Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3629/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày ban hành: | 08/07/2019 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 08/07/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 3629/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
-------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 31/7/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 29/5/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020 (Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của Hà Nội theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP một cách thống nhất, đồng bộ.
- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thông tốt đẹp của nông thôn Hà Nội.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
- Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP; xác định rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ trọng tâm. Chủ động, quyết tâm, phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Mục tiêu cụ thể
- Kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP đồng bộ từ cấp Thành phố đến địa phương (huyện, xã).
- Phấn đấu 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp Thành phố, cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP; 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.
- Phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm (có bảng tổng hợp sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP Thành phố kèm theo). Trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.
- Triển khai thực hiện ít nhất 2 mô hình làng nghề gắn với du lịch.
- Nâng cấp phần mềm Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của Thành phố (hn.check.net.vn), Trang điện tử nongthonmoihanoi.gov.vn phục vụ công tác quản lý nhà nước và kết nối cung cầu các sản phẩm OCOP Hà Nội.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở
Trên nguyên tắc sử dụng bộ máy hiện có, không làm phát sinh tăng biên chế bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Thành phố đến cấp huyện, cấp xã; áp dụng thống nhất, đồng bộ chính sách để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn toàn Thành phố.
1.1. Thành phố
- Ngày 16/5/2019, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2487/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020. Trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố; Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội là cơ quan giúp việc chuyên trách.
- Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP do đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành viên là đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.
1.2. Các quận, huyện, thị xã (cấp huyện)
- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm:
+ Đối với các huyện, thị xã: Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân của các huyện, thị xã, đồng thời bổ sung thêm nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP đến năm 2020.
+ Đối với các quận: Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm với chức năng, nhiệm vụ và thành phần theo Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND Thành phố.
- Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Trong đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND làm Chủ tịch Hội đồng, đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó Chủ tịch Hội đồng, thành viên là đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban có liên quan.
- Phòng Kinh tế là Cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp huyện.
1.3. Các xã, phường, thị trấn (cấp xã)
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Giao cán bộ phụ trách nông thôn mới xã làm đầu mối tham mưu; đối với các phường, thị trấn tùy vào điều kiện để bố trí cán bộ phù hợp.
2. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP
2.1. Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng
Tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục đến các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố tới cơ sở (cấp xã, thôn) và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình OCOP; cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và các mô hình, cách làm hay của các tổ chức, cá nhân thực hiện thành công Chương trình OCOP, ... trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng từ Thành phố đến cấp xã, thôn, trên trang web của Chương trình OCOP dưới dạng bản tin, ấn phẩm, bài viết chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể,...
2.2. Hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình OCOP
Hội nghị tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các nội dung sau:
- Chương trình OCOP của Trung ương và Thành phố. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung chính triển khai Chương trình. Quy trình thực hiện OCOP và công tác tổ chức triển khai thực hiện ở cấp Trung ương, cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã; thông tin về lợi ích, hiệu quả khi tham gia Chương trình OCOP.
- Hệ thống tổ chức và nhân sự Chương trình OCOP. Giới thiệu các khái niệm cơ bản (cộng đồng và phát triển cộng đồng, sản phẩm OCOP, tổ chức kinh tế OCOP, chu trình OCOP); phân loại các yếu tố cấu thành, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm.
- Giới thiệu về Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.
3. Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực
Căn cứ vào khung đào tạo Chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố tổ chức thực hiện như sau:
- Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã, thôn với các nội dung theo quy định.
- Tổ chức đào tạo quản trị sản xuất - kinh doanh cho các nhà quản lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất,... với các nội dung theo quy định.
- Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nội dung đào tạo của Chương trình OCOP với các chương trình đào tạo nghề cho nông thôn (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg), Chương trình đào tạo nghề trong khuyến công, khuyến nông để đa dạng hóa nội dung và nguồn lực.
4. Phát triển nâng cấp sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Định hướng, khuyến khích các tổ chức kinh tế nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP, phát triển sản phẩm mới và đa dạng hóa sản phẩm. Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm hiện có đảm bảo mục tiêu đề ra, trước mắt tập trung chỉ đạo đối với một số sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của Thành phố thuộc 6 nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn).
- Tổ chức tư vấn, hỗ trợ, hướng các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, về: đầu tư máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu, bao gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; thuê chuyên gia tư vấn nâng cấp sản phẩm OCOP đạt cấp quốc gia, quốc tế; chi phí phân tích nhóm sản phẩm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược) để đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố,...
- Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tổ sản xuất, hợp tác xã nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên, cổ đông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện để chuyển đổi loại hình hoạt động thành Hợp tác xã kiểu mới hoặc doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, cơ sở tham gia Chương trình OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng.
5. Triển khai đánh giá, xếp hạng sản phẩm
- Trên cơ sở Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm được Trung ương ban hành, Thành phố tiến hành tổ chức thực hiện triển khai đánh giá và xếp hạng sản phẩm đảm bảo đồng bộ, đúng các quy định về quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm trong Chương trình OCOP.
- Tổ chức đánh giá và xếp hạng 1.000 sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP theo 3 cấp (cấp huyện, cấp Thành phố, cấp Trung ương).
- Hội đồng thẩm định, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố sẽ trình UBND Thành phố ban hành Quyết định cấp giấy công nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố theo đúng quy định và lựa chọn sản phẩm tiêu biểu trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp Quốc gia.
6. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP
- Xây dựng và ưu tiên triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP, nhất là ứng dụng các công nghệ sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các Hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng; cụ thể).
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP; nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm Thành phố (Hn.check.net.vn.); sử dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả” vào quản trị doanh nghiệp, minh bạch quá trình hình thành và kết nối cung cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lượng (ISO),...
7. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
- Tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp Thành phố; tham gia hội chợ trong nước (ưu tiên, tập trung vào các Chương trình OCOP quốc gia) nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP của Hà Nội. Tập trung xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 5 sao, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, gặp gỡ, tìm kiếm nhà phân phối, mở rộng thị trường, đồng thời là dịp để quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người Hà Nội đến với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thực hiện chương trình Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội.
- Tham gia Hội chợ quốc tế hàng năm ở nước ngoài (Nhật Bản, Pháp,...) nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và mời các doanh nghiệp nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ liên quan đến sản phẩm OCOP hàng năm tại Hà Nội, cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, văn hóa Hà Nội đến với bạn bè quốc tế.
8. Nâng cấp, tích hợp hệ thống truy xuất sản phẩm OCOP
- Nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của Thành phố (hn.check.net.vn) nhằm đáp ứng hoạt động quản lý, theo dõi và quảng bá các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP và gắn với quản lý sản phẩm trên tem điện tử thông minh (ứng dụng trên smartphone; phần mềm quản lý sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...). Dữ liệu của phần mềm trên được tích hợp với cơ sở dữ liệu của Chương trình OCOP quốc gia. Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đều được đưa thông tin vào phần mềm để theo dõi, quản lý. Thông tin về sản phẩm OCOP được cập nhật thường xuyên thông qua hình thức cấp, phân quyền sử dụng cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để có thể tự cập nhật dữ liệu về sản phẩm.
- Nâng cấp website “nongthonmoihanoi.gov.vn” của Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố nhằm tuyên truyền, phổ biến các tin tức, sự kiện về Chương trình OCOP thành phố Hà Nội; các thông tin liên quan sản xuất, thị trường nông nghiệp, đến người sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị tham gia Chương trình OCOP, cơ hội hợp tác đầu tư,... giúp doanh nghiệp, người dùng tiếp cận thông tin, kết quả hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP các cấp.
9. Nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm thực tế triển khai Chương trình OCOP
- Tổ chức 06 đoàn công tác cấp Thành phố, cấp huyện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP (02 đoàn công tác các tỉnh miền Nam, 02 đoàn công tác các tỉnh miền Trung, 02 đoàn công tác các tỉnh miền Bắc). Ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở.
- Tổ chức 03 đoàn công tác của Thành phố đi học tập phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản và Chương trình OTOP của Thái Lan. Ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở.
10. Đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình OCOP
Năm 2020, tổ chức 01 Hội nghị Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2018-2020, đề xuất phương hướng triển khai Chương trình OCOP Thành phố giai đoạn tiếp theo.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí thực hiện năm 2019-2020 dự kiến là 265.000 triệu đồng (Hai trăm sáu mươi lăm tỷ đồng). Trong đó: Ngân sách Thành phố là 82.560 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là 30.040 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 152.400 triệu đồng. Cụ thể:
- Kinh phí thực hiện năm 2019 dự kiến là 41.371 triệu đồng (Bốn mươi mốt tỷ ba trăm bảy mươi mốt triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Thành phố là 12.000 triệu đồng (đã giao Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 6688/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND thành phố Hà Nội), ngân sách cấp huyện là 7.871 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 21.500 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện năm 2020 dự kiến là 223.629 triệu đồng (Hai trăm hai mươi ba tỷ, sáu trăm hai mươi chín triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Thành phố là 70.560 triệu đồng, ngân sách cấp huyện là 22.169 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 130.900 triệu đồng.
- Ngoài ngân sách Thành phố bố trí thực hiện Chương trình OCOP kèm theo Kế hoạch này. Hàng năm, Thành phố bố trí nguồn vốn cho các Chương trình: Khoa học công nghệ, Xúc tiến thương mại, Khuyến công, Khuyến nông, làng nghề, ... Yêu cầu các sở, ngành ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, các đơn vị liên quan căn cứ chính sách hiện hành của Nhà nước để xây dựng dự toán chi tiết đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định. Đối với các nội dung chi đã có quy định về nội dung hỗ trợ, nhưng chưa có quy định cụ thể về mức hỗ trợ, các đơn vị tổng hợp, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.
(Danh mục hoạt động OCOP thành phố Hà Nội đến năm 2020 được chi tiết tại phụ lục đính kèm).
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố
Tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo, điều hành Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND Thành phố về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội đến năm 2020.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Chương trình OCOP Thành phố đảm bảo đúng mục tiêu đề ra; Xây dựng kế hoạch chi tiết (đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý; các đoàn công tác trong nước, nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, quốc tế; các hoạt động Hỗ trợ) đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
- Tham mưu UBND Thành phố thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm và tổ chức các kỳ đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố đảm bảo thiết thực, hiệu quả; định kỳ (6 tháng, năm) tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Cơ quan thường trực Chương trình OCOP Trung ương theo quy định.
- Trình UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch năm 2020, trong đó rà soát, đề xuất điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tế và đúng quy định; Quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng quy định pháp luật và Thành phố.
- Theo dõi, tổng hợp, tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND Thành phố tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố; đề xuất UBND Thành phố biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động Chương trình OCOP; đồng thời đề xuất UBND Thành phố xem xét, phê duyệt Đề án, Kế hoạch Chương trình cho giai đoạn tiếp theo.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP, trình UBND Thành phố theo đúng quy định;
- Rà soát, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thực hiện Chương trình OCOP Thành phố.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định;
- Kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các đơn vị liên quan quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện quyết toán theo đúng quy định pháp luật.
5. Sở Nội vụ
- Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo Chương trình OCOP Thành phố đảm bảo không chồng chéo, đúng quy định, chất lượng và hiệu quả; thống nhất báo cáo, trình UBND Thành phố trong tháng 7/2019.
- Chủ trì, hướng dẫn, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động Chương trình OCOP Thành phố.
6. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công; phát triển hình thức thương mại điện tử trong giới thiệu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.
- Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế mẫu sản phẩm, phát triển sản xuất theo lĩnh vực quản lý; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn và các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; công bố các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm lĩnh vực của ngành quản lý; bố trí một phần diện tích tại phòng trưng bày sản phẩm làng nghề số 176 Quang Trung Hà Đông, Hà Nội (Trung tâm Khuyến Công và Tư vấn Phát triển công nghiệp) trưng bày sản phẩm OCOP tiêu biểu của Hà Nội.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; hàng năm tổng hợp nhu cầu, đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm OCOP theo quy định.
- Hỗ trợ các địa phương, các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP, tư vấn hướng dẫn xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.
8. Sở Y tế
- Chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện theo phân cấp nghiên cứu khoa học về phát triển, tiêu chuẩn, tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu,...
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm lĩnh vực ngành quản lý; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ, thủ tục sản phẩm liên quan đến ngành y tế đảm bảo các quy định hiện hành trước khi lưu thông trên thị trường.
9. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm theo lĩnh vực ngành quản lý; xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình phát triển văn hóa gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới trình UBND Thành phố phê duyệt.
10. Sở du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP trên địa bàn; triển khai thực hiện mô hình Làng Văn hóa du lịch, làng nghề du lịch; phát triển các trang trại giáo dục - du lịch gắn với tiêu thụ sản phẩm đặc sản và sản phẩm làng nghề nông thôn.
11. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan đề nghị, hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương, cơ quan báo chí Thành phố ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa Chương trình OCOP; thông tin về công tác triển khai và các gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố.
12. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm OCOP thông qua các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế; các chương trình truyền thông, hội nghị kết nối, các tuần hàng trong nước và quốc tế; tổ chức các chương trình khảo sát, xúc tiến thương mại tại các nước phát triển mạnh sản phẩm Chương trình OCOP gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái; cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hà Nội
Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện có hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chương trình OCOP, cũng như các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các đối tượng tham gia Chương trình OCOP để có các giải pháp tháo gỡ.
14. Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đề nghị tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.
15. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã (UBND cấp huyện)
- Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình OCOP từ cấp huyện đến cấp xã theo quy định.
- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình OCOP; ngoài 1.000 sản phẩm đã đăng ký tham gia thực hiện Chương trình OCOP Thành phố (có biểu đính kèm), tiếp tục rà soát, đánh giá các sản phẩm khác trên địa bàn đạt yêu cầu, đề xuất bổ sung, đăng ký tham gia Chương trình gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố) để tổng hợp, xây dựng Chương trình chung của Thành phố theo quy định.
- Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của địa phương theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của địa phương và phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn.
- Bố trí nguồn lực cần thiết, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đa dạng hóa kinh phí triển khai Chương trình trên địa bàn.
- Thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện; kết hợp tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tại các lễ hội, hoạt động văn hóa do địa phương tổ chức; ưu tiên bố trí địa điểm, quỹ đất để xây dựng và phát triển các điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Thường xuyên rà soát, tổng hợp; tổ chức đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), đột xuất về cơ quan Thường trực Chương trình OCOP Thành phố.
TỔNG HỢP SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
TT | Đơn vị | Nhóm sản phẩm OCOP | Tổng số sản phẩm | |||||
Thực phẩm | Đồ uống | Thảo dược | Vải và may mặc | Lưu niệm, nội thất, trang trí | Dịch vụ du lịch nông thôn |
| ||
1 | Ba Vì | 20 | 1 | 1 | 0 | 1 | 2 | 25 |
2 | Chương Mỹ | 6 | 1 | 10 | 0 | 20 | 1 | 38 |
3 | Đan Phượng | 40 | 10 | 2 | 3 | 52 | 0 | 107 |
4 | Đông Anh | 35 | 3 | 1 | 0 | 5 | 0 | 44 |
5 | Gia Lâm | 25 | 1 | 0 | 3 | 50 | 1 | 80 |
6 | Hoài Đức | 25 | 5 | 0 | 5 | 50 | 0 | 85 |
7 | Mê Linh | 30 | 1 | 0 | 0 | 5 | 0 | 36 |
8 | Mỹ Đức | 4 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 6 |
9 | Phú Xuyên | 35 | 3 | 0 | 25 | 50 | 1 | 114 |
10 | Phúc Thọ | 30 | 0 | 3 | 2 | 10 | 2 | 47 |
11 | Quốc Oai | 30 | 3 | 0 | 0 | 35 | 0 | 68 |
12 | Sóc Sơn | 25 | 3 | 5 | 0 | 5 | 1 | 39 |
13 | Sơn Tây | 15 | 1 | 4 | 0 | 10 | 1 | 31 |
14 | Thạch Thất | 35 | 0 | 0 | 0 | 80 | 0 | 115 |
15 | Thanh Oai | 20 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 23 |
16 | Thanh Trì | 45 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 47 |
17 | Thường Tín | 15 | 0 | 2 | 3 | 45 | 1 | 66 |
18 | Ứng Hòa | 15 | 1 | 0 | 3 | 9 | 1 | 29 |
| Tổng cộng | 450 | 35 | 28 | 45 | 430 | 12 | 1.000 |
PHỤ LỤC
DANH MỤC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3629/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
TT | Nhiệm vụ hoạt động | Kết quả cần đạt được | Thời gian thực hiện | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | ||
| I. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình OCOP |
|
|
| |||
1 | Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng | - Tổ chức thông tin, tuyên truyền thường xuyên, liên tục đến các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Thành phố tới cơ sở (cấp xã, thôn) và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình OCOP; Cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế nông thôn và Chương trình OCOP; Quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm và các mô hình, cách làm hay của các tổ chức, cá nhân thực hiện thành công Chương trình OCOP, ... trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng từ Thành phố đến cấp xã, thôn dưới dạng bản tin, ấn phẩm, bài viết chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể,... | Năm 2019- 2020 | Sở NN& PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở Thông tin và truyền thông - Các cơ quan truyền thông | ||
- Phát hành 6.000 bản ấn phẩm tuyên truyền các sản phẩm OCOP của Thành phố Hà Nội, về chủ trương, tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố. | Năm 2020 | Sở NN& PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan - Công ty dịch vụ tư vấn liên quan đến thiết kế và in ấn. | ||||
2 | Hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình OCOP cấp Thành phố | - Thành phần tham dự: Đại diện lãnh đạo: Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Thành phố; các Ban xây dựng Đảng; các sở, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị Thành phố có liên quan; các tổ chức đoàn thể, các hội, hiệp hội Thành phố; Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố; Văn phòng Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP Thành phố; các cơ quan truyền thông của Trung ương và Thành phố,... - Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các nội dung Chương trình OCOP của Trung ương và Thành phố, …… - 01 hội nghị được tổ chức trong năm 2019 | Năm 2019 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Trung ương. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan | ||
3 | Hội nghị quán triệt, triển khai Chương trình OCOP cấp huyện | Thành phần tham dự: Đại diện lãnh đạo: Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, UBMTTQ cấp huyện, cấp xã; Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp huyện; Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể, đơn vị có liên quan cấp huyện; cán bộ theo dõi OCOP cấp xã; các cơ quan truyền thông cấp Trung ương, Thành phố, cấp huyện.... - Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu các nội dung Chương trình OCOP của Trung ương và Thành phố, ….. - 30 hội nghị được tổ chức trong năm 2019, tại các quận, huyện, thị xã. | Năm 2019 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - UBND các quận, huyện, thị xã. | ||
| II. Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn lực | ||||||
4 | Đào tạo cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp Thành phố | - Nội dung: Theo khung đào tạo Chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. - Thành phần: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành chương trình thuộc các Sở, ngành có liên quan, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thành phố, Chi cục Phát triển nông thôn,.... - Thời gian tập huấn trên lớp 03 ngày, thời gian đi thực tế 02 ngày. Năm 2019: 01 lớp (từ 60-70 học viên/lớp) Năm 2020: 01 lớp (từ 60-70 học viên/lớp) | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Trung ương. - Sở Nội vụ, các sở, ngành, đơn vị có liên quan - Các Hội, Hiệp hội. - Các tổ chức chính trị - xã hội | ||
5 | Đào tạo cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã | - Nội dung: Theo khung đào tạo Chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. - Thành phần: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, điều hành chương trình thuộc UBND cấp huyện; lãnh đạo các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, ban ngành có liên quan, Văn phòng điều phối Nông thôn mới cấp huyện... - Thời gian tập huấn trên lớp 03 ngày, thời gian đi thực tế 02 ngày; Mỗi quận, huyện, thị xã 01 lớp với số lượng học viên từ 60-70 học viên. Năm 2019: 15 lớp Năm 2020: 15 lớp | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. - Sở Nội vụ, các sở, ngành, đơn vị có liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã. - UBND các xã, phường, thị trấn - Các Hội, Hiệp hội. - Các tổ chức chính trị - xã hội | ||
6 | Đào tạo quản trị sản xuất-kinh doanh cho các nhà quản lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất.... về Chương trình OCOP | - Nội dung: Theo khung đào tạo Chương trình OCOP ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ. - Thành phần: Các nhà quản lý tổ chức kinh tế, hộ sản xuất.... trên địa bàn Thành phố. - Thời gian tập huấn trên lớp 03 ngày, thời gian đi thực tế 02 ngày; Năm 2019: 15 lớp (từ 60-70 học viên/lớp/15 quận, huyện, thị xã; Năm 2020: 125 lớp (từ 60-70 học viên/lớp)/30 quận, huyện, thị xã. | Năm 2019-2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã. - UBND các xã, phường, thị trấn | ||
| III. Phát triển nâng cấp sản phẩm và các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh | ||||||
7 | Tổ chức hỗ trợ các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP | - Tổ chức tư vấn, hỗ trợ, hướng các tổ chức kinh tế có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP về: Máy móc, trang thiết bị tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến sản phẩm; thiết kế nhãn hiệu, mẫu, bao gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; Thuê chuyên gia tư vấn nâng cấp sản phẩm OCOP đạt sản phẩm quốc gia, quốc tế; Chi phí phân tích nhóm sản phẩm (thực phẩm; đồ uống; thảo dược) để đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố; phân tích chuyên sâu để sản phẩm đạt cấp Quốc Gia theo yêu cầu của Trung ương,... - Hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hộ, tổ sản xuất, hợp tác xã theo hướng nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất, hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên/cổ đông, mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đảm bảo đủ các điều kiện để chuyển đổi loại hình hoạt động thành Hợp tác xã kiểu mới hoặc doanh nghiệp. | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo chương trình OCOP Thành phố. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - UBND các quận, huyện, thị xã. - UBND các xã, phường, thị trấn. - Các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình OCOP. | ||
| IV. Triển khai đánh giá, xếp hạng sản phẩm | ||||||
8 | Họp Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố | Hội đồng thẩm định, đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp Thành phố sẽ trình UBND Thành phố ban hành Quyết định cấp giấy công nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố theo đúng quy định và lựa chọn sản phẩm tiêu biểu trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp Quốc gia (áp dụng Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016) Năm 2019: Tổ chức, đánh giá 300/1000 sản phẩm Năm 2020: Tổ chức, đánh giá 700/1000 sản phẩm | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố; - Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố. - UBND các quận, huyện, thị xã. - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP | ||
9 | In ấn Hồ sơ, tài liệu đánh giá sản phẩm cho các thành viên Hội đồng cấp Thành phố | In ấn Hồ sơ đánh giá sản phẩm cho các thành viên Hội đồng; Phiếu thẩm định đánh giá sản phẩm; In phôi giấy chứng nhận cho sản phẩm tham gia đánh giá và xếp hạng chương trình OCOP. Năm 2019: Tổ chức, đánh giá 300/1000 sản phẩm Năm 2020: Tổ chức, đánh giá 700/1000 sản phẩm | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - UBND các quận, huyện, thị xã. - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP. - Công ty dịch vụ tư vấn liên quan đến thiết kế và in ấn. | ||
| V. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP | ||||||
10 | Tổ chức diễn đàn kết nối giao thương cấp Thành phố | Tổ chức diễn đàn kết nối giao thương để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP của Hà Nội nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, kết nối với các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở Công Thương; Trung tâm XTĐT TMDL TP, các sở, ngành có liên quan; UBND cấp huyện. - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP. | ||
11 | Tham gia Hội chợ trong nước | Tham gia hội chợ trong nước (ưu tiên, tập trung vào các Chương trình OCOP quốc gia); thực hiện chương trình Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội. Năm 2019: Tham gia 01 Hội chợ vùng trong Chương trình OCOP quốc gia. Năm 2020: Tham gia 04 Hội chợ (01 Hội chợ quốc gia và 03 hội chợ vùng trong Chương trình OCOP quốc gia). | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở Công Thương, các sở, ngành có liên quan. - Trung tâm XTĐT TMDL TP. - UBND các quận, huyện, thị xã - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP | ||
12 | Tham gia Hội chợ quốc tế hàng năm ở nước ngoài | Tham gia Hội chợ quốc tế hàng năm ở nước ngoài (dự kiến vào Nhật Bản, Pháp,...) nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và mời các doanh nghiệp nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ liên quan đến sản phẩm OCOP hàng năm tại Hà Nội, cũng như quảng bá, giới thiệu hình ảnh, con người, văn hóa Hà Nội đến với bạn bè quốc tế. | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở Công Thương, các sở, ngành có liên quan - Trung tâm XTĐT TMDL TP - UBND các quận, huyện, thị xã - Các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia OCOP. | ||
| VI. Nâng cấp, tích hợp hệ thống truy xuất sản phẩm OCOP | ||||||
13 | Nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của Thành phố (hn.check.net.vn) | Nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý, theo dõi và quảng bá các sản phẩm thuộc hệ thống OCOP và gắn với quản lý sản phẩm trên tem điện tử thông minh (ứng dụng trên smartphone; phần mềm quản lý sản phẩm, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...). Dữ liệu của phần mềm được tích hợp với cơ sở dữ liệu của Chương trình OCOP quốc gia. Các sản phẩm tham gia OCOP đều được đưa thông tin vào phần mềm để theo dõi, quản lý. Thông tin về sản phẩm OCOP được cập nhật thường xuyên thông qua hình thức cấp, phân quyền sử dụng cho các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP để có thể tự cập nhật dữ liệu về sản phẩm. - Module quản lý luồng di chuyển sản phẩm OCOP (Thiết kế và lập trình Module con quản lý luồng di chuyển sản phẩm cho Doanh nghiệp sản xuất ban đầu; Module con quản lý luồng di chuyển sản phẩm cho Doanh nghiệp sơ chế, chế biến; Module con quản lý luồng di chuyển sản phẩm cho Doanh nghiệp bảo quản, vận chuyển, Logistic; Module con quản lý luồng di chuyển sản phẩm cho Doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ; Module con hiển thị thông tin luồng di chuyển sản phẩm trên Smartphone..) - Module đánh giá sản phẩm OCOP (đánh giá chất lượng sản phẩm; đánh giá do người dùng bình chọn; đánh giá khả năng tiếp cận thị trường) - Duy trì hệ thống truy xuất sản phẩm, thu thập dữ liệu, khởi tạo, quản lý vận hành đường truyền... | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở thông tin và truyền thông, các sở ngành, đơn vị liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã. | ||
14 | Nâng cấp website “nongthonmoihanoi.gov.vn” của Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố | Nhằm tuyên truyền, phổ biến các tin tức, sự kiện về công tác NTM, chương trình OCOP Thành phố Hà Nội; Các thông tin liên quan sản xuất thị trường nông nghiệp; cung cấp các thông tin có liên quan đến người sản xuất, doanh nghiệp, đơn vị tham gia Chương trình OCOP, thông tin giá cả thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác,... giúp doanh nghiệp, người dùng tiếp cận thông tin, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP trong và ngoài Thành phố. - Xây dựng định hướng phát triển thương hiệu và maketting quảng bá website (SEO website) - Nâng cấp website cũ và bổ sung thêm chuyên trang OCOP (Khảo sát, phân tích hệ thống; Thiết kế giao diện; Mô tả chức năng, mô tả module; Mô tả đầu vào đầu ra; Mô tả bảng và trường dữ liệu; Thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ; Xây dựng, lập trình các chức năng; Thiết kế các module; Ghép nối, hoàn thiện phần mềm và cơ sở dữ liệu; Cập nhật dữ liệu chạy thử nghiệm; Khắc phục lỗi phát sinh; Tối ưu hệ thống;....) - Duy trì, vận hành hệ thống - Biên tập, quản trị trang tin điện tử quản lý Chương trình OCOP; Thu thập cập nhật tin, bài, video... | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Sở thông tin và truyền thông, các sở ngành, đơn vị liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã. | ||
| VII. Nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm thực tế triển khai Chương trình OCOP | ||||||
15 | Học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP | Tổ chức 06 đoàn công tác cấp Thành phố, cấp huyện đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố tiêu biểu trong công tác triển khai Chương trình OCOP (02 đoàn công tác các tỉnh miền Nam, 02 đoàn công tác các tỉnh miền Trung, 02 đoàn công tác các tỉnh miền Bắc). Ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở. Năm 2019: 02 đoàn Năm 2020: 04 đoàn | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố. - Các sở, ngành, đơn vị có liên quan - UBND các quận, huyện, thị xã. - UBND các xã, phường, thị trấn. | ||
16 | Học tập, trao đổi kinh nghiệm thực tế triển khai chương trình OCOP tại nước ngoài | Tổ chức 03 đoàn công tác của Thành phố đi học tập phong trào Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) của Nhật Bản và Chương trình OTOP của Thái Lan. Ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ Thành phố đến cơ sở. Năm 2019: 01 đoàn Năm 2020: 02 đoàn | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Các cơ quan, tổ chức có liên quan | ||
| VIII. Đánh giá tổng kết thực hiện Chương trình OCOP | ||||||
17 | Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ hoạt động của Chương trình OCOP trên địa bàn Thành phố | Tổ chức 01 hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2018-2020, đề xuất phương hướng triển khai Chương trình OCOP Thành phố giai đoạn tiếp theo | Năm 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố; Các sở, ngành, đơn vị có liên quan. - UBND các quận, huyện, thị xã. | ||
| IX. Các hoạt động khác | ||||||
18 | Các hoạt động khác | - Tổ chức các đoàn thẩm tra, khảo sát, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các hoạt động thuộc nội dung Chương trình - Hoạt động quản lý hành chính của Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố và Hội đồng thẩm định, đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp Thành phố. - Các nhiệm vụ phát sinh khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố. | Năm 2019- 2020 | Sở NN & PTNT Hà Nội (VP điều phối NTM Thành phố) | - Các cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan. | ||
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
Quyết định 3629/QĐ-UBND Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm TPHN
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội |
Số hiệu: | 3629/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 08/07/2019 |
Hiệu lực: | 08/07/2019 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Nguyễn Đức Chung |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |