hieuluat

Quyết định 77/2002/QĐ-BNN hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩmSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:77/2002/QĐ-BNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Cao Đức Phát
    Ngày ban hành:28/08/2002Hết hiệu lực:30/01/2019
    Áp dụng:28/08/2002Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
    ******
    Số: 77/2002/QĐ-BNN
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********
    Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2002 
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    HƯỚNG DẪN VỀ MẪU HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HOÁ THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 80/2002/QĐ-TTG NGÀY 24/6/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
    Để triển khai thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn mẫu hợp đồng như sau:
    I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA
    - Hợp đồng phải phản ánh đầy đủ các nội dung sau: Những căn cứ để xây dựng hợp đồng và một số thông tin cần thiết về các bên tham gia ký hợp đồng; nội dung các bên tham gia ký hợp đồng thỏa thuận với nhau về: số lượng các loại hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng, quy cách sản phẩm của hàng hóa, phương thức, thời gian, địa điểm giao nhận hàng; điều kiện cho các bên (nếu có) để tạo sự gắn bó trong hợp đồng; phương thức thanh toán hợp đồng; cách xử lý các rủi ro bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng; trách nhiệm về vật chất trong thực hiện hợp đồng; giải quyết tranh chấp hợp đồng; hiệu lực của hợp đồng; chữ ký, con dấu hợp pháp của các bên ký hợp đồng và các đơn vị xác nhận hoặc công chứng.
    - Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải rõ ràng, chặt chẽ, dễ hiểu. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng với đại diện các hộ nông dân thì người đại diện phải thảo luận với hộ nông dân mình đại diện để có sự thống nhất.
    - Hợp đồng được ký kết phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã hoặc chứng thực của Phòng công chứng huyện nơi sản xuất nông sản hàng hóa theo hợp đồng. Trong mọi trường hợp, cần thông báo hợp đồng đã ký kết cho Uỷ ban nhân dân xã, Hội Nông dân Việt Nam xã trong vùng dự án để phối hợp theo dõi, hỗ trợ thực hiện.
    II. GIẢI THÍCH MẪU HỢP ĐỒNG
    1. Về đối tượng ký hợp đồng:
    Đối tượng của hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa là các Tổng công ty, công ty, hợp tác xã (gọi chung là các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu) ký hợp đồng mua nông sản hoặc bán vật tư với các hộ nông dân, trang trại, đại diện các hộ nông dân và hợp tác xã về các hàng hóa nông sản nguyên liệu hoặc các vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt có giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chăn nuôi có giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,...). Đại diện của hộ phải có biên bản thỏa thuận cử đại diện của các hộ.
    2. Về Điều 1 của hợp đồng:
    Số lượng nông sản hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng, cụ thể theo sự thỏa thuận của các bên ký hợp đồng và phải tính theo đơn vị đo lường của Nhà nước với từng loại hàng hóa.
    3. Về Điều 2 của hợp đồng:
    Phải ghi rõ trong hợp đồng phẩm chất, quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, mầu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp chất của hàng hóa, v.v... nhưng tùy từng loại hàng hóa mà hai bên có thể thỏa thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp.
    4. Về Điều 3 của hợp đồng:
    Bên mua ứng trước vật tư và chuyển giao công nghệ cho Bên bán (nếu có),
    Ứng trước vật tư: tùy từng ngành, cần ghi cụ thể tên gọi số lượng từng loại, giá trị, phương thức giao vật tư.
    Chuyển giao công nghệ: tùy điều kiện, Bên mua chuyển giao công nghệ cho Bên bán để làm ra các sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của Bên mua tại Điều 2. Hợp đồng cần ghi rõ nội dung chuyển giao và trách nhiệm của các bên liên quan.
    5. Về Điều 4 của hợp đồng:
    Xác định cụ thể lịch giao nhận hàng hóa cả về số lượng, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa từng đợt hoặc trọn gói.
    Ngoài hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận làm phụ lục hợp đồng nhằm làm rõ các hình thức đầu tư ứng trước vật tư và vốn, lịch giao nhận nông sản hàng hoá, quy định về nghĩa vụ của các bên khi giao hàng, phương thức đo lường để xác định số lượng và chất lượng sản phẩm. Phụ lục hợp đồng là bộ phận cụ thể không tách rời của hợp đồng, có giá trị pháp lý như bản hợp đồng.
    6. Về điều 5 của hợp đồng:
    Nêu rõ phương thức và thời hạn thanh toán hợp đồng, từng đợt hoặc chọn gói có tính đến giá trị vật tư và tiền vốn ứng trước (nếu có).
    7. Về điều 6 của hợp đồng:
    Về trường hợp rủi ro bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, hoặc đột biến giá cả thị trường gây thiệt hại vật chất cho người sản xuất hoặc doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu (một trong các bên ký hợp đồng) thì trước hết các bên phải cùng nhau xác định nguyên nhân, bàn biện pháp và cố gắng khắc phục. Khi bất khả kháng xảy ra thì nhanh chóng xác định mức độ thiệt hại thoả thuận chia sẻ rủi ro khi thanh lý hợp đồng.
    III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN VÀ CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
    1. Hợp đồng sau khi được các bên ký kết và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã hoặc phòng công chứng huyện chứng thực là văn bản mang đầy đủ tính pháp lý. Bên nào thực hiện không đúng những cam kết trong hợp đồng mà gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại.
    2. Doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải có trách nhiệm mua hết nông sản hàng hoá đúng thời gian và địa điểm như đã cam kết trong hợp đồng. Tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng nông sản hàng hoá phải được đánh giá đúng, doanh nghiệp không được tự ý hạ cấp sản phẩm, ép giảm giá mua nông sản, nâng giá bán vật tư, làm thiệt hại cho người sản xuất.
    3. Người sản xuất đã được doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản ứng trước vật tư, tiền vốn thì phải bán đủ số lượng hàng hoá nông sản đúng thời gian và đúng tiêu chuẩn chất lượng nông sản quy định trong hợp đồng; không được tự ý bán cho các doanh nghiệp khác mua giá cao hơn khi chưa có ý kiến bằng văn bản của doanh nghiệp là đối tác đã ký và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng.
    4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phân vùng, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung các loại cây, con chính và hướng dẫn chỉ đạo các doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nhân dân.
    5. Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp giám sát việc ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản hàng hoá với người sản xuất; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện không lành mạnh xảy ra ở địa phương có thể dẫn tới vi phạm hợp đồng của 2 bên.
    6. Đề nghị Hội Nông dân phối hợp với chính quyền hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nông dân ký kết và thực hiện đúng hợp đồng tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá này để các bên tham gia ký kết hợp đồng (các doanh nghiệp với người sản xuất) vận dụng. Trong qúa trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc cần báo về Bộ để có giải pháp phù hợp./.
     

    KT. BỘ TRƯỞNG
    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    THỨ TRƯỞNG
     
     
     
    Cao Đức Phát
     
     
    Phụ lục: Mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa
     
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------------------------
     
    HỢP ĐỒNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN HÀNG HÓA
    Hợp đồng số..................... HĐTT/2.......
     
    - Căn cứ Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
    - Căn cứ biên bản thỏa thuận số ........ ngày .... tháng .... năm ....... giữa Công ty, Tổng công ty, cơ sở chế biến thuộc các thành phần kinh tế với HTX, hộ nông dân (đại diện hộ nông dân, trang trại, v.v...)
    Hôm nay, ngày .... tháng .... năm ........... tại .................
    Chúng tôi gồm:
    1. Tên doanh nghiệp mua hàng (gọi là Bên A)
    - Địa chỉ trụ sở chính:.............................................................................................................
    - Điện thoại: ............................................................................. FAX:.....................................
    - Tài khoản số ........................................... Mở tại Ngân hàng.............................................
    - Mã số thuế DN......................................................................................................................
    - Đại diện bởi ông (bà): ............................................ chức vụ:.............................................
    (Giấy ủy quyền số...........................................................Viết ngày .... tháng .... năm ...... bởi ông (bà)................................................ Chức vụ.................................................................... ký).
    2. Tên người sản xuất (gọi là Bên B)
    - Đại diện bởi ông (bà): ................................................ Chức vụ:........................................
    - Địa chỉ...................................................................................................................................
    - Điện thoại:.............................................................................. FAX:.....................................
    - Tài khoản số (nếu có) ............................... Mở tại Ngân hàng:.........................................
    - Số CMND:....................cấp ngày .... tháng .... năm ...... tại...............................................
    - Mã số thuế.................................................. (nếu có)
    Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
    Điều 1. Bên A nhận mua của Bên B
    Tên hàng: ........................................... số lượng....................................................................
    Trong đó
    - Loại: ............... số lượng.................., đơn giá ................... thành tiền...............................
    - Loại: ............... số lượng.................., đơn giá ................... thành tiền...............................
    - Loại: ............... số lượng.................., đơn giá ................... thành tiền...............................
    Tổng giá trị hàng hóa nông sản.....................................đồng (viết bằng chữ)
    Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng và quy cách hàng hóa Bên B phải đảm bảo:
    1. Chất lượng hàng .............................................. theo quy định.........................................
    2. Quy cách hàng hóa ...........................................................................................................
    3. Bao bì đóng gói..................................................................................................................
    Điều 3. Bên A ứng trước cho Bên B (nếu có)
    - Vật tư:
    + Tên vật tư................. , số lượng............., đơn giá ................ thành tiền..........................
    + Tên vật tư................. , số lượng............., đơn giá ................ thành tiền..........................
    Tổng trị giá vật tư ứng trước............................................đồng (viết bằng chữ)
    + Phương thức giao vật tư
    - Vốn:
    + Tiền Việt Nam đồng .................................... Thời gian ứng vốn......................................
    + Ngoại tệ USD (nếu có): ............................... Thời gian ứng vốn......................................
    - Chuyển giao công nghệ:......................................................................................................
    Điều 4. Phương thức giao nhận nông sản hàng hóa.
    1. Thời gian giao nhận: Bên A và Bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho Bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu "độ chín" của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì Bên B đề nghị Bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên.
    2. Địa điểm giao nhận: do hai bên thỏa thuận sao cho hàng nông sản được vận chuyển thuận lợi và bảo quản tốt nhất (Trên phương tiện của Bên A tại........................., hoặc tại kho của Bên A tại..................)
    3. Trách nhiệm của hai bên:
    - Nếu Bên A không đến nhận hàng đúng lịch đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí bảo quản nông sản...........đồng/ngày và bồi thường thiệt hại............ % giá trị sản phẩm do để lâu chất lượng hàng hóa giảm sút.
    - Nếu địa điểm thỏa thuận giao hàng tại nơi thu hoạch, Bên B có trách nhiệm chuẩn bị đủ hàng. Khi Bên A đến nhận hàng đúng theo lịch mà Bên B không có đủ hàng giao để Bên A làm lỡ kế hoạch sản xuất và lỡ phương tiện vận chuyển thì Bên B phải bồi hoàn thiệt hại vật chất gây ra (bồi thường do hai bên thỏa thuận).
    - Khi đến nhận hàng: người nhận hàng của Bên A phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền hợp pháp do Bên A cấp. Nếu có sự tranh chấp về số lượng và chất lượng hàng hóa thì phải lập biên bản tại chỗ, có chữ ký của người đại diện mỗi bên.
    Sau khi nhận hàng: Các bên giao và nhận hàng phải lập biên bản giao nhận hàng hóa xác nhận rõ số lượng, chất lượng hàng có chữ ký và họ tên của người giao và nhận của hai bên. Mỗi bên giữ một bản.
    Điều 5. Phương thức thanh toán.
    - Thanh toán bằng tiền mặt.............................đồng hoặc ngoại tệ ….....................
    - Thanh toán bằng khấu trừ vật tư, tiền vốn ứng trước .......................................... đồng hoặc ngoại tệ...................
    - Trong thời gian và tiến độ thanh toán:...................................................................
    Điều 6. Về chia sẻ rủi ro bất khả kháng và biến động giá cả thị trường.
    1. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu bất khả kháng thì mỗi bên phải thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn cách khắc phục và khẩn trương cố gắng phòng tránh, khắc phục hậu quả của bất khả kháng. Khi bất khả kháng xảy ra, hai bên phải tiến hành theo đúng các thủ tục quy định của pháp luật lập biên bản về tổn thất của hai bên, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã (huyện) nơi xảy ra bất khả kháng để được miễn trách nhiệm khi thanh lý hợp đồng.
    - Ngoài ra, Bên A còn có thể thỏa thuận miễn giảm........% giá trị vật tư, tiền vốn ứng trước cho Bên B theo sự thỏa thuận của hai bên.
    2. Trường hợp giá cả thị trường có đột biến gây thua thiệt quá khả năng tài chính của Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên B điều chỉnh giá bán nông sản hàng hóa cho Bên A so với giá đã ký tại Điều 1 của hợp đồng này.
    - Ngược lại, nếu giá cả thị trường tăng có lợi cho Bên A thì hai bên bàn bạc để Bên A tăng giá mua nông sản cho Bên B.
    Điều 7. Trách nhiệm vật chất của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.
    - Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào không thực hiện đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì bị phạt bồi thường thiệt hại vật chất.
    - Mức phạt vi phạm hợp đồng về số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian và địa điểm phương thức thanh toán do hai bên thỏa thuận ghi vào hợp đồng.
    + Mức phạt về không số lượng: (.........% giá trị hoặc......................... đồng/đơn vị)
    + Mức phạt về không đảm bảo chất lượng:........................................................................
    + Mức phạt về không đảm bảo thời gian.............................................................................
    + Mức phạt về sai phạm địa điểm........................................................................................
    + Mức phạt về thanh toán chậm............................................................................................
    Bên A có quyền từ chối nhận hàng nếu chất lượng hàng hoá không phù hợp với quy định của hợp đồng.
    Điều 8. Giải quyết tranh chấp hợp đồng.
    - Hai bên phải chủ động thông báo cho nhau về tiến độ thực hiện hợp đồng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng có nguy cơ dẫn tới không đảm bảo tốt cho việc thực hiện hợp đồng, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau tìm cách giải quyết. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng thì Uỷ ban nhân bản xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam cùng cấp và Hiệp hội ngành hàng tổ chức và tạo điều kiện để hai bên thương lượng, hòa giải. Trường hợp có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, hai bên mời cơ quan giám định có thẩm quyền tới giám định, kết luận của cơ quan giám định là kết luận cuối cùng.
    - Trường hợp việc thương lượng, hòa giải không đạt được kết quả thì các bên đưa vụ tranh chấp ra tòa kinh tế để giải quyết theo pháp luật.
    Điều 9. Hiệu lực của hợp đồng.
    - Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày .... tháng  .... năm ...... đến ngày .... tháng  .... năm ......
    - Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) liên quan đến hợp đồng này chỉ có giá trị pháp lý khi được sự thỏa thuận của các bên và lập thành biên bản có chữ ký của các bên xác nhận.
    - Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên mua có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
    - Hợp đồng này được làm thành .............. bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ ........... bản

    Đại diện Bên bán (B)
    Chức vụ
    (Chữ ký và ghi rõ họ tên)
    Đại diện Bên mua (A)
    Chức vụ
    (Ký tên và đóng dấu)
     
    Xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã hoặc Phòng công chứng huyện chứng thực
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 350/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2016
    Ban hành: 15/02/2017 Hiệu lực: 15/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Quyết định 469/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
    Ban hành: 22/06/2016 Hiệu lực: 22/06/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    04
    Quyết định 469/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 77/2002/QĐ-BNN hướng dẫn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm
    Số hiệu:77/2002/QĐ-BNN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:28/08/2002
    Hiệu lực:28/08/2002
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Cao Đức Phát
    Ngày hết hiệu lực:30/01/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X