Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 13/2019/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày ban hành: | 29/08/2019 | Hết hiệu lực: | 01/12/2021 |
Áp dụng: | 15/09/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 13/2019/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Quảng Nam, ngày 29 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐƠN GIÁ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, HOA MÀU, CÁC LOẠI CON VẬT NUÔI; MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG; MỨC HỖ TRỢ ĐỐI VỚI TÀI SẢN KHAI THÁC NGHỀ BIỂN, NGHỀ SÔNG ĐỂ THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
---------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 222/TTr-SNN&PTNT ngày 29/7/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định đơn giá đối với các loại cây trồng, hoa màu, các loại con vật nuôi; mật độ cây trồng; mức hỗ trợ đối với tài sản khai thác nghề biển, nghề sông để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 khi nhà nước thu hồi đất; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Điều 2. Quy định đơn giá các loại cây trồng, hoa màu; mật độ cây trồng
1. Đơn giá các loại cây trồng, hoa màu (Chi tiết theo Phụ lục 01 đính kèm).
2. Mật độ cây trồng (Chi tiết theo Phụ lục 02 đính kèm).
3. Hướng dẫn một số vấn đề trong công tác bồi thường, hỗ trợ cây cối, hoa màu (Chi tiết theo Phụ lục 03 đính kèm).
Điều 3. Quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại con vật nuôi
1. Tôm sú nuôi trong ao, hồ đất
Theo quy định của ngành nuôi trồng thủy sản, thời gian nuôi đối với tôm sú bắt đầu từ ngày 01/3 đến ngày 30/9 dương lịch hằng năm và thời gian người sản xuất bắt đầu cải tạo ao, hồ từ tháng 02 dương lịch. Việc bồi thường, hỗ trợ được tính như sau:
a) Trường hợp, thời điểm thu hồi đất trong khoảng thời gian từ ngày 01/10 của năm trước đến hết tháng 02 dương lịch của năm sau thì được tính hỗ trợ, với mức là: 9.000 đồng/m2; trường hợp, thời điểm thu hồi đất trong khoảng thời gian từ ngày 01/3 đến 30/9 dương lịch hằng năm, mà không có tôm nuôi trong ao, hồ thì hỗ trợ công đào ao do bị thu hồi là: 9.000 đồng/m2.
b) Trường hợp, thời điểm thu hồi đất trong khoảng thời gian từ ngày 01/3 đến 30/9 dương lịch hằng năm, có tôm đang nuôi trong ao, hồ với mật độ tối thiểu theo quy định của cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT, thì bồi thường một mức chung là: 20.000 đồng/m2 (không phân biệt mật độ và không được hưởng mức hỗ trợ thêm).
2. Tôm thẻ chân trắng
a) Theo quy định, những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi tôm của tỉnh; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện theo đúng lịch mùa vụ theo quy định của cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT (quy định lịch mùa vụ nuôi tôm nước lợ) thì mới được hỗ trợ. Việc nuôi tôm thẻ chân trắng có đặc thù riêng, do vậy đối với khu vực thực hiện dự án đầu tư đã có công bố quy hoạch chi tiết, trước khi có quyết định thu hồi đất thì tổ chức, đơn vị có liên quan hoặc UBND cấp xã phải thông báo cho nhân dân trong vùng dự án biết trước ít nhất là 90 ngày, để thu hoạch và dừng việc nuôi trồng.
b) Những ao, hồ trước đây nuôi tôm sú nhưng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thì chỉ được hỗ trợ công đào ao do bị thu hồi đất, mức hỗ trợ: 9.000 đồng/m2; không hỗ trợ theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 3, Quyết định này.
c) Trường hợp đặc biệt, phải thu hồi đất sớm hơn thời hạn quy định mà trong ao, hồ thực tế có tôm nuôi với mật độ tối thiểu theo quy định của cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT, thì được hỗ trợ với mức sau:
Cỡ tôm nuôi (N = con/kg) | N ≥ 1.000 | 500 ≤ N < 1.000 | 300 ≤ N < 500 | 200 ≤ N < 300 | N < 200 |
Hình thức | Mức hỗ trợ | ||||
1. Hỗ trợ con giống (đ/kg) | 121.000 | 87.000 | 46.000 | 29.000 | 3.000đ/kg (hỗ trợ công thu hoạch) |
2. Hỗ trợ sản xuất (đ/m2) |
|
|
|
|
|
- Mật độ từ 30 < 60 con/m2 | 3.000 | 4.000 | 8.000 | 12.000 |
|
- Mật độ từ 60 <100 con/m2 | 5.000 | 7.000 | 14.000 | 22.000 |
|
- Mật độ từ 100 < 150 con/m2 | 8.000 | 11.000 | 21.000 | 34.000 |
|
- Mật độ từ 150 < 200 con/m2 | 12.000 | 16.000 | 30.000 | 48.000 |
|
- Mật độ từ 200 con/m2 trở lên | 14.000 | 18.000 | 34.000 | 55.000 |
|
3. Hỗ trợ công đào ao khi thu hồi đất (đ/m2) | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 |
d) Trường hợp đang nuôi trồng dở dang mà người nuôi tôm có yêu cầu kéo dài thêm thời gian để đến chu kỳ thu hoạch nhưng không được kéo dài quá 20 ngày, thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng báo cáo UBND cấp huyện có thông báo cho phép người nuôi tôm tiếp tục nuôi trồng cho đến chu kỳ thu hoạch của vụ đó, thu hoạch xong mới thực hiện thu hồi đất và hỗ trợ tiền công đào ao do bị thu hồi là: 9.000 đồng/m2.
đ) Đối với máy móc, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho việc nuôi tôm phải tháo gỡ, di dời thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã, các cơ quan liên quan xác định mức hỗ trợ hợp lý, phù hợp với chi phí tháo dỡ, di dời tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và cùng chịu trách nhiệm, lập thành biên bản tập hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh), UBND huyện phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện hoặc đối với trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền).
3. Cua nuôi trong ao
a) Trường hợp có thông báo của cấp có thẩm quyền cho người sản xuất tiếp tục nuôi cho đến chu kỳ thu hoạch của vụ đó; thu hoạch xong mới thực hiện thu hồi đất, được hỗ trợ thêm với mức: 9.000 đồng/m2; trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà trong hồ, ao không có cua nuôi thì chỉ tính hỗ trợ công đào ao với mức: 9.000 đồng/m2.
b) Trường hợp Nhà nước cần thu hồi đất sớm trước vụ thu hoạch và thực tế trong ao, hồ có nuôi cua với mật độ tối thiểu theo quy định của cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT thì được bồi thường một mức chung là: 17.000 đồng/m2 (không áp dụng mật độ và không được hưởng hỗ trợ thêm).
4. Trường hợp, ao nuôi hải sản nước lợ có nuôi ghép (tôm sú nuôi ghép với cua) thì áp dụng mức hỗ trợ hoặc bồi thường cao nhất (một trong hai loại con nuôi).
5. Nghêu (ngao) nuôi
Đất nuôi nghêu chủ yếu ở vùng bãi bồi (đất Nhà nước quản lý không bồi thường đất); việc nuôi nghêu theo hình thức quảng canh bằng đăng quầng, ... không sử dụng thức ăn, chỉ chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Việc bồi thường, hỗ trợ đối với nghêu nuôi dựa trên số ngày đã thả nuôi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư UBND cấp xã và các cơ quan liên quan xác định mức bồi thường, hỗ trợ và chịu trách nhiệm, lập thành biên bản tập hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh), UBND huyện phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện hoặc đối với trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền).
6. Ba ba nuôi trong bể xi măng
a) Ba ba nuôi có trọng lượng trung bình lớn hơn 0,8kg/con trở lên thì được hỗ trợ tiền công thu hoạch với mức là: 20.000 đồng/kg.
b) Ba ba nuôi có trọng lượng từ 0,8 kg/con trở xuống thì được bồi thường như sau
Trọng lượng trung bình-X (kg/con) | 0,1<X<=0,3 | X=0,4 | X=0,5 | X=0,6 | X=0,7 | X=0,8 |
Giá bồi thường (đồng/kg) | 262.000 | 218.000 | 171.000 | 145.000 | 112.000 | 84.000 |
c) Nếu trọng lượng trung bình của Ba ba nuôi trong hồ từ 0,1 kg trở xuống thì được bồi thường theo giá con giống với mức là: 25.000 đồng/con (Ba ba giống cỡ từ 10 - 20 con/kg). Trọng lượng trung bình của Ba ba được tính tròn số như sau: từ 0,05 trở lên được làm tròn 0,10 và ngược lại.
d) Đối với con giống bố, mẹ nuôi sinh sản đề nghị áp dụng mức hỗ trợ di chuyển không quá 30% giá trị khi bán (theo giá thương phẩm) theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
7. Ếch nuôi trong bể xi măng
a) Ếch nuôi có trọng lượng trung bình lớn hơn 0,25 kg/con, thì được hỗ trợ tiền công thu hoạch, với mức là: 5.000 đồng/kg.
b) Ếch nuôi có trọng lượng trung bình từ 0,25 kg/con trở xuống thì được bồi thường như sau
Trọng lượng trung bình (X) (kg/con) | 0,05<X<0,10 | 0,10 | 0,15 | 0,20 | 0,25 |
Giá bồi thường (đồng/kg) | 53.000 | 39.000 | 34.000 | 24.000 | 14.000 |
c) Ếch có trọng lượng trung bình từ 0,05 kg/con trở xuống thì bồi thường theo mức: 3.000 đồng/con. Trọng lượng trung bình ếch được tính tròn số như sau: từ 0,05 trở lên được làm tròn 0,10 và ngược lại.
d) Đối với con giống bố, mẹ nuôi sinh sản đề nghị áp dụng mức hỗ trợ di chuyển không quá 30% giá trị khi bán (theo giá thương phẩm) theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
8. Cá lóc nuôi trong bể xi măng
a) Cá lóc nuôi với mật độ tối thiểu theo quy định có trọng lượng trung bình lớn hơn 0,30kg/con thì được hỗ trợ tiền công thu hoạch, với mức là: 5.000 đồng/kg.
b) Cá lóc nuôi với mật độ tối thiểu theo quy định có trọng lượng trung bình từ 0,30kg trở xuống thì được bồi thường như sau
Trọng lượng trung bình (kg/con) | 0,05 | 0,10 | 0,20 | 0,30 |
Mức giá bồi thường (đ/kg) | 39.000 | 34.000 | 24.000 | 14.000 |
c) Cá lóc giống (với mật độ tối thiểu theo quy định):
Có chiều dài thân từ 4 - 6cm thì bồi thường mức 1.000 đồng/con.
Có chiều dài thân từ 6 - 10cm thì bồi thường mức 1.500 đồng/con.
Có chiều dài thân trên 10 cm loại 20 con/kg thì bồi thường mức 2.000 đồng/con.
d) Đối với con giống bố, mẹ nuôi sinh sản đề nghị áp dụng mức hỗ trợ di chuyển không quá 30% giá trị khi bán (theo giá thương phẩm) theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
Mật độ tối thiểu theo quy định là mật độ được quy định tại danh mục định mức kỹ thuật cây trồng, vật nuôi áp dụng trong các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành hoặc các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn nuôi, trồng các loại con vật nuôi, cây trồng do Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành đang có hiệu lực.
9. Nuôi cá nước ngọt khác (cá chép, trắm, mè, trôi, cá rô phi, cá chim trắng ...) trong ao đất
a) Trường hợp, có cá nuôi trong ao với mật độ tối thiểu theo quy định thì được hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ con giống: Cá có chiều dài từ 4 - 6 cm mức hỗ trợ 1.000 đ/con; cá có chiều dài từ 6 - 10 cm mức hỗ trợ 1.500 đ/con; cá có chiều dài trên 20 cm mức hỗ trợ 2.000 đ/con;
Hỗ trợ công đào ao khi thu hồi đất: 9.000 đ/m2.
b) Trường hợp không có cá nuôi trong ao, hỗ trợ công đào ao khi thu hồi đất: 9.000 đ/m2. Trong trường hợp này, ao phải đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật để nuôi cá và được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên.
c) Đối với con giống bố, mẹ nuôi sinh sản đề nghị áp dụng mức hỗ trợ di chuyển không quá 30% giá trị khi bán (theo giá thương phẩm) theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
10. Con nhông
Hỗ trợ tiền công thu hoạch đối với con nhông theo đơn vị diện tích đang sử dụng với mật độ: 8 - 10 con/m2, với đơn giá 20.000 đồng/m2.
11. Đối với con vật nuôi là nhím, bồ câu nuôi sinh sản phải di chuyển khi nhà nước thu hồi đất: Áp dụng mức hỗ trợ thiệt hại khi phải di chuyển không quá 30% giá trị khi bán (theo giá bán thương phẩm) của con vật nuôi nêu trên theo giá thị trường tại thời điểm định giá. Riêng đối với hình thức nuôi lấy thịt, áp dụng mức hỗ trợ không quá 20% giá trị khi bán (theo giá bán thương phẩm) theo giá thị trường tại thời điểm định giá.
12. Đối với những con vật nuôi thủy sản, con vật nuôi khác có trong thực tế kiểm kê nhưng chưa có trong danh mục nêu trên thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và cơ quan liên quan xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên, lập danh mục riêng tập hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh), UBND huyện phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện hoặc đối với trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền).
Điều 4. Mức hỗ trợ đối với tài sản khai thác nghề biển, nghề sông
1. Hỗ trợ 01 lần để trông giữ tàu, thuyền cho đối tượng khai thác nghề biển
a) Tàu có động cơ từ 60 CV trở lên: 10.000.000 đồng/phương tiện.
b) Tàu có động cơ từ 20 CV đến dưới 60 CV: 8.000.000 đồng/phương tiện.
c) Tàu có động cơ dưới 20 CV: 5.000.000 đồng/phương tiện.
d) Thuyền, ghe có gắn động cơ: 3.000.000 đồng/phương tiện.
e) Thuyền, ghe, thúng hành nghề: 2.000.000 đồng/phương tiện.
2. Hỗ trợ tài sản cho đối tượng khai thác thủy sản trên sông
a) Hỗ trợ chi phí đầu tư, chi phí di chuyển, lắp đặt lại tài sản (nếu có địa điểm khai thác mới):
Rớ quay: 7.000.000 đồng/cái.
Rớ đáy, rớ nọc: 5.000.000 đồng/cái.
Đăng: 3.000.000 đồng/cái.
Nò: 3.000.000 đồng/cái.
Chà đá, chà gốc: 1.000.000 đồng/cái.
b) Phải thanh lý toàn bộ ngư lưới cụ (do không còn địa điểm khai thác) hỗ trợ toàn bộ chi phí đầu tư cho 01 ngư cụ:
Rớ quay: Chu vi miệng đáy từ 60m trở lên là 20.000.000 đồng/cái; chu vi miệng đáy dưới 60m là 15.000.000 đồng/cái.
Rớ đáy: Chu vi miệng đáy từ 35m trở lên là 12.000.000 đồng/cái; chu vi miệng đáy dưới 35 m là 10.000.000 đồng/cái.
Đăng: 5.000.000 đồng/cái.
Nò: 5.000.000 đồng/cái.
Chà đá, chà cây: 2.000.000 đồng/cái.
Thuyền (ghe) trực tiếp làm nghề: 10.000.000 đồng/chiếc.
3. Đối với những thiết bị máy móc, ngư cụ, tài sản khác có trong thực tế kiểm kê nhưng chưa có trong danh mục nêu trên thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và cơ quan liên quan căn cứ vào tình hình thực tế và tài liệu liên quan của các loại tài sản đó (hồ sơ, giấy tờ liên quan, quy cách, chủng loại, công suất, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng hiện tại, thời gian sử dụng, mức khấu hao, các thông tin xác định chủ sở hữu hợp pháp và giá trị còn lại,...) để xác định đơn giá bồi thường, hỗ trợ phù hợp; trên cơ sở đó lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên, lập danh mục riêng tập hợp vào phương án bồi thường, hỗ trợ trình UBND tỉnh phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh), UBND huyện phê duyệt (đối với trường hợp thu hồi đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện hoặc đối với trường hợp được UBND tỉnh ủy quyền).
Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đề xuất UBND cấp huyện tổng hợp bằng văn bản gởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xem xét giải quyết, trả lời theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu trình UBND tỉnh xem xét giải quyết đảm bảo đúng quy định.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2019 và thay thế Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND tỉnh.
2. Đối với những phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì xử lý như sau:
a) Trường hợp đã chi trả xong tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì không áp dụng theo Quy định của Quyết định này.
b) Trường hợp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dở dang theo phương án đã được phê duyệt thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng đơn giá bồi thường các loại cây trồng, hoa màu, các loại con vật nuôi; mật độ cây trồng; mức hỗ trợ đối với tài sản khai thác nghề biển, nghề sông thực hiện theo Quy định của Quyết định này.
c) Trường hợp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng chưa thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức rà soát đơn giá bồi thường để phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với Quyết định này.
Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Giao thông vận tải, Tư pháp; Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản hết hiệu lực |
Quyết định 13/2019/QĐ-UBND quy định đơn giá đối với các loại cây trồng, hoa màu, các loại con vật nuôi
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam |
Số hiệu: | 13/2019/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 29/08/2019 |
Hiệu lực: | 15/09/2019 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Đinh Văn Thu |
Ngày hết hiệu lực: | 01/12/2021 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |