hieuluat

Thông báo 5264/TB-BNN-VP hội nghị sơ kết tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2011

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:5264/TB-BNN-VPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông báoNgười ký:Nguyễn Minh Nhạn
    Ngày ban hành:20/10/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/10/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ------------------
    Số: 5264/TB-BNN-VP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -----------------
    Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011
     
     
    THÔNG BÁO
    KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ XUÂN THU TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT TÌNH HÌNH
    NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT NĂM 2011 VÀ BÀN GIẢI PHÁP
     TRIỂN KHAI NĂM 2012 TẠI KHU VỰC NAM BỘ
     
     
    Ngày 22/09/2011, Tổng cục Thủy sản phối hợp Viện Nghiên cứu NTTS II tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt năm 2011 và bàn giải pháp triển khai năm 2012 các tỉnh khu vực Nam Bộ tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT gồm: Vụ Kế hoạch, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục thú y, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Các Sở Nông nghiệp và PTNT; một số doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản.
    Sau khi nghe báo cáo của Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu NTTS II và ý kiến tham luận của các đại biểu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã kết luận như sau:
    Nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các tỉnh Nam Bộ đã tăng trưởng cả về diện tích, sản lượng và giá trị, giải quyết việc làm, từng bước phát triển sản xuất theo quy mô hàng hóa, có tính cạnh tranh cao, đem lại lợi nhuận xuất khẩu lớn góp phần quan trọng trong việc giảm nhập siêu. Tổng diện tích nuôi nước ngọt của các tỉnh khoảng 98.640 ha chiếm 14% diện tích NTTS của toàn vùng, đạt 60% kế hoạch năm. Tổng sản lượng tương ứng là 882.568 tấn, chiếm 74% sản lượng NTTS của toàn vùng, đạt 54% kế hoạch năm 2011. Từ nay đến cuối năm, mưa lũ diễn biến phức tạp có khả năng ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành kế hoạch về diện tích và sản lượng nhưng bù lại giá trị các mặt hàng thủy sản có xu hướng tăng là cơ sở để đạt chỉ tiêu về tăng trưởng ngành. Hiện tại một số vấn đề trong công tác quản lý chỉ đạo cần được khắc phục kịp thời như: sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ quản lý NTTS ở các tỉnh; thiếu hệ thống văn bản phục vụ quản lý NTTS; công tác quản lý chất lượng giống, quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất còn lỏng lẻo.
    Để đạt được chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 và chuẩn bị tốt cho năm 2012, các đơn vị cần triển khai các nhiệm vụ sau:
    1. Tổng cục Thủy sản:
    - Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NTTS: Trình Bộ trưởng văn bản xin chủ trương xây dựng Thông tư liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý về NTTS ở các địa phương; Đề xuất sửa đổi những bất cập trong các Thông tư số 56/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/8/2011, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2011, Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010. Ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thức ăn, hóa chất và chất xử lý môi trường trong NTTS, Thông tư hướng dẫn VietGAP trong nuôi cá tra, Quy phạm hướng dẫn về điều kiện tiêu chuẩn trại sản xuất giống các đối tượng nước ngọt, vùng ương giống tập trung, tiêu chuẩn giống đặc biệt là các đối tượng cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý.
    - Hoàn thiện dự án xây dựng hệ thống quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt trước 30/10/2011.
    - Xây dựng quy định về kiểm tra, giám sát việc sử dụng đàn cá tra chọn giống làm cá bố mẹ do Viện Nghiên cứu NTTS II cung cấp tại các cơ sở để thực hiện kế hoạch nâng cấp đàn cá tra bố mẹ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Phấn đấu đến 2015 thay thế được 75-80% số lượng cá tra bố mẹ kém chất lượng bằng nguồn cá chọn giống chất lượng cao.
    - Phối hợp với Vụ Kế hoạch rà soát lại các dự án đầu tư, ưu tiên bố trí vốn xây dựng hạ tầng vùng sản xuất giống, ương giống, nuôi tập trung các đối tượng chủ lực như cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh. Hướng dẫn các địa phương lựa chọn, lập dự án đầu tư và trình UBND tỉnh phê duyệt trước 30/10 để kịp phân bổ kế hoạch năm 2012.
    - Triển khai nuôi cá tra theo mô hình VietGAP ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, …. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, dự án AIDA tập huấn cho các địa phương thực hiện các bước của quy phạm để đăng ký chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP theo QĐ 1503/QĐ-BNN-TCTS và QĐ 1617/QĐ-TCTS.
    - Phối hợp với Cục Kinh tế và Hợp tác triển khai Bảo hiểm nông nghiệp trong nuôi cá tra theo Quyết định 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.
    - Tổ chức giao ban về NTTS tại khu vực miền Nam 6 tháng một lần để thống nhất kế hoạch chỉ đạo sản xuất.
    2. Các Sở Nông nghiệp và PTNT
    - Tập trung chỉ đạo công tác NTTS 3 tháng cuối năm và chuẩn bị tốt kế hoạch sản xuất năm 2012. Chỉ đạo mùa vụ nuôi, kiểm soát con giống, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường. Phối hợp với Chi cục Thú y kiểm soát dịch bệnh, thuốc Thú y trong NTTS.
    - Lập Quy hoạch phát triển NTTS đến năm 2020, trình UBND tỉnh phê duyệt, gửi về Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
    - Lập cơ sở dữ liệu (gồm tên, địa chỉ, quy mô sản xuất, năng suất, kế hoạch phát triển của các hộ sản xuất giống và nuôi cá tra, rô phi, tôm càng xanh) gửi về Tổng cục Thủy sản để xây dựng hệ thống giám sát NTTS.
    - Xây dựng dự án nâng cao năng lực quản lý NTTS giai đoạn 2012-2015 trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai. Báo cáo Bộ để phối hợp chỉ đạo.
    - Đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo Quyết định 2194/QĐ-TTg và Quyết định 332/QĐ-TTg trên cơ sở rà soát, điều chỉnh các dự án thuộc Quyết định 224/1999/QĐ-TTg và QĐ 112/2004/QĐ-TTg. Đề xuất các dự án mới theo hướng ưu tiên đầu tư vùng sản xuất giống, nuôi công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP.
    - Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình VietGAP, mô hình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp gửi về Tổng cục Thủy sản và Cục Kinh tế và Hợp tác để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm nhiệm vụ giám sát chứng nhận VietGAP và thực hiện bảo hiểm nông nghiệp.
    - Phối hợp với Tổng cục Thủy sản xây dựng dự án quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở để đầu tư hệ thống quản lý chung theo dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
    3. Các đơn vị Vụ, Viện thuộc Bộ.
    - Vụ Kế hoạch phối hợp với Tổng cục Thủy sản rà soát lại các dự án thuộc Chương trình phát triển NTTS theo Quyết định 224/1999/QĐ-TTg; 112/2004/QĐ-TTg. Tiếp tục bố trí vốn đầu tư để hoàn thành các dự án triển khai hiệu quả. Các dự án không phù hợp với Quyết định 2194/QĐ-TTg và 332/QĐ-TTg phải được xem xét điều chỉnh hoặc chấm dứt nếu đầu tư không còn phù hợp.
    - Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường: Xây dựng và ban hành Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất giống, điều kiện nuôi, chất lượng giống các đối tượng thủy sản chủ lực như cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh; Nghiên cứu điều chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn đã có nhưng không còn phù hợp; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về thức ăn, hóa chất sử dụng trong NTTS. Xây dựng các Tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất giống và nuôi một số loài bản địa quý hiếm.
    Phối hợp với Tổng cục Thủy sản hoàn thiện dự án xây dựng hệ thống quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Đề xuất các dự án phát triển thức ăn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt để đầu tư theo chương trình “2194” và “332”.
    - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Phối hợp với Tổng cục Thủy sản xây dựng, triển khai các mô hình trình diễn nuôi các đối tượng đặc sản và truyền thống. Xem xét và thay đổi cơ chế về đấu thầu các dự án khuyến ngư đối với các tỉnh ĐBSCL. Nên lựa chọn các mô hình điểm để thực hiện việc chỉ định thầu cho các tỉnh tham gia.
    - Viện Nghiên cứu NTTS II: Tổng kết các kết quả nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống và nuôi các đối tượng cá nước ngọt (cá hô, cá chiên, ét mọi, chạch lấu, thát lát, lươn đồng) khu vực ĐBSCL. Xây dựng quy trình công nghệ, gửi Tổng cục Thủy sản để ban hành quy trình (tạm thời) phục vụ sản xuất. Tiếp tục triển khai dự án phát triển đàn giống cá tra chất lượng cao, theo hướng tăng trưởng nhanh và kháng bệnh. Xây dựng chương trình chọn giống cá rô phi đầu vuông theo hướng tăng trưởng và kháng bệnh để nâng cao năng suất và sản lượng. Xây dựng và triển khai dự án phát triển đàn giống cá rô phi đỏ, tôm càng xanh bố mẹ tạo vật liệu cung cấp cho các địa phương; Nghiên cứu sản xuất giống cá chiên để ứng phó với biến đổi khí hậu.
    Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và phối hợp chỉ đạo thực hiện.
     

     Nơi nhận:
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - TTr. Vũ Văn Tám (để b/c);
    - TTr. Nguyễn Thị Xuân Thu (để b/c);
    - TTr. Bùi Bá Bổng (để b/c);
    - Tổng cục Thủy sản;
    - Các Cục: Thú y;
    - Các Vụ KHCN&MT, KH, TC, Pháp chế;
    - Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ;
    - Hội Nghề cá VN;
    - Viện NCNTTS II;
    - Văn phòng Bộ;
    - Lưu VT.
    TL. BỘ TRƯỞNG
    CHÁNH VĂN PHÒNG




    Nguyễn Minh Nhạn
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông báo 5264/TB-BNN-VP hội nghị sơ kết tình hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2011

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:5264/TB-BNN-VP
    Loại văn bản:Thông báo
    Ngày ban hành:20/10/2011
    Hiệu lực:20/10/2011
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Minh Nhạn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X