hieuluat

Quyết định 829/QĐ-BNN-TCLN Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:829/QĐ-BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Cao Đức Phát
    Ngày ban hành:23/04/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:23/04/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    -------
    Số: 829/QĐ-BNN-TCLN
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG
    SANG MỤC ĐÍCH KHÁC”
    --------------------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
     
     
    Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của B Nông nghiệp và Phát trin nông thôn;
    Căn cứ Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng;
    Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Đề án Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác với các nội dung chủ yếu sau:
    I. MỤC TIÊU
    - Góp phần thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng khi chuyển rừng sang mục đích khác; từng bước chấn chỉnh công tác trồng rừng thay thế của các Bộ, ngành và địa phương đi vào nề nếp.
    - Xây dựng kế hoạch triển khai trồng rừng thay thế diện tích đất lâm nghiệp có rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, góp phần ổn định lâm phận quốc gia, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
    - Làm cơ sở cho công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
    - Nâng cao ý thức bảo vệ rừng, tiết kiệm tài nguyên của các tổ chức, cá nhân khi xây dựng, triển khai dự án có chuyển rừng sang mục đích khác.
    II. ĐỐI TƯỢNG TRỒNG RỪNG THAY THẾ
    1. Đối tượng phải trồng rừng thay thế: 76.040 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích khác, các đặc trưng của rừng (khả năng giữ nước, phòng hộ bảo vệ môi trường,...) bị mất đi: diện tích rừng chuyển sang mục đích xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; công trình thủy lợi, kênh mương; nuôi trồng thủy sản; làm đường giao thông; xây dựng công trình an ninh quốc phòng; khu công nghiệp, nhà máy; tái đnh cư; hạ tầng nông thôn.
    2. Đối tượng không phải trồng rừng thay thế: 310.260 ha, bao gồm diện tích rừng được chuyển sang mục đích trồng các loài cây thân gỗ lâu năm, có khả năng phòng hộ, che phủ đất, chống xói mòn gần như cây rừng, gồm: chuyển sang trồng cao su; trồng cây lâu năm, cây đa mục đích.
    III. TIẾN ĐỘ TRỒNG RỪNG THAY THẾ
    1. Đối với những công trình đã chuyển mục đích sử dụng rừng: hoàn thành trồng rừng thay thế chậm nhất vào năm 2016, tổng diện tích trồng rừng thay thế là 76.040 ha, trong đó: đã trồng 2.540 ha, chưa trồng 73.500 ha, tiến độ thực hiện hàng năm như sau:
    a) Năm 2014: trồng 13.410 ha, trong đó:
    - Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 11.290 ha.
    - Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 2.120 ha.
    b) Năm 2015: trồng 31.510 ha, trong đó:
    - Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang thủy điện: 10.050 ha.
    - Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 21.460 ha.
    c) Năm 2016:
    - Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 28.570 ha
    - Tổng kết 3 năm triển khai Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
    (Chi tiết tại Biu kèm theo).
    2. Đối với diện tích rừng chuyển sang mục đích khác sau ngày 31/12/2013: chủ dự án xây dựng phương án trồng rừng thay thế trong quá trình xây dựng dự án đầu tư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, triển khai theo quy định hiện hành.
    IV. GIẢI PHÁP
    1. Trình tự thực hiện: các địa phương tổ chức rà soát các dự án đầu tư có chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác từ khi Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực, yêu cầu chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
    - Đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện: hoàn thành việc trồng rừng thay thế trong 2 năm 2014 và 2015.
    - Đối với các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác: phải có phương án trồng rừng thay thế và hoàn thành việc trồng rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển trong thời gian 18 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    - Đối với các dự án đầu tư mở mới: khi phê duyệt dự án đầu tư phải đồng thời phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.
    2. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trồng rừng thay thế, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp có nghĩa vụ thực hiện trồng rừng thay thế:
    - Tổ chức hội nghị triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác; ph biến, quán triệt các quy định về trng rừng thay thế.
    - Tập huấn/hướng dẫn cho các chủ dự án về lập phương án trồng rừng thay thế.
    - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định và tổ chức triển khai trồng rừng thay thế.
    3. Quỹ đất trồng rừng thay thế
    Quỹ đất trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở diện tích đất trống, được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp:
    - Đối với chủ dự án có đất trồng rừng thay thế: xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trồng rừng thay thế theo quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành.
    - Đối với chủ dự án không có đất để trồng rừng thay thế, không có điều kiện tự tổ chức trồng rừng thay thế: có thể nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
    - Trường hợp địa phương không có quỹ đất trồng rừng thay thế: thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
    4. Kinh phí trồng rừng thay thế
    a) Chủ đầu tư các dự án đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển sang xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp, nhà máy, du lịch sinh thái.
    b) Đối với các công trình công cộng không nhằm mục đích kinh doanh mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: công trình thủy lợi, đường giao thông, công trình an ninh quốc phòng, trường học, trạm y tế, tái định cư,..kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
    Điều 2. Tổ chức thực hiện
    1. Tổng cục Lâm nghiệp
    - Chủ trì tổ chức, triển khai Đề án tới các địa phương và các cơ quan có liên quan.
    - Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về việc trng rừng thay thế.
    - Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết quá trình triển khai Đề án.
    2. Các địa phương
    - Triển khai trồng rừng thay thế tới từng dự án chuyển mục đích sử dụng rừng.
    - Tổ chức tuyên tuyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của xã hội về trồng rừng thay thế tại địa phương.
    - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc trồng rừng thay thế sau chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
    - Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả trồng rừng thay thế.
    3. Đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đc các địa phương, chủ dự án thc hin trồng rừng thay thế đúng theo quy định hiện hành.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
    Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, y ban nhân dân các tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương, các chủ dự án có chuyển rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Các Bộ: Công Thương; TN&MT;
    - Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
    - Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Cục QLXDCT;
    - Lưu: VT, TCLN.
    BỘ TRƯỞNG




    Cao Đức Phát
     
     
    KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG THAY THẾ
    (Kèm theo Quyết định số 829/QĐ-BNN-TCLN ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
     

    TT
    Tnh,thành phố
    Tổng
    Tiến độ
    Ghi chú
    Năm 2014
    Năm 2015
    Năm 2016
    Tổng
    Trong đó
    Tổng
    Trong đó
    Tổng
    Trong đó
    TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện
    TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác
    TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện
    TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác
    TR thay thế DT chuyển sang làm thủy điện
    TR thay thế DT chuyển sang mục đích khác
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    11
    12
    13
    TNG
    73.500
    13.410
    11.290
    2.120
    31.510
    10.050
    21.460
    28.570
    -
    28.570
    I
    MN phía Bắc
    12.931
    2.751
    2.688
    63
    5.610
    1.893
    3.717
    4.570
    -
    4.571
    1
    Hà Giang
    788
    400
    400
    -
    249
    149
    100
    139
    139
    2
    Tuyên Quang
    384
    73
    73
    -
    150
    -
    150
    161
    161
    3
    Cao Bằng
    2.372
    300
    300
    -
    1.007
    407
    600
    1.065
    1.065
    4
    Lạng Sơn
    631
    100
    100
    -
    236
    86
    150
    295
    295
    5
    Lào Cai
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    6
    Yên Bái
    2.323
    -
    -
    -
    1.143
    143
    1.000
    1.180
    1.180
    7
    Thái Nguyên
    553
    -
    -
    -
    277
    -
    277
    276
    276
    8
    Bắc Kạn
    713
    30
    30
    . -
    300
    -
    300
    383
    383
    9
    Phú Thọ
    172
    -
    -
    -
    90
    -
    90
    82
    82
    10
    Bắc Giang
    36
    36
    5
    31
    -
    -
    -
    -
    -
    11
    Quảng Ninh
    32
    32
    -
    32
    -
    -
    -
    -
    -
    12
    Hoà Bình
    1.522
    86
    86
    -
    718
    -
    718
    718
    718
    13
    Sơn La
    705
    181
    181
    -
    300
    -
    300
    224
    224
    14
    Điện Biên
    44
    13
    13
    -
    31
    -
    31
    -
    -
    15
    Lai Châu
    2.656
    1.500
    1.500
    -
    1.109
    1.109
    -
    47
    47
    II
    ĐB Bắc Bộ
    4.743
    193
    -
    193
    2.269
    -
    2.269
    2.281
    -
    2.282
    -
    16
    Hà Nội
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    17
    Hải Phòng
    52
    52
    -
    52
    -
    -
    -
    -
    -
    18
    Hải Dương
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    19
    Vĩnh Phúc
    408
    140
    -
    140
    268
    -
    268
    -
    -
    20
    Bắc Ninh
    1
    -
    -
    -
    1
    -
    1
    -
    -
    21
    Hà Nam
    3.881
    -
    -
    -
    1.800
    -
    1.800
    2.081
    2.081
    22
    Nam Định
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    23
    Ninh Bình
    400
    -
    -
    -
    200
    -
    200
    200
    200
    24
    Thái Bình
    1
    1
    -
    1
    -
    -
    -
    -
    -
    III
    Bắc Trung Bộ
    11.519
    2.483
    2.483
    -
    5.875
    2.925
    2.950
    3.161
    -
    3.161
    -
    25
    Thanh Hoá
    3.461
    600
    600
    -
    1.662
    662
    1.000
    1.199
    1.199
    26
    Nghệ An
    4.195
    1.200
    1.200
    -
    2.285
    1.585
    700
    710
    710
    27
    Hà Tĩnh
    1.329
    150
    150
    -
    599
    99
    500
    580
    580
    28
    Qung Bình
    828
    -
    -
    -
    500
    -
    500
    328
    328
    29
    Quảng Trị
    233
    33
    33
    -
    100
    -
    100
    100
    100
    30
    Thừa Thiên Huế
    1.473
    500
    500
    -
    729
    579
    150
    244
    244
    IV
    Duyên hải MT
    9.322
    1.408
    1.408
    -
    4.160
    1.267
    2.893
    3.754
    -
    3.753
    -
    31
    TP. Đà Nẵng
    1.226
    -
    -
    -
    600
    -
    600
    626
    626
    32
    Quảng Nam
    3.659
    817
    817
    -
    1.800
    800
    1.000
    1.042
    1.042
    33
    Quảng Ngãi
    84
    71
    71
    -
    13
    -
    13
    -
    -
    34
    Bình Định
    1.288
    70
    70
    -
    556
    56
    500
    662
    662
    35
    Phú Yên
    404
    150
    150
    -
    137
    137
    -
    117
    117
    36
    Khánh Hoà
    592
    200
    200
    -
    140
    140
    -
    252
    252
    37
    Ninh Thuận
    183
    -
    -
    -
    80
    -
    80
    103
    103
    38
    Bình Thuận
    1.886
    100
    100
    -
    834
    134
    700
    952
    952
    V
    Tây Nguyên
    21.569
    4.847
    4.410
    437
    8.257
    3.719
     
    8.465
    -
    8.466
    -
    39
    Đk Lắc
    4.368
    1.000
    1.000
    -
    1.882
    882
    1.000
    1.486
    1.486
    40
    Đăk Nông
    8.563
    2.000
    2.000
    -
    2.406
    1.906
    500
    4.157
    4.157
    41
    Gia Lai
    4.460
    460
    460
    -
    1.952
    352
    1.600
    2.048
    2.048
    42
    Kon Tum
    2.082
    500
    500
    -
    1.245
    245
    1.000
    337
    337
    43
    Lâm Đồng
    2.096
    887
    450
    437
    772
    334
    437
    437
    437
    VI
    Đông Nam Bộ
    9.577
    1.150
    150
    1.000
    3.776
    106
    3.670
    4.651
    -
    4.651
    -
    44
    TP.HCM
    333
    -
    -
    -
    100
    -
    100
    233
    233
    45
    Đồng Nai
    108
    -
    -
    -
    50
    -
    50
    58
    58
    46
    Bình Dương
    20
    -
    -
    -
    20
    -
    20
    -
    -
    47
    Bình Phước
    2.504
    150
    150
    -
    1.106
    106
    1.000
    1.248
    1.248
    48
    Tây Ninh
    1.147
    -
    -
    -
    500
    -
    500
    647
    647
    49
    Bà Rịa - VT
    5.465
    1.000
    -
    1.000
    2.000
    -
    2.000
    2.465
    2.465
    VII
    Tây Nam Bộ
    3.837
    580
    150
    430
    1.567
    144
    1.423
    1.690
    -
    1.689
    -
    50
    Long An
    438
    -
    -
    -
    200
    -
    200
    238
    238
    51
    Tiền Giang
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    52
    Bến Tre
    7
    7
    -
    7
    -
    -
    -
    -
    -
    53
    Trà Vinh
    1.117
    150
    150
    -
    544
    144
    400
    423
    423
    54
    Sóc Trăng
    969
    323
    -
    323
    323
    -
    323
    323
    323
    55
    An Giang
    772
    -
    -
    -
    300
     -
    300
    472
    472
    56
    Hậu Giang
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    57
    Đồng Tháp
    205
    -
    -
    -
    100
    -
    100
    105
    105
    58
    Kiên Giang
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    59
    Bạc Liêu
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    -
    60
    Cà Mau
    329
    100
    -
    100
    100
    -
    100
    129
    129
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 199/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 26/11/2013 Hiệu lực: 15/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
    Ban hành: 03/03/2006 Hiệu lực: 25/03/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Nghị đinh 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
    Ban hành: 14/01/2008 Hiệu lực: 04/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
    Ban hành: 06/05/2013 Hiệu lực: 01/07/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 829/QĐ-BNN-TCLN Đề án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:829/QĐ-BNN-TCLN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:23/04/2014
    Hiệu lực:23/04/2014
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Cao Đức Phát
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X