ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH ------- Số: 51/2017/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 11 năm 2017 |
--------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất; kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung cửa Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau khi tiếp thu ý kiến góp ý của Tổng cục Thủy sản tại Văn bản số 1072/TCTS-KTTS ngày 15/5/2017, của các sở, ngành, địa phương liên quan và Báo cáo thẩm định số 306/BC-STP ngày 17/7/2017 của Sở Tư pháp) tại Tờ trình số 394/TTr-SNN ngày 19/7/2017 và Báo cáo số 608/BC-SNN ngày 10/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: -Như Điều 3; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư pháp; - Chánh, Phó VP/UBND tỉnh; - Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh; - Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh; Gửi: + Bản giấy: Các TP không nhận bản ĐT; + Bản ĐT: Các TP khác. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Ngọc Sơn |
1. Quy định này quy định về phân vùng khai thác, phân cấp quản lý, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc khai thác thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh.
1. Vùng biển ven bờ: Là vùng biển được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ.
2. Tuyến bờ: Là các đoạn thẳng gấp khúc được quy định tại Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trênxácvùng biển.
3. Đồng quản lý nghề cá ven bờ: Là hình thức tổ chức, quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng ngư dân.
1. Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ phải đảm bảo giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, đảm bảo lợi ích lâu dài của nhân dân và hiệu quả kinh tế cho toàn xã hội.
2. Hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản đi đối với tăng cường kiểm soát khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và kiểm soát môi trường nhằm đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên của các thủy vực.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhânđầu tư vào hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
4. Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên nhiên; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản.
Điều 4. Vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh
1. Vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh được giới hạn bởi các đường liền khúc đi qua 4 điểm NH1, NH2; HQ2, HQ1, có tọa độ được xác định tại Bản thỏa thuận số 476/BTT-UBND ngày 15/12/2011 giữa hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh và Bản thỏa thuận số 443/BTT-UBND-QB-HT ngày 29/10/2012 giữa hai tỉnh Quảng Bình - Hà Tĩnh (kèm theo phụ lục 01)
2. Vùng biển khai thác thủy sản chung ven bờ giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An được giới hạn bằng các đường liền khúc đi qua 4 điểm HT1, NA3, NA4, HT2 có tọa độ được xác định tại Bản thỏa thuận số 476/BTT-UBND ngày 15/12/2011 giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
3. Vùng biển khai thác thủy sản chung ven bờ giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình được giới hạn bằng các đường liền khúc đi qua 4 điểm HT3, HT4; QB2, QB1 có tọa độ được xác định tại Bản thỏa thuận số 443/BTT-UBND-QB-HT ngày 29/10/2012 giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
1. Phân vùng khai thác thủy sản
Vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh được phân cho các huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh.
Ranh giới vùng biển ven bờ được xác định tại Phụ lục 02, Phụ lục 03 trên Bản đồ phân vùng khai thácthủy sản và chỉ có giá trị về quản lý hoạt động thủy sản, không có giá trị pháp lý về địa giới hànhchính (có bản đồ kèm theo Quy định này).
2. Phân cấp quản lý
a) Phân cấp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ được phân chia.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có tàu cá hoạt động trên biển là cơ quan cấp, gia hạn, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản đối với loại tàu cá có công suất máy chính dưới 20CV hoặc tàu cá không lắp máy trên địa bàn.
1. Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20CV hoặc tàu không lắp máy đăng ký tại Hà Tĩnh được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ Hà Tĩnh.
2. Tàu cá ngoại tỉnh không được khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ Hà Tĩnh. Riêng trong vùng khai thác thủy sản chung với các tỉnh NghệAn và Quảng Bình, tàu cá có công suất máy chính dưới 20CV hoặc tàu không lắp máy của các tỉnh tiếp giáp được phép hoạt động.
3. Tàu cá khi tham gia khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ phải có Giấy đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá và Giấy phép khai thác thủy sản, trừ tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn.
4. Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, chủ tàu cá có công suất máy chính dưới 20CV hoặc tàu không lắp máy phải tự chịu trách nhiệm an toàn kỹ thuật của tàu cá.
5. Tàu cá có công suất máy chính từ 20CV trở lên chỉ được phép lưu thông, không được hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ Hà Tĩnh.
6. Tàu cá hoạt động tại vùng biển ven bờ phải tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Thủy sản và các quy định có liên quan của pháp luật.
1. Các hoạt động khai thác thủy sản sử dụng chất nổ, điện, công cụ kích điện hoặc tạo xung điện, hóa chất hoặc chất độc;
2. Các nghề: Lưới kéo, trừ lưới kéo moi ở tầng nước mặt; nghề kết hợp ánh sáng, trừ nghề rớ, câu tay mực; nghề te, trừ nghề te khai thác moi;
3. Các nghề sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định hiện hành;
4. Nghề lưới kéo kết hợp máy sục khí, nghề lưới kéo khung khai thác nhuyễn thể tại vùng biển ven bờ;
5. Nghề lờ dây (nghề bát quái Trung Quốc) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa;
6. Vi phạm các hình thức khai thác thủy sản khác mà pháp luật cấm.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển thực hiện việc quản lý hoạt động thủy sản tại vùng biển được phân cấp;
2. Xây dựng kế hoạch phát triển khai thác thủy sản chung toàn tỉnh; phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ Hà Tĩnh phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi và phát triển khai thác thủy sản bền vững;
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hướng dẫn cộng đồng ngư dân và cán bộ địa phương có liên quan xây dựng, phát triển các mô hình liên kết sản xuất trên biển bền vững;
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ven biển và các đơn vị liên quan quản lý tốt hoạt động khai thác thủy sản trên toàn tỉnh; tuần tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp;
5. Thanh tra, kiểm tra các cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá trên toàn tỉnh; xử lý nghiêm đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá khi chưa có văn bản chấp thuận đóng mới hoặc cải hoán tàu cá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ;
6. Phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá về chuyên môn, nghiệp vụ;
7. Điều tra bổ sung các vùng nước, loại nghề khai thác, đối tượng khai thác thủy sản bị cấm hoặc cấm khai thác theo mùa vụ để bổ sung vào danh mục cấm;
8. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ, nghề cấm khai thác sang các nghề khác.
Các sở, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn cho ngư dân khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; phối hợp với các ngành, các cấp tìm kiếm cứu nạn người và tàu cá, tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tiến hành hoạt động khai thác thủy sản hợp pháp trên vùng biển ven bờ; phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ven biển theodõi và quản lý các tàu cá hoạt động ở vùng biển ven bờ của tỉnh.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khuyến khích các hoạt động khai thác thủy sản trên biển nhằm phát huy quyền làm chủ và tham gia quản lý của ngư dân.
2. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, xử lý nghiêm các trường hợp hoạt động thủy sản bất hợp pháp, đặc biệt là tàu giã kéo đôi công suất lớn khai thác sai quy định tại vùng biển ven bờ.
1. Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch khai thác có hiệu quả, bền vững nguồn lợi thủy sản của địa phương.
2. UBND các huyện, thị xã ven biển giao trách nhiệm quản lý hoạt động khai thác thủy sản cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và tiến hành phân vùng biển cộng đồng để khuyến khích các Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ tham gia quản lý hoạt động khai thác thủy sản.
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật thủy sản, không phát triển tàu cá tự phát sai quy định pháp luật thủy sản; hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng các Tổ Đồng quản lý nghề cá ven bờ, Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, Nghiệp đoàn nghề cá.
4. Quản lý, theo dõi, tổng hợp số lượng tàu cá, sản lượng khai thác thủy sản báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cấp có thẩm quyền theo định kỳ và đột xuất.
5. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thủy sản. Xử lý nghiêm các trường hợp phát triển tàu cá sai quy định.
6. Tham mưu và đề xuất các chính sách chuyển đổi nghề cho tàu cá hoạt động vùng biển ven bờ phù hợp thực trạng địa phương.
1. Quản lý tốt các hoạt động khai thác thủy sản; lập kế hoạch và chủ động phối hợp với các lực lượng của tỉnh, huyện và các đơn vị liên quan để kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, xây dựng thành lập các mô hình liên kết sản xuất trên biển; xây dựng các mô hình phát triển sinh kế cộng đồng.
3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
4. Theo dõi, cập nhật thông tin hoạt động tàu cá để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ven biển và các cấp có thẩm quyền theođịnhkỳ và đột xuất.
1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác thủy sản; không phát triển tàu cá và tổ chức khai thác thủy sản sai quy định pháp luật; phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tuyên truyền, hòa giải xung đột trong hoạt động khai thác thủy sản.
2. Xây dựng, phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng và gây quỹ hoạt động cho Tổ Đồng quản lý.
3. Phối hợp chính quyền địa phương; Đồn, Trạm Biên phòng ven biển và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản tại Vùng biển ven bờ.
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị mình, căn cứ các quy định tại Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản và các quy định hiện hành để kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp kết quả thực hiện Quy định này để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp có thẩm quyền theo định kỹ và đột xuất. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.