hieuluat

Thông tư 05-TT/NC hướng dẫn thi hành Nghị định 14/CP ngày 19/3/96 của Chính phủ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Thủy sảnSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:05-TT/NCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Tấn Trịnh
    Ngày ban hành:10/10/1996Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/10/1996Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ THUỶ SẢN SỐ 05-TT/NC NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 14/CP NGÀY 19/3/1996 CỦA CHÍNH PHỦ
    VỀ VIỆC QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI

     

    Thi hành Nghị định 14/CP của Chính phủ về quản lý giống vật nuôi, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cụ thể trong lĩnh vực thuỷ sản như sau:

     

    A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1. Giống nuôi thuỷ sản bao gồm:

    (1) Giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ được chọn tạo từ các giống đã được thuần hoá gia hoá trong nước hoặc nhập từ nước ngoài.

    (2) Giống bố mẹ, giống nhỏ để nuôi lớn thành thương phẩm được chọn lọc trong quần đàn giống tự nhiên như tôm he, cua biển, trai ngọc, sò, nghêu, bào ngư, điệp...

    (3) Các sản phẩm của giống như: Tinh dịch, trứng thụ tinh.

    Đối tượng thi hành Nghị định 14/CP của Chính phủ về quản lý giống nuôi thuỷ sản là: các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực bảo tồn, bồi dục phát triển tài nguyên giống; nghiên cứu chọn tạo giống, khảo nghiệm để công nhận giống mới; sản xuất kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu giống và quản lý chất lượng giống nuôi thuỷ sản.

     

    B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    I. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH
    GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN

    - Cơ sở sản xuất kinh doanh giống nuôi thuỷ sản phải có đủ các điều kiện sau:

    1. Là cơ sở chọn lọc và nhân thuần chủng những giống nuôi hoặc tạo ra con lai có định hướng phù hợp với mục tiêu chọn tạo giống nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất giống.

    2. Sản xuất kinh doanh các giống nuôi nằm trong danh mục giống nuôi thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản công bố hàng năm; gồm những giống cần được bảo tồn để chọn lọc, bồi dục, sản xuất và những giống cần được loại bỏ (phụ lục 1, 2).

    3. Có đủ điều kiện về địa điểm sản xuất thích hợp, ao, bể nuôi, nguồn nước, thức ăn, phòng trị bệnh theo quy định, tiêu chuẩn, quy trình của ngành Thuỷ sản. Nguồn nước thải ra phải xử lý: qua ao lắng, lọc, đảm bảo vệ sinh môi trường chung của cộng đồng.

    4. Cơ sở nuôi giống gốc, giống ông bà phải có kỹ sư thuỷ sản chuyên trách kỹ thuật và phải có giấy phép của Bộ Thuỷ sản cấp.

    5. Cơ sở nuôi giống bố mẹ phải có người chuyên trách kỹ thuật có trình độ trung cấp thuỷ sản trở lên và phải có giấy phép của ngành Thuỷ sản cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

    6. Cơ sở sản xuất giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ phải thường xuyên theo dõi về năng suất, chất lượng cá thể, quần đàn giống, thực hiện đánh dấu và vào sổ đăng ký quản lý giống theo đúng mẫu quy định thống nhất của Bộ Thuỷ sản.

     

    II. HỆ THỐNG GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN

    Bộ Thuỷ sản quy hoạch, xây dựng hệ thống giống nuôi thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương, bao gồm 2 khu vực sau:

    Khu vực giống quốc gia gồm:

    1. Các Trung tâm giống trực thuộc Bộ làm nhiệm vụ:

    - Chọn tạo giống, lưu giữ, nuôi dưỡng giống gốc để nhân ra giống ông bà cấp cho các Trung tâm, trại giống của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Chuyển giao giống mới, công nghệ mới về giống, về thức ăn, phòng trị bệnh, quản lý môi trường... cho các tỉnh, thành phố.

    2. Các Trung tâm giống khu vực trực thuộc Sở Thuỷ sản - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm nhiệm vụ:

    - Nhận giống thuần chủng từ Trung tâm giống của Bộ, lưu giữ và nhân ra, chuyển giao giống mới, công nghệ mới cho người sản xuất.

    - Chọn lọc, lưu giữ và nhân ra các dòng, các sản phẩm giống của địa phương.

    Cơ sở giống quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu, được Nhà nước đầu tư vốn, trợ giá giống gốc, giống ông bà theo kế hoạch hàng năm.

    Khu vực sản xuất kinh doanh giống

    Các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thuộc các thành phần kinh tế được Nhà nước hỗ trợ qua chính sách: Vay vốn, sử dụng đất, mặt nước và chịu sự quản lý của Nhà nước; làm nhiệm vụ tiếp nhận các giống thuần từ các Trung tâm giống khu vực để nhân ra, đáp ứng cho yêu cầu nuôi của nhân dân.

     

    III. QUẢN LÝ NGUỒN GIEN GIỐNG
    NUÔI THUỶ SẢN

    Bộ Thuỷ sản giao các Viện, Trung tâm nghiên cứu nuôi thuỷ sản, các Trung tâm giống quốc gia thực hiện việc lưu giữ nguồn gien giống nuôi thuỷ sản dùng trong nghiên cứu. Cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản thực hiện việc quản lý nguồn gien, các giống quý hiếm, các giống có triển vọng đưa vào nuôi trồng hiện có trong các khu bảo tồn thiên nhiên do Trung ương hoặc Bộ Thuỷ sản quản lý.

    Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao cho Trung tâm giống khu vực lưu giữ giống thuần, giống ông bà, các dòng có năng suất cao của địa phương dùng trong thực nghiệm ứng dụng, khu vực hoá giống. Các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản thực hiện quản lý nguồn gien, các giống quý hiếm có triển vọng đưa vào nuôi trồng hiện có trong nguồn lợi tự nhiên của tỉnh.

     

    IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN

    1. Hệ thống quản lý Nhà nước về giống nuôi thuỷ sản được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương như sau:

    - Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản giao cho các Vụ chức năng giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước về giống nuôi thuỷ sản trong toàn ngành.

    - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý Nhà nước về giống nuôi thuỷ sản trong phạm vi quản lý của địa phương.

    2. Bộ Thuỷ sản thực hiện việc đăng ký giống gốc, giống ông bà đối với các giống nuôi thuỷ sản trên phạm vi cả nước. Các Sở Thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện việc đăng ký đàn giống ông bà, giống bố mẹ, thuộc phạm vi quản lý; tuyển chọn, phát hiện các giống, dòng nuôi cao sản, thuỷ đặc sản và gửi hồ sơ về Bộ Thuỷ sản để đăng ký vào sổ giống quốc gia theo thể lệ đăng ký giống do Bộ Thuỷ sản hướng dẫn.

    3. Hàng năm, vào tháng 12, Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn báo cáo bằng văn bản về Bộ Thuỷ sản kết quả sản xuất và công tác quản lý giống.

     

    V. KHẢO NGHIỆM GIỐNG, CÔNG NHẬN GIỐNG MỚI

    1. Giống mới nhập vào Việt Nam hoặc giống mới được chọn tạo ra, phải qua khảo nghiệm mới được công nhận là giống mới.

    Tổ chức cá nhân có yêu cầu khảo nghiệm, phải đăng ký xin khảo nghiệm với Bộ Thuỷ sản. Hồ sơ khảo nghiệm giống mới bao gồm:

    - Đơn xin khảo nghiệm, đăng ký rõ tên giống, nguồn giống gốc, địa điểm khảo nghiệm.

    - Báo cáo khoa học về giống mới. Nếu là giống nhập thì phải có bản tóm tắt tính sinh học của giống gốc, giống ông bà kèm theo ảnh chụp, bản vẽ hoặc tiêu bản.

    - Quy trình sản xuất hoặc những chỉ dẫn kỹ thuật cần thiết cho sản xuất giống mới.

    - Nhận xét của cơ sở đã nuôi thử.

    Sau khi có kết quả khảo nghiệm, Hội đồng khoa học Bộ Thuỷ sản sẽ xem xét đánh giá, trình Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định công nhận giống mới, cho phép đưa vào sản xuất và ghi vào danh mục thuộc ngành quản lý, đồng thời thông báo cho các cơ sở sản xuất biết.

    Giống mới mang ký hiệu, mã hiệu riêng và được giữ bí mật theo yêu cầu của người tạo giống khi xét thấy cần thiết.

    Trường hợp không công nhận là giống mới, Bộ Thuỷ sản sẽ có thông báo bằng văn bản cho người tạo giống biết.

    2. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu giống nuôi thuỷ sản phải làm đơn xin phép, kèm theo ảnh chụp hoặc bản vẽ đặc tả.

    3. Bộ Thuỷ sản quy định và công bố danh mục các gióng vật nuôi quý hiếm, giống ông bà không được xuất ra nước ngoài (phụ lục 3).

    Trường hợp đặc biệt muốn xuất khẩu các giống nuôi trên phải được Bộ Thuỷ sản cho phép.

     

    VI. CHÍNH SÁCH GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN

    1. Hàng năm Bộ Thuỷ sản xây dựng dự toán đầu tư ngân sách cho việc bảo tồn giống, nghiên cứu, chọn lọc, nhập khẩu, quản lý giống thuỷ sản của các Trung tâm giống trực thuộc Bộ.

    Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch dự toán đầu tư ngân sách bảo tồn giống, nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu, quản lý giống nuôi thuỷ sản của các cơ sở giống của địa phương.

    2. Thực hiện chính sách đối với giống gốc, giống ông bà.

    - Bộ Thuỷ sản quy định danh mục giống nuôi thuỷ sản cần lưu giữ để chọn lọc, bồi dục phát triển tài nguyên giống, thuộc các đối tượng giống gốc, giống ông bà được trợ giá.

    Đối với một số giống đặc thù, các dòng có phẩm chất tốt của địa phương, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định.

    - Cơ sở được cấp bù kinh phí là cơ sở giống của Nhà nước được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoặc có hợp đồng về lưu giữ và nhân giống gốc, giống ông bà.

    3. Bộ Thuỷ sản cùng Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống nuôi thuỷ sản được vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp theo chu kỳ sản xuất của con giống. (Thông tư 03-TT-LB Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước, Thuỷ sản về hướng dẫn cho vay hộ sản xuất thuỷ sản ngày 02/3/1993).

     

    VII. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA, THANH TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN

    1. Vụ Nghề cá, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Bộ Thuỷ sản, cùng các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, thanh tra định kỳ mỗi năm một lần, hoặc đột xuất việc thực hiện Nghị định 14/CP về quản lý giống nuôi trong lĩnh vực thuỷ sản.

    Nội dung kiểm tra, thanh tra bao gồm việc xem xét đánh giá về điều kiện sản xuất kinh doanh giống nuôi thuỷ sản, về chất lượng đàn giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ, về thực hiện các tiêu chuẩn, quy định, định mức kinh tế kỹ thuật, về việc thực hiện các chủ trương chính sách của ngành và địa phương, về công tác quản lý giống nuôi.

    Kết quả kiểm tra, thanh tra phải được ghi thành biên bản. Biên bản kiểm tra, thanh tra phải gửi tới cơ sở được kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở đó và các cơ quan có liên quan.

    2. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi trong lĩnh vực thuỷ sản như chọn tạo giống mới, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, phát triển quỹ gien nguồn giống, chỉ đạo phát triển sản xuất giống... được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

    Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Nghị định 14/CP về quản lý giống vật nuôi trong lĩnh vực thuỷ sản, tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt hành chính và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật (theo Nghị định 25/CP ngày 22/11/1993 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản).

     

    VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

    Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Thuỷ sản và các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo chức năng và quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung phải báo cáo kịp thời về Bộ Thuỷ sản.

     

     

    BỘ THUỶ SẢN PHỤ LỤC 1 (A)

    QUY ĐỊNH

    DANH MỤC GIỐNG THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH 1996 - 1997

    (Kèm theo Thông tư số 05 TT/NC ngày 10/10/1996)

     

    Số TT

    Tên giống, dòng

    A

     

    1

    Cá bỗng

    Spinibarbichthys denticulatus

    2

    Cá bống tượng

    Oxyeleotrix marmoratus

    3

    Cá basa

    Pangasius bocourti

    4

    Cá chiên

    Bagarius bagarius

    5

    Cá chép Việt

    Cyprinus carpio

    6

    Cá chép lai Việt-Hung

    Cyprinus carpio

    7

    Cá chép lai 3 dòng Việt + Hung + Indônêxia

    Cyprinus carpio

    8

    Cá chình

    Anguila anguila

    9

    Cá chuối

    Ophiocephalus maculatus

    10

    Cá diếc

    Carassius auratus

    11

    Cá he

    Puntius altus

    12

    Cá lãng

    Hemibagrus elongatus

    13

    Cá lóc bông

    Ophiocephalus micropeltes

    14

    Cá mè hoa

    Aristichthys nobilis

    15

    Cá mè trắng

    Hypophthalmichthys micropeltes

    16

    Cá mè Vinh

    Puntius gonionotus

    17

    Cá Mrigal

    Cirrhina mrigala

    18

    Cá quả

    Ophiocephalus maculatus

    19

    Cá Rô hu

    Labeo rohita

    20

    Cá rô ta

    Anabas testudineus

    21

    Cá rô phi vằn

    Oreochromis niloticus

    22

    Dòng Đài Loan

     

    23

    Dòng Thái Lan

     

    24

    Cá rô phi hồng

    Oreochromis sp.

    25

    Cá sặc rằn

    Trichogaster pectoralis

    26

    Cá sộp

    Ophiocephalus striatus

    27

    Cá tai tượng

    Osteochilus hasselti

    28

    Cá tra

    Pangasius pangasius

    29

    Cá trắm cỏ

    Ctenopharyngodon idellus

    30

    Cá trắm đen

    Mylopharyngodon piceus

    31

    Cá trê đen

    Clarias fuscus

    32

    Cá trê trắng

    Clarias batrachus

    33

    Cá trê vàng

    Clarias macrocephalus

    34

    Cá trê phi

    Clarias gariepinus

    35

    Cá trôi ta

    Cirrhina molitorella

    36

    Cá vền

    Megalobrama terminalis

    37

    Lươn

    Fluta alba

    B

    Giáp xác

     

    1

    Cua

     

    2

    Tôm càng nước ngọt

    Macrobrachium nipponen

    3

    Tôm càng xanh

    Macrobrachium rosenbergii

    C

    Nhuyễn thể

     

    2

    Trai

     

     

    Trai cánh

    Hyriopsis cumingii

     

    Trai cóc

    Lamprotula sp

     

    Oc

     

     

    Lưỡng cư

     

    1

    Baba hoa

    Trionyx sinensis

    2

    Baba gai

    T. steinachderi

    3

    Baba Nam Bộ

    T. cartilagineus

    4

    Ech

    Rana sp

    5

    Rùa vàng

    Cuora trifasciata

     

    BỘ THUỶ SẢN PHỤ LỤC 1 (B)

    QUY ĐỊNH

    DANH MỤC GIỐNG NUÔI HẢI SẢN KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
    SẢN XUẤT KINH DOANH 1996 - 1997

    (Kèm theo Thông tư số 05 TT/NC, ngày 10/10/1996)

     

    Số TT

    Tên giống, dòng

    A

     

    1

    Cá bống bớp

    Ostrichthys sinensis

    2

    Cá cam

    Serila dumerili

    3

    Cá đối

    Mugil cephalus

    4

    Cá hồng

    Lutianus erythropterus

    5

    Cá măng biển

    Chanos chanos

    6

    Cá ngựa

    Hippocampus

    7

    Cá ngựa đen

    H. kuda

    8

    Cá ngựa 3 chấm

    H. trimaculatus

    9

    Cá ngựa gai

    H. histrix

    10

    Cá song đỏ

    Epinephelus akaara

    11

    Cá song chấm tổ ong

    E. merra

    12

    Cá song hoa nâu

    E. fuscoguttatus

    13

    Cá song vạch

    E. brunneus

    14

    Cá tráp vàng

    Taius tumifrons

    15

    Cá vược

    Lates calcarifer

    B

    Giáp xác

     

    1

    Artemia dòng caliphonia

    Artemia

    2

    Dòng Sanphracysco

     

    3

    Cua càra

    Eriochei sinensis

    4

    Cua biển

    Scylla serrata

    5

    Tôm he

    Penaeus sp

    6

    Tôm nương

    P. orientalis

    7

    Tôm lớt

    P. merguiensis

    8

    Tôm he nhật

    P. japonicus

    9

    Tôm he ấn độ

    P. indicus

    10

    Tôm rằn

    P. semisulcatus

    11

    Tôm sú

    P. monodon

    12

    Tôm hùm bông

    Panulirus ornatus

    13

    Tôm hùm đỏ

    P. longipes

    14

    Tôm hùm đá

    P. homarus

    15

    Tôm hùm vằn

    P. versicolor

    C

    Nhuyễn thể

     

    1

    Bào ngư

    Haliotis diversicolor

    2

    Hầu

    Ostrea rivularis

    3

    Điệp

    Chlamys nobilis

    4

    Ngao

    Meretrix sp

    5

    Ngán

    Lucina philippinarum

    6

    Nghêu

    Meretrix lyrata

    7

    ốc

     

    8

    Sò huyết

    Arca anadara

    9

    Sò lông

    A. anadara granora

    10

    Sá sùng

    Stipuncula sp

    11

    Trai ngọc penguin

    Pteria penguin

    12

    Trai ngọc Maxima

    P. maxima

    13

    Trai ngọc margaritifera

    P. margaritifera

    14

    Trai ngọc martensii

    P. martensii

    15

    Hải sâm

    Holothuria sp

    16

    Vẹm

    Mytilus viridus

    D

    Lưỡng cư

     

    1

    Đồi mồi

    Eretnochelusimbricata

    2

    Vích

    Chelonia mydos

    E

    Rong tảo

     

    1

    Rong câu

    Gracilaria verrucosa

    2

    Rong sụn

    Kappaphycus sp (Eucheuma)

    3

    Rong mơ

    Sargassum sp

    4

    Các loài rong biển

     

    5

    Tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá

     

     

    BỘ THUỶ SẢN PHỤ LỤC (2A)

    QUY ĐỊNH

    DANH MỤC GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT CẦN ĐƯỢC LƯU GIỮ ĐỂ CHỌN TẠO GIỐNG

    (Kèm theo Thông tư số 05 TT/NC, ngày 10/10/1996)

     

    Số TT

    Tên giống, dòng

    A

     

    1

    Cá Basa

    Pangasius bocourti

    2

    Cá bống tượng

    Oxyeleotrix marmoratus

    3

    Cá chép trắng

    Cyprinus carpio

    4

    Cá chép Hung

    C.carpio

    5

    Cá chép Inđônêxia

    C.carpio

    6

    Cá mè trắng Việt Nam

    Hypophthalmichthys molitrix

    7

    Cá mè hoa

    Aristichthys nobilis

    8

    Cá mè Vinh

    Puntius gonionotus

    9

    Cá Mrigal

    Cirrhina mrigala

    10

    Cá rôhu

    Labeo rohita

    11

    Cá rô phi Nilotica

    Oreochromis niloticus

    12

    Dòng Đài Loan

     

    13

    Dòng Thái Lan

     

    14

    Cá tai tượng

    Osteochilus hasselti

    15

    Cá tra

    Pangasius pangasius

    16

    Cá trắm cỏ

    Ctenopharyngodon idellus

    17

    Cá trắm đen

    Mylopharyungodon piceus

    18

    Cá trê vàng

    Clarias macrocephalus

    19

    Cá trê trắng

    C.batrachus

    20

    Cá trê phi

    C.gariepinus

    21

    Cá vền

    Megalobrama terminalis

    B

    Giáp xác

     

    1

    Tôm càng xanh

    Megalobrama terminalis

    C

    Nhuyễn thể

     

    1

    Trai cánh

    Hyriopsis cumingii

    2

    Trai cốc

    Lamprotula sp

    3

    ốc nhồi

    Pilapolita

    D

    Lưỡng cư

     

    1

    Baba hoa

    Trionyx sinensis

    2

    Baba gai

    T.Strinachderi

    3

    Baba Nam Bộ

    T.cartilagineus

    4

    ếch đồng

    Rana tigrina

     

    BỘ THUỶ SẢN PHỤ LỤC (2B)

    QUY ĐỊNH

    DANH MỤC GIỐNG NUÔI THUỶ SẢN CẦN ĐƯỢC LƯU GIỮ
    ĐỂ CHỌN TẠO GIỐNG

    (Kèm theo Thông tư số 05 TT/NC, ngày 10/10/1996)

     

    Số TT

    Tên giống, dòng

    A

     

    1

    Cá song

    Epinephelus sp

    2

    Cá giò

    Rachycentron canadum

    3

    Cá măng biển

    Chanos chanos

    4

    Cá vược

    Lates calcarifer

    5

    Cá bớp

    Ostrichthys sinensis

    6

    Cá cam

    Seriola dumerili

    B

    Giáp xác

     

    1

    Artermia Dòng Caliphonia

    Artermia

    2

    Dòng San Francysco

     

     

    Tôm

     

    3

    Tôm sú

    Penaeus monodon

    4

    Tôm nương

    P.orientalis

    5

    Tôm he

    Penaeus sp

    6

    Cua biển

    Scylla serrata

    C

    Nhuyễn thể

     

    1

    Bào ngư

    Haliotis diversicolor

    2

    Điệp

    Chlamys nobilis

    3

    Hải sâm trắng

    Holothura scabra

    4

    Hải sâm đen

    H.vagabundo

    5

    Hầu

    Ostrea rivularis

    6

    Ngao (ngao dầu, ngao mật)

    Meretri sp

    8

    Ngán

    Lucina philippinarum

    9

    Sò (Sò huyết, sò lông)

    Arca anadara;

    Arca anadara granosa

    10

    Trai ngọc Penguin

    Pteria penguin

    11

    Trai ngọc Maxima

    P.maxima

    12

    Trai ngọc Martensii

    P.martensii

    13

    Trai ngọc Margaritifera

    P.margaritifera

    D

    Lưỡng cư

     

    1

    Đồi mồi

    Eretmochelys imbricata

    2

    Vích

    Chelonia mydos

     

    BỘ THUỶ SẢN PHỤ LỤC 3

    QUY ĐỊNH

    DANH MỤC CÁC GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ HIẾM GIỐNG ÔNG BÀ KHÔNG ĐƯỢC XUẤT RA NƯỚC NGOÀI

    (Kèm theo Thông tư số 05 TT/NC, ngày 10/10/1996)

     

    Số
    TT

    Tên giống, dòng

     

     

    1

    Cá anh vũ

    Serilabeo otabilis

    2

    Cá chiên

    Bagarius bagaris

    3

    Cá chình mun

    Anguilla pacifica

    4

    Cá cóc Tam Đảo

    Paramesotriton deloustali

    5

    Cá lăng

    Hemibagrus elongatus

    6

    Cá trắm đen (giống ông bà)

    Mylopharyngodon piceus

    7

    Cá tra dầu

    Pangasianodon gigas

    8

    Cá sấu hoa cà

    Crocodulus porosus

    9

    Cá sấu xiên

    C.sianensis

    10

    Cá vền

    Megalobrama terminalis

     

    Nhuyễn thể

     

    1

    Vẹm xanh

    Mytilus viridus

    2

    Trai ngọc

    Pteria maxima

     

    Lưỡng cư

     

    1

    Rùa da (cả trứng)

    Dermochelus coriacea

    2

    Đồi mồi (cả trứng)

    Eremochelys imbricata

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 14/CP của Chính phủ về việc quản lý giống vật nuôi
    Ban hành: 19/03/1996 Hiệu lực: 19/03/1996 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Nghị định 85-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
    Ban hành: 22/11/1993 Hiệu lực: 22/11/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X