Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5644/TB-BNN-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 06/08/2019 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 06/08/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 5644/TB-BNN-VP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2019 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG PHÙNG ĐỨC TIẾN TẠI HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC SƠ KẾT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM, CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN
Ngày 10/7/2019, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trong lĩnh vực nông nghiệp và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh Bắc Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và một số đơn vị liên quan của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Sau khi nghe báo cáo về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận như sau:
Sáu tháng đầu năm 2019, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đã có nhiều tiến bộ, công tác thông tin, truyền thông về ATTP đã được đổi mới, từng bước nâng cao hiệu quả; một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ bước đầu đã liên kết theo chuỗi để đổi mới công nghệ, kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm; ATTP nông lâm thủy sản được cải thiện so với cùng kỳ năm 2018 tạo niềm tin của người tiêu dùng vào nông sản thực phẩm sản xuất trong nước cũng như thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: sản xuất còn nhỏ lẻ, chế biến lạc hậu, giá trị gia tăng chưa cao, xuất khẩu sản phẩm thô là chính (chiếm 70%), việc hoàn thiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn còn chậm; việc rà soát, loại bỏ các vật tư nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam chưa được quan tâm thường xuyên; hoạt động giám sát, cảnh báo, thanh tra xử lý vi phạm chưa kịp thời; hệ thống phân phối nông sản còn nhiều bất cập... Vì vậy, sáu tháng cuối năm 2019 sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức để toàn ngành hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp nói chung và công tác đảm bảo chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản nói riêng.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên và triển khai hiệu quả công tác quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2019, đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tập trung các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2019 đúng tiến độ, đạt chất lượng, trong đó quan tâm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tập trung hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản; chủ động rà soát, loại bỏ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, không bảo đảm an toàn khỏi danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản; truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; cung cấp kịp thời chính xác thông tin về chất lượng, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
c) Tiếp tục phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam triển khai kế hoạch năm 2019 thực hiện Chương trình phối hợp “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020”.
d) Tổ chức giám sát thường xuyên an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xử lý tận gốc các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.
đ) Hướng dẫn, hỗ trợ địa phương tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, chế biến sâu, giá trị cao và giải quyết kịp thời các vướng mắc về thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ trì, phối hợp các đơn vị của Bộ và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ động cung cấp thông tin thị trường nông sản định kỳ hàng tháng; định hướng, phổ biến chủ trương của Bộ cũng như thông tin, tình hình, yêu cầu của thị trường xuất khẩu; phổ biến thông tin, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, các quy định kiểm soát xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của các thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Đẩy mạnh công tác tiếp cận, phát triển thị trường đối với các ngành hàng chủ lực và các thị trường lớn, trọng điểm, nhất là thị trường Trung Quốc.
c) Bám sát diễn biến tình hình thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành.
3. Ban Quản lý ATTP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng của địa phương:
a) Xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực vùng kết hợp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; phát triển hợp tác xã, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phổ biến, vận động, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp qui mô nhỏ áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thực hành sản xuất tốt (GMP), HACCP trong sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.
b) Phối hợp với Báo, đài địa phương tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thông tin quảng bá các địa chỉ sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn; phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sớm triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đặc biệt là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.
c) Triển khai giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định; ưu tiên thanh tra đột xuất các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ lẻ nhằm kịp thời phát hiện, truy xuất và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh vi phạm qui định về chất lượng, ATTP.
d) Tổ chức thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 và tổ chức vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ký cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018.
đ) Kiện toàn tổ chức bộ máy ngành dọc ngay sau khi có hướng dẫn của Chính phủ; tiếp tục duy trì và tăng cường tổ chức bộ máy hiện có; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường tại các tuyến huyện, xã.
e) Tiếp tục duy trì chế độ báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường theo đúng quy định; nâng cao chất lượng báo cáo, thông tin về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản.
g) Kịp thời thông tin về các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thị trường của địa phương, thường xuyên cập nhật diễn biến giá cả một số mặt hàng khi có khó khăn trong tiêu thụ (cung vượt cầu hoặc ngược lại) và tình hình thu mua của thương lái tại các địa phương….Đồng thời thông tin, giới thiệu, động viên các doanh nghiệp, HTX, đơn vị tại địa phương tích cực tham gia các hoạt động XTTM do Bộ chủ trì, tổ chức.
Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết và triển khai thực hiện/.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông báo 5644/TB-BNN-VP sơ kết công tác quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 5644/TB-BNN-VP |
Loại văn bản: | Thông báo |
Ngày ban hành: | 06/08/2019 |
Hiệu lực: | 06/08/2019 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |