hieuluat

Thông tư 06/2009/TT-BNN xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:06/2009/TT-BNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Cao Đức Phát
    Ngày ban hành:10/02/2009Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:27/03/2009Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • THÔNG TƯ

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 06/2009/TT-BNN NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 2009 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY HOẠCH
    SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP, BỐ TRÍ DÂN CƯ
    ĐỐI VỚI 61 HUYỆN NGHÈO

     

    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

    Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9  năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo như sau:

     

    Phần I
    QUY ĐỊNH CHUNG

     

    I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     

    1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi tắt là quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư).

    2. Đối tượng áp dụng:

    a. Đối tượng áp dụng cho quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

    Ủy ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

    b. Đối tượng áp dụng cho qui hoạch bố trí dân cư

    - Các hộ gia đình cư trú ở vùng khó khăn như: thiếu đất, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng nhưng không có điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề hoặc hỗ trợ đầu tư để ổn định dân cư.

       - Các hộ gia đình cư trú ở vùng thường xuyên bị thiên tai đe dọa và vùng có nguy cơ cao về thiên tai như: sạt lở bờ sông, lũ quét, lũ ống, sạt lở núi, sụt lún đất, lốc xoáy.

       - Các hộ gia đình cư trú phân tán trong các vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

    - Các hộ đang cư trú ở các xã biên giới đất liền.


    II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

     

    1. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất ở các cấp xã, huyện, tỉnh; đáp ứng được mục tiêu của Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện nghèo; phù hợp và phát huy được lợi thế của địa phương; gắn với chiến lược tổng thể phát triển kinh - tế xã hội của huyện, định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn tỉnh và vùng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

    2. Quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch ở huyện nghèo phải huy động, lồng ghép được nhiều nguồn lực để phát triển, có sự tham gia của nhiều cơ quan và các cộng đồng dân cư để tăng sự cam kết, tính trách nhiệm. Trong sắp xếp dân cư cần ưu tiên thực hiện bố trí dân cư ở những vùng thường xuyên bị thiên tai, vùng có nguy cơ cao về thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn và vùng có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

     

    III. THỜI KỲ  XÂY DỰNG QUY HOẠCH

     

    Quy hoạch phát triển sản xuất và sắp xếp dân cư các huyện nghèo được xây dựng cho thời kỳ từ 2010 đến 2020, bước đi được phân theo các giai đoạn 2009-2010, 2011-2015 và thời kỳ 2016 - 2020.

     

    Phần II
    NỘI DUNG, TRÌNH TỰ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC HUYỆN NGHÈO

     

    I. NỘI DUNG  LẬP QUY HOẠCH SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ

     

    Nội dung qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư cần thể hiện:

    1. Đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

    - Đánh giá, phân tích hiện trạng và quá trình phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn huyện như: cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi, cơ cấu lâm nghiệp và ngư nghiệp; vai trò và mức độ đóng góp của mỗi bộ phận vào kinh tế toàn ngành và tạo việc làm, thu nhập cho cư dân nông thôn.

    - Phân tích, đánh giá các sản phẩm chủ yếu, các vùng sản xuất sản phẩm chính, đầu tư, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất và những hạn chế ảnh hưởng đến năng suất sản xuất cây trồng vật, nuôi, năng suất lao động và thu nhập của người lao động nông nghiệp.

    - Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) gồm: quy mô diện tích sản xuất, cơ cấu diện tích các nhóm cây trồng, phân bố diện tích, năng suất và sản lượng.

    - Đánh giá thực trạng áp dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Thực trạng về cung cấp dịch vụ, chuyển giao công nghệ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cho người sản xuất, đặc biệt các nhóm hộ nghèo. Hệ thống cung cấp dịch vụ khuyến nông trên địa bàn huyện và hỗ trợ khuyến nông cho người nghèo. Đánh giá thực trạng hỗ trợ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đặc biệt hỗ trợ khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất và phân chia hưởng lợi sản phẩm từ rừng.

    - Thực trạng phân bố hệ thống và quy mô loại hình chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn huyện; tổ chức chế biến, phương thức tổ chức cung cấp nguyên liệu và liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến.

    - Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ và khả năng tiếp cận thị trường nông sản hàng hóa của huyện.

    2. Đánh giá thực trạng phân bố dân cư

    - Đánh giá, phân tích thực trạng dân cư trên địa bàn huyện nghèo đặc biệt là các vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, thiên tai đe doạ, biên giới, vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ và đặc dụng.

    - Đánh giá kết quả thực hiện bố trí sắp xếp lại dân cư trong vòng 5 năm gần đây, quy mô thực hiện, chính sách áp dụng, vốn đầu tư và những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện.

    - Xác định nhu cầu bố trí, sắp xếp dân cư theo các đối tượng và địa bàn qui định tại phần I, mục 1 điểm 2 khoản b của Thông tư này.

    3. Xây dựng quan điểm và mục tiêu

    - Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, đảm bảo đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo qui hoạch. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng.

    - Năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo qui định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005); cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để đảm bảo đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nông nghiệp, đào tạo nông dân với tỷ lệ nông dân qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%.

    - Năm 2015, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất hàng hoá theo qui mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi. Lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%.

    - Năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của cư dân các huyện nghèo gấp 5-6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội. Tiếp tục thực hiện đào tạo nông dân, đưa tỷ lệ nông dân qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt khoảng 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hầu hết dân cư nông thôn.

    4. Xây dựng và lựa chọn các phương án quy hoạch

    - Xác định các phương án về tăng trưởng, cơ cấu sản xuất theo từng thời kỳ.

    - Xác định các phương án bố trí, sắp xếp lại dân cư.

    - Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phù hợp với khả năng nguồn lực và các yếu tố cơ bản khác để đạt yêu cầu.

    5. Bố trí quy hoạch cụ thể

    a. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp

    - Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn huyện.

    - Đề xuất mô hình sản xuất và tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi cho các vùng, các loại hình sản xuất chính.

    - Xác định các loại sản phẩm và quy mô phát triển sản phẩm cây trồng, vật nuôi chính của huyện, của vùng. Đối với các huyện nghèo có địa hình phức tạp, bị chia cắt cần chú ý đến các cây trồng, vật nuôi bản địa, các loại sản phẩm đặc sản và các sản phẩm dễ dàng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

    - Xác định hệ thống dịch vụ hỗ trợ khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực các trạm khuyến nông huyện. Xác định yêu cầu hỗ trợ mua giống cây trồng, giống vật nuôi, trồng cỏ chăn nuôi, vắc xin theo chính sách hỗ trợ sản xuất.

    - Xác định các vùng có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa nông sản gắn với phát triển hệ thống chế biến sản phẩm và cơ chế liên kết vùng nguyên liệu.

    b. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp

    - Xác định cơ cấu 3 loại rừng trên địa bàn huyện, gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

    - Đối với mỗi loại rừng và đất dành để trồng rừng xác định qui mô, diện tích giao cho hộ gia đình khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc rừng và diện tích trồng mới; đối với diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất qui hoạch giao cho hộ thì trước khi giao thực hiện phân loại rừng theo trữ lượng giàu, trung bình và nghèo.

    - Đề xuất mô hình sản xuất và tổ chức sản xuất lâm nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái cây trồng và gắn với nhu cầu thị trường.

    - Bố trí phát triển các vùng rừng sản xuất gắn với phát triển hệ thống chế biến tiêu thụ sản phẩm rừng.

    c. Quy hoạch sản xuất ngư nghiệp

    - Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

    - Đề xuất mô hình sản xuất và tổ chức sản xuất ngư nghiệp phù hợp với các vùng và loại hình sản xuất chính; xác định hướng phát triển của từng vùng và mô hình tổ chức sản xuất phù hợp.

    - Xác định các loại sản phẩm và quy mô nuôi trồng thủy sản chính của huyện kết hợp với duy trì, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng hóa nguồn thu nhập của người nông dân.

    - Bố trí phát triển các vùng sản xuất thủy sản gắn với phát triển hệ thống chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cơ chế liên kết vùng nguyên liệu.

    -  Xác định khối lượng cần hỗ trợ sản xuất và cung cấp dịch vụ khuyến ngư, hỗ trợ con giống sản xuất theo quy định Chương trình hỗ trợ giảm nghèo.

    d. Quy hoạch sắp xếp dân cư

    - Xác định số hộ, số khẩu cần sắp xếp bố trí lại phân theo đối tượng, địa bàn và hình thức bố trí.

    - Xác định danh mục các vùng bố trí dân cư theo thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm để lựa chọn phương án quy hoạch, bố trí dân cư.

    - Bố trí hệ thống hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất ở các vùng dự án qui hoạch bố trí dân cư.

    - Xác định tiến độ triển khai sắp xếp bố trí lại dân cư.

    - Xác định nhu cầu vốn đầu tư và phân theo nguồn vốn đầu tư.

    6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

    a. Giải pháp chính sách

    - Chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở các huyện nghèo theo quy định tại mục II, khoản A, điểm 2 của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng ở huyện nghèo theo quy định tại mục II, khoản A, điểm 1 của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách phát triển hệ thống hạ tầng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cho huyện nghèo áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.

    - Chính sách phát triển hệ thống dịch vụ kỹ thuật khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hỗ trợ nông dân huyện nghèo theo quy định tại mục II, khoản A, điểm 4 của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại đầu tư vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông - lâm - ngư nghiệp để góp phần tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ở các huyện nghèo theo theo quy định tại mục II, khoản A, điểm 5 của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách tín dụng cho người sản xuất ở huyện nghèo theo quy định tại các điểm của mục II, khoản A của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách thúc đẩy đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất theo quy định tại mục II, khoản B, của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách tăng cường cán bộ đối với các huyện nghèo bao gồm cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ kỹ thuật áp dụng theo mục II, khoản C, của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng ở thôn bản, xã và huyện theo quy định tại mục II, khoản D, của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008.

    - Chính sách đất đai và các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình di dân, chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng dự án quy hoạch bố trí dân cư và các chính sách cần thiết khác được quy định tại Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015, các Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008; số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2006; số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003; số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008; số 25/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008; số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008.

    b. Giải pháp về nguồn vốn và huy động vốn

    Vốn thực hiện qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư được huy động từ các nguồn: ngân sách Nhà nước, ODA, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư, đóng góp của doanh nghiệp và dân cư; vốn thực hiện lồng ghép từ các Chương trình, dự án hiện hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.

    c. Giải pháp tổ chức thực hiện

    - Tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều phối thực hiện quy hoạch

    - Cơ chế vận hành, quản lý thực hiện quy hoạch

    - Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia thực hiện quy hoạch.

    - Bước đi, tiến độ thực hiện quy hoạch

    - Cơ chế kiểm tra, theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện quy hoạch.

     

    II. CÁC BƯỚC LẬP QUY HOẠCH

     

    1. Xây dựng đề cương - dự toán kinh phí lập quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Triển khai xây dựng quy hoạch gồm: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu;  phân tích, đánh giá và dự báo; các thuận lợi, khó khăn; xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch.

    3. Thẩm định và phê duyệt quy hoạch:     Uỷ ban nhân dân các tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư các huyện nghèo trên địa bàn sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mục tiêu, định hướng, giải pháp tổ chức thực hiện và gửi về các Bộ ngành có liên quan để tổng hợp.

     

    Phần III
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

    - Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh xây dựng quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư, lập dự án đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm và 5 năm để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    - Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc bố trí vốn thực hiện ở các huyện nghèo.

    - Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách thực hiện qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư các huyện nghèo.

    - Chỉ đạo các địa phương thực hiện qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư theo kế hoạch hàng năm và đột xuất do thiên tai.

    - Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư ở các huyện nghèo.

    2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ có liên quan thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phân công tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

    3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh:

    - Lập quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư, các dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo đầu tư để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hoàn thành qui hoạch sản xuất và bố trí dân cư trong năm 2009.

    - Xây dựng kế hoạch thực hiện phát triển sản xuất và bố trí dân cư các huyện nghèo từ nay đến năm 2010, năm 2015, năm 2020; kế hoạch hàng năm và tổng hợp nhu cầu vốn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

    - Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các Chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện phát triển sản xuất và bố trí dân cư.

    - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư phát triển sản xuất và bố trí dân cư cụ thể trên địa bàn.

    4. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành và các địa phương kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi.

     

    BỘ TRƯỞNG

    Cao Đức Phát

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    Ban hành: 07/09/2006 Hiệu lực: 08/10/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 03/01/2008 Hiệu lực: 26/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
    Ban hành: 11/01/2008 Hiệu lực: 04/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
    Ban hành: 27/12/2008 Hiệu lực: 27/12/2008 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    05
    Quyết định 24/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010
    Ban hành: 05/02/2008 Hiệu lực: 29/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 25/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010
    Ban hành: 05/02/2008 Hiệu lực: 29/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 27/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010
    Ban hành: 05/02/2008 Hiệu lực: 29/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 78/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
    Ban hành: 10/06/2008 Hiệu lực: 05/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Công văn 819/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc miễn thuế tài nguyên nước thiên nhiên sử dụng nuôi trồng thủy sản
    Ban hành: 14/03/2013 Hiệu lực: 14/03/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 06/2009/TT-BNN xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:06/2009/TT-BNN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:10/02/2009
    Hiệu lực:27/03/2009
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Cao Đức Phát
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X