm theo các tài liệu liên quan.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký gia hạn, thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận VietGAHP của cơ sở sản xuất, Tổ chức chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và thông báo cho cơ sở sản xuất hoặc trong trường hợp không chấp nhận đề nghị thay đổi, bổ sung và gia hạn phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 10. Giết mổ, khai báo xuất xứ
1. Cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP lập giấy khai báo xuất xứ cho từng loại sản phẩm, từng đợt sản phẩm được chứng nhận VietGAHP khi xuất bán sản phẩm. Giấy khai báo xuất xứ phải có các nội dung sau: tên sản phẩm, khối lượng, tên, địa chỉ, mã số chứng nhận của cơ sở sản xuất; số giấy chứng nhận VietGAHP, ngày cấp và tên Tổ chức chứng nhận; tên, địa chỉ nơi mua sản phẩm; ngày xuất bán sản phẩm (tham khảo Phụ lục 7).
2. Giấy khai báo xuất xứ được lập làm 02 bản: 01 bản được chuyển kèm theo lô sản phẩm trong quá trình lưu thông; 01 bản lưu tại cơ sở sản xuất.
Điều 11. Sử dụng logo VietGAHP
Cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP được Tổ chức chứng nhận uỷ quyền bằng văn bản về việc sử dụng logo VietGAHP hoặc logo của Tổ chức chứng nhận theo quy định.
Chương III
CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
Điều 12. Điều kiện đối với Tổ chức chứng nhận
1. Là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi theo quy định của Cục Chăn nuôi.
3. Cục Chăn nuôi chịu trách nhiệm ban hành quy định về các điều kiện đối với Tổ chức chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 13. Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉ định Tổ chức chứng nhận
1. Cơ quan chỉ định Tổ chức chứng nhận được quy định như sau:
a) Trường hợp Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 02 tỉnh, thành phố trở lên thì Cục Chăn nuôi là cơ quan chỉ định.
Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng gồm đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan để xem xét đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận.
b) Trường hợp Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động tại 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chỉ định Tổ chức chứng nhận.
2. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 12 Quy chế này gửi Hồ sơ đăng ký để được đánh giá, chỉ định là Tổ chức chứng nhận về Cơ quan chỉ định. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAHP theo mẫu tại Phụ lục 8 của Quy chế này;
b) Bản sao hợp pháp Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
c) Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 12 Quy chế này;
d) Mẫu Giấy chứng nhận VietGAHP;
đ) Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký 2 năm gần nhất (nếu có).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan chỉ định xem xét hồ sơ, hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức đăng ký bổ sung hồ sơ còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan chỉ định xem xét, thẩm định hồ sơ, nếu cần thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký, và ra Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận nếu tổ chức đăng ký đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Quy chế này.
Trường hợp tổ chức đăng ký không đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Tổ chức chỉ định phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đăng ký được lưu tại Cơ quan chỉ định và Tổ chức chứng nhận để làm căn cứ thẩm tra, kiểm tra.
5. Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định không quá 05 năm. Tổ chức chứng nhận khi có yêu cầu thay đổi, bổ sung, gia hạn quyết định phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung, gia hạn theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 14. Kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận
1. Hàng năm, Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, Cục Thú y và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận trong phạm vi cả nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ chức chứng nhận tại địa phương.
2. Kiểm tra giám sát được thực hiện tại Tổ chức chứng nhận và tại ít nhất 01 cơ sở sản xuất được Tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận VietGAHP. Kết quả kiểm tra giám sát là căn cứ để Cơ quan chỉ định quyết định duy trì, cảnh cáo, hoặc thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất
1. Hình thức xử lý vi phạm đối với cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP gồm: nhắc nhở, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Tổ chức chứng nhận thông báo bằng văn bản đến cơ sở sản xuất khi phát hiện cơ sở sản xuất có bất kỳ sai phạm nào không tuân thủ VietGAHP. Khi bị nhắc nhở, cơ sở sản xuất phải thoả thuận với Tổ chức chứng nhận về thời hạn khắc phục sai phạm và phải có hành động khắc phục đúng thời hạn. Sau khi những sai phạm được khắc phục, cơ sở sản xuất phải gửi thông báo bằng văn bản về Tổ chức chứng nhận.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất bị nhắc nhở không có hành động khắc phục đúng thời hạn, Tổ chức chứng nhận ra quyết định đình chỉ chứng nhận VietGAHP và quy định thời hạn để cơ sở sản xuất khắc phục sai phạm.
4. Cơ sở sản xuất bị Tổ chức chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP trong những trường hợp sau đây:
a) Không có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn sau khi bị đình chỉ chứng nhận VietGAHP;
b) Từ chối kiểm tra giám sát của Tổ chức chứng nhận;
c) Xin hoãn kiểm tra giám sát của Tổ chức chứng nhận 02 (hai) lần liên tiếp không có lý do chính đáng;
d) Sử dụng logo VietGAHP không đúng với nội dung văn bản uỷ quyền sử dụng logo VietGAHP.
5. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP có hiệu lực, cơ sở sản xuất không được chứng nhận VietGAHP.
Điều 16. Xử lý vi phạm đối với Tổ chức chứng nhận
1. Cơ quan chỉ định ra quyết định thu hồi quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận VietGAHP trong những trường hợp sau:
a) Tổ chức chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 12 Quy chế này.
b) Kết quả kiểm tra giám sát của Cơ quan chỉ định cho thấy Tổ chức chứng nhận không đảm bảo đúng thực tế, trung thực, khách quan trong hoạt động kiểm tra, chứng nhận.
2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có Quyết định thu hồi quyết định chỉ định hoạt động chứng nhận VietGAHP, Tổ chức chứng nhận không được đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAHP.
Chương V
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 17. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng thủ tục đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAHP và chấp hành việc kiểm tra theo Quy chế này;
b) Thực hiện VietGAHP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến VietGAHP, phải thông báo ngay cho Tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;
c) Có hành động khắc phục sai phạm đúng thời hạn khi bị nhắc nhở hoặc đình chỉ chứng nhận VietGAHP;
d) Sử dụng logo VietGAHP theo đúng nội dung trong văn bản ủy quyền sử dụng logo VietGAHP;
đ) Trả chi phí cho Tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAHP theo quy định tại Điều 3 Quy chế này;
e) Chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm được công bố sản xuất theo VietGAHP.
g) Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: phải tạm dừng phân phối, tiêu thụ lô sản phẩm; thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường; điều tra nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục.
Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn, phải chủ động thông báo cho Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý.
2. Quyền hạn:
a) Được bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của đoàn kiểm tra;
b) Khiếu nại về kết quả kiểm tra, chứng nhận VietGAHP theo quy định của pháp luật;
c) Được sử dụng logo, mã số chứng nhận VietGAHP để quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Điều 18. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chứng nhận
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện hoạt động chứng nhận VietGAHP theo đúng quy định tại Quy chế này;
b) Trên cơ sở trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAHP cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong an toàn tại Quy chế này, xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAHP cho từng sản phẩm cụ thể theo đúng quy định do Cục Chăn nuôi ban hành.
c) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận VietGAHP;
d) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm tra, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
đ) Không cung cấp các dịch vụ tư vấn về VietGAHP cho cơ sở sản xuất đăng ký chứng nhận VietGAHP tại Tổ chức chứng nhận;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAHP;
g) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo việc cấp, nhắc nhở, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Chăn nuôi;
h) Thông báo cho Cơ quan chỉ định khi có thay đổi ảnh hưởng tới năng lực hoạt động chứng nhận VietGAHP trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
i) Hoạt động đúng địa bàn đã đăng ký làm Tổ chức chứng nhận.
2. Quyền hạn:
a) Cấp mới, gia hạn, nhắc nhở, đình chỉ hoặc thu hồi chứng nhận VietGAHP theo quy định tại Quy chế này;
b) Giám sát việc thực hiện VietGAHP của cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận.
Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Chăn nuôi
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định tại Quy chế này;
b) Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá Tổ chức chứng nhận;
c) Công bố trên Website:www.cucchannuoi.gov.vn; trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách cơ sở sản xuất được cấp, bị nhắc nhở, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP trong phạm vi cả nước;
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAHP cho các Tổ chức chứng nhận;
đ) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAHP theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Cấp mới, gia hạn, cảnh cáo, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP của Tổ chức chứng nhận.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị liên quan thuộc Bộ
1. Phối hợp với Cục Chăn nuôi trong đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP của Tổ chức chứng nhận.
2. Tham gia đào tạo, tập huấn về kiểm tra, chứng nhận VietGAHP cho các Tổ chức chứng nhận và cơ sở sản xuất.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trách nhiệm:
a) Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý đơn vị, cơ sở, trang trại chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm, ong theo VietGAHP trong địa bàn quản lý;
b) Hướng dẫn xây dựng tổ chức liên kết (tổ hợp tác, hợp tác xã,…) trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm, ong theo VietGAHP;
c) Thực hiện đúng thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định Tổ chức chứng nhận; giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP của Tổ chức chứng nhận theo quy định tại Quy chế này;
d) Định kỳ hàng tháng, quý, hoặc đột xuất báo cáo danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách cơ sở sản xuất được cấp, nhắc nhở, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP về Cục Chăn nuôi;
đ) Công bố trên Website của Sở; trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức chứng nhận, danh sách cơ sở sản xuất được cấp, bị nhắc nhở, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAHP trong phạm vi quản lý.
2. Quyền hạn:
a) Cấp, thu hồi Quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận theo quy định;
b) Giám sát hoạt động kiểm tra, chứng nhận VietGAHP của Tổ chức chứng nhận.
Điều 22. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, tổ chức, cá nhân nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến hoạt động chứng nhận VietGAHP cần phản ánh về Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời giải quyết./.
PHỤ LỤC 1
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN VIETGAHP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
GIẤY ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN VIETGAHP
Kính gửi: Tổ chức Chứng nhận
- Tên cơ sở sản xuất:……………………………………………………
- Địa chỉ:………………………………………………………………….
- Số điện thoại:………………………… Fax: (nếu có)………………….
Sau khi nghiên cứu Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong ban hành kèm theo Quyết định số ……/2008/QĐ-BNN ngày …. tháng …. năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi xin đăng ký kiểm tra chứng nhận quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho mô hình:
Trang trại
Hợp tác xã (tổ hợp tác,...)
Khác
- Quy mô sản xuất: ……….con hoặc đàn (ong)
- Địa điểm: thôn……………………..xã, (phường)………………………
huyện(quận)...................…………..tỉnh/thành phố……………….........
- Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận VietGAHP ………….......................
………………………………………………………………………………
- Sản lượng dự kiến: …. ….. kg hoặc tấn/đơn vị thời gian
Đề nghị Tổ chức Chứng nhận kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận VietGAHP.
Tài liệu kèm theo:
- Bản đồ quy hoạch và mặt bằng bố trí khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, khu vực sản xuất;
- Kết quả kiểm tra nội bộ;
- Danh sách thành viên hợp tác xã (họ tên, địa chỉ, địa điểm và quy mô sản xuất).
| ......……, ngày… thán……năm…… Đại diện cơ sở sản xuất (Ký tên và đóng dấu nếu có) |
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI PHẠM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI PHẠM
I. THÔNG TIN CHUNG:
- Tên cơ sở sản xuất:……………………………………………………...............
- Địa chỉ:………………………………………………………………………………
- Số điện thoại:………………………… Fax: (nếu có)……………………………
- Quy mô sản xuất: ……….con hoặc đàn (ong)
- Địa điểm: thôn……………………..xã, (phường)……………….......................
huyện(quận)………...........…….....tỉnh/thành …………………......................
- Tên sản phẩm đăng ký chứng nhận VietGAHP ………….............................
……………………………………………………………………………..................
II. KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI PHẠM
TT | Sai phạm theo kết luận kiểm tra | Biện pháp khắc phục | Kết quả |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tài liệu kèm theo (nếu có): …………………………………………………...
| ……, ngày….. tháng…..năm…… Đại diện cơ sở sản xuất (ký tên và đóng dấu nếu có |
PHỤ LỤC 3
BẢNG CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. BẢng chỈ tiêu KIỂM TRA và phương pháp đánh giá:
TT | Chỉ tiêu | Mức độ | Yêu cầu theo VietGAHP | Phương pháp đánh giá |
A | BÒ SỮA |
|
|
|
1 | Địa điểm |
|
|
|
1.1 | Vị trí xây dựng trang trại bò sữa có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương không? | B | Vị trí xây dựng trang trại bò sữa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương | Kiểm tra quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
1.2 | 1. Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? | A | 2. Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước phải đúng với các quy định hiện hành | Kiểm tra thực tế |
1.3 | 3. Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Giữa các khu có tường rào ngăn cách không? | A | 4. Trang trại phải được thiết kế gồm các khu vực khác nhau. Giữa các khu phải có tường rào ngăn cách | Kiểm tra thực tế |
2 | Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi |
|
|
|
2.1 | Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, cửa chuồng trại có hợp lý không? | B | Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng.. cửa chuồng trại phải được bố trí hợp lý | Kiểm tra thực tế |
2.2 | Chuồng trại cho các đối tượng bê, bò khác nhau có tuân thủ quy định của nhà nước không? | B | Chuồng trại cho các đối tượng bê, bò khác nhau phải tuân thủ quy định của nhà nước | Kiểm tra thực tế việc tuân thủ các quy định |
2.3 | Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh...) có đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không? | A | Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh...) phải đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi | Kiểm tra thực tế |
2.4 | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải) có bố trí riêng biệt không? | A | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải) phải bố trí riêng biệt | Kiểm tra thực tế |
2.5 | Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không? | A | Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại phải thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh | Kiểm tra thực tế |
2.6 | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa? | A | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn phải được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh. Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản phải đúng theo tiêu chuẩn quy định | Kiểm tra thực tế so sánh với các quy định |
2.7 | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không ? | A | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió | Kiểm tra thực tế |
2.8 | Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không ? | A | Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh | Kiểm tra thực tế |
2.9 | Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng không? | A | Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng | Kiểm tra thực tế |
2.10 | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... có đầy đủ và hợp vệ sinh không? | A | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... phải đầy đủ và hợp vệ sinh | Kiểm tra thực tế |
3 | Con giống và quản lý giống |
|
|
|
3.1 | Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có nhận đầy đủ hồ sơ không? | A | Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Lúc mua phải nhận đầy đủ hồ sơ. | Kiểm tra thực tế hồ sơ giống |
3.2 | Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không? | A | Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng quy định hiện hành | Kiểm tra so sánh với quy định |
3.3 | Quản lý con giống có phù hợp theo kỹ thuật hiện hành không? | A | Quản lý con giống phải phù hợp theo kỹ thuật hiện hành | Kiểm tra so sánh với quy định |
4 | Vệ sinh chăn nuôi |
|
|
|
4.1 | Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại không? | A | Dụng cụ phải đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại | Kiểm tra thực tế |
4.2 | Có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng không? | A | Có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng | Kiểm tra thực tế |
4.3 | Có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại không? | A | Có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại | Kiểm tra thực tế |
4.4 | Hệ thống vệ sinh sát trùng toàn bộ khu chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không? | A | Hệ thống vệ sinh sát trùng toàn bộ khu chuồng trại phải thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh | Kiểm tra thực tế |
4.5 | Có thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? | A | Thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi | Kiểm tra thực tế |
4.6 | Có thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? | A | Thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn | Kiểm tra thực tế |
4.7 | Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp không? | A | Định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp | Kiểm tra thực tế |
4.8 | Có dùng riêng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại không? | A | Dùng riêng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại | Kiểm tra thực tế |
4.9 | Có thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại không? | A | Thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại | Kiểm tra thực tế |
4.10 | Có thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho không? | A | Thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho | Kiểm tra thực tế |
5 | Quản lý thức ăn, nước uống, nước vệ sinh |
|
|
|
5.1 | Có thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn không? | A | Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn | Kiểm tra hồ sơ |
5.2 | Có kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận không? | A | Kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận | Kiểm tra hồ sơ |
5.3 | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa có đủ tiêu chuẩn không? | B | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa phải đủ tiêu chuẩn | Kiểm tra thực tế, so sánh với quy định |
5.4 | Có ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc? | A | Ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn | Kiểm tra hồ sơ |
5.5 | Có sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và nhà sản xuất không? Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất không? | A | Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT và nhà sản xuất. Tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất | Kiểm tra hồ sơ |
5.6 | Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi không? | A | Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi | Kiểm tra hồ sơ |
5.7 | Có kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước không? | B | Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước | Kiểm tra thực tế |
5.8 | Nước rửa chuồng, vệ sinh có cho chảy ngang qua những khu chuồng khác không? | A | Nước rửa chuồng, vệ sinh không cho chảy ngang qua những khu chuồng khác | Kiểm tra thực tế |
5.9 | Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn không? Có thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không? | A | Phải có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn. Không thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường | Kiểm tra thực tế |
6 | Quản lý đàn bò sữa |
|
|
|
| Có tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho bê, bò mới nhập về không? | A | Tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho bê, bò mới nhập về | Kiểm tra thực tế so sánh với các quy định |
7 | Quản lý sữa và vệ sinh vắt sữa |
|
|
|
7.1 | Có khu vực vắt sữa riêng biệt không? | B | Có khu vực vắt sữa riêng biệt | Kiểm tra thực tế |
7.2 | Người vắt sữa có sử dụng đầy đủ bảo hộ lao đông không? | A | Người vắt sữa phải sử dụng đầy đủ bảo hộ lao đông | Kiểm tra trangthiết bị bảo hộ lao động |
7.3 | Người vắt sữa có đảm bảo sức khoẻ (không mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng tay)? | A | Người vắt sữa phải đảm bảo sức khoẻ (không mắc bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng tay) | Kiểm tra hồ sơ, giấy khám sức khoẻ định kỳ |
7.4 | Có bán sữa vắt từ bò bị bệnh ra thị trường không? | A | Không bán sữa vắt từ bò bị bệnh ra thị trường | Kiểm tra thực tế |
7.5 | Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa có bảo đảm vệ sinh không? | A | Dụng cụ vắt sữa, đựng sữa phải bảo đảm vệ sinh | Kiểm tra thực tế |
8 | Quản lý dịch bệnh |
|
|
|
8.1 | Có chương trình quản lý sức khỏe đàn bò không? | B | Phải có chương trình quản lý sức khỏe đàn bò | Kiểm tra hồ sơ |
8.2 | Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không? | A | Trong trường hợp điều trị bệnh, phải ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
8.3 | Có bán bò chết ra thị trường không? | A | Không bán bò chết ra thị trường | Kiểm tra thực tế, kiểm tra hồ sơ |
8.4 | Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết không? | A | Báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết | Kiểm tra hồ sơ |
9 | Bảo quản và sử dụng thuốc |
|
|
|
9.1 | Vắc xin và thuốc có được bảo quản tốt không? Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không? | A | Vắc xin và thuốc phải được bảo quản tốt. Ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc | Kiểm tra hồ sơ, sổ sách |
10 | Phòng trị bệnh |
|
|
|
10.1 | Có lịch tiêm phòng các bệnh chính như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số dịch bệnh khác không? | A | Phải có lịch tiêm phòng các bệnh chính như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số dịch bệnh khác | Kiểm tra hồ sơ, lịch tiêm phòng |
10.2 | Khi sử dụng kháng sinh điều trị, có sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm không? Có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ và có tuân thủ về thời gian ngưng thuốc không? | A | Khi sử dụng kháng sinh điều trị, không sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm. Tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ và tuân thủ về thời gian ngưng thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
10.3 | Có tuân thủ thời gian cách ly khi xuất bán sữa và bò sữa khi đang điều trị bằng kháng sinh không? | A | Tuân thủ thời gian cách ly khi xuất bán sữa và bò sữa khi đang điều trị bằng kháng sinh | kiểm tra hồ sơ |
11 | Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|
|
11.1 | Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không? | A | Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý | Kiểm tra thực tế |
11.2 | Chất thải lỏng có được trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác không? | A | Chất thải lỏng thải trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác | Kiểm tra thực tế |
11.3 | Có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao không? | B | Phải có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu qủa cao | Kiểm tra thực tế |
11.4 | Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết không? | A | Báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện bò chết |
|
12 | Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác |
|
|
|
| Có sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý chưa? | B | Có sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác. Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý | Kiểm tra thực tế, sơ đồ bồ trí |
13 | Quản lý nhân sự |
|
|
|
13.1 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A | Người lao động làm việc trong trang trại phải được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi | Kiểm tra thực tế và phỏng vấn |
13.2 | Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? | A | Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại | Kiểm tra tài liệu, hồ sơ |
13.3 | Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng không? | A | Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng | Kiểm tra tài liệu, quy trình |
13.4 | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... có được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại không? | A | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... phải được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại | Kiểm tra trang thiết bị lao động hiện có |
13.5 | Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan không? | B | Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan | Kiểm tra trang thiết bị, hồ sơ nhật ký |
14 | Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm |
|
|
|
| Có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không? | A | Ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết | Kiểm tra sổ nhật ký |
15 | Kiểm tra nội bộ |
|
|
|
15.1 | Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần không? | A | Tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần | Kiểm tra hồ sơ kiểm tra |
15.2 | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được ký chưa và có lưu trong hồ sơ không? | A | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã có ký và lưu trong hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ đánh giá |
16 | Khiếu nại và giải quyết khiếu nại |
|
|
|
| Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không? | A | Trang trại phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại và lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết | Kiểm tra mẫu đơn |
|
|
|
|
|
B | LỢN |
|
|
|
1 | Địa điểm |
|
|
|
1.1 | Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương không? | A | Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương | Kiểm tra bản quy hoạch được duyệt |
1.2 | Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? | A | Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước phải đúng với các quy định hiện hành | Kiểm tra thực địa |
1.3 | Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Giữa các khu có tường rào ngăn cách không? | A | Trang trại phải được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không. Giữa các khu phải có tường rào ngăn cách | Kiểm tra thực địa |
2 | Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi |
|
|
|
2.1 | Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng... của chuồng trại có hợp lý không? | B | Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng... của chuồng trại phải bố trí hợp lý | Kiểm tra thực tế |
2.2 | Chuồng trại cho các loại lợn khác nhau có tuân thủ quy định của nhà nước không? | B | Chuồng trại cho các loại lợn khác nhau phải tuân thủ quy định của nhà nước | Kiểm tra thực tế, đối chiếu với quy định |
2.3 | Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh... ) có đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không? | A | Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh... ) phải đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi | Kiểm tra thực tế |
2.4 | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải...) có bố trí riêng biệt không? | A | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải...) phải bố trí riêng biệt | Kiểm tra thực tế |
2.5 | Hệ thống vệ sinh sát trùng ở cổng ra vào chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không? | A | Hệ thống vệ sinh sát trùng ở cổng ra vào chuồng trại phải thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh | Kiểm tra thực tế |
2.6 | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa? | A | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn phải được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh. Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản phải đúng theo tiêu chuẩn quy định | Kiểm tra thực tế, so sánh với quy định |
2.7 | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không ? | A | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió | Kiểm tra thực tế |
2.8 | Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không ? | A | Phải có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh | Kiểm tra thực tế |
2..9 | Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng không? | B | Phải có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng | Kiểm tra hồ sơ, sơ đồ cụ thể |
2.10 | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... có đầy đủ và hợp vệ sinh không? | A | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... phải đầy đủ và hợp vệ sinh | Kiểm tra trang thiết bị thực tế |
2.11 | Trang bị bảo hộ có được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định không? | A | Trang bị bảo hộ phải được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định | Kiểm tra thực tế |
2.12 | Có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan không? | A | Có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan | Kiểm tra thực tế |
3 | Con giống và quản lý giống |
|
|
|
3.1 | Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có nhận đầy đủ hồ sơ không? | A | Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Lúc mua phải có đầy đủ hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ giống |
3.2 | Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không? | A | Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng quy định hiện hành | Đánh giá chất lượng giống theo các quy định |
3.3 | Quản lý con giống có phù hợp theo quy định hiện hành không? | A | Quản lý con giống phải phù hợp theo quy định hiện hành | Kiểm tra quy trình quản lý |
4 | Vệ sinh chăn nuôi |
|
|
|
4.1 | Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại không? | A | Dụng cụ phải đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại | Kiểm tra thực tế |
4.2 | Hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng có thường xuyên thay theo quy định không? | A
| Hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng phải thường xuyên thay theo quy định | Kiểm tra thực tế |
4.3 | Có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại không? | A | Phải có hệ thống phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trại | Kiểm tả thực tế |
4.4 | Có thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? | A | Thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi | Kiểm tra thực tế, phỏng vấn |
4.5 | Có thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? | A | Phải Thực hiện việc sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn | Kiểm tra thực tế |
4.6 | Có định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp không? | A | Định kỳ sát trùng bên trong chuồng trại, các dụng cụ chăn nuôi, làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, máng ăn và trên gia súc bằng thuốc sát trùng thích hợp | Kiểm tra thực tế |
4.7 | Có dùng riêng phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại không? | A | Dùng riêng phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ...trong trang trại | Kiểm tra thực tế |
4.8 | Có thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại không? | A | Phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, dụng cụ trước và sau khi vận chuyển trong trại | Kiểm tra thực tế |
4.9 | Có thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho không? | A | Thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho | Kiểm tra hồ sơ, sổ sách |
4.10 | Dụng cụ có đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại không? | A | Dụng cụ phải đầy đủ để vệ sinh và thu gom chất thải của chuồng trại | Kiểm tra dụng cụ thực tế |
4.11 | Có thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho không? | A | Thực hiện ghi chép chi tiết về hoá chất, nguyên liệu, thức ăn, thuốc, vắc xin...xuất nhập kho | kiểm tra sổ sách ghi chép |
5 | Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh |
|
|
|
5.1 | Có thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn không? | A | Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn | Kiểm tra thực tế kết hợp phỏng vấn |
5.2 | Có kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận không? | A | Kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận | Kiểm tra hồ sơ |
5.3 | Có thường xuyên kiểm tra chất cấm, kháng sinh khi mua không? | A | Thường xuyên kiểm tra chất cấm, kháng sinh khi mua | Kiểm tra hồ sơ phân tích, lưu mẫu phân tích |
5.4 | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa có đủ tiêu chuẩn không? | B | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa phải đủ tiêu chuẩn | Kiểm tra thức tế kho so sánh với các quy định |
5.5 | Có ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc không? | A | Ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
5.6 | Có sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp & PTNT và nhà sản xuất không? Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất không? | A | Sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông Nghiệp & PTNT và nhà sản xuất. Tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất | Kiểm tra hồ sơ, kết hợp phỏng vấn |
5.7 | Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất chất lượng nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi không? | A | Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất chất lượng nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi | Kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước do phòng kiểm nghiệm được công nhận, chỉ định tiến hành |
5.8 | Có kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước không? | B | Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước | Kiểm tra thực tế |
5.9 | Nước rửa chuồng và nước vệ sinh có chảy ngang qua những khu chuồng khác không? | A | Nước rửa chuồng và nước vệ sinh không chảy ngang qua những khu chuồng khác |
|
5.10 | Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn không? Có thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không? |
A | Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn. Không thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường | Kiểm tra thực tế |
6 | Quản lý đàn lợn |
|
|
|
6.1 | Lợn nhập vào trại có mua quá 2 cơ sở không? | B | Lợn nhập vào trại không mua quá 2 cơ sở | Kiểm tra hồ sơ, sổ sách |
6.2 | Có tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho đàn lợn mới nhập về không? |
A | Tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại... cho đàn lợn mới nhập về |
|
7 | Xuất bán lợn |
|
|
|
7.1 | Có tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán không? | A | Tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi xuất bán | Kiểm tra hồ sơ |
7.2 | Có gửi kèm hồ sơ theo dõi lợn thịt khi xuất bán lợn không? | A | Phải gửi kèm hồ sơ theo dõi lợn thịt khi xuất bán lợn | Kiểm tra hồ sơ |
8 | Chu chuyển đàn và vận chuyển lợn |
|
|
|
| Có tuân thủ đúng nguyên tắc khi chu chuyển đàn từ khu nuôi lợn nhỏ đến lớn và quy tắc cơ bản trong quá trình di chuyển lợn không? Có phổ biến rộng rãi các nguyên tắc cho từng công nhân không? | A | Phải tuân thủ đúng nguyên tắc khi chu chuyển đàn từ khu nuôi lợn nhỏ đến lớn và quy tắc cơ bản trong quá trình di chuyển lợn. Phổ biến rộng rãi các nguyên tắc cho từng công nhân | Kiểm tra bản nguyên tắc chu chuyển đần, kết hợp phỏng vấn |
9 | Quản lý dịch bệnh |
|
|
|
9.1 | Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?. Có bán lợn trong thời gian cách ly thuốc. | A | Trong trường hợp điều trị bệnh, phải ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc. Không bán lợn trong thời gian cách ly thuốc | Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép |
9.2 | Khi phát hiện lợn chết có báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý không? | A | Khi phát hiện lợn chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý |
|
10 | Bảo quản và sử dụng thuốc thú y |
|
|
|
| Có ghi chép việc xuất, nhập kho từng loại thuốc và vắc xin không? | A | Phải ghi chép việc xuất, nhập kho từng loại thuốc và vắc xin | Kiểm tra sổ sách, hồ sơ |
11 | Phòng trị bệnh |
|
|
|
11.1 | Có lịch tiêm phòng các bệnh chính như dịch tả, tụ huyết trùng và một số dịch bệnh khác không? | A | Phải có lịch tiêm phòng các bệnh chính như dịch tả, tụ huyết trùng và một số dịch bệnh khác | Kiểm tra số sách |
11.2 | Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh không? | A | Phải lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh | Kiểm tra thực tế |
11.3 | Khi sử dụng kháng sinh điều trị, có sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm không? Có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ không? | A | Khi sử dụng kháng sinh điều trị, không sử dụng kháng sinh nằm trong danh mục cấm. Phải tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc và ghi chép đầy đủ vào trong hồ sơ | Kiểm tra sổ sách so sánh với quy định |
12 | Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|
|
12.1 | Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không? | A | Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý | Kiểm tra thực tế |
12.2 | Chất thải lỏng có được thải trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác không? | A | Chất thải lỏng được thải trực tiếp vào khu xử lý và không chảy qua khu chăn nuôi khác | Kiểm tra thực tế |
12.3 | Có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao không? | B | Phải có hệ thống phân lọai, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao | Kiểm tra thực tế |
12.4 | Có bán lợn chết ra thị trường hoặc sử dụng trong bếp ăn tập thể không? | A | Không bán lợn chết ra thị trường hoặc sử dụng trong bếp ăn tập thể | Kiêm tra thực tế |
12.5 | Có nơi xử lý lợn chết (lò thiêu, đất chôn) đủ tiêu chuẩn không? | B | Phải có nơi xử lý lợn chết (lò thiêu, đất chôn) đủ tiêu chuẩn | KIểm tra thực tế, so sánh với tiêu chuẩn |
12.6 | Có báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện lợn chết không? | A | Báo cáo với cán bộ thú y khi phát hiện lợn chết | Kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thú y |
13 | Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác |
|
|
|
| Có sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý chưa? | B | Nên sử dụng thuốc, bẫy, bả để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác. Nếu có, phải ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý | Kiểm tra thực tế |
14 | Quản lý nhân sự |
|
|
|
14.1 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A | Người lao động làm việc trong trang trại phải được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi | Kiểm tra thực tế, kết hợp với phỏng vấn |
14.2 | Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? | A | Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại | Kiểm tra hồ sơ, tài liệu liên quan |
14.3 | Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng không? | A | Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng | Kiểm tra thực tế quy trình theo tác an toàn |
14.4 | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... có được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại không? | A | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... phải được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại | Kiểm tra trang thiết bị BHLĐ |
14.5 | Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan không? | B | Có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan | Kiểm tra trang thiết bị BHLĐ và nhật ký |
14.6 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A | Người lao động làm việc trong trang trại phải được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi | kiểm tra thực tế kết hợp phỏng vấn |
15 | Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm |
|
|
|
| Có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng khi cần thiết không? | A | Ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng khi cần thiết | Kiểm tra số sách, nhật ký |
16 | Kiểm tra nội bộ |
|
|
|
16.1 | Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần không? | A | Tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần | Kiểm tra thực tế |
16.2 | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được ký chưa và có lưu trong hồ sơ không? | A | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ phải được ký và lưu trong hồ sơ | Kiểm tra bảng kiểm tra |
17 | Khiếu nại và giải quyết khiếu nại |
|
|
|
| Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không? | A | Trang trại phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại, phải lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết | Kiểm tra mẫu đơn, hồ sơ khiếu nại |
|
|
|
|
|
C | GIA CẦM |
|
|
|
1 | Địa điểm |
|
|
|
1.1 | Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương không? | A | Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương | Kiểm tra quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt |
1.2 | Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? | A | Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước phải đúng với các quy định hiện hành | Kiểm tra thực tế |
1.3 | Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Giữa các khu có tường rào ngăn cách không? | A | Trang trại phải được thiết kế gồm các khu vực khác nhau. Giữa các khu phải có tường rào ngăn cách | Kiểm tra thực tế |
2 | Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi |
|
|
|
2.1 | Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng... của chuồng trại có hợp lý không? | B | Hướng, kích thước, kiểu chuồng, nền chuồng, mái chuồng, vách chuồng... của chuồng trại phải hợp lý | Kiểm tra thực tế |
2.2 | 5. Chuồng trại cho các đối tượng gia cầm khác nhau có tuân thủ quy định của nhà nước không? | B | 6. Chuồng trại cho các đối tượng gia cầm khác nhau phải có tuân thủ quy định của nhà nước | Kiểm tra thưc tế |
2.3 | 7. Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh... ) có đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi không? | A | 8. Khu hành chính (văn phòng, nhà làm việc, khu vệ sinh... ) phải đặt ngoài hàng rào khu chăn nuôi | Kiểm tra thực tế |
2.4 | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải...) có bố trí riêng biệt không? | A | Nhà xưởng và kho (kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, xưởng cơ khí sửa chữa, khu cách ly, khu xử lý chất thải...) phải bố trí riêng biệt | Kiểm tra thực tế |
2.5 | Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại có thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh không? | A | Hệ thống vệ sinh sát trùng chuồng trại phải thích hợp để giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh | Kiểm tra thực tế |
2.6 | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn có được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh không? Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản có đúng theo tiêu chuẩn quy định chưa? | A | Kho chứa nguyên liệu và thức ăn phải được xây dựng hợp lý và hợp vệ sinh. Các nguyên liệu và thức ăn khi nhập kho bảo quản phải đúng theo tiêu chuẩn quy định | Kiểm tra thực tế, so sánh với các tiêu chuẩn |
2.7 | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng có được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió không ? | A | Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải được xây dựng thông thoáng, không bị dột, tạt nước khi mưa gió | Kiểm tra thực tế |
2.8 | Có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh không ? | A | Phải có kho lạnh, tủ lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản lạnh | Kiểm tra thực tế |
2.9 | Có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng không? | B | Phải có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng | Kiểm tra sơ đồ thực tế |
2.10 | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... có đầy đủ và hợp vệ sinh không? | A | Thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống... phải đầy đủ và hợp vệ sinh | Kiểm tra thực tế thiết bị, dụng cụ, nước uống |
2.11 | Trang bị bảo hộ có được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định không? | A | Trang bị bảo hộ phải được khử trùng và cất giữ đúng nơi quy định | Kiểm tra thực tế |
2.12 | Có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan không? | A | Phải có quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách tham quan | Kiểm tra trang thiết bị BHLĐ |
3 | Con giống và quản lý giống |
|
|
|
3.1 | Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có nhận đủ hồ sơ không? | A | Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Lúc mua phải nhận đủ hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ con giống |
3.2 | Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không? | A | Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng quy định hiện hành | kiểm tra chất lượng giống |
3.3 | Quản lý con giống có phù hợp theo quy định hiện hành không? | B | Quản lý con giống phải phù hợp theo quy định hiện hành | Kiểm tra tính phù hợp với các quy định |
4 | Quản lý thức ăn và nước uống |
|
|
|
4.1 | Có thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn không? | A | Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học, vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu thức ăn | Kiểm tra công tác giám sát |
4.2 | Có kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận không? | A | Phải kiểm tra các thông tin về nguyên liệu và kiểm tra khi giao nhận | Kiểm tra hồ sơ lưu trữ thông tin |
4.3 | Có thường xuyên kiểm tra chất cấm, kháng sinh khi mua không? | A | Thường xuyên kiểm tra chất cấm, kháng sinh khi mua | Kiểm tra hồ sơ |
4.4 | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa có đủ tiêu chuẩn không? | B | Nếu dự trữ nguyên liệu, kho chứa phải đủ tiêu chuẩn | Kiểm tra thực tế |
4.5 | Có ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc ... vào sổ nhật ký không? | A | Phải ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có trộn thuốc ... vào sổ nhật ký | Kiểm tra hồ sơ |
4.6 | Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi không? | A | Phải kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước uống dùng cho chăn nuôi | Kiểm tra hồ sơ |
4.7 | Có kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước không? | B | Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước | Kiểm tra hồ sơ |
4.8 | Nước rửa chuồng, vệ sinh có cho chảy ngang qua những khu chuồng khác không? | A | Nước rửa chuồng, vệ sinh không cho chảy ngang qua những khu chuồng khác | Kiểm tra thực tế |
5 | Quản lý đàn |
|
|
|
5.1 | Gia cầm nhập vào trại có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin không ? | A | Gia cầm nhập vào trại phải có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin | Kiểm tra hồ sơ |
5.2 | Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách lý, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại, lên kế hoạch tiêm phòng… cho đàn gia cầm mới nhập về không? | A | Phải tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách lý, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại, lên kế hoạch tiêm phòng… cho đàn gia cầm mới nhập về | Kiểm tra thực tế |
5.2 | Trước khi xuất giết thịt có kiểm tra về tình hình bệnh, sử dụng kháng sinh và tuân thủ thời gian ngừng thuốc không? | A | Trước khi xuất giết thịt phải kiểm tra về tình hình bệnh, sử dụng kháng sinh và tuân thủ thời gian ngừng thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
6 | Quản lý dịch bệnh |
|
|
|
6.1 | Có chương trình quản lý sức khoẻ cho đàn gia cầm không? | A | Phải có chương trình quản lý sức khoẻ cho đàn gia cầm | Kiểm tra hồ sơ |
6.2 | Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không? | A | Trong trường hợp điều trị bệnh, phải ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
6.3 | Khi dịch bệnh xẩy ra, có báo cáo ngay với các cơ quan chức năng và làm theo hướng dẫn của cơ quan thú y khi có dịch bệnh không? | A | Khi dịch bệnh xẩy ra, phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng và làm theo hướng dẫn của cơ quan thú y khi có dịch bệnh | Kiểm tra hồ sơ |
7 | Bảo quản và sử dụng thuốc thú y |
|
|
|
| Vắc xin và thuốc có được bảo quản tốt không? Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không? | A | Vắc xin và thuốc phải được bảo quản tốt. Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc. | Kiểm tra hồ sơ |
8 | Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|
|
8.1 | Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không? | A | Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý | Kiểm tra thực tế |
8.2 | Chất thải lỏng có qua bể lắng sinh học và có chảy trực tiếp vào khu xử lý, không chảy qua khu chăn nuôi khác không? | A | Chất thải lỏng phải qua bể lắng sinh học và chảy trực tiếp vào khu xử lý, không được chảy qua khu chăn nuôi khác | Kiểm tra thực tế |
8.3 | Có hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao không? | A | Phải có hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao | Kiểm tra thực tế |
8.4 | Có bán gia cầm chết ra thị trường không hay thải ra môi trường xung quanh không? | A | Không bán gia cầm chết ra thị trường hay thải ra môi trường xung quanh | Kiểm tra thực tế |
8.5 | Có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn không? Có thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường không? | A | Phải có hệ thống lọc, lắng chất thải rắn. Không thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường | Kiểm tra thực tế |
9 | Kiểm soát côn trùng, loài gậm nhấm và động vật khác |
|
|
|
| Có biện pháp kiểm soát và lên kế hoạch thường xuyên diệt chuột, kiểm soát côn trùng và nguồn lây lan mầm bệnh theo hướng dẫn không? | B | Phải có biện pháp kiểm soát và lên kế hoạch thường xuyên diệt chuột, kiểm soát côn trùng và nguồn lây lan mầm bệnh theo hướng dẫn | Kiểm tra hồ sơ |
10 | Quản lý nhân sự |
|
|
|
10.1 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A | Người lao động làm việc trong trang trại phải được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi | Kiểm tra thực tế và phỏng vấn |
10.2 | Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? | A | Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại | Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn |
10.3 | Có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng không? | A | Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng | Kiểm tra thực tế |
10.4 | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... có được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại không? | A | Trang bị bảo hộ lao động như ủng cao su, khẩu trang, găng tay, mũ, áo quần bảo hộ... phải được trang bị cho công nhân làm việc trong trang trại | Kiểm tra thực tế |
10.5 | Có đầy đủ đồ bào hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan không? | B | Phải có đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho khách tham quan (quần áo, giày ủng, nơi tắm rửa, khử trùng, thay quần áo) và nhật ký khách tham quan | Kiểm tra thực tế và hồ sơ |
11 | Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm |
|
|
|
| Có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không? | A | Phải có ghi chép đầy đủ nhật ký chăn nuôi, nhật ký về hoá chất, thức ăn chăn nuôi và mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết | Kiểm tra hồ sơ |
12 | Kiểm tra nội bộ |
|
|
|
12.1 | Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần không? | A | Phải tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm một lần | Kiểm tra hồ sơ |
12.2 | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được ký chưa và có lưu trong hồ sơ không? | A | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã ký và có lưu trong hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ |
13 | Khiếu nại và giải quyết khiếu nại |
|
|
|
| Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không? | A | Trang trại phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại và lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết | Kiểm tra hồ sơ |
|
|
|
|
|
D | ONG |
|
|
|
1 | Địa điểm |
|
|
|
1.1 | Vị trí đặt trại có phù hợp với vùng nuôi ong không? | A | Vị trí đặt trại phải phù hợp với vùng nuôi ong | Kiểm tra quy hoạch đã được duyệt |
1.2 | 5. Khoảng cách từ trại ong đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành và thuận lợi cho việc nuôi ong không? | B | 6. Khoảng cách từ trại ong đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước phải đúng với các quy định hiện hành và thuận lợi cho việc nuôi ong | Kiểm tra thực tế |
1.3 | Thùng ong trong trại có được bố trí đúng quy cách về hướng, độ cao, khu vực khác nhau không? | B | Thùng ong trong trại phải được bố trí đúng quy cách về hướng, độ cao, khu vực khác nhau | Kiểm tra thực tế |
1.4 | Vùng nuôi ong có bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng không? | A | Vùng nuôi ong phải không bị dịch bệnh ong trước đó 6 tháng | Kiểm tra hồ sơ |
2 | Con giống và quản lý con giống |
|
|
|
2.1 | Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? Lúc mua có đầy đủ hồ sơ không? | A | Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Lúc mua phải có đầy đủ hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ giống |
2.2 | Chất lượng con giống có bảo đảm đúng quy định hiện hành không? | A | Chất lượng con giống phải bảo đảm đúng quy định hiện hành | Kiểm tra hồ sơ và thực tế |
2.3 | Quản lý con giống có phù hợp theo quy định hiện hành không? | B | Quản lý con giống phải phù hợp theo quy định hiện hành | kiểm tra hồ sơ |
2.4 | Trang trại có lập hồ sơ sổ sách theo dõi về tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, dịch bệnh và năng suất của đàn ong hay không? | A | Trang trại phải lập hồ sơ sổ sách theo dõi về tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, dịch bệnh và năng suất của đàn ong hay | Kiểm tra hồ sơ |
3 | Quản lý về thức ăn, nước uống |
|
|
|
3.1 | Có kiểm tra nguồn thức ăn của ong không? | A | Phải kiểm tra nguồn thức ăn của ong | Kiểm tra thực tế |
3.2 | Có kiểm tra nguồn gốc, thành phần thức ăn và ghi chép các thông tin về thức ăn bổ sung vào sổ nhật ký không? | A | Phải kiểm tra nguồn gốc, thành phần thức ăn và ghi chép các thông tin về thức ăn bổ sung vào sổ nhật ký | Kiểm tra hồ sơ |
3.3 | Có kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước dùng cho nuôi ong theo quy định hiện hành không? | A | Phải kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất nguồn nước dùng cho nuôi ong theo quy định hiện hành | kiểm tra thực tế |
4 | Quản lý đàn |
|
|
|
4.1 | Có lưu trữ hồ sơ về con giống, nhật ký nuôi các đàn ong không? | A | Phải lưu trữ hồ sơ về con giống, nhật ký nuôi các đàn ong | Kiểm tra hồ sơ |
4.2 | Có tuân thủ đúng các phương pháp về nhập đàn và di chuyển đàn không? | B | Phải tuân thủ đúng các phương pháp về nhập đàn và di chuyển đàn | Kiểm tra thực tế |
4.3 | Có tuân thủ đúng các nguyên tắc về tạo chúa, thay chúa không, chia đàn không? | B | Phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về tạo chúa, thay chúa không, chia đàn | Kiểm tra thực tế |
5 | Quản lý dịch bệnh |
|
|
|
5.1 | Có lập hồ sơ theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn ong không? | A | Phải lập hồ sơ theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn ong | Kiểm tra hồ sơ |
5.2 | Khi đàn ong bị bệnh có báo ngay cho cán bộ kỹ thuật không? | A | Khi đàn ong bị bệnh phải báo ngay cho cán bộ kỹ thuật | Kiểm tra hồ sơ |
5.3 | Khi điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người trị bệnh, thời điểm ngưng thuốc không? | A | Khi điều trị bệnh, phải ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người trị bệnh, thời điểm ngưng thuốc | Kiểm tra hồ sơ |
6 | Bảo quản và sử dụng thuốc thú y |
|
|
|
6.1 | Thuốc thú y có được bảo quản tốt không? Có ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc không? | A | Thuốc thú y phải được bảo quản tốt. Phải ghi chép việc nhập kho từng loại thuốc. | Kiểm tra hồ sơ và thực tế |
6.2 | Có sử dụng thuốc thú y theo đúng quy định của Bộ nông nghiệp & PTNT và hướng dẫn của nhà sản xuất không? Có tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất không? | A | Phải sử dụng thuốc thú y theo đúng quy định của Bộ nông nghiệp & PTNT và hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất | Kiểm tra thực tế, hồ sơ |
6.3 | Có ngừng bán ong, mật và các sản phẩm mật ong khác khi đang điều trị bệnh không? | A | Phải ngừng bán ong, mật và các sản phẩm mật ong khác khi đang điều trị bệnh | Kiểm tra hồ sơ |
6.4 | Thời gian sử dụng thuốc có trùng với thời gian khai thác sản phẩm ong hay di chuyển không? | A | Thời gian sử dụng thuốc phải trùng với thời gian khai thác sản phẩm ong hay di chuyển | Kiểm tra hồ sơ |
6.5 | Có lưu lại mẫu bao bì, nhãn hiệu thuốc, phiếu kết qủa xét nghiệm để tra cứu lại khi cần không? | A | Phải lưu lại mẫu bao bì, nhãn hiệu thuốc, phiếu kết qủa xét nghiệm để tra cứu lại khi cần | Kiểm tra hồ sơ |
7 | Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường |
|
|
|
7.1 | Chất thải rắn của trại và tổ ong có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý không? | B | Chất thải rắn của trại và tổ ong phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý | Kiểm tra thực tế |
7.2 | Chất thải lỏng có chảy trực tiếp vào khu xử lý và không qua khu chăn nuôi khác không? | B | Chất thải lỏng phải chảy trực tiếp vào khu xử lý và không qua khu chăn nuôi khác | Kiểm tra thực tế |
8 | Kiểm soát côn trùng và dịch hại |
|
|
|
| Có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như chim xanh, thạch sùng, ong bò vẽ, kiến, nhện làm hại ong, mối ăn thùng ong, sâu ăn sáp phá hoại bánh tổ không? | A | Phải có biện pháp phòng trừ các loại dịch hại như chim xanh, thạch sùng, ong bò vẽ, kiến, nhện làm hại ong, mối ăn thùng ong, sâu ăn sáp phá hoại bánh tổ | Kiểm tra hồ sơ, thực tế |
9 | Quản lý nhân sự |
|
|
|
9.1 | Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi không? | A | Người lao động làm việc trong trang trại phải được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại và tập huấn về kỹ năng chăn nuôi | Kiểm tra thực tế, phỏng vấn |
9.2 | Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? | A | Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại | Kiểm tra hồ sơ |
9.3 | Có cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ lao động và hướng dẫn an toàn lao động khi thao tác, khuân vác các vật nặng cho tất cả nhân viên của trại không? | A | Phải cung cấp đầy đủ đồ bảo hộ lao động và hướng dẫn an toàn lao động khi thao tác, khuân vác các vật nặng cho tất cả nhân viên của trại | Kiểm tra hồ sơ, thực tế |
9.4 | Khi tiếp xúc với ong có gây sốc cho đàn ong; có sử dụng các hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm trên quần áo hoặc thân thể; có dùng bình khói và các dụng cụ bảo hộ cần thiết như lưới che mặt, găng tay không? | A | Khi tiếp xúc với ong không gây sốc cho đàn ong; không sử dụng các hóa chất, hương liệu, mỹ phẩm trên quần áo hoặc thân thể; không dùng bình khói và các dụng cụ bảo hộ cần thiết như lưới che mặt, găng tay | Kiểm tra thực tế |
10 | Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm |
|
|
|
10.1 | Có ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về hoá chất, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm, mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết không? | A | Phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về hoá chất, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thu hoạch sản phẩm, mua bán sản phẩm và lưu trữ hồ sơ để việc truy xuất được dễ dàng khi cần thiết | Kiểm tra hồ sơ |
10.2 | Có ghi rõ vị trí và mã số của trại ong, nơi sản xuất và lô sản phẩm không? Vị trí và mã số của trại ong, lô sản phẩm có được lập hồ sơ và lưu trữ không? | A | Phải ghi rõ vị trí và mã số của trại ong, nơi sản xuất và lô sản phẩm. Vị trí và mã số của trại ong, lô sản phẩm phải được lập hồ sơ và lưu trữ | Kiểm tra hồ sơ |
10.3 | Nhãn mác, bao bì có ghi đầy đủ các thông tin và nguồn gốc sản phẩm không? | A | Nhãn mác, bao bì phải ghi đầy đủ các thông tin và nguồn gốc sản phẩm | Kiểm tra thực tế, hồ sơ |
10.4 | Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, có cách ly và ngừng tiêu thụ và thông báo cho khách hàng không? | A | Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly và ngừng tiêu thụ và thông báo cho khách hàng | Kiểm tra hồ sơ, thực tế |
11 | Kiểm tra nội bộ |
|
|
|
11.1 | Có tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm ít nhất một lần không? | A | Phải tiến hành kiểm tra nội bộ định kỳ mỗi năm ít nhất một lần | Kiểm tra hồ sơ |
11.2 | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ đã được các bên ký; có lưu trong hồ sơ không? | A | Bảng kiểm tra đánh giá nội bộ phải được các bên ký; có lưu trong hồ sơ | Kiểm tra hồ sơ |
12 | Khiếu nại và giải quyết khiếu nại |
|
|
|
| Trang trại có sẵn mẫu đơn khiếu nại không? và có lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết không? | A | Trang trại phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại và phải lưu giữ hồ sơ khiếu nại của khách hàng và phương pháp giải quyết | Kiểm tra hồ sơ |
Ghi chú: A: Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; B: Chỉ tiêu khuyến khích thực hiện
II. HưỚng dẪn đánh giá và xỬ lý kẾt quẢ:
1. Cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP khi đạt tối thiểu 80% chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 70% chỉ tiêu mức độ B.
2. Đối với cơ sở sản xuất gồm nhiều thành viên, việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a. Cơ sở sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ A khi 100% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.
b. Cơ sở sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ B khi có tối thiểu 90% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.
PHỤ LỤC 4
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
|
BIÊN BẢN KIỂM TRA
QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT
theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Tổ chức Chứng nhận
1. Thời điểm kiểm tra: bắt đầu lúc … giờ …, ngày …… tháng…… năm ...........
2. Tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra:..………………………………...................
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………………………….. Fax: ………………………………..
3. Phạm vi đăng ký chứng nhận VietGAHP:
Địa điểm sản xuất:……………………………………………………………………….
Diện tích: ………………………………………………………………………………….
Sản phẩm:………………………………………………………………………..............
Sản lượng dự kiến:……………………………………………………………………….
4. Hình thức kiểm tra: ………………………………………...………………………….
5. Thành phần Đoàn kiểm tra:
Trưởng đoàn: ……………………………………………………………………………..
Thành viên: ………………………………………………………………………………..
6. Đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
7.Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho ....................... theo Quyết định số ... ngày ... tháng ... năm ... của Tổ chức Chứng nhận .......................................................................
8. Kết quả kiểm tra: (chi tiết tại Bảng kiểm tra đánh giá theo mẫu tại Phụ lục 3)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
9. Kết luận của Đoàn kiểm tra:
……………………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
10. Ý kiến của tổ chức, cá nhân được kiểm tra:
……………………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
11. Vấn đề khác:
……………………………………………………………………………………
……...……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Biên bản đã được đọc lại cho Đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức, cá nhân cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung như nhau, 01 bản Đoàn kiểm tra giữ, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.
Biên bản kiểm tra kết thúc vào lúc … … ngày … … tháng … … năm ... .
Đại diện tổ chức, cá nhân Đại diện Đoàn kiểm tra
PHỤ LỤC 5
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VIETGAHP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHỤ LỤC 6
MÃ SỐ CHỨNG NHẬN VIETGAHP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. KẾt cẤu mã sỐ chỨng nhẬn VietGAHP:
Mã số chứng nhận VietGAHP là một chuỗi gồm các cụm ký tự và số “xxx-aa-dddd” (cách nhau bởi dấu gạch ngang), trong đó:
- Ba chữ xxx là mã số của Tổ chức Chứng nhận do Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận cấp;
- Hai chữ số “aa” là mã số chỉ địa phương (tỉnh, thành phố) nơi nhà sản xuất đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, được xác định theo mã tỉnh trong bảng mã vùng của tỉnh, thành phố thuộc Trung ương;
- Các chữ số “dddd” là mã số của nhà sản xuất do Tổ chức Chứng nhận cấp cho nhà sản xuất theo thứ tự được chứng nhận trong từng tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.
II. BẢng mã vùng cỦa tỈnh, thành phỐ thuỘc Trung ương (Theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam):
TT | Tên tỉnh | Mã vùng | TT | Tên tỉnh | Mã vùng |
1 | An Giang | 89 | 33 | Kiên Giang | 91 |
2 | Bạc Liêu | 95 | 34 | Kon Tum | 62 |
3 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 77 | 35 | Lai Châu | 12 |
4 | Bắc Cạn | 06 | 36 | Lạng Sơn | 20 |
5 | Bắc Giang | 24 | 37 | Lào Cai | 10 |
6 | Bắc Ninh | 27 | 38 | Lâm Đồng | 68 |
7 | Bến Tre | 83 | 39 | Long An | 80 |
8 | Bình Dương | 74 | 40 | Nam Định | 36 |
9 | Bình Định | 52 | 41 | Nghệ An | 40 |
10 | Bình Phước | 70 | 42 | Ninh Bình | 37 |
11 | Bình Thuận | 60 | 43 | Ninh Thuận | 58 |
12 | Cao Bằng | 04 | 44 | Phú Thọ | 25 |
13 | Cà Mau | 96 | 45 | Phú Yên | 54 |
14 | Cần Thơ | 92 | 46 | Quảng Bình | 44 |
15 | Đà Nẵng | 48 | 47 | Quảng Nam | 49 |
16 | Đắc Lắc | 66 | 48 | Quảng Ngãi | 51 |
17 | Đắc Nông | 67 | 49 | Quảng Ninh | 22 |
18 | Đồng Nai | 75 | 50 | Quảng Trị | 45 |
19 | Đồng Tháp | 87 | 51 | Sóc Trăng | 94 |
20 | Điện Biên | 11 | 52 | Sơn La | 14 |
21 | Gia Lai | 64 | 53 | Tây Ninh | 72 |
22 | Hà Giang | 02 | 54 | Thái Bình | 34 |
23 | Hà Nam | 35 | 55 | Thái Nguyên | 19 |
24 | Hà Nội | 01 | 56 | Thanh Hóa | 38 |
25 | Hà Tây | 28 | 57 | TP.Hồ Chí Minh | 79 |
26 | Hà Tĩnh | 42 | 58 | Thừa Thiên Huế | 46 |
27 | Hải Dương | 30 | 59 | Tiền Giang | 82 |
28 | Hải Phòng | 31 | 60 | Trà Vinh | 84 |
29 | Hậu Giang | 93 | 61 | Tuyên Quang | 08 |
30 | Hòa Bình | 17 | 62 | Vĩnh Long | 86 |
31 | Hưng Yên | 33 | 63 | Vĩnh Phúc | 26 |
32 | Khánh Hòa | 56 | 64 | Yên Bái | 15 |
III. Ví dỤ:
1. Tổ chức Chứng nhận là Viện Chăn nuôi được Cục Chăn nuôi cấp mã số là VCN. Tổ chức đầu tiên được Viện Chăn nuôi cấp chứng nhận VietGAHP là Công ty TNHH A tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ có mã số là: VCN-79-0001.
PHỤ LỤC 7
MẪU GIẤY KHAI BÁO XUẤT XỨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIẤY KHAI BÁO XUẤT XỨ (bản lưu) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIẤY KHAI BÁO XUẤT XỨ (bản gửi kèm theo lô sản phẩm) |
Tên tổ chức, cá nhân:………………………………................... Điạ chỉ:……………………………………………........................ Điện thoại:…………………Fax:…………………...................... Mã số chứng nhận VietGAHP:…………………….................... Số giấy chứng nhận VietGAHP:…………………..................... Ngày cấp:…………………………………………....................... Tên Tổ chức Chứng nhận cấp:……………………................... Tên sản phẩm:……………………………………....................... Ngày chế biến:……………………………………....................... Khối lượng (kg):....................................................................... Kích cỡ:.................................................................................... | Tên tổ chức, cá nhân:………………………………................... Điạ chỉ:……………………………………………........................ Điện thoại:…………………Fax:…………………...................... Mã số chứng nhận VietGAHP:…………………….................... Số giấy chứng nhận VietGAHP:…………………….................. Ngày cấp:…………………………………………....................... Tên Tổ chức Chứng nhận cấp:……………………................... Tên sản phẩm:……………………………………....................... Ngày chế biến:……………………………………....................... Khối lượng (kg):........................................................................ Kích cỡ:.................................................................................... |
Lô sản phẩm được bán cho: Tên cơ sở thu mua:................................................................. Địa chỉ:..................................................................................... Số điện thoại:........................Fax:............................................ Chúng tôi cam đoan nội dụng khai trên là đúng sự thực. | Lô sản phẩm được bán cho: Tên cơ sở thu mua:.................................................................. Địa chỉ:..................................................................................... Số điện thoại:........................Fax:............................................. Chúng tôi cam đoan nội dụng khai trên là đúng sự thực. |
……, ngày… tháng…năm…… Đại diện tổ chức, cá nhân (Ký tên, đóng dấu) | ……, ngày… tháng…năm…… Đại diện tổ chức, cá nhân (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 8
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN VIETGAHP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 121 /2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘng hòa xã hỘi chỦ nghĩa ViỆt Nam ……, ngày ... tháng … năm 200… |
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN VIETGAHP
Kính gửi: (Cơ quan chỉ định Tổ chức Chứng nhận)
- Tên tổ chức:.........………...............................................................................
- Địa chỉ liên lạc: ………………………………………………......................
- Điện thoại:………… Fax: ………………. E-mail: …………....................
- Quyết định thành lập/(nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:................. do Cơ quan cấp: .........................................cấp ngày ...…/...../.…….tại .............................
Sau khi nghiên cứu các điều kiện hoạt động chứng nhận VietGAHP theo Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong, chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để hoạt động chứng nhận VietGAHP cho.................................................
Hồ sơ kèm theo:
- ..........................................................................................................................
- ..........................................................................................................................
Đề nghị Cơ quan chỉ định xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được hoạt động chứng nhận VietGAHP cho..............................................................................................
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định về hoạt động chứng nhận VietGAHP./.
Đại diện Tổ chức ...
(Ký tên, đóng dấu )
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản thay thế |
06 | Văn bản sửa đổi, bổ sung |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
08 | Văn bản liên quan khác |
Quyết định 121/2008/QĐ-BNN Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện VIETGAHP cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 121/2008/QĐ-BNN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 17/12/2008 |
Hiệu lực: | 18/01/2009 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | 03/01/2009 |
Số công báo: | 05 & 06 - 01/2009 |
Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày hết hiệu lực: | 10/11/2012 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!