hieuluat

Quyết định 1896/QĐ-TTg Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:777&778 - 12/2012
    Số hiệu:1896/QĐ-TTgNgày đăng công báo:29/12/2012
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:17/12/2012Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:17/12/2012Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    --------
    ----------
    Số: 1896/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------
    ------------
    Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2012
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI
    Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
    -------------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020 với các nội dung sau:
    I. MỤC TIÊU
    1. Mục tiêu chung
    Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người góp phần phát triển bền vững đất nước.
    2. Mục tiêu cụ thể
    a) Bảo đảm các loài ngoại lai xâm hại được điều tra, đánh giá định kỳ, lập danh mục và kiểm soát theo quy định của pháp luật;
    b) Ngăn ngừa và kiểm soát được sự lây lan, giảm thiểu tác hại của một số loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam;
    c) Kiểm soát, quản lý hiệu quả việc nhập khẩu, nuôi, trồng và phát triển các loài ngoại lai ở Việt Nam nhm ngăn chặn tác động tiêu cực đến môi trường và đa dạng sinh học;
    d) Bảo đảm 80% cộng đồng dân cư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tuyên truyền và nâng cao nhận thức thường xuyên về việc nhận biết, ngăn ngừa và kim soát loài ngoại lai xâm hại.
    II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YU
    1. Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam
    a) Nội dung thực hiện:
    - Điều tra, đánh giá hiện trạng và mức độ xâm hại của các loài ngoại lai xâm hại; thống kê, xây dựng và công bố danh mục loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam;
    - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và sơ đồ phân bố của các loài ngoại lai xâm hại;
    - Xây dựng, xuất bản và phổ biến các tài liệu hướng dẫn về nhận dạng và phân loại, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại.
    b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2018
    c) Cơ quan thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    2. Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị kiểm dịch trong việc kiểm soát các loài ngoại lai.
    a) Nội dung thực hiện:
    - Kiểm soát và lập danh mục, hồ sơ theo dõi các loài ngoại lai nhập khẩu vào Việt Nam;
    - Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ cấp Lãnh đạo và chuyên viên quản lý chuyên môn công tác tại các Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục bảo vệ thực vật của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban quản lý Khu bảo tồn về công tác ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
    - Đào tạo, tập huấn cho các cán bộ kiểm dịch tại 47 trạm/chốt kiểm dịch, cán bộ Hải quan tại 18 cửa khẩu quốc tế giáp biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia về nhận dạng các loài ngoại lai xâm hại, các quy định kiểm dịch, kiểm tra biên giới nhằm kiểm soát các loài ngoại lai khi nhập khẩu vào Việt Nam;
    - Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đối vi 03 Trung tâm kỹ thuật kiểm dịch thực vật (Trung tâm phân tích, giám định và thí nghiệm kiểm dịch thực vật, Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I và Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II) và 9 Chi cục kiểm dịch vùng, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định thủy sản trong kiểm soát, kiểm dịch các loài ngoại lai;
    - Phát triển hệ thống cảnh báo sớm tại miền Bắc, Trung và Nam, bao gồm việc thông báo những trường hợp loài ngoại lai xâm hại mới xuất hiện hoặc dự báo xuất hiện; thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin trong kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại Việt Nam;
    - Xây dựng năng lực và tăng cường thực hiện cơ chế giám sát đối với việc nuôi trồng, phát triển các loài ngoại lai trong danh mục loài có nguy cơ xâm hại và xâm hại.
    b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
    c) Tchức thực hiện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    3. Xây dựng năng lực khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai
    a) Nội dung thực hiện:
    - Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, quy trình đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;
    - Xây dựng và thực hiện các mô hình khảo nghiệm, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đi với môi trường và đa dạng sinh học;
    - Rà soát, lập danh mục các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nhập khẩu vào Việt Nam; tăng cường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật đối với các cơ sở khảo nghiệm;
    - Hỗ trợ và tăng cường năng lực cán bộ tại các cơ sở khảo nghiệm, đánh giá nguy cơ xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học.
    b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2018
    c) Tổ chức thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, ngành khác phối hp thực hiện.
    4. Thực hiện chương trình kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai đang xâm hại nghiêm trọng ở Việt Nam bao gồm: ốc Bươu vàng (Pomacea canaliculata), cây Mai dương (Mimosa pigra), cây Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha).
    a) Nội dung thực hiện:
    - Đánh giá, lựa chọn các giải pháp kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc.
    - Xây dựng mô hình và áp dụng thử nghiệm kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, Trinh nữ móc tại một số địa phương.
    - Xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc.
    - Đào tạo, tập huấn hướng dẫn kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc trên toàn quốc.
    - Triển khai áp dụng chương trình kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại: ốc Bươu vàng, cây Mai dương, cây Trinh nữ móc trên toàn quốc.
    b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
    c) Tchức thực hiện: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành khác phối hợp thực hiện.
    5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam
    a) Nội dung thực hiện:
    - Xây dựng chương trình đào tạo, truyền thông về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại cho các nhóm đối tượng: cán bộ chuyên môn cấp trung ương, cấp tỉnh và các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;
    - Tuyên truyền, khuyến khích, huy động cộng đồng tham gia phòng ngừa, giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
    - Vận động sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động giám sát và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;
    - Xây dựng trang thông tin điện tử nhằm phổ biến các thông tin về tình hình quản lý loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam và trên thế giới;
    - Tăng cường tuyên truyền về loài ngoại lai xâm hại trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương.
    b) Thời gian thực hiện: 2013 - 2020
    c) Tổ chức thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương khác phối hợp thực hiện.
    III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
    1. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
    a) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện nội dung Kiểm soát loài ngoại lai xâm hại của Luật Đa dạng sinh học.
    b) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý loài ngoại lai xâm hại.
    c) Xây dựng các văn bản xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến loài ngoại lai xâm hại.
    d) Tăng cường cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân trong công tác phòng ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
    đ) Tăng cường năng lực và sự phối hp của các đơn vị kiểm định, khảo nghiệm, các Chi cục hải quan nhằm đảm bảo thực hiện các nội dung của Đề án.
    e) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ phòng ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
    2. Áp dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học và công nghệ để ngăn ngừa, kiểm soát và quản lý loài ngoại lai xâm hại
    a) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát hiện, khảo nghiệm, phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro đến môi trường và đa dạng sinh học, kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại.
    b) Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học trong việc áp dụng phương pháp phòng trừ sinh học và giải pháp tổng hợp trong kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam.
    c) Nghiên cứu, áp dụng giải pháp công nghệ trong việc lập mô hình toán để xác định hướng lây lan của các loài ngoại lai xâm hại dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
    d) Nghiên cứu giải pháp phục hồi hệ sinh thái bằng các loài cây bản địa nhằm ngăn ngừa sự tái xâm nhập của loài ngoại lai xâm hại.
    3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ loài ngoại lai xâm hại
    a) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng (nhà quản lý, doanh nghiệp, cộng đồng) về ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại.
    b) Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hướng dẫn, phổ biến việc nhận dạng loài ngoại lai xâm hại, phương pháp ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ và tiến tới loại bỏ loài ngoại lai xâm hại; tăng cường đào tạo, tập huấn cho sinh viên tại các trường Đại học chuyên ngành về phân loại học đối với loài ngoại lai.
    c) Thiết lập mạng lưới và xây dựng cơ chế trao đổi thông tin về loài ngoại lai xâm hại trên toàn quốc.
    4. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho công tác phòng ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
    a) Bảo đảm kinh phí cho công tác ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại, chú trọng đầu tư cho hoạt động ngăn ngừa, diệt trừ và tiến tới loại bỏ các loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm.
    b) Tạo cơ chế thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác ngăn ngừa, diệt trừ và quản lý các loài ngoại lai xâm hại.
    c) Áp dụng các công cụ kinh tế trong ngăn ngừa, kiểm soát, diệt trừ và quản lý loài ngoại lai xâm hại.
    5. Tăng cường hợp tác quốc tế về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
    a) Tăng cường hợp tác với các nước, đặc biệt với các nưc trong khu vực ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đi kinh nghiệm về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
    b) Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
    c) Đa dạng hóa các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực về ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.
    IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
    1. Nguồn kinh phí thực hiện Đán bố trí từ ngân sách nhà nước trên cơ sở phê duyệt từng dự án khả thi của Đề án.
    2. Đối với nguồn kinh phí của Đán do ngân sách Trung ương cấp hàng năm, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương được phân công chủ trì thực hiện có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Bộ Tài chính xem xét và bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành chủ trì, thực hiện.
    3. Kinh phí thực hiện Đề án ở địa phương do ngân sách địa phương bố trí.
    Các đơn vị, tchức tại địa phương căn cứ vào nội dung hoạt động trong Đề án, lập dự toán kinh phí trình y ban nhân dân xem xét và bố trí vào dự toán kinh phí của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    4. Việc lập dự toán chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở các nội dung của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương chủ trì thực hiện các nội dung của Đề án được phân công phải chịu trách nhiệm quyết toán với Bộ Tài chính về ngân sách và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hp báo cáo chung của Đ án.
    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đán; Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch dài hạn và hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định này.
    3. Các Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài hạn và hàng năm để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Quyết định này, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
    a) Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cụ thể để triển khai các nội dung của Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại tại địa phương.
    b) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đán trên địa bàn tỉnh, thành phố.
    c) Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện Đ án.
    d) Định kỳ hàng năm gửi báo cáo tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi việc tổ chức thực hiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (3).
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/07/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Kế hoạch 54/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ngăn ngừa, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020
    Ban hành: 08/03/2016 Hiệu lực: 08/03/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Công văn 7014/VPCP-NN của Văn phòng Chính phủ về dự thảo Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
    Ban hành: 24/08/2020 Hiệu lực: 24/08/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Công văn 5154/BTNTM-TCMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 21/09/2020 Hiệu lực: 21/09/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Chỉ thị 42/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại
    Ban hành: 08/12/2020 Hiệu lực: 08/12/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 2450/UBND-NL của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Gia Lai
    Ban hành: 14/12/2020 Hiệu lực: 14/12/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 798/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 11/05/2016 Hiệu lực: 11/05/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1896/QĐ-TTg Đề án ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam đến năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:1896/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:17/12/2012
    Hiệu lực:17/12/2012
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:29/12/2012
    Số công báo:777&778 - 12/2012
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X