Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | 1065&1066-12/2021 |
Số hiệu: | 14/2021/TT-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | 26/12/2021 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 01/12/2021 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/06/2022 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ________ Số: 14/2021/TT-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021 |
THÔNG TƯ
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản
____________
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007;
Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/CP-NĐ ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/CP-NĐ ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Nghị định số 74/2018/CP-NĐ ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/CP-NĐ ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản gồm:
1. Giống cá nước ngọt.
Phần 2: Cá tra.
Ký hiệu: QCVN 02 - 33 - 2: 2021/BNNPTNT.
2. Giống cá nước ngọt - Phần 3.
Ký hiệu: QCVN 02 - 33 - 3: 2021/BNNPTNT.
3. Giống tôm nước lợ, tôm biển. Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Ký hiệu: QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT.
4. Giống tôm nước lợ, tôm biển. Phần 2: Tôm hùm.
Ký hiệu: QCVN 02 - 34 - 2: 2021/BNNPTNT.
5. Giống cá mặn, lợ.
Ký hiệu: QCVN 02 - 36: 2021/BNNPTNT.
6. Giống động vật thân mềm.
Ký hiệu: QCVN 02 - 37: 2021/BNNPTNT.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu giống thủy sản có tên tại 06 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên phải thực hiện công bố hợp quy sau 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức và cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Lãnh đạo Bộ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư Pháp; - Các Tổng Cục, Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Website Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TCTS. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 33 - 2: 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA PHẦN 2: CÁ TRA
National technical regulation Part 2: Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
HÀ NỘI - 2021 |
Lời nói đầu
QCVN 02 - 33 - 2: 2021/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số ... /2021/TT-BNNPTNT ngày... tháng ... năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
PHẦN 2: CÁ TRA
National technical regulation Seed of freshwater fish
Part 2: Striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống của loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cá tra bột là cá được tính từ khi trứng nở đến khi hết noãn hoàng.
1.3.2. Cá tra hương là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng của loài, có tuổi tương ứng đến 30 ngày tính từ cá tra bột.
1.3.3. Cá tra giống cỡ nhỏ là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng của loài, có tuổi tương ứng từ 31 ngày đến 60 ngày tính từ cá tra bột.
1.3.4. Cá tra giống cỡ lớn là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng của loài, có tuổi tương ứng từ 61 ngày đến 90 ngày tính từ cá tra bột.
1.3.5. Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của cá ở cùng nhóm tuổi.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bố mẹ
Cá tra bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bố mẹ
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật |
1 | Tuổi cá bố mẹ, năm, không nhỏ hơn | 3 |
2 | Khối lượng cá bố mẹ, kg, không nhỏ hơn | 3 |
3 | Số lần sinh sản trong 1 năm, lần, không lớn hơn | 2 |
4 | Thời hạn sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu, năm, không lớn hơn | 5 |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bột
Cá tra bột phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra bột
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật |
1 | Tỉ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 2 |
2 | Trạng thái hoạt động | Bơi nhanh nhẹn, hướng quang |
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra hương
Cá tra hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra hương
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật |
1 | Chiều dài toàn thân, cm | Từ 3 đến nhỏ hơn 7 |
2 | Khối lượng, g | Từ 0,5 đến nhỏ hơn 3 |
3 | Tỉ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 1 |
2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra giống
Cá tra giống phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 4:
Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá tra giống
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |
Cá tra giống cỡ nhỏ | Cá tra giống cỡ lớn | ||
1 | Chiều dài toàn thân, cm | Từ 7 đến nhỏ hơn 15 | Từ 15 đến nhỏ hơn 20 |
2 | Khối lượng, g | Từ 3 đến nhỏ hơn 10 | Từ 10 đến nhỏ hơn 30 |
3 | Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 0,5 |
2.5. Tình trạng sức khỏe
Cá tra, bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống không bị nhiễm bệnh đốm trắng nội tạng (bệnh gan thận mủ) do tác nhân Edwardsiella ictaluri.
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. Cá tra bố mẹ
Dùng lưới (3.1.3) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.6) thu ngẫu nhiên 30 cá thể (với tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:1) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể thì lấy toàn bộ số cá bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2. Cá tra bột
Dùng vợt (3.1.4) lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể đến 200 cá thể tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa cá bột, thả vào cốc thuỷ tinh (3.1.7) chứa sẵn 1/2 nước ngọt.
3.2.3. Cá tra hương
Dùng lưới (3.1.1) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50 cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.8) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục khí.
3.2.4. Cá tra giống
Dùng lưới (3.1.2) kéo cá dồn vào góc ao, dùng vợt (3.1.5) lấy ngẫu nhiên khoảng 50 cá thể đến 100 cá thể thả vào chậu hoặc xô (3.1.9) chứa sẵn 1/2 nước ngọt, có sục khí.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 5:
Bảng 5 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.4. Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.4.1. Cá tra bố mẹ
3.4.1.1. Tuổi cá, số lần sinh sản và thời hạn sử dụng
Thông qua hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất.
3.4.1.2. Khối lượng
Dùng cân (3.1.12) để xác định khối lượng của từng cá thể.
3.4.2. Cá tra bột
3.4.2.1. Tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của cá bột bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.13). Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.4.2.2. Trạng thái hoạt động
Quan sát trực tiếp cá bột trong cốc thuỷ tinh (3.1.7) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên để đánh giá trạng thái hoạt động của cá.
3.4.3. Cá tra hương, cá tra giống
3.4.3.1. Chiều dài toàn thân
Dùng thước (3.1.10) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng từ 50 đến 100 cá thể. Số cá thể đạt hoặc vượt chiều dài phải lớn hơn 95%.
3.4.3.2. Khối lượng
Dùng cân (3.1.11) cân toàn bộ chậu hoặc xô chứa cá. Dùng vợt vớt cá, để róc hết nước. Sau đó cân xô hoặc chậu để xác định khối lượng bì. Đếm số lượng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lượng trung bình của cá thể trong mẫu.
3.4.3.3. Tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của cá bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.5. Kiểm tra tác nhân bệnh
Kiểm tra bệnh gan thận mủ theo TCVN 8710-16:2016, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 16: Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng và nhập khẩu cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp cá tra bố mẹ, cá tra bột, cá tra hương và cá tra giống nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI CÁ TRA
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
0301.99.21 | - - - - Để nhân giống (SEN) |
0301.99.49 | - - - - Loại khác: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) |
0511.91.10 | - - - Sẹ và bọc trứng: Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) |
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.1.1 Lưới, sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới từ 3 mm đến 4 mm.
3.1.2 Lưới, sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới từ 4 mm đến 5 mm.
3.1.3 Lưới, sợi mềm, kích thước mắt lưới từ 30 mm đến 40 mm.
3.1.4 Vợt, đường kính từ 250 mm đến 300 mm, làm bằng vải hoặc lưới phù
du No 38.'
3.1.5 Vợt, đường kính từ 300 mm đến 350 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 4 mm đến 6 mm.
3.1.6 Vợt, đường kính từ 350 mm đến 500 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 8 mm đến 10 mm.
3.1.7 Cốc thủy tinh, dung tích từ 250 ml đến 500 ml.
3.1.8 Chậu hoặc xô, sáng màu, dung tích từ 5 lít đến 10 lít.
3.1.9 Chậu hoặc xô, sáng màu, dung tích từ 10 lít đến 15 lít.
3.1.10 Thước đo, có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.1.11 Cân đồng hồ hoặc cân treo, có thể cân đến 2 kg hoặc 5 kg, chính xác đến 10 g.
3.1.12 Cân đồng hồ hoặc cân treo, có thể cân đến 10 kg hoặc 20 kg, chính xác đến 30 g.
3.1.13 Kính giải phẫu hoặc kính lúp, có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 33 - 3 : 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT - PHẦN 3 National technical regulation
HÀ NỘI - 2021 |
QCVN 02-33-3: 2021/BNNPTNT
Lời nói đầu
QCVN 02 - 33 - 3: 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số 2021/TT-BNNPTNT ngày ... tháng ... năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
PHẦN 3: CÁ BỐNG TƯỢNG, CÁ HE VÀNG, CÁ LÓC, CÁ LÓC BÔNG, CÁ MÈ HOA, CÁ MÈ TRẮNG HOA NAM, CÁ MÈ VINH, CÁ MRIGAL, CÁ RÔ HU, CÁ RÔ ĐỒNG, CÁ SẶC RẰN, CÁ TRẮM CỎ, CÁ TRẮM ĐEN, CÁ TRÔI VIỆT, CÁ TRÊ PHI, CÁ TRÊ VÀNG, CÁ TRÊ LAI F1, CÁ LĂNG CHẤM, CÁ NHEO MỸ, LƯƠN, CÁ BỖNG, CÁ CHIM TRẮNG
National technical regulation Seed of Fresh Water Fish Part 3: Marble goby (Oxyeleotris marmorata), Red tailed tinfoil (Barbonymus altus), Striped snakehead (Channa striatus), Indonesian snakehead (Channa micropeltes), Bighead carp (Hypophthalmichthys nobilis), Silver carp (Hypophthalmichthys molitrix), Silver barb (Barbnymus gonionotus), Mrigal (Cirrhinus mrigala), Roho labeo (Labeo rohita), Climbing perch (Anabas testudineus), Snakeskin gourami (Trichogaster pectoralis), Grass carp (Ctenopharyngodon idella), Black carp (Mylopharyngodon piceus), Mud carp (Cirhinus molitorella), North African catfish (Clarias gariepinus), Bighead catfish (Clarias macrocephalus), Cross catfish, Spotted catfish (Hemibagrus guttatus), Channel catfish (Ictalurus punctatus), Asian swamp eel (Monopterus albus), Bong (Spinibarbus denticulatus), Pirapitinga (Piaractus brachypomum).
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống của 22 loài cá nước ngọt nêu tại Bảng 1 (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo):
Bảng 1 - Các loài cá nước ngọt
STT | Tên loài cá | Tên khoa học |
1 | Bống tượng | Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) |
2 | He vàng | Barbonymus altus (Gunther, 1868) |
3 | Lóc | Channa striatus Bloch, 1795 |
4 | Lóc bông | Channa micropeltes Cuvier, 1831 |
5 | Mè hoa | Hypophthalmichthys nobilis (Richardson, 1845) |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Hypophthalmichthys molitrix Valenciennes, 1844 |
7 | Mè vinh | Barbnymus gonionotus (Bleeker, 1849) |
8 | Mrigal | Cirrhinus mrigala Hamilton, 1822 |
9 | Rôhu | Labeo rohita Hamilton, 1822 |
10 | Rô đồng | Anabas testudineus Bloch, 1792 |
11 | Sặc rằn | Trichogaster pectoralis Regan 1909 |
12 | Trắm cỏ | Ctenopharyngodon idella Valenciennes, 1844 |
13 | Trắm đen | Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846 |
14 | Trôi Việt | Cirhinus molitorella (Valenciennes, 1844) |
15 | Trê lai F1 |
|
16 | Trê phi (cá đực) | Clarias gariepinus (Burchell, 1822) |
17 | Trê vàng (cá cái) | Clarias macrocephalus Gunther, 1864 |
18 | Lăng chấm | Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803). |
19 | Nheo Mỹ | Ictalurus punctatus (Rafinesque, 1818) |
20 | Lươn | Monopterus albus Zuiew, 1793 |
21 | Bỗng | Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) |
22 | Chim trắng | Piaractus brachypomum (Cuvier, 1818) |
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống của 22 loài cá nước ngọt nêu tại Bảng 1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cá bột là cá được tính từ lúc nở đến khi tiêu hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức ăn ngoài, ngày tuổi cá bột của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.
1.3.2. Cá hương là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng của loài, ngày tuổi của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.
1.3.3. Cá giống là cá có hình thái đặc trưng của cá trưởng thành và ăn thức ăn đặc trưng của loài, ngày tuổi của từng loài cá quy định Phụ lục 2.
1.3.4. Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của cá ở cùng nhóm tuổi.
1.3.5. Cá trê lai F1: được tạo ra giữa con đực là cá trê phi (Clarias gariepinus Burchell, 1822) và con cái là cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864).
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
Cá bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
STT | Tên loài | Yêu cầu kỹ thuật | ||||
Tuổi cá bố mẹ | Khối lượng cá bố mẹ | Số lần sinh sản trong 1 năm, lần, không lớn hơn | ||||
Cá đực, năm | Cá cái, năm | Cá đực, kg, không nhỏ hơn | Cá cái, kg, không nhỏ hơn | |||
1 | Bống tượng | Từ 2 đến 4 | Từ 2 đến 4 | 0,5 | 0,5 | 2 |
2 | He vàng | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 5 | 0,2 | 0,2 | 2 |
3 | Lóc | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 4 | 0,8 | 0,8 | 3 |
4 | Lóc bông | Từ 2 đến 7 | Từ 2 đến 7 | 2,0 | 2,0 | 3 |
5 | Mè hoa | Từ 4 đến 8 | Từ 4 đến 8 | 2,0 | 3,0 | 2 |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Từ 3 đến 6 | Từ 3 đến 6 | 1,2 | 1,5 | 2 |
7 | Mè vinh | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 5 | 0,2 | 0,3 | 2 |
8 | Mrigal | Từ 3 đến 6 | Từ 3 đến 6 | 1,0 | 1,2 | 2 |
9 | Rô đồng | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 3 | 0,03 | 0,04 | 3 |
10 | Rôhu (trôi Ấn độ) | Từ 3 đến 6 | Từ 3 đến 6 | 1,0 | 1,2 | 2 |
11 | Sặc rằn | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 3 | 0,07 | 0,08 | 3 |
12 | Trắm cỏ | Từ 3 đến 8 | Từ 3 đến 8 | 3,0 | 3,0 | 2 |
13 | Trắm đen | Từ 3 đến 8 | Từ 3 đến 8 | 3,0 | 3,0 | 1 |
14 | Trôi Việt | Từ 2 đến 5 | Từ 2 đến 5 | 0,3 | 0,5 | 2 |
15 | Trê vàng |
| Từ 1 đến 2 | - | 0,2 | 2 |
16 | Trê phi | Từ 1 đến 2 | - | 1,0 | - | 1 |
17 | Lăng chấm | Từ 4 đến 8 | Từ 4 đến 8 | 2,0 | 2,0 | 1 |
18 | Nheo Mỹ | Từ 3 đến 7 | Từ 3 đến 7 | 2,0 | 2,0 | 1 |
19 | Lươn | > 4 | Từ 1 đến 3 | 0,25 | 0,04- 0,10 | 2 |
20 | Bỗng | Từ 4 đến 10 | Từ 6 đến 12 | 2,0 | 3,0 | 2 |
21 | Chim trắng | Từ 3 đến 6 | Từ 3 đến 6 | 2,5 | 3,0 | 2 |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột
2.2.1. Yêu cầu chung
Tỷ lệ dị hình không quá 2%.
2.2.2. Yêu cầu đối với cá bột mỗi loài
Cá bột mỗi loài phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bột
STT | Tên loài | Chiều dài, mm |
1 | Bống tượng | Từ 1,0 đến 1,5 |
2 | He vàng | Từ 1,5 đến 2,0 |
3 | Lóc | Từ 4,0 đến 6,0 |
4 | Lóc bông | Từ 4,0 đến 6,0 |
5 | Mè hoa | Từ 7,0 đến 9,0 |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Từ 6,0 đến 8,0 |
7 | Mè vinh | Từ 1,5 đến 2,0 |
8 | Mrigal | Từ 5, đến 8,0 |
9 | Rô đồng | Từ 3,6 đến 3,8 |
10 | Rôhu | Từ 4,0 đến 7,0 |
11 | Sặc rằn | Từ 3,2 đến 3,4 |
12 | Trắm cỏ | Từ 6,0 đến 8,0 |
13 | Trắm đen | Từ 6,0 đến 8,0 |
14 | Trôi Việt | Từ 5,0 đến 7,0 |
15 | Trê lai F1 | Từ 5,0 đến 6,0 |
16 | Lăng chấm | Từ 8 đến 18 |
17 | Nheo Mỹ | Từ 3,0 đến 5,0 |
18 | Lươn | Từ 15,0 đến 20,0 |
19 | Bỗng | Từ 6,0 đến 8,0 |
20 | Chim trắng | Từ 5,0 đến 6,0 |
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
2.3.1. Yêu cầu chung
Tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1%.
2.3.2 Yêu cầu đối với cá hương mỗi loài
Cá hương mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 4:
Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
STT | Tên loài | Chiều dài, cm | Khối lượng, g |
1 | Bống tượng | Từ 0,16 đến 2,5 | Nhỏ hơn 0,25 |
2 | He vàng | Từ 0,3 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,4 |
3 | Lóc | Từ 0,7 đến 5,0 | Nhỏ hơn 1,0 |
4 | Lóc bông | Từ 0,7 đến 5,0 | Nhỏ hơn 1,1 |
5 | Mè hoa | Từ 1,0 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,5 |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Từ 0,9 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,3 |
7 | Mè vinh | Từ 0,3 đến 3,5 | Nhỏ hơn 0,5 |
8 | Mrigal | Từ 0,9 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,5 |
9 | Rô đồng | Từ 0,4 đến 2,8 | Nhỏ hơn 0,4 |
10 | Rôhu | Từ 0,8 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,5 |
11 | Sặc rằn | Từ 0,4 đến 3,2 | Nhỏ hơn 0,4 |
12 | Trắm cỏ | Từ 0,9 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,7 |
13 | Trắm đen | Từ 0,9 đến 3,5 | Nhỏ hơn 0,6 |
14 | Trôi Việt | Từ 0,8 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,5 |
15 | Trê lai F1 | Từ 0,7 đến 6,0 | Nhỏ hơn 5,0 |
16 | Lăng chấm | Từ 1,9 đến 3,5 | Nhỏ hơn 0,35 |
17 | Nheo Mỹ | Từ 0,6 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,30 |
18 | Lươn | Từ 2,1 đến 7,0 | Nhỏ hơn 0,25 |
19 | Bỗng | Từ 0,9 đến 3,0 | Nhỏ hơn 0,7 |
20 | Chim trắng | Từ 0,7 đến 2,5 | Nhỏ hơn 0,8 |
2.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
2.4.1. Yêu cầu chung
Tỷ lệ dị hình không lớn hơn 1 %.
2.4.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống mỗi loài
Cá giống mỗi loài phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 5:
Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
STT | Tên loài | Chiều dài, cm | Khối lượng, g |
1 | Bống tượng | Từ 2,6 đến 8,0 | Từ 0,26 đến 20,0 |
2 | He vàng | Từ 3,1 đến 8,0 | Từ 0,4 đến 15,0 |
3 | Lóc | Từ 5,1 đến 7,5 | Từ 1,0 đến 2,5 |
4 | Lóc bông | Từ 5,1 đến 10,0 | Từ 1,1 đến 6,0 |
5 | Mè hoa | Từ 3,1 đến 15,0 | Từ 0,5 đến 30,0 |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Từ 3,1 đến 12,0 | Từ 0,3 đến 20,0 |
7 | Mè vinh | Từ 3,6 đến 8,0 | Từ 0,5 đến 15,0 |
8 | Mrigal | Từ 3,1 đến 10,0 | Từ 0,5 đến 20,0 |
9 | Rô đồng | Từ 2,9 đến 5,5 | Từ 0,4 đến 2,9 |
10 | Rôhu | Từ 3,1 đến 10,0 | Từ 0,5 đến 20,0 |
11 | Sặc rằn | Từ 3,3 đến 6,0 | Từ 0,4 đến 2,4 |
12 | Trắm cỏ | Từ 3,1 đến 15,0 | Từ 0,7 đến 45,0 |
13 | Trắm đen | Từ 3,6 đến 15,0 | Từ 0,6 đến 40,0 |
14 | Trôi Việt | Từ 3,1 đến 10,0 | Từ 0,5 đến 20,0 |
15 | Trê lai F1 | Từ 6,1 đến 12,0 | Từ 5,0 đến 30,0 |
16 | Lăng chấm | Từ 3,6 đến 6,0 | Từ 0,35 đến 1,8 |
17 | Nheo Mỹ | Từ 3,1 đến 8,0 | Từ 0,30 đến 5,0 |
18 | Lươn | Từ 7,1 đến 16,0 | Từ 0,25 đến 3,0 |
19 | Bỗng | Từ 3,1 đến 7,0 | Từ 0,7 đến 6,0 |
20 | Chim trắng | Từ 2,6 đến 7,0 | Từ 0,8 đến 12,0 |
2.5. Tình trạng sức khỏe
Cá Trắm cỏ không mắc bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp).
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 3.
3.2. Cách tiến hành
3.2.1. Các chỉ tiêu cá bố mẹ
3.2.1.1. Lấy mẫu
Dùng lưới (13, 14) kéo dồn cá vào góc ao, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 1 % đến 2 % số cá thể (số lượng tối thiểu là 30 cá thể, trong trường hợp số lượng cá bố mẹ < 30 con thì lấy mẫu toàn bộ đàn) trong đàn cá bố mẹ theo tỷ lệ đực/cái là 1:1. Giữ cá trong giai (16) để kiểm tra.
3.2.1.2. Xác định tuổi cá
Xác định tuổi cá thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá hoặc vảy cá (đối với cá có vảy) hoặc tia vây cứng (vây ngực, đối với cá da trơn)1.
---------------
1 Phương pháp nghiên cứu cá của Pravdin (1973)
3.2.1.3. Xác định khối lượng
Bắt từng cá thể cho vào băng ca (18) để cân (2) xác định khối lượng của cá.
3.2.1.4. Xác định số lần sinh sản
Xác định số lần sinh sản thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.
3.3.2. Các chỉ tiêu cá bột
3.2.2.1. Lấy mẫu
Dùng vợt (4) hoặc ống hút (11) lấy ngẫu nhiên khoảng 100 cá thể từ dụng cụ ấp cá bột, thả vào bát (7) hoặc cốc thủy tinh (10) chứa sẵn 1/3 nước ngọt
3.2.2.2. Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Quan sát bằng mắt thường kết hợp kính giải phẫu hoặc kính lúp (3). Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu bằng ống hút (11). Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.2.3. Xác định chiều dài
Dùng panh (17) gắp cá bột đặt nhẹ trên giấy kẻ ô li hoặc thước đo kẻ li (12) để đo chiều dài toàn thân cá. Số lượng đo không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 3 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.3. Các chỉ tiêu cá hương
3.2.3.1. Lấy mẫu
Dùng vợt (5) vớt ngẫu nhiên cá hương theo chiều thẳng đứng từ trên mặt xuống đáy giai hoặc lưới (15, 13) rồi thả vào chậu (9) chứa sẵn 2 đến 3 lít nước ngọt. Mẫu phải có khối lượng lớn hơn 500 g.
3.2.3.2. Kiểm tra tỷ lệ dị hình.
Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu bằng vợt (5) hoặc bằng tay. Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.3.3. Xác định chiều dài
Sử dụng thước, hoặc giấy kẻ ly (12) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng không ít hơn 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 4 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.3.4. Xác định khối lượng
Dùng cân (1) cân toàn bộ chậu (8) chứa cá hương, dùng vợt (5) vớt cá ra sau đó cân chậu (8) với nước còn lại để tính khối lượng của bì. Đếm số cá trong mẫu đã cân và tính khối lượng trung bình khối lượng của cá thể trong mẫu.
3.2.4. Các chỉ tiêu cá giống
3.2.4.1. Lấy mẫu
Dùng vợt (6) lấy ngẫu nhiên cá giống từ giai (15) hoặc lưới (13) rồi thả vào chậu hoặc xô (9) chứa sẵn 5 lít nước ngọt, mẫu phải có khối lượng lớn hơn 1.000 g
3.2.4.2. Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Vớt những cá thể dị hình của từng mẫu bằng vợt (6) hoặc bằng tay. Tỷ lệ cá dị hình = (số cá dị hình đếm được/tổng số cá trong mẫu) x100.
3.2.4.3. Xác định chiều dài
Dùng thước (12) đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng từ 25 đến 50 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 5 phải lớn hơn 90 % tổng số cá đã kiểm tra.
3.2.4.4. Xác định khối lượng
Dùng cân (2) cân toàn bộ chậu hoặc xô (9) chứa cá giống, vớt cá ra sau đó cân chậu hoặc xô (9) với nước còn lại để tính khối lượng của bì. Đếm số cá trong mẫu đã cân và tính khối lượng trung bình khối lượng của cá thể trong mẫu.
3.2.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.2.5.1. Lấy mẫu
Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định tại Bảng 6:
Bảng 6 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
Mẫu thu được bảo quản trong túi nilon (20) có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (19) và vận chuyển đến phòng phân tích trong ngày.
3.2.5.2. Xác định tác nhân gây bệnh
Xác định tác nhân gây bệnh xuất huyết mùa xuân trên cá chép theo TCVN 8710-7 : 2012 - Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán - Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống quy định tại khoản 1.1 Mục 1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ- CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định ,tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp cá bố mẹ, cá bột, cá hương và cá giống loài cá trắm cỏ nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG CÁ NƯỚC NGỌT
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
03.01 | Cá sống |
0301.11 | - Cá sống khác |
0301.11.99 | - - Loại khác |
0301.99.49 | - - - Loại khác |
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
TUỔI CÁ
STT | Tên loài | Yêu cầu | ||
Cá bột: Tuổi tính từ sau khi trứng nở, (ngày) | Cá hương: Tuổi tính từ kết thúc giai đoạn cá bột (ngày) | Cá giống: Tuổi tính từ kết thúc giai đoạn cá hương, (ngày) | ||
1 | Bống tượng | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 100 |
2 | He vàng | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 50 |
3 | Lóc | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 40 |
4 | Lóc bông | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 40 |
5 | Mè hoa | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 22 | Từ 1 đến 80 |
6 | Mè trắng Hoa Nam | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 80 |
7 | Mè vinh | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 50 |
8 | Mrigal | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 22 | Từ 1 đến 90 |
9 | Rô đồng | Từ 1 đến 2 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 30 |
10 | Rôhu | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 90 |
11 | Sặc rằn | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 50 |
12 | Trắm cỏ | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 90 |
13 | Trắm đen | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 90 |
14 | Trôi Việt | Từ 1 đến 4 | Từ 1 đến 30 | Từ 1 đến 90 |
15 | Trê lai F1 | Từ 1 đến 3 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 30 |
16 | Lăng chấm | Từ 1 đến 10 | Từ 1 đến 30 | Từ 1 đến 70 |
17 | Nheo Mỹ | Từ 1 đến 7 | Từ 1 đến 25 | Từ 1 đến 60 |
18 | Lươn | Từ 1 đến 10 | Từ 1 đến 35 | Từ 1 đến 70 |
19 | Bỗng | Từ 1 đến 7 | Từ 1 đến 50 | Từ 1 đến 50 |
20 | Chim trắng | Từ 1 đến 5 | Từ 1 đến 30 | Từ 1 đến 35 |
PHỤ LỤC 3 (tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
1. Cân điện tử chống nước cân cá hương, có thể cân đến 5 kg, chính xác đến 1g.
2. Cân điện tử chống nước cân cá bố mẹ và cá giống, có thể cân đến 20 kg, chính xác đến 10 g.
3. Kính giải phẫu hoặc kính lúp, có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
4. Vợt vớt cá bột, đường kính từ 250 mm đến 300 mm, làm bằng vải hoặc lưới phù du N° 38 (vớt cá bột).
5. Vợt vớt cá hương, đường kính từ 300 mm đến 350 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 6 mm đến 8 mm (vớt cá hương).
6. Vợt vớt cá giống, đường kính từ 350 mm đến 500 mm, làm bằng lưới sợi mềm không gút, mắt lưới từ 8 mm đến 10 mm (vớt cá giống).
7. Bát nhựa hoặc bát sứ trắng dung tích từ 0,5 lít đến 1 lít.
8. Chậu hoặc xô, sáng màu, dung tích từ 5 lít đến 10 lít.
9. Chậu hoặc xô, sáng màu, dung tích từ 10 lít đến 15 lít.
10. Cốc thủy tinh, dung tích từ 25 ml đến 100 ml.
11. Ống hút, có vạch, dung tích từ 2 ml đến 5 ml.
12. Thước đo hoặc giấy kẻ li, có vạch chia chính xác đến 1 mm.
13. Lưới, sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới từ 6 mm đến 8 mm, chiều dài từ 30 m đến 35 m, chiều cao từ 4,0 m đến 5,0 m.
14. Lưới, sợi mềm, kích thước mắt lưới từ 20 mm đến 24 mm, chiều dài từ 50 m đến 70 m, chiều cao từ 3,0 m đến 6,0 m.
15. Giai chứa cá hương và cá giống, loại mềm, kích thước 3,0 m x 2,0 m x 1,0 m, kích thước mắt lưới từ 6 mm đến 8 mm.
16. Giai chứa cá bố mẹ, loại mềm, kích thước 5,0 m x 3,0 m x 1,5 m, kích thước mắt lưới từ 10 mm đến 12 mm.
17. Panh, loại thẳng, chiều dài từ 10 cm đến 15 cm.
18. Băng ca, bằng vải mềm, kích thước 40 cm x 60 cm và 60 cm x 100 cm.
19. Thùng bảo ôn: Loại bằng nhựa hoặc bằng xốp dùng để bảo quản mẫu kiểm soát mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
20. Túi ny lon đựng mẫu bệnh phẩm: Túi có dung tích 5 - 10 lít.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
National technical regulation Seed of brackish and marine water shrimp Part 1: Black tiger shrimp (Penaeus monodon),
HÀ NỘI - 2021 |
Lời nói đầu
QCVN 02 - 34 - 1: 2021/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số ... /2021/TT-BNNPTNT ngày ... tháng ... năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ, TÔM BIỂN
PHẦN 1: TÔM SÚ, TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
National technical regulation Seed of brackish and marine water shrimp
Part 1: Black tiger shrimp (Penaeus monodon), White leg shrimp (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei)
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ, tôm giống PL15 trở lên của loài tôm sú (Penaeus monodon); tôm bố mẹ, tôm giống PL12 trở lên của loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei) (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống của loài tôm sú và tôm thẻ chân trắng nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Tôm sú giống PL15 là tôm 15 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.2. Tôm thẻ chân trắng giống PL12 là tôm 12 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng tôm có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của tôm ở cùng giai đoạn phát triển.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ
Tôm bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | ||
Tôm sú | Tôm thẻ chân trắng | |||
1 | Khối lượng tôm bố mẹ, g, không nhỏ hơn | Tôm đực | 90 | 40 |
Tôm cái | 100 | 45 | ||
2 | Thời hạn sử dụng cho sinh sản, ngày, tối đa | Tôm bố mẹ nhập khẩu (tính từ ngày nhập về cơ sở) | 80 | 140 |
Tôm bố mẹ sản xuất trong nước, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên (tính từ ngày cho sinh sản lần đầu) | 60 |
| ||
Tôm bố mẹ sản xuất trong nước (tính từ ngày cho sinh sản lần đầu) |
| 120 |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
Tôm giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2:
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |
Tôm sú giống | Tôm thẻ chân trắng giống | |
Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 0,5 | 0,5 |
2.3. Tình trạng sức khỏe
Tôm bố mẹ và tôm giống không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 - Các loại bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng
TT | Tên bệnh | Tác nhân gây bệnh | Đối tượng |
1 | Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) | White spot syndrome virus (WSSV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
2 | Hội chứng Taura (Taura Syndrome) | Taura syndrome virus (TSV) | Tôm thẻ chân trắng |
3 | Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) | Yellow head virus (YHV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
4 | Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease) | Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) | Tôm thẻ chân trắng |
5 | Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease) | Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
6 | Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) | Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
7 | Vi bào tử trùng | Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) | Tôm sú, tôm thẻ chân trắng |
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. Tôm bố mẹ
Dùng vợt (3.1.2) vớt tôm tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm. Số lượng tôm bố mẹ lấy mẫu để kiểm tra là 20 cá thể với tỷ lệ tôm đực và tôm cái là 1:1. Trường hợp ít hơn 20 cá thể thì lấy toàn bộ số tôm bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2. Tôm giống
Dùng vợt (3.1.1) lấy ngẫu nhiên 100 cá thể đến 200 cá thể theo chiều thẳng đứng tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 4:
Bảng 4 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.4. Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
3.4.1. Tôm bố mẹ
3.4.1.1. Khối lượng
Dùng cân (3.1.5) để xác định khối lượng từng cá thể.
3.4.1.2. Thời hạn sử dụng
Đối với tôm sản xuất, ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên trong nước: Thông qua hồ sơ ghi chép quá trình sản xuất.
Đối với tôm nhập khẩu: Thông qua hồ sơ nhập khẩu.
3.4.2. Tôm giống
Tỷ lệ tôm dị hình: Xác định tôm giống dị hình bằng cách quan sát từ 50 đến 100 cá thể bằng kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.6). Tỷ lệ tôm dị hình = (số tôm dị hình đếm được/tổng số tôm trong mẫu) x100.
3.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.5.1. Kiểm tra bệnh đốm trắng theo TCVN 8710-3: 2019, Bệnh thủy sản
- Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh đốm trắng ở tôm.
3.5.2. Kiểm tra hội chứng Taura theo TCVN 8710-5: 2011, Bệnh thủy sản
- Quy trình chẩn đoán - Phần 5: Bệnh Taura ở tôm he.
3.5.3. Kiểm tra bệnh 'đầu vàng theo TCVN 8710-4: 2019, Bệnh thủy sản
- Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm.
3.5.4. Kiểm tra bệnh hoại tử cơ theo TCVN 8710-08: 2012, phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm.
3.5.5. Kiểm tra bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu theo TCVN 8710-20: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 20: Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu.
3.5.6. Kiểm tra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi theo TCVN 8710-19: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.
3.5.7. Kiểm tra bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei theo TCVN 8710-12: 2019, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 12: Bệnh vi bảo tử do Enterocytozoon hepatopenaei ở tôm.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số ,02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp tôm bố mẹ, tôm giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với tôm bố mẹ, tôm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp tôm bố mẹ, tôm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
| - - - Để nhân giống: |
0306.36.11 | - - - - Tôm sú (Penaeus monodon) (SEN) |
0306.36.12 | - - - - Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (SEN) |
0511.91.10 | - - - Sẹ và bọc trứng: Tôm sú (Penaeus monodon); Tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei/Penaeus vannamei) |
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.1.1 Vợt: đường kính từ 200 mm đến 300 mm, làm bằng lưới phù du N0 38.
3.1.2 Vợt, đường kính từ 300 mm đến 500 mm, làm bằng lưới sợi cước, mắt lưới 2a = 20mm đến 30 mm.
3.1.3 Cốc thuỷ tinh: dung tích từ 250 ml đến 500 ml.
3.1.4 Thước hoặc giấy kẻ ly: có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.1.5 Cân đồng hồ: có thể cân đến 2 kg, chính xác đến 1 g.
3.1.6 Kính giải phẫu hoặc kính lúp: có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 34 - 2: 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
National technical regulation Seed of brackish and marine water shrimp Part 2: Lobster
HÀ NỘI - 2021 |
Lời nói đầu
QCVN 02 - 34 - 2: 2021/BNNPTNT do Tổng cục Thủy sản biên soạn và trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số ... /2021/TT-BNNPTNT ngày ... tháng ... năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ, TÔM BIỂN
PHẦN 2: TÔM HÙM
National technical regulation Seed of brackish and marine water shrimp
Part 2: Lobster
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm hùm giống của loài tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (Panulirus homarus), tôm hùm đỏ (Panulirus longipes), tôm hùm tre (Panulirus polyphagus) (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu tôm hùm giống nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Tôm hùm giống gồm hai giai đoạn: Tôm hùm hậu ấu trùng (hay còn gọi là tôm hùm trắng) có màu trắng, chiều dài toàn thân từ 1,2 cm đến nhỏ hơn 1,6 cm; tôm hùm bọ cạp có màu xám đen, chiều dài toàn thân từ 1,6 cm đến 2,0 cm.
1.3.2. Dị hình là hiện tượng tôm có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của tôm ở cùng giai đoạn phát triển.
2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
Tôm hùm giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm hùm giống
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật |
1 | Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 0,5 |
2 | Tình trạng sức khỏe | Không bị nhiễm bệnh sữa do tác nhân Rickettsia-like |
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra tỷ lệ dị hình
Dùng vợt (3.1.1) vớt tôm tại 5 vị trí (4 vị trí xung quanh và giữa) của dụng cụ chứa tôm. Số lượng tôm giống lấy để kiểm tra ít nhất 30 cá thể.
3.3. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.3.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định trong Bảng 2:
Bảng 2 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
3.3.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.4. Kiểm tra tỷ lệ dị hình
Tỷ lệ dị hình: Xác định tỷ lệ dị hình của tôm hùm giống bằng cách quan sát ít nhất 30 cá thể dưới kính giải phẫu hoặc kính lúp (3.1.4). Tỷ lệ tôm dị hình = (số tôm dị hình đếm được/tổng số tôm trong mẫu) x100.
3.5. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
Kiểm tra bệnh sữa trên tôm hùm theo TCVN 8710-17:2016, Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 17: Bệnh sữa trên tôm hùm.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu tôm hùm giống quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với tôm hùm giống ương dưỡng và khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với tôm hùm giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp tôm hùm giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với tôm hùm giống ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp tôm hùm giống khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI TÔM HÙM
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
0306.31 | - - Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác (Palinurus spp., Panulirus spp., Jasus spp.): Tôm hùm bông (Panulirus ornatus); Tôm hùm đá (Panulirus Homarus); Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes); Tôm hùm lông/Tôm hùm sỏi/Tôm hùm mốc (Panulirus stimpsoni); Tôm hùm ma (Panulirus penicillatus); Tôm hùm xám/Tôm hùm tre/Tôm hùm bùn (Panulirus polyphagus); Tôm hùm xanh/Tôm hùm sen/Tôm Hùm vằn (Panulirus versicolor) |
0306.31.10 | - - - Để nhân giống |
0511.91.10 | - - - Sẹ và bọc trứng: Tôm hùm bông (Panulirus ornatus); Tôm hùm đá (Panulirus homarus); Tôm hùm đỏ (Panulirus longipes); Tôm hùm lông/Tôm hùm sỏi/Tôm hùm mốc (Panulirus stimpsoni); Tôm hùm ma (Panulirus penicillatus); Tôm hùm xám/Tôm hùm tre/Tôm hùm bùn (Panulirus polyphagus); Tôm hùm xanh/Tôm hùm sen/Tôm Hùm vằn (Panulirus versicolor) |
PHỤ LỤC 2 (tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.1.1 Vợt: đường kính từ 250 mm đến 300 mm, làm bằng vải hoặc lưới phù du N0 38.
3.1.2 Cốc thuỷ tinh: dung tích từ 250 ml đến 500 ml.
3.1.3 Thước hoặc giấy kẻ ly: có vạch chia chính xác đến 1 mm.
3.1.4 Kính giải phẫu hoặc kính lúp: có độ phóng đại từ 10 lần đến 30 lần.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 36 : 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ
National Technical Regulation
HÀ NỘI - 2021 |
Lời nói đầu
QCVN 02 - 36 : 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III biên soạn, Tổng cục Thủy sản trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2021
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ
National technical regulation Seed of Salt-brackish water fish
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 08 loài cá nước mặn, lợ được nêu tại Bảng 1 (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
Bảng 1 - Các loài cá nước mặn, lợ
TT | Tên loài | Tên khoa học |
1 | Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu | Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) |
2 | Cá giò hoặc cá bớp biển | Rachycentron canadum (Linnaeus 1766) |
3 | Cá chim vây vàng (vây dài) | Trachinotus blochii (Lacépède, 1801) |
4 | Cá chim vây vàng (vây ngắn) | Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758) |
5 | Cá hồng mỹ | Sciaenops ocellatus (Linnaeus, 1766) |
6 | Cá nhụ 4 râu | Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) |
7 | Cá sủ đất | Protonibea diacanthus (Lacépède 1802) |
8 | Cá đối mục | Mugil cephalus (Linnaeus, 1785) |
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 08 loài cá nước mặn, lợ (có tên tại Bảng 1) tại Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Cá hương, cá giống là cá có hình dạng ngoài và tập tính giống cá trưởng thành, ăn thức ăn đặc trưng của loài. Ngày tuổi của từng loài cá quy định tại Phụ lục 2.
1.3.2. Dị hình là hiện tượng cá có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của cá ở cùng nhóm tuổi. Trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, chỉ xem xét các dị hình có thể quan sát bằng mắt thường.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
Cá bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 2:
Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ
Tên loài
Chỉ tiêu | Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu | Cá giò hoặc cá bớp biển | Cá chim vây vàng (vây dài) | Cá chim vây vàng (vây ngắn) | Cá hồng mỹ | Cá nhụ 4 râu | Cá sủ đất | Cá đối mục | ||||||||
Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | Cá cái | Cá đực | |
1. Tuổi cá bố mẹ, năm, không nhỏ hơn | 3 | 6 | 3 | 3 | 4 | 3 | 2 | 3 | 3 | |||||||
2. Khối lượng cá bố mẹ, kg, không nhỏ hơn | 3 | 6 | 10 | 2 | 4 | 4 | 1,5 | 5 | 2 | 1,3 | ||||||
3. Số lần sinh sản trong 1 năm, lần, không lớn hơn | 5 | 6 | 4 | 2 | 3 | 2 | 3 | 2 | ||||||||
4. Thời gian sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu, năm, không lớn hơn | 10 | 8 | 10 | 10 | 6 | 6 | 8 | |||||||||
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
Cá hương phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 3:
Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá hương
Tên loài
Chỉ tiêu | Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu | Cá giò hoặc cá bớp biển | Cá chim vây vàng (vây dài) | Cá chim vây vàng (vây ngắn) | Cá hồng mỹ | Cá nhụ 4 râu | Cá sủ đất | Cá đối mục |
1. Chiều dài toàn thân, cm | Từ 1,5 đến nhỏ hơn 7 | Từ 4 đến nhỏ hơn 10 | Từ 2 đến nhỏ hơn 5 | Từ 3 đến nhỏ hơn 5 | Từ 2 đến nhỏ hơn 5 | Từ 3 đến nhỏ hơn 8 | Từ 3 đến nhỏ hơn 6 | |
2. Khối lượng, g | Từ 1 đến nhỏ hơn 6 | Từ 2 đến nhỏ hơn 8 | Từ 0,8 đến nhỏ hơn 6 | Từ 0,8 đến nhỏ hơn 7 | Từ 1 đến nhỏ hơn 4 | Từ 0,2 đến nhỏ hơn 0,5 | Từ 0,7 đến nhỏ hơn 5 | Từ 2 đến nhỏ hơn 5 |
3. Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 2 |
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
Cá giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 4:
Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá giống
Tên loài
Chỉ tiêu | Cá song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu | Cá giò hoặc cá bớp biển | Cá chim vây vàng (vây dài) | Cá chim vây vàng (vây ngắn) | Cá hồng mỹ | Cá nhụ 4 râu | Cá sủ đất | Cá đối mục |
1. Chiều dài toàn thân, cm, không nhỏ hơn | 7 | 10 | 5 | 5 | 5 | 8 | 6 | |
2. Khối lượng, g, không nhỏ hơn | 6 | 8 | 6 | 7 | 4 | 0,5 | 5 | 5 |
3. Tỷ lệ dị hình, %, không lớn hơn | 1 |
2.4. Tình trạng sức khỏe
Cá bố mẹ, cá hương và cá giống của 07 loài cá nước mặn, lợ có tên tại Bảng 1 (không bao gồm cá đối mục) không bị nhiễm bệnh quy định tại Bảng 5:
Bảng 5 - Bệnh trên một số cá nước mặn, lợ
Tên tiếng Việt/Tên tiếng Anh | Tên tác nhân gây bệnh |
Bệnh hoại tử thần kinh/Viral Nervous Necrosis/ Viral Encephalopathy and Retinopathy | Betanodavirus |
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn tham khảo tại Phụ lục 3.
3.2. Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. Cá bố mẹ
Dùng vợt (3.2.5) bắt ngẫu nhiên 30 cá thể (với tỷ lệ cá đực và cá cái là 1:1) thả vào bể (3.2.1) để kiểm tra. Trường hợp ít hơn 30 cá thể thì lấy toàn bộ số cá bố mẹ để kiểm tra.
3.2.2. Cá hương
Dùng vợt (3.2.6) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá hương trong giai chứa (3.2.2) ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 50 cá thể, thả vào chậu (3.2.9) đã có sẵn nước mặn hoặc nước lợ.
- Xác định chỉ tiêu chiều dài toàn thân, số lượng không ít hơn 30 cá thể
- Xác định chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 30 cá thể
- Xác định chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể
3.2.3. Cá giống
Dùng vợt (3.2.7) lấy ngẫu nhiên 3 mẫu cá giống trong giai chứa (3.2.3) ở các vị trí khác nhau, mỗi mẫu không dưới 100 cá thể, thả vào chậu (3.2.10) đã có sẵn nước mặn hoặc nước lợ.
- Xác định chỉ tiêu chiều dài toàn thân, số lượng không ít hơn 50 cá thể
- Xác định chỉ tiêu khối lượng, số lượng không ít hơn 50 cá thể
- Xác định chỉ tiêu dị hình, số lượng không ít hơn 100 cá thể
3.2.4. Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh
3.2.4.1. Số lượng mẫu lấy để kiểm tra tác nhân gây bệnh được quy định tại Bảng 6:
Bảng 6 - Số lượng mẫu lấy
Số cá thể trong đàn | Số lượng mẫu lấy |
Nhỏ hơn 99 | 20 |
Từ 100 đến 249 | 23 |
Từ 250 đến 499 | 25 |
Từ 500 đến 999 | 26 |
Từ 1.000 đến 1.000.000 | 27 |
Lớn hơn 1.000.000 | 30 |
3.2.4.2. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu
Theo QCVN 01- 83: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chung lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển, ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3. Cách tiến hành
3.3.1. Các chỉ tiêu cá bố mẹ
3.3.1.1. Xác định tuổi cá
Xác định tuổi cá bố mẹ bằng cách căn cứ vào hồ sơ, lý lịch của đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng; hoặc qua vảy cá (đối với cá có vảy), hoặc tia vây cứng/vây ngực (đối với cá da trơn) theo phương pháp nghiên cứu cá của Pravdin.
3.3.1.2. Xác định khối lượng
Từng cá thể bố mẹ được đặt vào băng ca (3.2.4) dùng cân (3.2.14) để xác định khối lượng cơ thể.
3.3.1.3. Xác định số lần sinh sản
Xác định số lần sinh sản thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.
3.3.1.4. Xác định thời gian sử dụng cá bố mẹ
Xác định thời gian sử dụng cá bố mẹ sau thành thục lần đầu thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn cá, nhật ký sản xuất.
3.3.2. Các chỉ tiêu cá hương
3.3.2.1. Xác định chiều dài toàn thân
Lần lượt đặt từng cá thể trên thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li (3.2.13) để đo chiều dài cá (từ điểm đầu tiên hàm dưới đến điểm cuối cùng của đuôi). Chiều dài cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 3.
3.3.2.2. Xác định khối lượng
Cho vào xô (3.2.11) 3 đến 4 lít nước mặn hoặc nước lợ, dùng cân (3.2.15) để xác định khối lượng (bì).
Dùng vợt (3.2.6) vớt cá trong chậu chứa mẫu, để róc nước, thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành 2 đến 3 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.
Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 3.
3.3.2.3. Xác định tỷ lệ dị hình
Dùng bát sứ trắng (3.2.8) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra (tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá bị dị hình trên tổng số cá quan sát).
3.3.3. Các chỉ tiêu cá giống
3.3.3.1. Xác định chiều dài toàn thân
Lần lượt đặt từng cá thể trên thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li (3.2.13) để đo chiều dài cá (từ điểm đầu tiên hàm dưới đến điểm cuối cùng của đuôi). Chiều dài cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 4.
3.3.3.2. Xác định khối lượng
Cho vào xô (3.2.12) 3 đến 4 lít nước mặn hoặc nước lợ, dùng cân (3.2.15) để xác định khối lượng (bì).
Dùng vợt (3.2.7) vớt cá trong chậu chứa mẫu, để róc nước, thả cá sang xô (bì). Tiến hành cân xô đã có cá (có thể cân thành 2 đến 3 lần). Yêu cầu thao tác nhanh, gọn.
Xác định khối lượng toàn bộ số cá mẫu đã cân, đếm số con để tính khối lượng trung bình của cá thể. Khối lượng trung bình của cá thể phải nằm trong khoảng giá trị được quy định tại Bảng 4.
3.3.3.3. Xác định tỷ lệ dị hình
Dùng bát sứ trắng (3.2.8) múc lần lượt số lượng cá thể mẫu đã xác định, đặt ở vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ để quan sát bằng mắt, xác định số cá dị hình và tính tỉ lệ cá dị hình trong tổng số cá kiểm tra (tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá bị dị hình trên tổng số cá quan sát).
3.3.4. Kiểm tra tác nhân gây bệnh
Kiểm tra bệnh hoại tử thần kinh theo TCVN 8710-2:2011, phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu cá bố mẹ, cá hương và cá giống quy định tại khoản 1.1 Mục 1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông^ tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2. Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp cá bố mẹ, cá hương và cá giống theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống sản xuất, ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với cá bố mẹ, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp cá bố mẹ, cá hương và cá giống khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu của 07 loài cá nước mặn, lợ có tên tại Bảng 1 (không bao gồm cá đối mục), sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Tổ chức, cá nhân qui định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền .
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG CÁ NƯỚC MẶN, LỢ
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
03.01 | Cá sống |
| - Cá sống khác: |
| - - - Cá biển khác: |
0301.99.52 | - - - - Cá mú (SEN) |
0301.99.59 | - - - - Loại khác |
0301.99.90 | - - - Loại khác |
PHỤ LỤC 2 (Tham khảo)
TUỔI CÁ
STT | Tên loài | Yêu cầu | |
Cá hương: Tuổi tính từ thời điểm cá ăn thức ăn bên ngoài, ngày, không nhỏ hơn | Cá giống: Tuổi tính từ thời điểm kết thúc giai đoạn cá hương, ngày, không nhỏ hơn | ||
1 | Song chấm nâu hoặc cá mú đen chấm nâu | 30 | 70 |
2 | Giò hoặc cá bớp biển | 20 | 60 |
3 | Chim vây vàng (vây dài) | 25 | 35 |
4 | Chim vây vàng (vây ngắn) | ||
5 | Hồng Mỹ | 35 | 45 |
6 | Nhụ 4 râu | 21 | 35 |
7 | Sủ đất | 30 | 40 |
8 | Đối mục | 30 | 60 |
PHỤ LỤC 3 (Tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.2.1. Bể, loại tròn hoặc vuông, dung tích từ 200 lít đến 500 lít, dùng để chứa cá bố mẹ
3.2.2. Giai, bằng lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 4 mm đến 6 mm, dùng để chứa cá hương.
3.2.3. Giai, bằng lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm, dùng để chứa cá giống.
3.2.4. Băng ca (cáng), bằng vải mềm, kích thước (600 x 1000) mm, dùng cho cá bố mẹ
3.2.5. Vợt cá, lưới sợi mềm, kích thước mắt lưới (2a) từ 20 mm đến 24 mm, đường kính từ 500 mm đến 600 mm, dùng để vớt cá bố mẹ
3.2.6. Vợt cá, lưới sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới (2a) bằng 4 mm, đường kính từ 300 mm đến 400 mm, dùng để vớt cá hương
3.2.7. Vợt cá, lưới sợi mềm, không gút, kích thước mắt lưới (2a) từ 8 mm đến 10 mm, đường kính từ 400mm đến 500 mm, dùng để vớt cá giống
3.2.8. Bát sứ, màu trắng, dung tích từ 0,3 lít đến 0,5 lít, dùng cho cá hương, cá giống
3.2.9. Chậu, màu sáng, dung tích 10 lít, dùng cho cá hương
3.2.10. Chậu, màu sáng, dung tích từ 10 lít đến 15 lít, dùng cho cá giống
3.2.11. Xô, màu sáng, dung tích từ 5 lít đến 10 lít, dùng cho cá hương
3.2.12. Xô, màu sáng, dung tích từ 10 lít đến 15 lít, dùng cho cá giống
3.2.13. Thước dẹt hoặc giấy kẻ ô li, có vạch chia chính xác đến 1 mm dùng cho cá hương, cá giống
3.2.14. Cân đồng hồ, hoặc cân treo, có thể cân đến 10 kg, chính xác đến 10 g, dùng cho cá bố mẹ
3.2.15. Cân điện tử, loại 1000 g, độ chính xác đến 0,1g, dùng cho cá hương, cá giống
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN 02 - 37 : 2021/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
National technical regulation
HÀ NỘI - 2021 |
Lời nói đầu
QCVN 02 - 37 : 2021/BNNPTNT do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III biên soạn; Tổng cục Thủy sản trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BNNPTNT ngày.... tháng năm 2021.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
GIỐNG ĐỘNG VẬT THÂN MỀM: TU HÀI; NGHÊU/NGAO; HÀU; ỐC HƯƠNG; NGAO DẦU; NGAO GIÁ/NGAO LỤA
National technical regulation
Seed of molluscs: Geoduck clam (Lutraria rhynchaena), White hard clam (Meretrix rylata), Pacific oyster (Crassostrea gigas), Babylon snail (Babylonia areolata), Asiatic hard clam (Meretrix meretrix), Turgid venus (Tapes conpersus).
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với động vật thân mềm (ĐVTM) bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài gồm:
- Tu hài (Lutraria rhynchaena).
- Nghêu/ngao (Meretrix rylata).
- Hàu (Crassostrea gigas).
- Ốc hương (Babylonia areolata).
- Ngao dầu (Meretrix meretrix).
- Ngao giá/ngao lụa (Tapes conpersus).
(Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu ĐVTM bố mẹ và ĐVTM giống của 06 loài ĐVTM nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. ĐVTM giống cấp I là con giống đã phát triển hoàn chỉnh cơ thể như con trưởng thành, có ngày tuổi tương ứng từ 10 đến 30 ngày và có thể kết thúc giai đoạn nuôi trong bể chuyển sang ương thành giống cấp II.
1.3.2. ĐVTM giống cấp II là con giống đảm bảo kích thước, khối lượng để đưa vào nuôi thương phẩm và có ngày tuổi tương ứng từ 31 đến 60 ngày.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng giống ĐVTM có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của giống ĐVTM ở cùng nhóm tuổi.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ
ĐVTM bố mẹ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 1:
Bảng 1: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM bố mẹ.
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | ||
1 | Kích thước, mm, không nhỏ hơn | Chiều dài vỏ: 63 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều cao vỏ: 70 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều cao vỏ: 40 | Chiều dài vỏ: 50 |
2 | Khối lượng, g, không nhỏ hơn | 80 | 20 | 50 | 16 | 20 | 40 |
3 | Thời hạn sử dụng cho sinh sản, không lớn hơn | 6 tháng từ ngày cho sinh sản lần đầu |
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
ĐVTM giống cấp I phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 2:
Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp I
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | |||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | ||
1 | Kích thước, mm | Chiều dài vỏ từ 3 đến 15 | Chiều cao vỏ từ 2 đến 5 | Chiều cao vỏ từ 1 đến 5 | Chiều cao vỏ từ 1 đến 3 | Chiều cao vỏ từ 2 đến 5 | Chiều dài vỏ từ 2 đến 8 |
2 | Tỷ lệ dị hình, %, nhỏ hơn | 2 | |||||
3 | Trạng thái hoạt động | Thò ống siphon ở trong nước và thụt nhanh ống siphon khi có tác động từ bên ngoài. | Khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Khép vỏ nhanh khi nhấc lên khỏi mặt nước hoặc tác động từ bên ngoài. | Ốc bò nhanh và vùi mình trong lớp đáy cát hoặc bám trên thành bể. Khép nắp vỏ khi bắt lên khỏi mặt nước. | Khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Bám vào tường và nền đáy. |
2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II
ĐVTM giống cấp II phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Bảng 3:
Bảng 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với ĐVTM giống cấp II
TT | Chỉ tiêu | Yêu cầu kỹ thuật | ||||||
Tu hài | Nghêu /ngao | Hàu | Ốc hương | Ngao dầu | Ngao giá/ngao lụa | |||
1 | Kích thước, mm, lớn hơn | Chiều dài vỏ: 15 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều cao vỏ: 3 | Chiều cao vỏ: 5 | Chiều dài vỏ: 8 | |
2 | Tỷ lệ dị hình, %, nhỏ hơn | 1 | ||||||
3 | Trạng thái hoạt động | Khỏe mạnh, thò ống siphon ở trong nước, thụt nhanh ống siphon vào trong vỏ khi có tác động từ bên ngoài. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi nhấc lên khỏi mặt nước. | Ốc bò nhanh và vùi mình trong lớp đáy cát hoặc bám trên thành bể. Khép nắp vỏ khi bắt lên khỏi mặt nước. | Khỏe mạnh, khép vỏ nhanh khi có tác động từ bên ngoài. | Vùi mình xuống nền đáy cát. | |
2.4. Tình trạng sức khỏe
ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 4:
Bảng 4: Tình trạng sức khỏe đối với giống ĐVTM
Tác nhân gây bệnh | Yêu cầu kỹ thuật |
- Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVTM. - Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương. - Bệnh do ngành trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương. - Bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài. | Âm tính |
3. PHƯƠNG PHÁP THỬ
3.1. Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ trong Quy chuẩn này tham khảo tại Phụ lục 2.
3.2. Lấy mẫu xác định chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.1. ĐVTM Bố mẹ
Dùng tay thu ít nhất 30 cá thể ĐVTM bố mẹ thả vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, thu ít nhất 10 cá thể để kiểm tra.
3.2.2. ĐVTM giống cấp I
Dùng vợt (3.1.2) vớt ngẫu nhiên ít nhất 200 cá thể ĐVTM giống cấp I từ các bể ương khác nhau. Lọc sạch cát, cho con giống vào thau (3.1.3) chứa sẵn nước biển. Trộn đều mẫu trong thau, dùng vợt (3.1.1) vớt ít nhất 50 cá thể cho vào cốc thủy tinh (3.1.4) có chứa nước biển để kiểm tra.
3.2.3. ĐVTM giống cấp II
Dùng vợt (3.1.2) sàng lọc ĐVTM giống cấp II từ các rổ hoặc bể ương nuôi (3 rổ hoặc 3 gốc bể) cho vào thau (3.1.3) có chứa sẵn nước biển. Mỗi mẫu thu ít nhất 200 cá thể. Trộn đều mẫu trong thau và vớt ít nhất 50 cá thể để kiểm tra.
3.2.4. Thu mẫu xác định các chỉ tiêu bệnh
Thu ngẫu nhiên 5 đến 10 cá thể ĐVTM bố mẹ, 350 đến 700 cá thể ĐVTM giống cấp I, 20 đến 30 cá thể ĐVTM giống cấp II. Mẫu thu được bảo quản trong túi nilon có dán nhãn, bảo quản trong thùng bảo ôn (3.1.9) và vận chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích trong ngày.
3.3. Phương pháp kiểm tra
3.3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM bố mẹ
3.3.1.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) xác định kích thước của ĐVTM bố mẹ.
3.3.1.2. Xác định khối lượng
Cân từng cá thể, dùng cân (3.1.6) xác định khối lượng của ĐVTM bố mẹ.
3.3.1.3. Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản
Xác định thời hạn sử dụng cho sinh sản đàn ĐVTM bố mẹ thông qua sổ theo dõi lý lịch đàn ĐVTM bố mẹ, nhật ký sản xuất.
3.3.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp I
3.3.2.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.5) hoặc trắc vi thị kính (3.1.8) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp I.
3.3.2.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp I bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính hiển vi (3.1.7). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.2.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.3. Các chỉ tiêu kỹ thuật ĐVTM giống cấp II
3.3.3.1. Xác định kích thước
Đo từng cá thể, dùng thước (3.1.6) xác định kích thước của ĐVTM giống cấp II.
3.3.3.2. Xác định tỷ lệ dị hình
Xác định tỷ lệ dị hình của ĐVTM giống cấp II bằng cách quan sát ít nhất 50 cá thể dưới kính lúp (3.1.8). Tỷ lệ dị hình là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số cá thể bị dị hình trên tổng số cá thể được quan sát.
3.3.3.3. Xác định trạng thái hoạt động
Đặt thau (3.1.3) có chứa mẫu ở vị trí có đủ ánh sáng để có thể quan sát hoạt động của con giống bằng mắt thường. Kiểm tra chỉ tiêu trạng thái hoạt động bằng cách gõ nhẹ vào thành thau để quan sát phản ứng của con giống.
3.3.4. Kiểm tra tình trạng sức khỏe đối với ĐVTM giống
3.3.4.1. Kiểm tra Bệnh Perkinsus do tác nhân Perkinsus marinus và Perkinsus olseni trên ĐVtM theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.2. Kiểm tra vi khuẩn Pseudomonas maltophilia, Vibrio alginolyticus và Vibrio fluvialis trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.3. Kiểm tra trùng lông Ciliophora do tác nhân trùng lông Ciliata và trùng loa kèn Apisoma trên ốc hương theo TCVN 8710:2015 Bệnh thủy sản - Quy trình chuẩn đoán.
3.3.4.4. Kiểm tra bệnh do vi sinh vật có cấu trúc giống virus (Virus-like particles, VLPs) trên tu hài bằng cách nhuộm âm bản sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) để kiểm tra.
4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Công bố hợp quy
4.1.1. Biện pháp công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II quy định tại mục 1.1 của Quy chuẩn này thực hiện công bố hợp quy theo biện pháp: Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
4.1.2. Trình tự công bố hợp quy
4.1.2.1. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên trong nước: Trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 1 Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
4.1.2.2. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II nhập khẩu: Hoạt động công bố hợp quy tuân theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
4.2 Đánh giá sự phù hợp
4.2.1. Phương thức đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II theo phương thức:
4.2.1.1. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II sản xuất và ương dưỡng trong nước: Thực hiện theo phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất).
Nội dung đánh giá quá trình sản xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
4.2.1.2. Đối với ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu: Thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Trường hợp ĐVTM bố mẹ, ĐVTM giống cấp I và ĐVTM giống cấp II khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu, sử dụng kết quả kiểm dịch để đánh giá sự phù hợp.
4.2.2. Trình tự đánh giá sự phù hợp
Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại phụ lục II Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Các tổ chức, cá nhân được quy định tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Tổng cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này theo thẩm quyền.
6.2. Tổng cục Thủy sản phổ biến, hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
6.3. Trong trường hợp các văn bản quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới.
PHỤ LỤC 1
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI GIỐNG ĐVTM
Mã hàng | Mô tả hàng hóa |
0307.91.10 | ----Tu hài sống (Lutraria rhynchaena), Ốc hương sống (Babylonia areolata). |
0307.11.10 | ---- Hàu sống (Crassostrea gigas). |
0307. 71.10 | ---- Nghêu/ngao (Meretrix rylata), Ngao dầu (Meretrix meretrix), Ngao giá (Tapes conpersus). |
PHỤ LỤC 2 (Tham khảo)
THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
3.1.1. Vợt loại nhỏ: đường kính 5 cm, làm bằng lưới mềm có kích thước mắt lưới đạt 60 mắt lưới/cm2 (dùng để vớt con giống cấp I).
3.1.2. Vợt loại lớn: đường kính 20 cm đến 30 cm, làm bằng lưới mềm có kích thước mắt lưới đạt 60 mắt lưới/cm2 (dùng để vớt con giống cấp II).
3.1.3. Thau/chậu: màu sáng, dung tích 10 - 15 lít (dùng để chứa mẫu).
3.1.4. Cốc thủy tinh hoặc bát sứ: màu trắng, dung tích 500 ml/ đường kính 10 - 15cm.
3.1.5. Thước kẹp kỹ thuật/giấy kẻ ô ly: độ chính xác đến 0,1 mm.
3.1.6. Cân điện tử hay cân tiểu ly: độ chính xác đến 0,01 gram.
3.1.7. Kính hiển vi hay kính lúp: độ phóng đại tối thiểu 10 lần.
3.1.8. Trắc vi thị kính: có chia vạch thấp nhất đến 1/10 mm.
3.1.9. Thùng bảo ôn: Loại bằng nhựa hoặc bằng xốp dùng để bảo quản mẫu kiểm soát mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản căn cứ |
08 | Văn bản căn cứ |
09 | Văn bản căn cứ |
10 | Văn bản được hướng dẫn |
11 | Văn bản dẫn chiếu |
12 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 14/2021/TT-BNNPTNT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 01/12/2021 |
Hiệu lực: | 01/06/2022 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | 26/12/2021 |
Số công báo: | 1065&1066-12/2021 |
Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |