hieuluat

Quyết định 245/1998/QĐ-TTg trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:245/1998/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:21/12/1998Hết hiệu lực:30/03/2012
    Áp dụng:06/01/1999Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 245 /1998/QĐ-TTG
    NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC CẤP VỀ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

     

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;

    Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;

    Căn cứ Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ở mỗi cấp ngày 25 tháng 6 năm 1996;

    Để tiếp tục cụ thể hóa việc thực hiện Nghị định số 17/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và thực hiện chiến lược đổi mới ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Quyết định này nhằm quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp có thẩm quyền đối với rừng và đất lâm nghiệp, góp phần ngăn chặn những hành vi hủy hoại tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

     

    Điều 2. Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp :

    1. Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính cấp xã; thống kê theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp.

    2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.

    3. Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

    4. Giao đất lâm nghiệp và giao rừng, thu hồi đất lâm nghiệp và rừng.

    5. Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; sử dụng rừng, đất lâm nghiệp.

    7. Giải quyết các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp.

     

    Điều 3. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của các Bộ, ngành trong việc quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và xây dựng, phát triển rừng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, gắn với việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về rừng.

    a) Định kỳ điều tra, phúc tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước.

    b) Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng dài hạn trên phạm vi cả nước để trình Chính phủ xét duyệt.

    Thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

    c) Trình Chính phủ phê duyệt sản lượng gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác, tiêu thụ hàng năm trên phạm vi cả nước.

    Thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế khai thác rừng tự nhiên và ra quyết định mở cửa rừng khai thác cho các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.

    d) Đề xuất Chính phủ quyết định xác lập các vườn quốc gia, khu rừng bảo tồn thiên nhiên, khu rừng phòng hộ có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên lãnh thổ của nhiều tỉnh, các khu rừng giống quốc gia và giao cho các tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành khác có liên quan hoặc y ban nhân dân tỉnh quản lý, bảo vệ và xây dựng.

    đ) Xây dựng các văn bản dưới luật trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách, chế độ, thể lệ, quy trình, quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong toàn quốc.

    e) Tổ chức phối hợp với Thanh tra Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý Nhà nước về rừng đối với chính quyền các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về rừng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng và đất lâm nghiệp.

    g) Giải quyết tranh chấp về rừng, phối họp với Tổng cục Địa chính giải quyết các tranh chấp về đất lâm nghiệp giữa các chủ rừng ở các tỉnh khác nhau; khen thưởng những tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích xuất sắc.

    f) Trong trường hợp đặc biệt, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng có hiệu quả.

    Chỉ đạo cơ quan Kiểm Lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt hoặc khởi tố các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.

    2. Tổng cục Địa chính là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

    3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị cơ sở có phương án phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tuần tra truy quét bọn lâm tặc bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phát triển rừng. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, công tác bảo vệ phát triển rừng phải gắn với việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

     

    Điều 4. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là y ban nhân dân cấp tỉnh) :

    1. Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình.

    a) Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính.

    Chỉ đạo y ban nhân dân cấp huyện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng (về cơ cấu, diện tích và trữ lượng rừng), đất lâm nghiệp và tổng hợp báo cáo lên cấp tỉnh.

    b) Lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt.

    Hướng dẫn y ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xét duyệt các bản quy hoạch, kế hoạch đó.

    Phê duyệt tổng hợp thiết kế khai thác rừng tự nhiên của các chủ rừng; ra quyết định cấp giấy phép khai thác sau khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ tổng hợp và ra quyết định mở cửa rừng khai thác.

    c) Xác lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng di tích văn hóa, lịch sử, cảnh quan, du lịch ở địa phương sau khi có sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của các ngành có liên quan và giao cho các tổ chức trực thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, xây dựng.

    d) Giao đất lâm nghiệp và giao rừng, thu hồi đất lâm nghiệp và rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; chỉ đạo y ban nhân dân cấp huyện, giao rừng và đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân.

    Đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã chưa giao cho ai quản lý, sử dụng thì giao cho y ban nhân dân cấp xã sở tại quản lý và có kế hoạch từng bước đưa vào sử dụng.

    đ) Tổ chức phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng ở địa phương.

    e) Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng, huy động các lực lượng phối hợp với lực lượng kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng trên phạm vi toàn tỉnh.

    g) Tổ chức quản lý theo thẩm quyền được giao các khu rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

    h) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo y ban nhân dân cấp huyện, xã, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.

    i) Tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

    k) Giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

    2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

    3. Chi cục Kiểm lâm là cơ quan thực hiện trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức phối hợp với lực lượng Quân đội, Công an trên địa bàn để tuần tra truy quét bọn lâm tặc bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.

    4. Sở Địa chính là cơ quan giúp y ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

     

    Điều 5. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của y ban nhân dân cấp huyện :

    1. Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh về việc bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

    a) Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh, lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua trước khi trình y ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt.

    Hướng dẫn lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của y ban nhân dân xã, thị trấn trực thuộc huyện.

    b) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, định kỳ báo cáo y ban nhân dân cấp tỉnh.

    c) Tổ chức giao rừng và đất lâm nghiệp, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp; cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quyết định của huyện.

    d) Tổ chức mạng lưới bảo vệ rừng; huy động lực lượng trên địa bàn phối hợp với lực lượng Kiểm lâm ngăn chặn mọi hành vi hủy hoại rừng, cùng với chủ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

    đ) Chỉ đạo y ban nhân dân các xã theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng giao đất, giao và khoán rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện.

    e) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi huyện.

    g) Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ, thể lệ về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng theo pháp luật hiện hành.

    h) Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

     

    2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp y ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng.

    3. Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện.

    4. Phòng Địa chính là cơ quan giúp y ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.

     

    Điều 6. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp của y ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện (gọi chung là y ban nhân dân cấp xã):

    Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

    a) Quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã về các mặt : Danh sách chủ rừng; diện tích, ranh giới các khu rừng; các bản khế ước giao rừng; các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng giữa các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong xã.

    b) Chỉ đạo các thôn, bản ... xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng trên địa bàn xã phù hợp với pháp luật hiện hành.

    c) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và đất lâm nghiệp trình Hội đồng nhân dân xã thông qua trước khi trình y ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo sự chỉ đạo của y ban nhân dân huyện, xác nhận ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng trên thực địa.

    d) Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, biến động đất lâm nghiệp và báo cáo cơ quan cấp huyện; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn xã.

    e) Phối hợp với cán bộ kiểm lâm và các lực lượng công an, quân đội trên địa bàn, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng.

    g) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng giúp chủ rừng chữa cháy rừng trên địa bàn xã.

    h) Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo thẩm quyền.

    i) Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

     

    Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 8. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 12/08/1991 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 17-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 17/01/1992 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Đất đai
    Ban hành: 14/07/1993 Hiệu lực: 15/10/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở mỗi cấp số 50-L/CTN của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 25/06/1996 Hiệu lực: 03/07/1996 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
    Ban hành: 08/02/2012 Hiệu lực: 30/03/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    07
    Quyết định 51/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển Vườn quốc gia Ba Bể thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNN về Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Cạn quản lý
    Ban hành: 17/04/2002 Hiệu lực: 02/05/2002 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Chỉ thị 08/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép
    Ban hành: 08/03/2006 Hiệu lực: 08/03/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 1970/QĐ/BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005
    Ban hành: 06/07/2006 Hiệu lực: 06/07/2006 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 16/05/2003 Hiệu lực: 16/05/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    11
    Thông báo 84/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 17/06/2003 Hiệu lực: 17/06/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    12
    Quyết định 218/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013
    Ban hành: 18/02/2014 Hiệu lực: 18/02/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 245/1998/QĐ-TTg trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:245/1998/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/12/1998
    Hiệu lực:06/01/1999
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phan Văn Khải
    Ngày hết hiệu lực:30/03/2012
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X