hieuluat

Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:từ 65 đến 74-01/2021
    Số hiệu:17/2020/TT-BNNPTNTNgày đăng công báo:18/01/2021
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Quốc Doanh
    Ngày ban hành:28/12/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:11/02/2021Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    _________

    Số: 17/2020/TT-BNNPTNT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2020

     

     

     

    THÔNG TƯ

    Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    __________

     

    Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của  Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

    Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

    Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

    Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch;

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Thông tư này quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    2. Chế độ báo cáo thống kê về lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp; báo cáo thống kê do Tổng cục Lâm nghiệp thu thập, tổng hợp, báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

    3. Chế độ báo cáo thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; báo cáo thống kê do Tổng cục Phòng, chống thiên tai thu thập, tổng hợp, báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    3. Chi cục, tổ chức sự nghiệp có liên quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    4. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    5. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến công tác thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Điều 3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    1. Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng hợp các thông tin thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực.

    2. Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

    3. Đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu báo cáo thống kê.

    a) Đối với báo cáo thống kê cấp toàn ngành

    Đơn vị báo cáo: Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Đơn vị nhận báo cáo: Trung tâm Tin học và Thống kê.

    b) Đối với báo cáo thống kê cấp tỉnh

    Đơn vị báo cáo: Chi cục hoặc cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành (cấp tỉnh) đối với những địa bàn không có Chi cục quản lý chuyên ngành về lĩnh vực cần báo cáo.

    Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    c) Đối với cấp huyện

    Đơn vị báo cáo: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

    Đơn vị nhận báo cáo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    4. Biểu mẫu báo cáo thống kê

    a) Biểu mẫu báo cáo thống kê (sau đây gọi tắt là biểu mẫu báo cáo) quy định       cụ thể: Tên báo cáo, kỳ báo cáo, thời hạn báo cáo, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, nội dung báo cáo. Biểu mẫu báo cáo và giải thích biểu mẫu báo cáo được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

    b) Ký hiệu biểu mẫu báo cáo gồm phần số và phần chữ. Phần số gồm 2 chữ số dùng để đánh số cho các biểu mẫu báo cáo thuộc từng lĩnh vực, những biểu có số hiệu biểu kèm theo chữ cái in thường (a, b, c, d…) bên cạnh là những biểu có cùng nội dung nhưng khác phân tổ; phần chữ cái in hoa tiếp theo gồm 2 phần, phần bên trái    dấu gạch chéo (/) là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực, phần bên phải là ký hiệu viết tắt của kỳ báo cáo (tháng - T, quý - Q, năm - N, 5 năm - 5N).

    5. Kỳ báo cáo

    Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu báo cáo và được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:

    a) Báo cáo thống kê tháng: Được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng đó;

    b) Báo cáo thống kê quý: Được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý cho đến hết ngày cuối cùng của quý báo cáo đó;

    c) Báo cáo thống kê 6 tháng: Được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6;

    d) Báo cáo thống kê năm: Được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12;

    đ) Báo cáo thống kê khác: Báo cáo thống kê có kỳ báo cáo và thời hạn báo cáo được ghi cụ thể trong từng biểu mẫu báo cáo;

    e) Báo cáo thống kê đột xuất: Trường hợp cần báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan yêu cầu báo cáo phải đề nghị bằng văn bản, trong đó nêu rõ thời gian, thời hạn và các tiêu chí báo cáo thống kê cụ thể.

    6. Nguồn số liệu

    a) Nguồn số liệu để thu thập, tổng hợp lập biểu mẫu báo cáo được ghi cụ thể trong phần giải thích biểu mẫu của mỗi biểu mẫu báo cáo;

    b) Việc thu thập thông tin thống kê từ các nguồn số liệu như sau:

    Đối với nguồn số liệu từ điều tra thống kê, đơn vị báo cáo có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai điều tra thống kê để thu thập thông tin thống kê, tổng hợp, báo cáo theo biểu mẫu báo cáo đã quy định;

    Đối với nguồn số liệu từ cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc từ cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc ngành về kết quả sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật thì cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp thông tin thống kê liên quan cho đơn vị báo cáo theo quy định;

    Đối với nguồn dữ liệu từ cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân không thuộc quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đơn vị báo cáo có trách nhiệm liên hệ với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý nguồn dữ liệu đó để thu thập theo các quy định hiện hành.

    7. Thời hạn báo cáo

    Thời hạn báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu báo cáo, dưới dòng ký hiệu biểu mẫu. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.

    8. Phương thức báo cáo

    Các đơn vị báo cáo gửi báo cáo theo một trong các phương thức sau:

    a) Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng đơn vị báo cáo hoặc dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng đơn vị báo cáo;

    b) Báo cáo trực tiếp trên trang tin điện tử Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xác thực bằng tài khoản được đăng ký bởi đại diện đơn vị báo cáo.

    Trường hợp hệ thống mạng truyền dữ liệu, phần mềm Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gặp sự cố, các đơn vị gửi báo cáo qua hệ thống thư điện tử hoặc theo hướng dẫn của Trung tâm Tin học và Thống kê, sau đó gửi báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này.

    Điều 4. Số liệu báo cáo thống kê

    1. Số liệu báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm số liệu chính thức, sơ bộ và ước tính theo quy định tại các khoản 15, 16 và 17 Điều 3 Luật Thống kê năm 2015.

    2. Số liệu báo cáo thống kê phải bảo đảm phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hoạt động các lĩnh vực quản lý Nhà nước thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; phục vụ công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan Nhà nước; cung cấp thông tin, dữ liệu theo chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia; đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp, phổ biến thông tin thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê.

    3. Trường hợp chỉnh sửa số liệu đã báo cáo hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường, đơn vị báo cáo phải gửi thuyết minh báo cáo bằng văn bản giấy hoặc tệp tin điện tử theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 3 Thông tư này cho đơn vị nhận báo cáo.

    Điều 5. Khai thác dữ liệu, thông tin thống kê

    1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và thực hiện báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được cấp quyền truy cập, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê có liên quan.

    2. Phương thức khai thác, sử dụng số liệu báo cáo thống kê thực hiện trên
    Hệ thống thông tin Thống kê
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin có liên quan đến thông tin thống kê đã được công bố trong cơ sở dữ liệu thống kê và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng thông tin, số liệu thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê.

    Điều 6. Ứng dụng công nghệ thông tin và bảo mật thông tin thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    1. Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được sử dụng để gửi, nhận, khai thác thông tin, số liệu thống kê theo chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hệ thống được xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu được thông suốt, kịp thời và đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn, an ninh thông tin theo quy định của pháp luật.

    2. Số liệu báo cáo thống kê và tài liệu liên quan thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước và quy định tại Điều 57 Luật Thống kê năm 2015.

    3. Cá nhân được phân quyền khai thác số liệu báo cáo thống kê trên Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuân thủ quy định về quản lý mật khẩu truy cập hệ thống và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Điều 7. Trách nhiệm thi hành

    1. Vụ Kế hoạch

    a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này;

    b) Tổ chức rà soát danh mục và nội dung các biểu mẫu báo cáo thống kê, đề xuất sửa đổi, bổ sung biểu mẫu báo cáo cho phù hợp.

    2. Trung tâm Tin học và Thống kê

    a) Đầu mối hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị báo cáo thực hiện chế độ báo cáo thống kê; tổ chức tiếp nhận và cập nhật đầy đủ, kịp thời các biểu mẫu báo cáo điện tử vào Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phản hồi kịp thời trên hệ thống về tình trạng gửi, nhận báo cáo điện t cho đơn vị báo cáo; định kỳ tổng hợp, báo cáo thống kê phục vụ chỉ đạo, điều hành của Bộ;

    b) Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan định kỳ lập, quản lý, lưu trữ, cung cấp và công bố số liệu thống kê tổng hợp theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    c) Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo thống kê thuộc chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, gửi Tổng cục Thống kê theo quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

    d) Nâng cấp, tổ chức quản lý và xây dựng quy chế vận hành, khai thác Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    đ) Tổng hợp và cấp quyền khai thác biểu mẫu, số liệu báo cáo thống kê có liên quan cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng trên Hệ thống thông tin Thống kê Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    e) Xử lý vướng mắc liên quan đến việc gửi, nhận báo cáo thống kê; ghi và sao lưu nhật ký tiếp nhận báo cáo do các đơn vị báo cáo gửi, nhật ký khai thác sử dụng biểu mẫu, số liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Trường hợp xảy ra sự cố đường truyền dữ liệu hoặc hệ thống gửi, nhận báo cáo điện tử, phải thực hiện ngay biện pháp để khắc phục sự cố;

    g) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê quy định của Thông tư này;

    h) Bảo đảm an toàn thông tin và bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

    3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    a) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn;

    b) Chỉ đạo, hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này;

    c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với cơ quan thống kê cùng cấp rà soát, đối chiếu, thống nhất số liệu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn.

    4. Đơn vị báo cáo

    a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc lĩnh vực được giao quản lý bao gồm thông tin thống kê của các đơn vị trực thuộc và thông tin thống kê của các đơn vị thuộc quyền quản lý theo phân cấp và theo địa bàn;

    b) Thực hiện các quy định về báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này; gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo thống kê. Trường hợp phát hiện số liệu tại biểu mẫu báo cáo có sai sót cần thông báo cho đơn vị nhận báo cáo, đồng thời phải cập nhật kịp thời và gửi lại báo cáo theo quy định.

    5. Đơn vị nhận báo cáo

    a) Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị báo cáo chấp hành đúng các quy định về báo cáo thống kê quy định tại Thông tư này; yêu cầu đơn vị báo cáo kiểm tra, cung cấp lại báo cáo và thông tin liên quan đến báo cáo thống kê khi cần thiết;

    b) Thực hiện tổng hợp thông tin thống kê theo các biểu mẫu quy định trong chế độ báo cáo thống kê;

    c) Công bố, sử dụng và bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, bảo vệ bí mật Nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

    6. Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 Luật Thống kê năm 2015. Hoạt động thống kê tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 65 Luật Thống kê năm 2015.

    Điều 8. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 02 năm 2021.

    2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

    3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

     

    Nơi nhận:

    - Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

    - Tổng cục Thống kê;

    - Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;

    - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

    - Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;

    - Công báo Chính phủ;

    - Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

    - Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT;

    - Lưu: VT, KH.

    KT.BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

     

    Lê Quốc Doanh

     

     

     

    Phụ lục I

    DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ

    NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    (Ban hành kèm theo Thông tư số  17/2020/TT-BNNPTNT  ngày 28  tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

     

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    I

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

    1

    01/LN/T-N

    Diện tích rừng trồng mới tập trung

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/LN/T-N

    Diện tích rừng trồng được chăm sóc và bảo vệ

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/LN/N

    Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tỉnh, thành phố

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    04/LN/T-N

    Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    05/LN/T-N

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    06/LN/N

    Số lượng cây giống lâm nghiệp

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    7

    07/LN/T-N

    Sản lượng gỗ khai thác

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    8

    08/LN/N

    Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau

    9

    09/LN/N

    Diện tích rừng hiện có

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau

    10

    10/LN/T-N

    Số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy, chặt phá

    Tháng

    Năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    11

    11/LN/N

    Số vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm được phát hiện

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau

    12

    12/LN/N

    Tỷ lệ che phủ rừng

    Năm

    - Ước năm: 22/12;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    13

    13/LN/6T-N

    Kết quả dịch vụ môi trường rừng

    6 tháng, năm

    - Ước 6 tháng: 22/6 hàng năm;

    - Ước năm: 22/12 hàng năm;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    II

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC TRỒNG TRỌT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ TRỒNG TRỌT CẤP TỈNH

    1

    01/TT/5N

    Cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực

    5 Năm

     Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    2

    02/TT/5N

    Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống nguyên chủng, giống lai, giống chất lượng cao

    5 Năm

     Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    3

    03/TT/N

    Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận  thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương

    Năm

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    4

    04/TT/5N

    Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

    5 Năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    5

    05/TT/N

    Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước  năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    6

    06/TT/N

    Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    III

    BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT CẤP TỈNH

    1

    01/BVTV/T-N

    Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02a/BVTV/N

    Số lượng cơ sở sản xuất phân bón

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    02b/BVTV/N

    Số lượng cơ sở buôn bán phân bón

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    03a/BVTV/N

    Số lượng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

    Năm

      Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    03b/BVTV/N

    Số lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    04/BVTV/N

    Số lượng/Khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm dịch

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    7

    05/BVTV/N

    Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên một ha đất trồng trọt

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    8

    06/BVTV/N

    Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên một ha đất trồng trọt

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    IV

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC CHĂN NUÔI

    1

    01/CN/5N

    Tỷ lệ giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    2

    02/CN/5N

    Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    3

    03/CN/5N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    4

    04/CN/5N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và tương đương

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    5

    05/CN/N

    Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn

    Năm

    Chính thức năm: Ngày 31/3  năm sau

    V

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THÚ Y, CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THÚ Y CẤP TỈNH

    1

    01a/TY/N

    Số lượng gia súc được tiêm phòng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    01b/TY/N

    Số lượng gia cầm được tiêm phòng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    02a/TY/T-N

    Số lượng gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    02b/TY/T-N

    Số lượng gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    03/TY/N

    Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    04/TY/N

    Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    7

    05a/TY/N

    Số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    8

    05b/TY/N

    Số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    9

    06/TY/N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    10

    07/TY/N

    Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    VI

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY SẢN, CHI CỤC THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    1

    01/NTTS/N

    Sản lượng giống thủy sản

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/NTTS/N

    Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) và tương đương.

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    3

    03/KTTS/N

    Số lượng tàu cá có động cơ khai thác thủy sản

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    04/KTTS/N

    Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: Ngày 31/3 năm sau năm điều tra.

    5

    05/KTTS/N

    Số lượng các vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp được xử lý

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    06/NTTS/N

    Diện tích các khu vực bảo tồn biển

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    VII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY LỢI, CHI CỤC THỦY LỢI HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY LỢI CẤP TỈNH

    1

    01/TL/N

    Số lượng đập, hồ chứa thủy lợi hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    2

    02/TL/N

    Số lượng trạm bơm điện hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    3

    03/TL/N

    Số lượng cống đầu mối hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    4

    04/TL/N

    Chiều dài kênh, mương hiện có và tỷ lệ được kiên cố

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    5

    05/TL/N

    Chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    6

    06/TL/N

    Chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    7

    07/TL/N

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    8

    08/TL/N

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    9

    09a/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tưới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    10

    09b/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tưới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    11

    10a/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tiêu

    Năm

    - Cấp tỉnh: Chính thức năm 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành: Chính thức năm 31/3 năm sau.

    12

    10b/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tiêu

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    13

    11/TL/N

    Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    VIII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐÊ ĐIỀU, PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH

    1

    01/PCTT/N

    Tổng chiều dài các tuyến đê

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/PCTT/N

    Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/PCTT/N

    Số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    04/PCTT/T-N

    Số trận thiên tai phân theo loại thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    05a/PCTT/T-N

    Mức độ thiệt hại do thiên tai phân theo loại thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    05b/PCTT/T-N

    Mức độ thiệt hại do thiên tai phân theo địa bàn xảy ra thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: Ngày 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    7

    06/PCTT/N

    Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    8

    07/ PCTT/N

    Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    IX

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG VỚI CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

    1

    01a/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm trồng trọt

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    2

    01b/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    3

    01c/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm lâm sản

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    4

    01d/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm thủy sản

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    5

    02a/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm trồng trọt được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    6

    02b/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    7

    02c/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp (lâm sản) được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    8

    02d/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm thủy sản được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    X

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN, CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM  SẢN VÀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    1

    01/QLCL/6T-N

    Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá

    6 tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước 6 tháng: 20/6;

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước 6 tháng: 22/6;

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/QLCL/N

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000).

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    XI

    BIẾU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẤP TỈNH

    1

    01/KTHT/N

    Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/KTHT/N

    Số lượng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/KTHT/N

    Số lượng thành viên của hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    4

    04/KTHT/5N

    Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    5

    05/KTHT/5N

    Doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    6

    06/KTHT/N

    Số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    7

    07/KTHT/5N

    Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    8

    08/KTHT/N

    Số lượng trang trại phân theo các loại hình sản xuất

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    9

    09/KTHT/5N

    Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một trang trại phân theo các loại hình sản xuất

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    10

    10a/KTHT/5N

    Số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    11

    10b/KTHT/5N

    Công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    12

    11/KTHT/5N

    Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây nông nghiệp được cơ giới hóa

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    13

    12/KTHT/N

    Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    14

    13/KTHT/5N

    Số lao động, thu nhập bình quân của 1 lao động trong làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

     

    15

    14/KTHT/N

    Số lượng dự án/mô hình được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo và số hộ được hỗ trợ

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    16

    15/KTHT/N

    Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    17

    16/KTHT/T-N

    Diện tích sản xuất muối

    Tháng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    18

    17/KTHT/ T-N

    Sản lượng muối sản xuất

    Tháng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    XII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP TỈNH

    1

    01/NTM/N

    Số lượng xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/NTM/N

    Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/NTM/T-N

    Số lượng xã và tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    Tháng,

    năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    04/NTM/T-N

    Số lượng đơn vị cấp huyện và tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

    Tháng,

    năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    05/NTM/N

    Số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    06/NTM/N

    Vốn huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3  năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    7

    07/NTM/N

    Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    XIII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ KẾ HOẠCH VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HOẶC TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CẤP TỈNH

    1

    01/KH/N

    Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/KH/T-N

    Kết quả thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  quản lý

    Tháng,

    năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    XIV

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI  VỤ TÀI CHÍNH

    1

    01/TC/N

    Số lượng công trình hoàn thành, nghiệm thu  bàn giao đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định tăng thêm trong năm

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    XV

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI  VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

    1

    01/TCCB/N

    Số cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/TCCB/N

    Số giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    5

    05/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    XVI

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

    1

    01/KHCN/N

    Số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/KHCN/N

    Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/KHCN/N

    Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai, đã nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/KHCN/N

    Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    5

    05/KHCN/N

    Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    6

    06/KHCN/N

    Số tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    7

    07/KHCN/N

    Mua bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ do các tổ chức khoa học công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    8

    08/KHCN/N

    Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    XVII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

    1

    01/HTQT/N

    Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết  trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/HTQT/N

    Số dự án và số vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/HTQT/N

    Số dự án và số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    XVIII

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA VÀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH

    1

    01/KN/N

    Kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông địa phương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/KN/N

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên - Nguồn ngân sách địa phương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/KN/N

    Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông Trung ương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    4

    04/KN/N

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên – Nguồn ngân sách Trung ương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    XIX

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

    1

    01/THTK/T

    Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng cây hằng năm

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

     

    2

    02/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất lúa

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    3

    03/THTK/T

    Tổng hợp diện tích gieo trồng và thu hoạch một số cây hằng năm

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    4

    04/THTK/6T-N

    Diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm

    6 tháng, năm

    - Ước 6 tháng: 25 tháng 6;

    - Ước năm: 25 tháng 12.

    5

    05/THTK/Q

    Tổng hợp kết quả sản xuất chăn nuôi

    Quý

    Ước quý: 25 tháng cuối quý.

    6

    06/THTK/Q

    Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi

    Quý

    Ước quý: 25 tháng cuối quý.

    7

    07/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất lâm nghiệp

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng.

    8

    08/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất thủy sản

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng.

    9

    09/THTK/T

    Diện tích và sản lượng thủy sản phân theo loài

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng.

    10

    10/THTK/T

    Sản lượng thủy sản khai thác

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng.

    11

    11/THTK/5N

    Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông sản, thủy sản chủ yếu

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    12

    12/THTK/T

    Giá cả thị trường một số sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    13

    13/THTK/T

    Xuất, nhập khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản chủ yếu

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    14

    14/THTK/T

    Xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    15

    15/THTK/T

    Nhập khẩu một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    16

    16a/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp và thủy sản

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    17

    16b/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    18

    16c/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp lâm nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    19

    16d/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp diêm nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    20

    16e/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp thủy sản

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    XX

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT, PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HOẶC PHÒNG KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

    1

    01/NN/N

    Kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản

    Năm

    Ngày 20/12

    2

    02/NN/T-Q

    Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản

    Tháng,

    quý

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Ước quý: 20 tháng cuối quý.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Ước quý: 22 tháng cuối quý.

     


     

    Phụ lục II

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 17 /2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12  năm 2020  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

       Phần I

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/LN/T-N

    Diện tích rừng trồng mới tập trung

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    2

    02/LN/T-N

    Diện tích rừng trồng được chăm sóc và bảo vệ

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    3

    03/LN/N

    Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tỉnh, thành phố

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/LN/T-N

    Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    5

    05/LN/T-N

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    6

    06/LN/N

    Số lượng cây giống lâm nghiệp

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    7

    07/LN/T-N

    Sản lượng gỗ khai thác

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    8

    08/LN/N

    Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    9

    09/LN/N

    Diện tích rừng hiện có

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    10

    10/LN/T-N

    Số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy, chặt phá

    Tháng

    Năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    11

    11/LN/N

    Số vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm được phát hiện

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    12

    12/LN/N

    Tỷ lệ che phủ rừng

    Năm

    - Ước năm: 22/12;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    13

    13/LN/6T-N

    Kết quả dịch vụ môi trường rừng

    6 tháng, năm

    - Ước 6 tháng: 22/6 hàng năm;

    - Ước năm: 22/12 hàng năm;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/LN/T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI        TẬP TRUNG
    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:…năm 20..

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Tổng số

    Chia ra

    Rừng phòng hộ

    Rừng đặc dụng

    Rừng sản xuất

    Tổng số

    Trồng mới

    Trồng lại sau khai thác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày.....tháng........năm 20...

    Người lập biểu

      Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

      (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02/LN/T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG ĐƯỢC CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ
    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Diện tích rừng được chăm sóc

    Diện tích rừng
    được bảo vệ

    A

    1

    2

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày….. tháng….. năm 20...

    Người lập biểu

     Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03/LN/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo:

    - Chính thức năm: 31/3năm sau

    DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC BẢO VỆ CHIA THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ VÀ TỈNH, THÀNH PHỐ

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Diện tích rừng được bảo vệ

    Chia ra

    Kinh tế nhà nước

    Kinh tế ngoài nhà nước

    Kinh tế có vốn   đầu tư trực tiếp nước ngoài

    A

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)


    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày... tháng... năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 04/LN/T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH
    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Tổng số

    Chia ra

    Khoanh nuôi
    mới

    Khoanh nuôi

    chuyển tiếp

    A

    1

    2

    3

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày….. tháng….. năm 20....

    Người lập biểu

     Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 05/LN/T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ CÂY LÂM NGHIỆP TRỒNG PHÂN TÁN
    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: 1.000 cây

    Địa bàn

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    A

    1

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày ….. tháng ….. năm 20....

    Người lập biểu

       Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 06/LN/N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: 1.000 cây

    Địa bàn

    Số cây giống lâm nghiệp sản xuất

    Số cây giống lâm nghiệp sản xuất có nguồn gốc rõ ràng

    A

    1

    2

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày … tháng … năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 07/LN/T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SẢN LƯỢNG GỖ    KHAI THÁC

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Địa bàn

    Gỗ (m3)

    Củi (ster)

    Tổng số

    Chia ra

    Gỗ rừng tự nhiên

    Gỗ rừng trồng

    Gỗ vườn nhà, cây phân tán

    Gỗ Cao su

    Gỗ loài cây đặc sản khác

    Khai thác chính

    Khai thác tận thu

    Diện tích (ha)

    Sản lượng (m3)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày.....tháng ...... năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

     

    Biểu số: 08/LN/N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SẢN LƯỢNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ KHAI THÁC

    (Năm)

    Năm 20......

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Loại lâm sản ngoài gỗ

    Đơn vị tính

    Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

    A

    B

    1

    1. Sản lượng khai thác tre nứa

    Tên sản phẩm

    ….

    2. Sản lượng khai thác nhựa cây

    Tên sản phẩm

    ….

    3. Sản lượng khai thác hạt, quả

    Tên sản phẩm

    ….

    4. Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

    Tên sản phẩm

    ….

    5. Sản lượng khai thác vỏ cây

    Tên sản phẩm

    ….

    6. Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

    Tên sản phẩm

    ….

    7. Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

    Tên sản phẩm

    ….

    Ngày….. tháng….. năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 09/LN/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH RỪNG HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Tng diện tích có rừng

    Rừng tự nhiên

    Rừng trồng

    Tổng số

    Chia ra

    Tổng số

    Chia ra

    Rừng 
    đặc dụng

    Rừng 
    phòng hộ

    Rừng
    sản xuất

    Rừng

    đặc dụng

    Rừng
    phòng hộ

    Rừng
    sản xuất

    A

    1=2+6

    2=3+4+5

    3

    4

    5

    6=7+8+9

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)


    Người lập biểu
    (Ký, ghi họ tên)


    Ngày... tháng... năm 20...
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu: 10/LN/T-N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ VỤ VÀ DIỆN TÍCH RỪNG BỊ THIỆT HẠI
    DO BỊ CHÁY, CHẶT PHÁ

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Số vụ (Vụ)

    Diện tích bị thiệt hại (ha)

    Tổng cộng

    Bị cháy

    Bị chặt phá

    Tổng cộng

    Bị cháy

    Bị chặt phá

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày... tháng... năm 20...

    Người lập biểu
    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 11/LN/N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ VỤ VI PHẠM
    VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ
    ĐỘNG VẬT NGUY CẤP,
    QUÝ HIẾM ĐƯỢC PHÁT HIỆN

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Vụ vi phạm

    Địa bàn

    Số vụ vi phạm về quản lý
    bảo vệ động vật nguy cấp,
    quý hiếm được phát hiện

    A

    1

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …. tháng ……năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 12/LN/N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                                                            Đơn vị tính: Diện tích (ha); Tỷ lệ che phủ (%)

    Địa bàn

    Tổng diện tích tự nhiên

    Tổng diện tích có rừng

    Rừng tự nhiên

    Rừng trồng

    Tỷ lệ che phủ rừng

    Diện tích rừng trồng đã thành rừng

    Diện tích trồng chưa thành rừng

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính

    cấp tỉnh)

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

      Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

      (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 13/LN/6T-N
    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - 6 tháng: 22 tháng 6 hàng năm;

    - Ước năm: 22/12 hàng năm;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    KẾT QUẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
    (6 tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:………năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Lâm nghiệp

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    TT

    Địa bàn

    Số tiền đã thu dịch vụ môi trường rừng (trđ)

    Số tiền chi trả DVMTR cho chủ rừng

    (tr đ)

    Diện tích rừng được hưởng tiền DVMTR (ha)

    Tổng

    Theo đơn vị

    Theo dịch vụ

    TW điều phối

    Địa phương

    Thủy điện

    Nước sạch

    Du lịch

    Nuôi trồng thủy sản

    Công nghiệp

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày.....tháng ...... năm 20.....

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Lâm nghiệp. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01. Các chữ cái LN là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Các chữ cái T, N là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, góc trên bên phải của biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu.

    1. Biểu số 01/LN/T-N: Diện tích rừng trồng mới tập trung

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng mới tập trung”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT).

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng diện tích rừng trồng mới tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi diện tích rừng trồng mới tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo chia theo mục đích sử dụng (gồm: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A..

    Lưu ý: Các cột rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất cộng lại bằng cột tổng số.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp / Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

    2. Biểu số 02/LN/T-N: Diện tích rừng trồng được chăm sóc và bảo vệ

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng trồng được chăm sóc” và chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng được bảo vệ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng diện tích rừng trồng được chăm sóc thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi số liệu tổng diện tích rừng được bảo vệ thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu:

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp; kiểm kê rừng.

    3.Biểu số 03/LN/N: Diện tích rừng được bảo vệ chia theo loại hình kinh tế và tỉnh, thành phố

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng được bảo vệ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu tổng diện tích rừng được bảo vệ thực hiện trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2 đến cột 4: Ghi số liệu diện tích rừng được bảo vệ tương ứng từng loại hình kinh tế ghi trong cột 2, 3, 4 và địa bàn được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra kiểm kê rừng.

    4. Biểu số 04/LN/T-N: Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2, 3: Ghi diện tích rừng được khoanh nuôi mới, khoanh nuôi chuyển tiếp thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với nội dung của biểu.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp.

    5. Biểu số 05/LN/T-N: Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của     năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu cây lâm nghiệp trồng phân tán thực hiện trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp.

    6. Biểu số 06/LN/N: Số lượng cây giống lâm nghiệp

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Số lượng cây giống lâm nghiệp”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng cây giống lâm nghiệp được sản xuất ra tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi số lượng cây giống lâm nghiệp được sản xuất ra có nguồn gốc rõ ràng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp.

    7. Biểu số 07/LN/T-N: Sản lượng gỗ khai thác

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Đơn vị tính là m3; đối với diện tích rừng trồng tính là ha; sản lượng củi tính bằng ster; sản lượng than tính bằng tấn.

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng sản lượng gỗ khai thác trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn ở được ghi cột A.

    Cột 2, 3: Ghi sản lượng gỗ từ rừng tự nhiên trong kỳ báo cáo; chia ra: khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng.

    Cột 4, 5: Ghi diện tích và sản lượng gỗ từ rừng trồng trong kỳ báo cáo.

    Cột 6: Ghi sản lượng gỗ vườn nhà, cây phân tán trong kỳ báo cáo.

    Cột 7: Ghi sản lượng gỗ cao su trong kỳ báo cáo.

    Cột 8: Ghi sản lượng gỗ loài cây đặc sản khác trong kỳ báo cáo.

    Cột 9: Ghi sản lượng củi trong kỳ báo cáo.

    Lưu ý: Số liệu cột 1 = cột 2 + cột  3 + cột  5 + cột  6 + cột 7 + cột 8.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp / Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

    8. Biểu số 08/LN/N: Sản lượng lâm sản ngoài gỗ

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên các chỉ tiêu và sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

    Cột B: Ghi đơn vị tính sản lượng lâm sản ngoài gỗ. Đơn vị tính có thể là 1.000 cây; 1.000 lá; 1.000 giỏ; tấn… tùy theo từng loại sản phẩm.

    Cột 1: Ghi sản lượng sản phẩm lâm sản ngoài gỗ được khai thác trong kỳ báo cáo tương ứng với từng chỉ tiêu và sản phẩm được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra lâm nghiệp / Báo cáo của Tổng cục Thống kê.

    9.Biểu số 09/LN/N: Diện tích rừng hiện có

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng hiện có”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT).

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu diện tích đất có rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2 đến cột 5: Ghi số liệu diện tích có rừng tự nhiên chia theo mục đích sử dụng, bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

    Cột 6 đến cột 9: Ghi số liệu diện tích có rừng trồng chia theo mục đích sử dụng, bao gồm: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra kiểm kê rừng.

    10. Biểu số 10/LN/T-N: Số vụ và diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy, bị chặt phá

    a) Khái niệm

    Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá là số liệu thống kê số vụ bị cháy, bị chặt phá và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá theo các nguyên nhân chủ quan và khách quan không còn khả năng khôi phục trong một giai đoạn nhất định.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số vụ bị cháy và bị chặt phá trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi số vụ bị cháy.

    Cột 3: Ghi số vụ bị chặt phá.

    Cột 4: Ghi tổng số diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy và bị chặt phá trong kỳ báo cáo tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 5: Ghi diện tích rừng bị thiệt hại do bị cháy.

    Cột 6: Ghi diện tích rừng bị thiệt hại do bị chặt phá.

    Lưu ý: Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3; cột 4 = cột 5 + cột 6.

    d) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra kiểm kê rừng.

    11. Biểu số 11/LN/N: Số vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm được phát hiện

    a) Khái niệm

    Số vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là số vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được phát hiện, là các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đã bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của các loại động vật đó.

    Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I B (nhóm động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

    Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của động vật nguy cấp, quý hiếm là vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I B mà không có giấy tờ hợp pháp, các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số vụ vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phát hiện theo từng địa bàn được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

    12.Biểu số 12/LN/N: Tỷ lệ che phủ rừng

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Tỷ lệ che phủ rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước năm là số liệu ước tính đến ngày 31/12 của năm báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của       năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu diện tích tự nhiên tương ứng của từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi số liệu diện tích có rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 3: Ghi số liệu diện tích rừng tự nhiên tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 4: Ghi số liệu diện tích rừng trồng đã thành rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A..

    Cột 5: Ghi số liệu diện tích rừng trồng chưa thành rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A..

    Cột 6: Ghi tỷ lệ che phủ rừng của cả nước và từng tỉnh, thành phố.

    c) Nguồn số liệu

    - Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh;

    - Điều tra kiểm kê rừng.

    13. Biểu số 13/LN/6T-N: Kết quả dịch vụ môi trường rừng

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Theo quy định tại chỉ tiêu thống kê “Thu tiền dịch vụ môi trường rừng”, chỉ tiêu thống kê “Số tiền chi trả cho chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng” và chỉ tiêu thống kê “Diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng”, Mục II Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước 6 tháng là số liệu ước tính đến ngày 30/6, ước năm là số liệu ước tính đến ngày 31/12 của năm báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số tiền đã thu từ dịch vụ môi trường rừng tương ứng với từng địa bàn ở cột A. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3 = cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8.

    Cột 2, 3: Ghi số tiền đã thu từ dịch vụ môi trường rừng theo đơn vị thu (trung ương, địa phương).

    Cột 4, 5, 6, 7, 8: Ghi số tiền đã thu từ dịch vụ môi trường rừng theo từng loại dịch vụ được ghi sẵn trong biểu.

    Cột 9: Ghi số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    Cột 10: Ghi diện tích rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng tương ứng với từng địa bàn được ghi ở cột A.

    c) Nguồn số liệu: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh.

    Phần II

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI   CỤC TRỒNG TRỌT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT  HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH   VỀ TRỒNG TRỌT CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/TT/5N

    Cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực

    5 Năm

    Chính thức:31/3 năm sau năm điều tra

    02/TT/5N

    Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống nguyên chủng, giống lai, giống chất lượng cao

    5 Năm

    Chính thức:31/3 năm sau năm điều tra

    03/TT/N

    Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương

    Năm

    - Sơ bộ năm:31/3 năm sau

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    04/TT/5N

    Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

    5 Năm

    Chính thức:31/3 năm sau năm điều tra

    05/TT/N

    Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    06/TT/N

    Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO



    Biểu số: 01/TT/5N

    Ban hành theo Thông tư số....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIỐNG CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG
    CHỦ LỰC

    (5 Năm)

    (A) Cây: ………………

    Năm: 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Trồng trọt

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: %

    Địa bàn

    Giống A

    Giống B

    Giống C

    Giống …

    B

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh/thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày….. tháng..….năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 02/TT/5N

    Ban hành theo Thông tư số /2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ DIỆN TÍCH LÚA ĐƯỢC GIEO TRỒNG BẰNG GIỐNG XÁC NHẬN, GIỐNG NGUYÊN CHỦNG, GIỐNG LAI, GIỐNG CHẤT LƯỢNG CAO

    (5 Năm)

    Năm: 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Trồng trọt

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: %

    Địa bàn

    Giống
    xác nhận

    Giống
    nguyên chủng

    Giống lai

    Giống chất lượng cao

    A

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh/thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày … tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 03/TT/N

    Ban hành theo Thông tư số /2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    DIỆN TÍCH CÁC LOẠI
    CÂY TRỒNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (VietGAP)
    VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Trồng trọt.

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Chứng nhận VietGAP

    Chứng nhận …

    Rau

    Quả

    Lúa

    Chè

    Cây trồng khác……

    Rau

    Quả

    Lúa

    Chè

    Cây trồng khác……

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Cả nước

    Chia theo tỉnh/thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày ……tháng……năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 04/TT/5N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ TỔN THẤT LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM CHỦ YẾU SAU THU HOẠCH

    (5 Năm)

    Năm 20…..

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Trồng trọt

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: %

    Địa bàn

    Lúa gạo

    Ngô

    Cà phê

    Rau

    Quả

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh,  thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày….. tháng..….năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 05/TT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH
    CHUYỂN ĐỔI
    CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

     - Cấp toàn ngành: Cục Trồng trọt

     - Cấp tỉnh: Chi cục  Trồng trọt và BVTV /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:
    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Trồng trọt; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    TT

    Địa bàn

    Cây hằng năm

    Cây lâu năm

    Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

    A

    1

    2

    3

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    2

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng…năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 06/TT/N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG NGUỒN GEN GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO TỒN

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:
    Cục Trồng trọt

    Đơn vị nhận báo cáo:
    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Nguồn gen

    TT

    Loại/nguồn gen

    Tổ chức lưu giữ nguồn gen

    Số lượng nguồn gen

    Thời gian lưu giữ

    Trung hạn

    Dài hạn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    1

    Hòa thảo

    2

    Đậu đỗ

    3

    Rau, gia vị

    4

    Cây có củ

    5

    Cây hoa

    6

    Cây ăn quả

    7

    Cây công nghiệp

    ….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC TRỒNG TRỌT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ TRỒNG TRỌT CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh: Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01,… Chữ TT ký hiệu đối với lĩnh vực trồng trọt. Các chữ cái N, 5N là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm, 5N là báo cáo 5 năm. Ngoài ra, góc trên bên phải của biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị, địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

     1. Biểu số 01/TT/5N: Cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực

    a) Khái niệm

    Cơ cấu diện tích giống cây trồnglà tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích gieo trồng của một loại giống cây trồng so với tổng diện tích gieo trồng của loài cây   trồng đó.

    b) Phương pháp tính

    - Trong phạm vi chỉ tiêu này, chủ yếu tính toán cơ cấu diện tích giống của một số cây trồng chủ lực sau:

    + Cây công nghiệp lâu năm: Cao su, hồ tiêu, cà phê, chè, điều.

    + Cây ăn quả: Vải, nhãn, cam, bưởi, xoài, sầu riêng, chuối, chôm chôm, dứa, thanh long.

    + Cây lương thực: Lúa.

    - Công thức tính cụ thể như sau:

    Tỷ lệ diện tích gieo trồng của giống A (%)

    =

    Diện tích gieo trồng sử dụng giống A

    x

    100

    Tổng diện tích gieo trồng của loài cây trồng

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Dòng (A) phía dưới tên biểu: Ghi tên cây trồng được điều tra.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh

    Cột 1: Ghi tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng của giống A.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng của giống B.

    Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm diện tích gieo trồng của giống C.

    Các cột tiếp theo ghi tỷ lệ phần trăm (%) diện tích gieo trồng của giống được điều tra cho đến hết.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    2. Biểu số 02/TT/5N: Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống nguyên chủng, giống lai, giống chất lượng cao

    a) Khái niệm

    Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận, giống lai, giống mới, giống chất lượng cao là tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích gieo trồng giống lúa cấp xác nhận, giống lúa lai; giống mới, giống lúa chất lượng cao so với tổng diện tích gieo trồng lúa.

    Giống lúa nguyên chủng, được xác định theo quy định tại Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) 01-54:2011/BNNPTNT, giống lúa xác nhận bao gồm giống lúa xác nhận 1 và giống lúa xác nhận 2. Giống lúa lai (F1) bao gồm giống lúa lai hai dòng và giống lúa lai ba dòng. Giống chất lượng cao theo quy định tại tiêu chuẩn Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa.

    b) Phương pháp tính

    Công thức tính chung cho từng cấp/loại giống lúa.

    Tỷ lệ diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận /giống nguyên chủng /giống lai /giống chất lượng (%)

    =

    Diện tích gieo trồng sử dụng giống xác nhận/ giống nguyên chủng /giống lai /giống chất lượng

    x

    100

    Tổng diện tích gieo trồng
    của cây lúa

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) diện tích lúa được gieo trồng bằng giống xác nhận.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) diện tích lúa được gieo trồng bằng giống nguyên chủng.

    Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) diện tích lúa được gieo trồng bằng giống lai.

    Cột 4: Ghi tỷ lệ phần trăm diện tích (%) lúa được gieo trồng bằng giống chất lượng cao.

    c) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê

    3. Biểu số 03/TT/N: Diện tích các loại cây trồng được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) và tương đương

    a) Khái niệm

    Cơ sở được chứng nhận áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) là cơ sở được tổ chức chứng nhận VietGAP cấp giấy chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) Phần 1: Trồng trọt.

    Diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAPlà diện tích cây trồng được tổ chức chứng nhận VietGAP chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11892-1:2017.

    Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tương đương như: GlobalG.A.P, ASIAGAP, ASEANGAP, Rainforest Allinace, 4C, UTZ, hữu cơ và các GAP khác; trồng trọt hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương đang còn hiệu lực trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng diện tích canh tác rau được chứng nhận VietGAP.

    Cột 2: Ghi tổng diện tích canh tác cây ăn quả được chứng nhận VietGAP.

    Cột 3: Ghi tổng diện tích canh tác lúa được chứng nhận VietGAP.

    Cột 4: Ghi tổng diện tích canh tác chè được chứng nhận VietGAP.

    Cột 5: Ghi diện tích canh tác các loại cây trồng khác được chứng nhận VietGAP (nếu có).

    Cột 6 đến cột 10: Ghi diện tích canh tác các loại cây trồng (đã ghi trong biểu) được cấp chứng nhận khác tương đương VietGAP. Ngoài những chứng nhận, loại cây trồng đã được ghi trong biểu, nếu có loại cây trồng khác được chứng nhận tiêu chuẩn tương đương khác thì tạo thêm các cột mới để ghi.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổ chức chứng nhận VietGAP và các quy trình khác tương đương;

    - Điều tra thống kê/ Tổng cục Thống kê.

    4. Biểu số 04/TT/5N: Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch

    a) Khái niệm

    Tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch là lượng lương thực, thực phẩm bị tổn thất trong thu hoạch và sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản, vận chuyển).

    b) Phương pháp tính

    - Trong phạm vi chỉ tiêu này, chủ yếu tính toán tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch đối với các loại cây lương thực, thực phẩm sau: Lúa gạo, ngô, cà phê, rau quả.

    - Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm chủ yếu sau thu hoạch được tính bằng phần trăm (%) khối lượng lương thực, thực phẩm chủ yếu bị tổn thất trong và sau thu hoạch so với sản lượng lương thực, thực phẩm thu hoạch.

    Tỷ lệ tổn thất lương thực, thực phẩm sau thu hoạch (%)

    =

    Khối lượng lương thực, thực phẩm
    bị tổn thất sau thu hoạch

    Sản lượng lương thực, thực phẩm
    thu hoạch

    x

    100

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính;

    Cột 1: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của lúa gạo.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của ngô.

    Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của cà phê.

    Cột 4: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của rau.

    Cột 5: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của quả.

    Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm tổn thất sau thu hoạch của loại lương thực, thực phẩm khác (nếu có.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    5. Biểu số 05/TT/N: Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    a) Khái niệm

    Chuyển đổi cơ cấucây trồng trên đất trồng lúalà việcchuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghịđịnh số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

    Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác.

    Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm. Đất trồng lúa khác bao gồm đất trồng lúa nương và đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.

    Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 (một) năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

    Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt là cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

    Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là hình thức kết hợp giữa trồng lúa với nuôi trồng thủy sản gồm: Trồng một vụ lúa và một vụ nuôi trồng thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

    b) Phương pháp tính

    Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được tính bằng tổng diện tích đất trồng lúa chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm khác, cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệuthể hiện trong biểu báo cáo ước năm là số liệu ước tính đến ngày 31/12 của năm báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Trồng trọt); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm khác.

    Cột 2: Ghi tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm.

    Cột 3: Ghi tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh.

    6. Biểu số 06/TT/N: Số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn

    a) Khái niệm

    Nguồn gen là các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.

    Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.

    Nguồn gen giống cây trồng là những giống cây trồng sống hay mẫu vật di truyền của chúng có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra cây trồng mới.

    Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

    Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

    Các hình thức lưu giữ nguồn gen cây trồng phổ biến đang sử dụng trongBảo tồn chuyển chỗ gồm: Ngân hàng gen hạt giống (lưu giữ trong kho lạnh); Ngân hàng gen đồng ruộng (lưu giữ trên đồng ruộng); Ngân hàng gen in-vitro (lưu giữ trong ống nghiệm, bình thủy tinh).

    Thời gian lưu giữ nguồn gen trong kho lạnh thường được phân thành các loại:

    + Dài hạn: Lưu giữ 50 - 100 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;

    + Trung hạn: Lưu giữ 10 - 15 năm, tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng nguồn gen giống cây trồng được lưu giữ, bảo tồn tại các cơ sở bảo tồn, lưu giữ tài nguyên thực vật.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột 1: Ghi tên tổ chức lưu giữ nguồn gen.

    Cột 2: Ghi số lượng nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn.

    Cột 3, 4: Ghi thời gian lưu giữ nguồn gen giống cây trồng được bảo tồn trung hạn và dài hạn.

    d) Nguồn số liệu: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

    Phần III

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
    VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/BVTV/T-N

    Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    +Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    02a/BVTV/N

    Số lượng cơ sở sản xuất phân bón

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    02b/BVTV/N

    Số lượng cơ sở buôn bán phân bón

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    03a/BVTV/N

    Số lượng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    03b/BVTV/N

    Số lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    04/BVTV/N

    Số lượng /Khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    05/BVTV/N

    Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên một ha đất trồng trọt

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    06/BVTV/N

    Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên một ha đất trồng trọt

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu: 01/BVTV/T-N

    Ban hành theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH

    CÂY TRỒNG NHIỄM SINH VẬT GÂY HẠI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo: …….năm 20....

    Tỉnh.....

    (Cả nước)

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật.

    - Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật /Cơ quan đượcgiao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về BVTV cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh: Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và PTNT

    TT

    Cây trồng

    Sinh vật gây hại

    Diện tích nhiễm sinh vật gây hại (ha)

    Phân bố

    Tổng

    Nhẹ - TB

    Nặng

    Mất trắng

    A

    B

    C

    1

    2

    3

    4

    5

    1

    Cây lúa

    Sâu cuốn lá

    Sâu đục thân

    Rầy

    Bệnh đạo ôn lá

    Bệnh đạo ôn cổ bông

    Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá

    Bệnh bạc lá lúa

    Bệnh khô vằn

    2

    Cây n

    Sâu keo mùa thu

    3

    Cây hồ tiêu

    Tuyến trùng hại rễ

    Bệnh chết nhanh

    Bệnh chết chậm

    4

    Cây cà phê

    Bệnh khô cành

    Rệp sáp

    Bệnh gỉ sắt

    Ngày …. tháng….. năm 20

    Người lập biểu

         Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02a/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT PHÂN BÓN

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Bảo vệ thực vật

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Cơ sở

    STT

    Địa bàn

    Số cơ sở sản xuất phân bón

    Số cơ sở
    chỉ đóng gói phân bón

    Phân bón vô cơ

    Phân bón hữu cơ/ phân bón sinh học

    Cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ/phân bón sinh học

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

      Ngày …. tháng….. năm 20…

    Người lập biểu

         Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

       (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02b/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số... /2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG
    CƠ SỞ BUÔN BÁN
    PHÂN BÓN

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật.

    - Cấp tỉnh:Chi cục Trồng trọtvà Bảo vệ thực vật /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về BVTV cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh:Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Cơ sở

    TT

    Địa bàn

    Nhà phân phối

    Đại lý

    A

    B

    1

    2

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Ngày …. tháng….. năm 20…

    Người lập biểu

      Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

       (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03a/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số ... /2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Bảo vệ thực vật

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Cơ sở

    STT

    Địa bàn

    Loại hình sản xuất

    Loại thuốc BVTV

    Sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật, đóng gói

    Chỉ đóng gói thuốc BVTV thành phẩm

    Thuốc BVTV hóa học

    Thuốc BVTV sinh học

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …. tháng….. năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03b/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật

    - Cấp tỉnh:Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về BVTV cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Cơ sở

    TT

    Địa bàn

    Nhà

    phân phối

    Đại lý

    A

    B

    1

    2

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …. tháng….. năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 04/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
    XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
    ĐƯỢC KIỂM DỊCH

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Bảo vệ thực vật

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    Số lượng

    Khối lượng

    Số lần phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật

    A

    1

    2

    3

    4

    I. Nhập khẩu

    Nhóm vật thể

    Cây

    Giống (hạt giống, cây giống)

    Gỗ và sản phẩm từ gỗ

    Hàng đông lạnh

    Quả tươi

    Rau tươi

    Thực phẩm chế biến

    Thức ăn chăn nuôi/Thủy sản (có nguồn gốc từ TV nhập khẩu)

    …..

    Tổng

    II. Xuất khẩu

    Nhóm vật thể

    Cây

    Giống (hạt giống, cây giống)

    Gỗ và sản phẩm từ gỗ

    Hàng đông lạnh

    Quả tươi

    Rau tươi

    Thực phẩm chế biến

    …..

    Tổng

    Ngày …. tháng….. năm 20…

    Người lập biểu

         Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    LƯỢNG PHÂN BÓN BÌNH QUÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN MỘT HA ĐẤT TRỒNG TRỌT

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật

    - Cấp tỉnh: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về BVTV cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và PTNT

    TT

    Địa bàn

    Lượng phân bón sử dụng (tấn)

    Lượng phân bón bình quân được sử dụng
    (tấn/ha)

    Phân bón vô cơ

    Phân bón hữu cơ, sinh học

    Phân bón hữu cơ không thương mại

    Theo diện tích canh tác

    Theo diện tích gieo trồng

    Đạm

    Lân

    Kali

    Phức hợp

    Hỗn hợp

    Trung,   vi lượng

    Khác

    A

    B

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày ….tháng….năm 20…

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

         (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 06/BVTV/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    LƯỢNG THUỐC BVTV BÌNH QUÂN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRÊN MỘT HA ĐẤT TRỒNG TRỌT

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Bảo vệ thực vật

    - Cấp tỉnh:Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về BVTV cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Bảo vệ thực vật; Sở Nông nghiệp và PTNT

    STT

    Địa bàn

    Tổng diện tích đất canh tác

    (ha)

    Tổng lượng thuốc
    sử dụng

    (kg)

    Bình quân lượng thuốc sử dụng/năm

    (kg/ha/năm)

    Thuốc hóa học

    Thuốc  sinh học

    Thuốc  hóa học

    Thuốc sinh học

    A

    B

    (1)

    (2)

    (3)

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    1

    (Ghi theo danh mụcđơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày …. tháng….. năm 20…

    Người lập biểu

         Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT, CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ BẢO VỆ THỰC VẬT CẤP TỈNH

    Giải thích một số qui ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật/ Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh: Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01, hoặc 01a, 01b…nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác phân tổ. Chữ BVTV ký hiệu đối với lĩnh vực bảo vệ thực vật. Các chữ cái T, N là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, góc trên bên phải của biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/BVTV/T-N: Diện tích cây trồng nhiễm sinh vật gây hại

    a) Khái niệm

    Diện tích nhiễm sinh vật gây hại (SVGH) là diện tích nhiễm từng loại sinh vật gây hại chính ở các mức nhẹ - trung bình, nặng và mất trắng trên từng cây trồng chính trong 1 năm, 1 vụ (tùy loại cây trồng có 1 hoặc hơn 1 vụ / năm).

    b) Phương pháp tính

    Diện tích nhiễm sinh vật gây hại được tính theo phương pháp lấy số liệu diện tích nhiễm lớn nhất trong năm hoặc trong vụ, tính đến thời điểm cuối cùng của kỳ báo cáo. Các cây trồng có thời vụ kết thúc sau thời điểm báo cáo mà sinh vật gây hại chưa đến thời kỳ đỉnh cao gây hại thì tính sang kỳ sau.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B (cây trồng): Ghi cụ thể tên cây trồng (trường hợp có tên khác nhau theo vùng miền thì cán bộ tổng hợp ghi theo tên gọi phổ biến nhất).

    Cột C (Sinh vật gây hại): Ghi tên bằng tiếng Việt của sinh vật hại chính phát sinh trong tháng (trường hợp có tên khác nhau theo vùng miền thì cán bộ tổng hợp ghi theo tên gọi phổ biến nhất). Ghi sâu trước, bệnh sau; SVGH chủ yếu trước, thứ yếu sau.

    Cột 1, 2, 3, 4 (Diện tích nhiễm SVGH): Ghi số liệu diện tích nhiễm sinh vật gây hại theo nội dung cột. Đơn vị tính bằng ha.

    Cột 1: Ghi số liệu tổng diện tích nhiễm là tổng số diện tích của các mức nhiễm, bao gồm cả diện tích mất trắng tương ứng với từng loại bệnh và từng loại cây trong biểu. Các mức nhiễm áp dụng theo hướng dẫn hiện hành của Cục Bảo vệ thực vật.

    Cột 2: Ghi số lượng cụ thể diện tích nhiễm nhẹ-trung bình (cột này là tổng diện tích nhiễm nhẹ và diện tích nhiễm trung bình) tương ứng với từng loại bệnh và từng loại cây trong biểu.

    Cột 3: Ghi số liệu diện tích nhiễm nặng tương ứng với từng loại bệnh và từng loại cây trong biểu.

    Cột 4: Ghi số liệu diện tích mất trắng do sinh vật gây hại gây ra tương ứng với từng loại bệnh và từng loại cây trong bảng.

    Cột 5: Ghi tên địa phương có diện tích bị nhiễm sinh vật gây hại

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh;

    - Các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật.

    2. BIỂU SỐ 02a/BVTV/N: Số lượng cơ sở sản xuất phân bón

    a) Khái niệm

    Cơ sở sản xuất phân bón là tổ chức hoạt động sản xuất phân bón. Sản xuất phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động phối trộn, pha chế, nghiền sàng, sơ chế, ủ, lên men, chiết xuất, tái chế, làm khô, làm ẩm, tạo hạt, đóng gói và hoạt động khác thông qua quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón (khoản 5 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019       của Chính phủ Quy định về quản lý phân bón (sau đây gọi tắt là Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

    Nhóm phân bón hóa học (còn gọi là phân bón vô cơ) gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản và tùy theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính đối với cây trồng hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

    Nhóm phân bón hữu cơ gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý (làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm) hoặc sinh học (ủ, lên men, chiết) và tùy theo thành phần, chức năng của các chỉ tiêu chất lượng chính hoặc quá trình sản xuất được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 2 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

    Nhóm phân bón sinh học gồm các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học như axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác và tùy theo thành phần hoặc chức năng của chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón được phân loại chi tiết trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất phân bón đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1 (Số lượng cơ sở sản xuất phân bón vô cơ): Ghi số lượng các cơ sở chỉ sản xuất phân bón vô cơ đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 2 (Số lượng cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ/phân bón sinh học): Ghi số lượng các cơ sở sản xuất cả phân bón hữu cơ và phân bón sinh học đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 3 (Số lượng cơ sở sản xuất cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ/phân bón sinh học): Thống kê số lượng các cơ sở vừa sản xuất phân bón vô cơ, phân phân bón hữu cơ, phân bón sinh học đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 4 (Số cơ sở chỉ đóng gói phân bón): Ghi số lượng các cơ sở chỉ đóng gói phân bón, không sản xuất phân bón tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Cục Bảo vệ thực vật.

    3. BIỂU SỐ 02b/BVTV/N: Số lượng cơ sở buôn bán phân bón

    a) Khái niệm

    Cơ sở buôn bán phân bónlà tổ chức hoạt động buôn bán phân bón. Buôn bán phân bón là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác để đưa phân bón vào lưu thông (khoản 6 Điều 2 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở buôn bán phân bón đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (ápdụng đối với Cục Bảo vệ thực vật); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh).

    Cột 1 (Nhà phân phối): Ghi số lượng nhà phân phối phân bón đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 2 (Đại lý): Ghi số lượng đại lý buôn bán phân bón đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trên tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

    4. BIỂU SỐ 03a/BVTV/N: Số lượng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

    a) Khái niệm

    Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là tổ chức hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013, Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủvề sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 123/2018/NĐ-CP); và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất.

    b) Phương pháp tính và cách ghi biểu

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm từ thuốc kỹ thuật, đóng gói tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 2: Ghi số lượng các cơ sở chỉ đóng gói thuốc bảo vệ thực vật mà không sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 3: Ghi số lượng các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hóa học tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 4: Ghi số lượng các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Cục Bảo vệ thực vật

    5. BIỂU SỐ 03b/BVTV/N: Số lượng cơ sở buôn bán thuốc BVTV

    a) Khái niệm

    Cơ sở (đại lý) buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; đáp ứng các quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP; và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vât đang hoạt động trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Bảo vệ thực vật); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnhtheo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh).

    Cột 1 (Nhà phân phối): Ghi số lượng nhà phân phối thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 2 (Đại lý): Ghi số lượng đại lý buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

    6. BIỂU SỐ 04/BVTV/N: Số lượng, khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu được kiểm dịch

    a) Khái niệm

    Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật (khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng, khối lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (theo từng nhóm vật thể) đã được kiểm tra, kiểm dịch thực vật tại các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trong kỳ báo cáo (thường là 1 năm).

    Đơn vị tính số lượng, khối lượng vật thể, nhóm vật thể tùy thuộc vào mỗi loại vật thể, nhóm vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (có thể là lô, tấn…).

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các nhóm vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu.

    Cột 1: Nếu tính theo số lượng thì đơn vị tính là cây, củ, hom,… Nếu tính theo khối lượng thì đơn vị tính là tấn.

    Cột 2: Ghi số lượng vật thể (theo nhóm) đã được kiểm tra, kiểm dịch thực vật tại các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trong năm.

    Cột 3: Ghi khối lượng vật thể (theo nhóm) đã được kiểm tra, kiểm dịch thực vật tại các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng trong năm.

    Cột 4: Ghi số lần phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật.

    d) Nguồn số liệu: Cục Bảo vệ thực vật.

    7. BIỂU SỐ 05/BVTV/N: Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên một hecta đất trồng trọt

    a) Khái niệm

    Trong phạm vi Thông tư này, đất trồng trọt được hiểu là đất nông nghiệp có canh tác, gieo trồng cây hằng năm hoặc cây lâu năm.

    Diện tích canh tác là diện tíchđất hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều loại cây trồng qua các vụ trong năm.

    Nhóm phân bón hóa học (vô cơ), hữu cơ, sinh học: Khái niệm như diễn đạt tại điểm a biểu 02a/BVTV/N (Số lượng cơ sở sản xuất phân bón).

    Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọtlà lượng phân bón bình quân đã được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt trong thời gian 01 năm.

    b) Phương pháp tính

    Lượng phân bón bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (tấn/ha)

    =

    Tổng lượng phân bón thực tế được sử dụng trong trồng trọt (tấn)

    Tổng diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng (ha)

    c) Cách ghi biểu

    - Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ đến thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại   thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan         (5 năm/lần).

    - Cột A: Ghi số thứ tự.

    - Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    - Cột 1 (Lượng phân bón vô cơ sử dụng): Ghi lượng phân bón thực tế được sử dụng trong năm tương ứng theo từng loại phân bón, cụ thể:

    + Đạm: bao gồm các loại đạm như Urê, amoni sulphat (SA), Canxi nitrat, Magie nitrat, …

    + Lân: bao gồm các loại phân lân như lân nung chảy, superphosphat đơn, superphosphat kép, superphosphat giàu, ...

    + Kali: bao gồm các loại phân kali như kali clorua, kali sulphat, sulphat kali magie...

    + Phức hợp: bao gồm các loại phân phức hợp như Diamoni phosphat (DAP), monoamoni phosphat (MAP), amoni polyphosphat (APP), nitro phosphat, monokali phosphat (MKP), ...

    + Hỗn hợp: bao gồm các loại phân bón hỗn hợp NPK, NP, NK, PK, …

    + Trung, vi lượng: bao gồm các loại phân bón trung lượng, phân bón vi lượng, phân bón trung-vi lượng, …

    - Khác: các loại phân bón vô cơ khác, không bao gồm các phân bón vô cơ nêu trên.

    - Cột 2 (Phân bón hữu cơ, phân bón sinh học): Ghi lượng phân bón thực tế sử dụng trong năm đối với phân bón hữu cơ (không bao gồm phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại) và phân bón sinh học.

    - Cột 3 (Phân bón hữu cơ không thương mại): Ghi lượng phân bón thực tế sử dụng trong năm đối với phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại (quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Trồng trọt năm 2018).

    - Cột 4 (Lượng phân bón bình quân được sử dụng theo diện tích canh tác): Căn cứ số liệu thống kê tổng lượng phân bón thực tế sử dụng hoặc điều tra và tổng diện tích đất canh tác để tính bình quân lượng phân bón sử dụng theo phương pháp nêu tại điểm b mục này và ghi vào vị trí tương ứng trong biểu.

    - Cột 5 (Bình quân lượng phân bón sử dụng theo diện tích gieo trồng): Căn cứ số liệu thống kê tổng lượng phân bón thực tế sử dụng hoặc điều tra và tổng diện tích gieo trồng để tính bình quân lượng phân bón sử dụng theo phương pháp nêu tại điểm b mục này và ghi vào vị trí tương ứng trong biểu.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê.

    8. BIỂU SỐ 06/BVTV/N: Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên một ha đất trồng trọt

    a) Khái niệm

    Lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt là lượng thuốc thành phẩm thuốc BVTV bình quân đã được sử dụng trên 1ha đất trồng trọt trong một khoảng thời gian (thường là 01 vụ cây trồng hoặc 01 năm).

    b) Phương pháp tính

    Lượng thuốc bảo vệ thực vật bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt được tính toán theo công thức:

    Lượng thuốc BVTV bình quân được sử dụng trên 1 ha đất trồng trọt (kg/ha)

    =

    Tổng lượng thuốc BVTV được sử dụng trong trồng trọt (kg)

    Tổng diện tích đất trồng trọt (ha)

    Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong trồng trọt được tổng hợp, tính toán trên cơ sở thống kê thực tế lượng thuốc đã được sử dụng theo diện tích canh tác tại địa phương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu: Báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được thu thập, tổng hợp, công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1 (Tổng diện tích đất canh tác): Ghi diện tích đất nông nghiệp hiện hữu dùng để trồng một hay nhiều loại cây trồng qua các vụ trong năm tương ứng với từng địa bàn ở cột B.

    Cột 2 (Tổng lượng thuốc sử dụng (kg)): Căn cứ vào số liệu thống kê tổng lượng thuốc BVTV thực tế sử dụng hoặc điều tra để tính ra tổng lượng thuốc thành phẩm đã sử dụng trên diện tích đất trồng trọt trong thời gian 1 năm và ghi vào vị trí tương ứng trong biểu.

    Cột 3 (Lượng thuốc BVTV bình quân được sử dụng/năm (kg/ha/năm)): Căn cứ vào số liệu thống kê tổng lượng thuốc thực tế sử dụng hoặc điều tra và tổng diện tích đất trồng trọt tính ra lượng thuốc thành phẩm đã sử dụng trên diện tích 1ha (10.000 m2) đất trồng trọt trong thời gian 1 năm với toàn bộ cây trồng canh tác và ghi vào vị trí tương ứng trong biểu.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê.

    Phần IV

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO                                           ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC CHĂN NUÔI

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Nội dung

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/CN/5N

    Tỷ lệ giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    02/CN/5N

    Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    03/CN/5N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    04/CN/5N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và tương đương

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    05/CN/N

    Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/CN/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ GIỐNG VẬT NUÔI TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG TỔNG ĐÀN
    VẬT NUÔI

    (5 năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chăn nuôi

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                            Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Lợn

    ...

    Lợn

    Lợn

    ...

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02/CN/5N

    Ban hành theo Thông tư số ... /2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC DÙNG TRONG CHĂN NUÔI

    (5 năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chăn nuôi

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                                  Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Lợn

    ...

    Lợn

    Lợn

    ...

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03/CN/5N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI  ÁP DỤNG CHUỒNG KÍN

    (5 năm)

    Năm: 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chăn nuôi

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Lợn

    ...

    Lợn

    Lợn

    ...

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 04/CN/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
    ĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH
    CHĂN NUÔI TỐT (V
    ietGAHP)
    VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

    (5 năm)

    Năm: 20.....

    Đơn vị báo cáo:
    Cục Chăn nuôi

    Đơn vị nhận báo cáo:
    TT Tin học và Thống kê

                                                                 Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Quy trình VietGAHP

    Quy trình tương đương........................

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Lợn

    Lợn

    Lợn

    Lợn

    Lợn

    Lợn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05/CN/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI ĐƯỢC BẢO TỒN

    (Năm)

    Năm: 20.....

    Đơn vị báo cáo:
    Cục Chăn nuôi

    Đơn vị nhận báo cáo:
    TT Tin học và Thống kê

      Đơn vị tính: Nguồn gen

    TT

    Loại/nguồn gen

    Đơn vị lưu giữ nguồn gen

    Số lượng nguồn gen được bảo tồn

    Hình thức lưu giữ

    Thời gian
    lưu giữ

    Tại chỗ

    Chuyển chỗ

    Trung hạn

    Dài hạn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    I

    Gia súc

    1

    Trâu

    2

    3

    Lợn

    4

    5

    Thỏ

    .....

    II

    Gia cầm

    1

    2

    Vịt

    3

    Ngan

    4

    Ngỗng

    .......

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC CHĂN NUÔI

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Chăn nuôi: Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01. Các chữ cái CN là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực chăn nuôi. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm, 5N là báo cáo 5 năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.    

    1. BIỂU SỐ 01/CN/5N: Tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi

    a) Khái niệm

    Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

    Giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật là giống vật nuôi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật trong tổng đàn vật nuôi được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

    Tỷ lệ sử dụng giống vật nuôi tiến bộ kỹ thuật (%)

    =

    Số lượng giống vật nuôi, tiến bộ kỹ thuật đưa vào chăn nuôi

    x

    100

    Tổng số lượng giống vật nuôi được đưa vào sản xuất, chăn nuôi.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) trong tổng đàn vật nuôi của hộ gia đình.

    Cột 5, 6, 7, 8: Ghi tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) trong tổng đàn vật nuôi của trang trại.

    Cột 9, 10, 11, 12: Ghi tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) trong tổng đàn vật nuôi của doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    2. Biểu số 02/CN/5N: Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp

    a) Khái niệm

    Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

    Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất trên dây chuyền thiết bị công nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

    Tỷ lệ sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (%)

    =

    Lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng

    x

    100

    Tổng lượng thức ăn chăn nuôi sử dụng trong quá trình chăn nuôi

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của hộ gia đình.

    Cột 5, 6, 7, 8: Ghi tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của trang trại.

    Cột 9, 10, 11, 12: Ghi tỷ lệ thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trong chăn nuôi từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    3. Biểu số 03/CN/5N: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

    a) Khái niệm

    Cơ sở chăn nuôi là nơi nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi.

    Chuồng kín là loại chuồng nuôi có trần, có tường (hoặc bạt) bao kín xung quanh, thông thoáng bằng hệ thống quạt gió. Có 2 loại chuồng kín: chuồng kín lạnh và chuồng kín không lạnh.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín được thu thập, tổng hợp tính toán từ kết quả điều tra, theo công thức:

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín (%)

    =

    Số lượng cơ sở chăn nuôi áp dụng chuồng kín

    x

    100

    Tổng số cơ sở chăn nuôi

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng kín đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của hộ gia đình.

    Cột 5, 6, 7, 8: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng kín đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của trang trại.

    Cột 9, 10, 11, 12: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi áp dụng hệ thống chuồng kín đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    4. Biểu số 04/CN/5N: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và tương đương

    a) Khái niệm

    Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi (bò sữa, bò thịt, dê, dê sữa, lợn, gà, ong mật, vịt, ngan) nhằm đảm bảo loại động vật được nuôi dưỡng, để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

    Quy trình thực hành chăn nuôi tốt hoặc các quy trình chăn nuôi khác tương đương như VietGAHP, AseanGAP, GlobalGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-3:2017)

    b) Phương pháp tính

    Tính tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên tổng số cơ sở chăn nuôi.

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP hoặc quy trình chăn nuôi khác tương đương (%)

    =

    Số lượng cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) và các quy trình chăn nuôi khác tương đương

    x

    100

    Tổng số cơ sở chăn nuôi

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của hộ gia đình.

    Cột 5, 6, 7, 8: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của trang trại.

    Cột 9, 10, 11, 12: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) đối với từng loài vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của doanh nghiệp.

    Cột 13, 14, 15, 16: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình khác tương đương VietGAHP đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của hộ gia đình.

    Cột 17, 18, 19, 20: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình khác tương đương VietGAHP đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của trang trại.

    Cột 21, 22, 23, 24: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo quy trình khác tương đương VietGAHP đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổ chức chứng nhận VietGAHP và các quy trình khác tương đương;

    - Điều tra thống kê / Tổng cục Thống kê.

    5. Biểu số 05/CN/N: Số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn

    a) Khái niệm

    Nguồn gen giống vật nuôi là các động vật sống và sản phẩm giống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống vật nuôi mới (khoản 21 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018).

    Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

    Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

    Thời gian lưu giữ nguồn gen trong kho lạnh thường được phân thành các loại:

    + Dài hạn: Lưu giữ 50-100 năm tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản;

    + Trung hạn: Lưu giữ 10-15 năm tùy thuộc điều kiện, phương tiện bảo quản.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn tại các tổ chức, cá nhân lưu giữ, bảo tồn giống vật nuôi.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột 1: Ghi tên tổ chức lưu giữ nguồn gen

    Cột 2: Ghi số lượng nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn tương ứng với từng loại gia súc và gia cầm ở cột B

    Cột 3, 4: Ghi hình thức lưu giữ tương ứng với hình thức lưu giữ nội vi và ngoại vi.

    Cột 5, 6: Ghi thời gian lưu giữ nguồn gen trung hạn hoặc dài hạn.

    d) Nguồn số liệu

    - Viện Chăn nuôi;

    - Các tổ chức, cá nhân bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.

    Phần V

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    CỤC THÚ Y, CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THÚ Y CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    công bố

    Ngày nhận báo cáo

    01a/TY/N

    Số lượng gia súc được tiêm phòng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    01b/TY/N

    Số lượng gia cầm được tiêm phòng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    02a/TY/T-N

    Số lượng gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    02b/TY/T-N

    Số lượng gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    03/TY/N

    Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    04/TY/N

    Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    05a/TY/N

    Số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    05b/TY/N

    Số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    06/TY/N

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    07/TY/N

    Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01a/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ  LƯỢNG          GIA SÚC ĐƯỢC    TIÊM PHÒNG

    (Năm)

    Loại vắc xin: ………………

    Năm 20.…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh:Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;          Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Con

    Địa bàn

    Tổng số     gia súc

    Chia ra:

    Trâu

    Lợn

    Chó

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng… năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 01b/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG GIA CẦM ĐƯỢC TIÊM PHÒNG

    (Năm)

    Loại vắc xin: ……………

    Năm 20.…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;        Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Con

    Địa bàn

    Tổng số

    gia cầm

    Chia ra:

    Ngan

    Vịt

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02a/TY/T-N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ LƯỢNG GIA SÚC MẮC BỆNH, BỊ CHẾT HOẶC TIÊU HỦY DO DỊCH BỆNH

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:….năm 20...

    Loại dịch bệnh: ……………………….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên
    ngành về thú y cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;         Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: con

    Địa bàn

    Số gia súc mắc bệnh

    Số gia súc bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tổng số gia súc

    Trong đó:

    Tổng số

    gia súc

    Trong đó:

    Trâu

    Lợn

    Trâu

    Lợn

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02b/TY/T-N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ LƯỢNG GIA CẦM MẮC BỆNH, BỊ CHẾT HOẶC TIÊU HỦY DO DỊCH BỆNH

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:…năm 20...

    Loại dịch bệnh: ………………………

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh:Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;
    Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: con

    Địa bàn

    Số gia cầm mắc bệnh

    Số gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    Tổng số gia súc

    Trong đó:

    Tổng số gia súc

    Trong đó:

    Ngan

    Vịt

    Ngan

    Vịt

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN  BỊ THIỆT HẠI

    DO DỊCH BỆNH

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thúy cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;        Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: ha

    Địa bàn

    Diện tích thiệt hại

    Chia theo loài

    Tôm sú

    Tôm thẻ chân trắng

    Cá tra

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 04/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo: Cục Thú y

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Cơ sở

    Địa bàn

    Số cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP

    Chia theo thành phần kinh tế:

    Nhà nước

    Tư nhân

    Liên doanh

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng… năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05a/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Thú y

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Cơ sở

    Địa bàn

    Số cơ sở nhập khẩu thuốc thú y

    Số cơ sở nhập khẩu chia theo loại sản phẩm

    Vắc xin

    Dược phẩm

    Hóa chất

    A

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….  năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05b/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ BUÔN BÁN THUỐC THÚ Y

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành vềthú ycấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:             TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;      Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Cơ sở

    Địa bàn

    Số cơ sở buôn bán thuốc thú y

    Số cơ sở buôn bán chia theo loại sản phẩm

    Vắc xin

    Dược phẩm

    Hóa chất

    A

    1

    2

    3

    4

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….  năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 06/TY/N

    TỶ LỆ CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐƯỢC CHỨNG NHẬN CƠ SỞ CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH

    (Năm)

    Năm: 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:
    Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi thú y hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý về thú y

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;       Sở Nông nghiệp và PTNT

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

                                                                                                   Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Hộ gia đình

    Trang trại

    Doanh nghiệp

    Lợn

    Lợn

    Lợn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày......tháng......năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 07/TY/N

    Ban hành kèm theo Thông tư số ....../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Thú y

    - Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Thú y;             Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Cơ sở

    Địa bàn

    Số cơ sở giết mổ gia súc

    Chia theo cấp

    quản lý

    Số cơ sở giết mổ gia cầm

    Chia theo cấp

    quản lý

    Tỉnh

    Huyện

    Tỉnh

    Huyện

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày …  tháng….  năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC THÚ Y, CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THÚ Y CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01, hoặc 01a, 01b, 01c,…nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác phân tổ. Các chữ cái TY là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực thú y. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, góc trên bên phải của biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.    

    1. Biểu số 01a/TY/N: Số lượng gia súc được tiêm phòng

    a) Khái niệm

    Số lượng gia súc được tiêm phòng là số lượng đầu con gia súc đã được tiêm phòng nhằm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, phát dịch trên gia súc.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng đầu con gia súc được tiêm phòng theo từng loại vắc xin trên địa bàn trong kỳ công bố.

    c) Cách ghi biểu

    Biểu này yêu cầu thống kê riêng theo từng loại vắc xin cụ thể theo năm. Loại vắc xin là loại bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT).

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộccấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số đầu con gia súc được tiêm phòng tương ứng với từng địa bàn

    Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7: Ghi số đầu con trâu, bò, lợn, dê, chó, con khác được tiêm phòng tương ứng với từng địa bàn.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    2. Biểu số 01b/TY/N: Số lượng gia cầm được tiêm phòng

    a) Khái niệm

    Số lượng gia cầm được tiêm phòng là số lượng đầu con gia cầm đã được tiêm phòng nhằm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh, phát dịch trên gia cầm.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng đầu con gia cầm được tiêm phòng theo từng loại vắc xin trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Biểu này yêu cầu thống kê riêng theo từng loại vắc xin cụ thể theo năm. Loại vắc xin là loại bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT.

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộccấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số đầu con gia cầm được tiêm phòng tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7 : Ghi số đầu con gà, ngan, vịt, gia cầm khác được tiêm phòng tương ứng với từng địa bàn.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    3. Biểu số 02a/TY/T-N: Số lượng gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    a) Khái niệm

    Số lượng gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy là số lượng đầu con gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc bị tiêu hủy do bị dịch bệnh theo từng loại bệnh, tại từng địa bàn và trong một khoảng thời gian cụ thể.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng gia súc mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh theo các qui định hiện hành trên địa bàn trong kỳ công bố.

    c) Cách ghi biểu

    Biểu này yêu cầu thống kê riêng theo từng loại dịch bệnh cụ thể theo năm. Loại dịch bệnh là loại bắt buộc phải báo cáo theo Phụ lục I Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT.

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộccấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số gia súc mắc bệnh tương ứng trên từng địa bàn.

    Cột 2, 3, 4 : Ghi số trâu, bò, lợn mắc bệnh tương ứng trên từng địa bàn.

    Cột 5: Ghi tổng số gia súc bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh tương ứng trên từng địa bàn.

    Cột 6, 7, 8 : Ghi số trâu, bò, lợn bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh tương ứng với từng địa bàn. Nếu gia súc bị chết do các nguyên nhân khác thì không đưa vào phần này.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    4. Biểu số 02b/TY/T-N: Số lượng gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh

    a) Khái niệm

    Số lượng gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy là số lượng đầu con gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do bị dịch bệnh theo từng loại bệnh, tại từng địa bàn và trong một khoảng thời gian cụ thể.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng gia cầm mắc bệnh, bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh theo các qui định hiện hành trên địa bàn trong kỳ công bố.

    c) Cách ghi biểu

    Biểu này yêu cầu thống kê riêng theo từng loại dịch bệnh cụ thể theo năm. Loại dịch bệnh là loại bắt buộc phải báo cáo theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT.

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộccấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số gia cầm mắc bệnh tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 2, 3, 4: Ghi số gà, ngan, vịt mắc bệnh tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 5: Ghi tổng số gia cầm bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 6, 7, 8: Ghi số gà, ngan, vịt bị chết hoặc tiêu hủy do dịch bệnh tương ứng với từng địa bàn. Nếu gia cầm bị chết do các nguyên nhân khác thì không đưa vào phần này.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    5. Biểu số 03/TY/N: Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh

    a) Khái niệm

    Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh là diện tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản mà ở đó thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Biểu này thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh đối với các loài thủy sản chủ lực (là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực).

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng diện tích nuôi trồng thủy sản thực tế bị thiệt hại do dịch bệnh theo địa bàn.

    Cột 2, 3, 4, 5: Ghi diện tích thiệt hại phân theo loài: tôm, cá tra và loài khác.

    Lưu ý: Số liệu từ các cột chi tiết về diện tích thiệt hại theo loài: tôm, cá tra và loài khác cộng lại phải bằng số liệu ở cột tổng diện tích thiệt hại.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    6. Biểu số 04/TY/N: Số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y

    a) Khái niệm

    Số lượng cơsở sản xuất thuốc thú ylà số cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn. Cơ sở sản xuất thuốc thú y phải đảm bảo một số yêu cầu tối thiểu về qui mô sản xuất thuốc, chủng loại và giấy phép sản xuất do cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành thú y cấp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP (đủ điều kiện sản xuất) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP trên địa bàn.

    Các cột 2, 3, 4, 5 ghi số cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP phân theo thành phần kinh tế, như: nhà nước, tư nhân, liên doanh,...

    d) Nguồn số liệu: Cục Thú y.

    7. Biểu số 05a/TY/N: Số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thúy

    a) Khái niệm

    Số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y là số cơ sở nhập khẩu thuốc thú y trên địa bàn. Cơ sở nhập khẩu thuốc thú y phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cần thiết theo quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu thuốc thú y.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y thực tế có trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Các cột 2, 3, 4 ghi số lượng các cơ sở nhập khẩu thuốc thú y chia theo loại sản phẩm, như: vắc xin, dược phẩm và hóa chất dùng trong thú y.

    Lưu ý: Số liệu từ các cột chi tiết về số cơ sở nhập khẩu thuốc thú y chia theo loại sản phẩm cộng lại phải bằng số liệu ở cột tổng số lượng cơ sở nhập khẩu thuốc thú y.

    d) Nguồn số liệu: Cục Thú y.

    8. Biểu số 05b/TY/N: Số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y

    a) Khái niệm

    Số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y là số cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn. Cơ sở buôn bán thuốc thú y phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cần thiết theo quy định hiện hành của pháp luật về buôn bán thuốc thú y.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính.cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y thực tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Các cột tiếp theo ghi số lượng các cơ sở buôn bán thuốc thú y chia theo loại sản phẩm, như: vắc xin, dược phẩm và hóa chất dùng trong thú y.

    Lưu ý: Số liệu từ các cột chi tiết về số cơ sở buôn bán thuốc thú y chia theo loại sản phẩm cộng lại phải bằng số liệu ở cột tổng số lượng cơ sở buôn bán thuốc thú y.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    9. Biểu số 06/TY/N: Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

    a) Khái niệm

    Cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh cơ sở chăn nuôi được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài vật nuôi và hoạt động thú y tại cơ sở bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnhlà tỷ lệ giữa cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh so với tổng số cơ sở chăn nuôi.

    b) Phương pháp tính

    Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàndịch bệnh (%)

    =

    Số lượng cơ sở chăn nuôi được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàndịch bệnh

    x

    100

    Tổng số cơ sở chăn nuôi

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của hộ gia đình.

    Cột 4, 5, 6: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của trang trại.

    Cột 7, 8, 9: Ghi tỷ lệ cơ sở chăn nuôi được chứng nhận là cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với từng loại vật nuôi (tương ứng được ghi trong biểu) của doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    10. Biểu số 07/TY/N: Số lượng cơ sở giết mổ gia súc, giacầm

    a) Khái niệm

    Số lượng cơ sở cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải đảm bảo một số tiêu chuẩn cần thiết theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và pháp luật có liên quan.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Thú y); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi số lượng cơ sở giết mổ gia súc tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2, 3: Ghi số lượng cơ sở giết mổ gia súc chia theo cấp quản lý, gồm: cấp tỉnh (cơ sở giết mổ tập trung), huyện (cơ sở giết mổ nhỏ lẻ).

    Cột 4: Ghi số cơ sở giết mổ gia cầm tương ứng với từng địa bàn ở cột A..

    Cột 5, 6: Ghi số lượng cơ sở giết mổ gia cầm chia theo cấp quản lý, gồm: cấp tỉnh (cơ sở giết mổ tập trung), cấp huyện (cơ sở giết mổ nhỏ lẻ).

    Lưu ý: Số liệu từ các cột chi tiết về số cơ sở giết mổ gia súc/gia cầm chia theo cấp quản lý cộng lại phải bằng số liệu ở cột số cơ sở giết mổ gia súc/gia cầm.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh.

    Phần VI

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY SẢN, CHI CỤC THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MÃU

    STT

    Số hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/NTTS/N

    Sản lượng giống thủy sản

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/NTTS/N

    Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) và tương đương.

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3nămsau năm điều tra.

    3

    03/KTTS/N

    Số lượng tàu cá có động cơ khai thác thủy sản

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/KTTS/N

    Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

    Năm

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    5

    05/KTTS/N

    Số lượng các vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp được xử lý

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    6

    06/NTTS/N

    Diện tích các khu vực bảo tồn biển

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/NTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số….2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SẢN LƯỢNG GIỐNG THỦY SẢN

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy sản /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy sản;  Sở Nông nghiệp và PTNT

     Đơn vị tính: Con giống: Triệu con;

                        Loại khác: Theo đơn vị tính của từng loài

    Địa bàn

    Cá tra

    Tôm sú

    Tôm thẻ chân trắng

    Tôm càng xanh

    Cá rô phi

    Nhuyễn thể

    Cá biển

    Cá truyền thống

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị

    hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02/NTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số…./2020/TT-BNNPTNT

    Ngày báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THỦY SẢNĐƯỢC CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH
    NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT(VietGAP) VÀTƯƠNGĐƯƠNG

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Thủy sản

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                     Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Chứng nhận VietGAP

    Chứng nhận…..…………

    Tôm

    Cá tra

    Tôm

    Cá tra

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị

    hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 03/KTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số….  /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG TàU CÁ CÓ ĐỘNG CƠ KHAI THÁC THỦY SẢN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy sản / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác thủy sản cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Thủy sản; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: tàu

    TT

    Địa bàn

    Số lượng tàu cá theo nghề và chiều dài tàu (chiếc)

    Lmax từ 06m ÷< 12m

    Lmax từ 12m ÷< 15m

    Lmax từ 15m ÷< 24m

    Lmax từ 24m trở lên

    Lưới kéo

    Lưới rê

    Lưới vây

    Câu

    Nghề khác

    Lưới kéo

    Lưới rê

    Lưới vây

    Câu

    Nghề khác

    Lưới kéo

    Lưới rê

    Lưới vây

    Câu

    Nghề khác

    Lưới kéo

    Lưới rê

    Lưới vây

    Câu

    Nghề khác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số 04/KTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số…./2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản

    - Cấp tỉnh:Chi cục Thủy sản /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy sản; Sở Nông nghiệp và PTNT

                                                                                                                                                   Đơn vị tính: Số lượng: Cái; sản lượng: Tấn

    Địa bàn

    Cảng cá

    Khu neo đậu tránh, trú bão

    Cơ sở đóng/sửa tàu thuyền

    Cơ sở sản xuất ngư cụ

    Cơ sở sản xuất nước đá

    Số cảng cá

    Khả năng tiếp nhận tàu

    Sản lượng hàng hóa qua cảng

    Số lượng

    Khả năng tiếp nhận tàu

    Số lượng cơ sở

    Số tàu /thuyền đóng mới

    Số tàu /thuyền sửa chữa

    Số lượng cơ sở

    Số ngư cụ sản xuất

    Số lượng cơ sở

    Sản lượng

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số 05/KTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CÁC VỤ KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP
    ĐƯỢC XỬ LÝ

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy sản

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy sản /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khai thác thủy sản cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy sản; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Vụ

    Địa bàn

    Số vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp đã được xử lý

    Loại A

    Loại B, trong đó

    B1

    B2

    B3

    B4

    B5

    B6

    B7

    B8

    B9

    B10

    B11

    B12

    B13

    B14

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    …….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số 06/KTTS/N

    Ban hành theo Thông tư số….  /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo

    - Cấp tỉnh:

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    Tổng cục Thủy sản

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    TT

    Khu bảo tồn

    Địa điểm

    Diện tích (ha)

    A

    B

    1

    2

    1

    Vườn quốc gia

    Tên vườn quốc gia

    …………..

    …………..

    2

    Khu dự trữ thiên nhiên

    Tên khu dự trữ thiên nhiên

    …………..

    …………..

    3

    Khu bảo tồn loài - sinh cảnh

    Tên khu bảo tồn loài - sinh cảnh

    …………..

    …………..

    4

    Khu bảo vệ cảnh quan

    Tên khu bảo vệ cảnh quan

    …………..

    …………..

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng…..năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THUỶ SẢN, CHI CỤC THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh: Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái NTTS và KTTS là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản. Chữ cái N là ký hiệu tần suất báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.    

    1. Biểu số 01/NTTS/N: Sản lượng giống thuỷ sản

    a) Khái niệm

    Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống (khoản 10 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn sản lượng từng loại giống thuỷ sản do các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tạo ra trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1 đến cột 9: Ghi sản lượng giống của từng loài thủy sản (được ghi trong biểu) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh;

    2. Biểu số 02/NTTS/N:Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) và tương đương.

    a) Khái niệm

    Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

    Diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích mặt nước ngọt, nước lợ và nước mặn được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản (NTTS) đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (GAP) và tương đương.

    Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tương đương VietGAP như các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ…

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận VietGAPhoặc chứng nhận kháctương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tính đếm thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thống kê theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột 1, 2, 3, 4, 5, 6: Ghi số liệu diện tích nuôi trồng thủy sản theo loài thủy sản nuôi được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và chứng nhận khác tương đương trong kỳ báo cáo tương ứng với nội dung của mỗi cột.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổ chức chứng nhận VietGAP và các quy trình khác tương đương;;

    - Điều tra thống kê / Tổng cục Thống kê.

    3. Biểu số 03/KTTS/N:Số lượng tàu cá có động cơ khai thác thủy sản

    a) Khái niệm

    Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

    Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

    Tàu cá có động cơ khai thác thủy sản là tàu cá có lắp động cơ hoạt động khai thác thuỷ sản. Trong phạm vi chỉ tiêu này, chỉ thống kê tàu cá có động cơ hoạt động khai thác thủy sản thuộc diện phải đăng ký theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 (chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên).

    Chiều dài tàu được phân loại theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng tàu cá có động cơ (hoạt động khai thác thủy sản) thuộc địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy sản); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh.

    Cột 1, 2, 3, 4, 5: Điền số tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài nhỏ hơn 12m tương ứng với từng nghề.

    Cột 6, 7, 8, 9, 10: Điền số tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài từ 12m – 15m tương ứng với từng nghề.

    Cột 11, 12, 13, 14, 15: Điền số tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài từ 15m – 24m tương ứng với từng nghề.

    Cột 16, 17, 18, 19, 20: Điền số tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài từ 24m trở lên tương ứng với từng nghề.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh;

    - Đơn vị quản lý chuyên ngành thuộc Tổng cục Thủy sản.

    4.Biểu số 04/KTTS/N: Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

    a) Khái niệm

    Cơ sở hậu cần nghề cá là những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phục vụ cho khai thác, chế biến, bảo quản, đảm bảo lưu thông phân phối hàng thủy sản (như: cung cấp nhiên liệu, nước đá, vật tư ngư cụ cho tàu thuyền, cảng cá, bến cá, kho bảo quản hàng hóa thủy sản, đóng sửa tàu thuyền, thông tin liên lạc…); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo từng loại hình dịch vụ trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu tổng số cảng cá hiện có trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 2: Ghi số liệu số lượng tàu thuyền mà cảng có thể tiếp nhận được trong năm tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 3: Ghi số liệu sản lượng hàng hóa qua cảng trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 4: Ghi số liệu số khu neo đậu tránh, trú bão đang hoạt động trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 5: Ghi số liệu số lượng tàu thuyền mà khu neo đậu tánh, trú bão có thể tiếp nhận được trong năm.

    Cột 6: Ghi số liệu số lượng cơ sở đóng/sửa tàu thuyền.

    Cột 7: Ghi số liệu số lượng tàu thuyền được đóng mới tại các cơ sở đóng/sửa tàu thuyền trong năm báo cáo.

    Cột 8: Ghi số liệu số lượng tàu thuyền được sửa chữa tại các cơ sở đóng/sửa tàu thuyền trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 9: Ghi số liệu số lượng cơ sở sản xuất ngư cụ đang hoạt động trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 10: Ghi số liệu sản lượng ngư cụ mà các cơ sở sản xuất ngư cụ đã sản xuất trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 11: Ghi số liệu số lượng cơ sở sản xuất nước đá đang hoạt động trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    Cột 12: Ghi số liệu sản lượng nước đá mà các cơ sở sản xuất nước đá đã sản xuất được trong năm báo cáo tương ứng với từng địa bàn.

    d) Nguồn số liệu:

    - Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê.

    5. Biểu số 05/KTTS/N: Số lượng các vụ khai thác hải sản bất hợp pháp đã được xử lý

    a) Khái niệm

    Khai thác thủy sản bất hợp pháp là việc khai thác thủy sản vi phạm các quy định về khai thác thủy sản quy định tại Điều 60 Luật Thủy sản năm 2017. Hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:

    - Khai thác thủy sản không có giấy phép;

    - Khai thác trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

    - Khai thác trái phép thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

    - Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

    - Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

    - Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

    - Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

    - Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

    - Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

    - Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

    - Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

    - Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

    - Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

    - Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số vụ khai thác thủy sản bất hợp pháp đã được xử lý trên địa bàn theo từng loại vi phạm trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột còn lại ghi số vụ vi phạm đã được xử lý trên địa bàn trong kỳ báo cáo tương ứng với các hành vi sau:

    Loại A

    Số vụ vi phạm có từ 2 hành vi bất hợp pháp trở lên

    Loại B

    Số vụ vi phạm có 1 hành vi bất hợp pháp, trong đó:

    B1

    Khai thác thủy sản không có giấy phép;

    B2

    Khai thác trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

    B3

    Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

    B4

    Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;

    B5

    Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

    B6

    Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm các quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

    B7

    Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

    B8

    Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

    B9

    Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

    B10

    Không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

    B11

    Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

    B12

    Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

    B13

    Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

    B14

    Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

    d) Nguồn số liệu

    -Bộ Công an, BộQuốc phòng, BộNgoại giao, Đường dây nóng Việt Nam và các nước;

    - Đơn vị quản lý chuyên ngành của Tổng cục Thủy sản;

    - Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh.

    6. Biểu số 06/KTTS/N: Diện tích các khu vực bảo tồn biển

    a) Khái niệm

    Khu bảo tồn biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển đ bảo vệ đa dạng sinh học biển (khoản 6 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017);

    Khu bảo tồn biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.

    Diện tích các khu bảo tồn biển là diện tích của phần biển, đảo, quần đảo, ven biển của các khu bảo tồn biển đ bảo vệ đa dạng sinh học biển.

    b) Phương pháp tính: Thống kê diện tích các khu bảo tồn biển trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên khu bảo tồn biển tương ứng với loại hình khu bảo tổn biển trong biểu.

    Cột 1: Ghi địa chỉ chi tiết tới đơn vị hành chính cấp huyện của từng khu bảo tồn tương ứng.

    Cột 2: Ghi diện tích của từng khu bảo tồn tương ứng.

    d) Nguồn số liệu:

    - Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo tồn biển cấp tỉnh (các tỉnh có khu bảo tồn biển);

    - Đơn vị quản lý chuyên ngành của Tổng cục Thủy sản.

    Phần VII
    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY LỢI, CHI CỤC THỦY LỢI HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY LỢI CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Số hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/TL/N

    Số lượng đập, hồ chứa thủy lợi hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    2

    02/TL/N

    Số lượng trạm bơm điện hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    3

    03/TL/N

    Số lượng cống đầu mối hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    4

    04/TL/N

    Chiều dài kênh, mương hiện có và tỷ lệ được kiên cố

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    5

    05/TL/N

    Chiều dài đường  ống dẫn, chuyển nước hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    6

    06/TL/N

    Chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    7

    07/TL/N

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    8

    08/TL/N

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    9

    09a/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tưới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    10

    09b/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tưới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    11

    10a/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tiêu

    Năm

    - Cấp tỉnh: Chính thức năm 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành: Chính thức năm 31/3 năm sau

    12

    10b/TL/N

    Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tiêu

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    13

    11/TL/N

    Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số…../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    SỐ LƯỢNG ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY LỢI HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh:Chi cục Thủy lợi /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Tổng dung tích thiết kế
    (tr.m3)

    Tổng số đập, hồ chứa

    (cái)

    Chia ra:

    Tổng diện tích tưới (ha)

    Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt

    (cái)

    Đập, hồ chứa nước lớn

    (cái)

    Đập, hồ chứa nước vừa

    (cái)

    Đập, hồ chứa nước nhỏ

    (cái)

    Thiết kế

    Thực tế

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Ngày……tháng……năm 20

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 02/TL/ N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    SỐ LƯỢNG TRẠM BƠM ĐIỆN  HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh:Chi cục Thủy lợi /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Trạm bơm tưới

    Trạm bơm tiêu

    Trạm bơm tưới tiêu kết hợp

    Tổng lưu lượng thiết kế
    (m3/h)

    Tổng số trạm bơm
    (cái)

    Chia ra:

    Tổng lưu lượng thiết kế
    (m3/h)

    Tổng số trạm bơm
    (cái)

    Chia ra:

    Tổng lưu lượng tưới thiết kế
    (m3/h)

    Tổng lưu lượng tiêu thiết kế
    (m3/h)

    Tổng số trạm bơm
    (cái)

    Chia ra:

    Trạm bơm lớn (từ 72.000 m3/h trở lên)

    Trạm bơm vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h)

    Trạm bơm nhỏ (dưới 3.600 m3/h)

    Trạm bơm lớn (từ 72.000 m3/h trở lên)

    Trạm bơm vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h)

    Trạm bơm nhỏ (dưới 3.600 m3/h)

    Trạm bơm lớn (từ 72.000 m3/h trở lên)

    Trạm bơm vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h)

    Trạm bơm nhỏ (dưới 3.600 m3/h)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 03/TL/ N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    SỐ LƯỢNG CỐNG ĐẦU MỐI   HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Cống tưới (cái)

    Cống tiêu (cái)

    Cống tưới tiêu kết hợp (cái)

    Tổng số cống tưới

    Chia ra:

    Tổng số cống tiêu

    Chia ra:

    Tổng số cống

    Chia ra:

    Cống lớn

    Cống vừa

    Cống nhỏ

    Cống lớn

    Cống vừa

    Cống nhỏ

    Cống lớn

    Cống vừa

    Cống nhỏ

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp

    dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 04/TL/ N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT -BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    CHIỀU DÀI KÊNH, MƯƠNG HIỆN CÓ VÀ TỶ LỆ ĐƯỢC KIÊN CỐ

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị chiều dài: Km

    Địa bàn

    Tổng chiều dài kênh, mương

    Tổng chiều dài kiên cố

    Tỷ lệ % được kiên cố

    Chia ra:

    Kênh, mương lớn

    Kênh, mương vừa

    Kênh, mương nhỏ

    Tổngchiều dài

    Chiều dài kiên cố

    Tỷ lệ

    %

    Tổng chiều dài

    Chiều dài kiên cố

    Tỷ lệ

    %

    Tổng chiều dài

    Chiều dài kiên cố

    Tỷ lệ

    %

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05/TL/ N

    Ban hành theo Thông tư số…./2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    CHIỀU DÀI ĐƯỜNG ỐNG DẪN, CHUYỂN NƯỚC HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: m

    Địa bàn

    Tổng chiều dài đường ống

    Chia ra:

    Đường ống lớn

    Đường ống vừa

    Đường ống nhỏ

    A

    1

    2

    3

    4

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp

    dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 06/TL/ N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    CHIỀU DÀI BỜ BAO THỦY LỢI  HIỆN CÓ

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Thủy lợi;           Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị: Km

    Địa bàn

    Tổng chiều dài bờ bao

    Chia ra:

    Bờ bao lớn

    Bờ bao vừa

    Bờ bao nhỏ

    A

    1

    2

    3

    4

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp

    dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 07/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC,         XÂM NHẬP MẶN

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi.

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Cây hằng năm

    Cây lâu năm

    Tổng số

    Mất trắng

    Chia ra

    Tổng số

    Mất trắng

    Lúa

    Rau, màu

    Cây công nghiệp hằng năm

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp

    dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 08/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số …./2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI NGẬP LỤT, ÚNG

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Cây hằng năm

    Cây lâu năm

    Tổng số

    Mất trắng

    Chia ra

    Tổng số

    Mất trắng

    Lúa

    Rau, màu

    Cây công nghiệp hằng năm

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp

    dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 09a/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT -BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG          CÂY HẰNG NĂM ĐƯỢC TƯỚI

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Tổng diện tích

    Cây lúa

    Cây rau, màu

    Cây công nghiệp hằng năm

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tưới

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tưới

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tưới

    Tưới tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tưới tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tưới tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên

    địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính

    cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 09b/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số…. 2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG
    CÂY LÂU NĂM ĐƯỢC TƯỚI

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh:Chi cục Thủy lợi /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Câu lâu năm chia theo hình thức tưới

    Trong đó: Cây công nghiệp lâu năm chia theo hình thức tưới

    Tổng diện tích

    Tưới tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tổng diện tích

    Tưới tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính

    cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 10a/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG      CÂY HẰNG NĂM ĐƯỢC TIÊU

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh:Chi cục Thủy lợi /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Tổng diện tích

    Cây lúa

    Cây rau, màu

    Cây công nghiệp hằng năm

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tiêu

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tiêu

    Tổng diện tích

    Chia theo hình thức tiêu

    Tiêu tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tiêu tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tiêu tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới

    trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 10b/TL/N

    Ban hành theo Thông tư số    /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG
    CÂY LÂU NĂM ĐƯỢC TIÊU

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    Địa bàn

    Câu lâu năm chia theo hình thức tiêu

    Cây công nghiệp lâu năm chia theo hình thức tiêu

    Tổng diện tích

    Tiêu tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    Tổng diện tích

    Tiêu tự chảy

    Bơm điện

    Bơm dầu

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính

    cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 11/TCTL/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    TỶ LỆ HỘ DÂN NÔNG THÔN
    SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH ĐÁP ỨNG QUY CHUẨN VIỆT NAM

    (Năm)

    Năm: 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Thủy lợi

    - Cấp tỉnh: Chi cục Thủy lợi / Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Thủy lợi; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: %

    TT

    Địa bàn

    Tổng số hộ dân nông thôn

    (hộ)

    Số hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn trong năm (hộ)

    Lũy tích số hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn

    Tỷ lệ % hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn trong năm

    Lũy tích tỷ lệ % hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu                                                                                     Ngày……tháng……năm 20

    (Ký, ghi họ tên)                                                                                                       Thủ trưởng đơn vị

                                                                                                    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY LỢI, CHI CỤC THỦY LỢI HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ THỦY LỢI CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01 hoặc 01a, 01b,... nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác phân tổ. Các chữ cái TL là ký hiệu viết tắt lĩnh vực thủy lợi. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm. Ngoài ra, góc trên bên phải của biểu ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.    

    1. BIỂU SỐ 01/TL/N: Số lượng đập, hồ chứa thủy lợi hiện có

    a) Khái niệm

    Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước

    Hồ chứa là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng đập, hồ chứa thủy lợi hiện có trên địa bàn theo loại đập, hồ chứa cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại đập, hồ chứa nước theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước, cụ thể:

    - Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Đập có chiều cao từ 100 m trở lên hoặc đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên, đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

    + Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;

    + Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

    - Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m hoặc đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3.

    + Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;

    + Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3, trừ hồ chứa có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3 mà vùng hạ du đập là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

    - Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m hoặc đập của hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, trừ đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế trên 2.000 m3/s;

    + Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.

    - Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu: Báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng dung tích thiết kế của các loại hồ chứa thủy lợi hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng số đập, hồ chứa thủy lợi hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 3: Ghi số đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 4: Ghi số đập, hồ chứa nước lớn hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 5: Ghi số đập, hồ chứa nước vừa hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 6: Ghi số đập, hồ chứa nước nhỏ hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 7: Ghi tổng diện tích tưới theo thiết kế của các loại hồ chứa thủy lợi hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 8. Ghi tổng diện tích tưới theo thực tế của các loại hồ chứa thủy lợi hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ.

    - Điều tra thống kê.

    2. BIỂU SỐ 02/TL/N: Số lượng trạm bơm điện hiện có

    a) Khái niệm

    Trạm bơm là tập hợp các công trình và các thiết bị bơm tạo thành.

    Trạm bơm điện là trạm bơm sử dụng điện năng để hoạt động.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng trạm bơm điện hiện có trên địa bàn theo loại trạm bơm cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại trạm bơm theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2018/NĐ-CP), cụ thể:

    - Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;

    - Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150 KW trở lên;

    - Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với      Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng lưu lượng thiết kế của các trạm bơm tưới hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2. Ghi tổng số trạm bơm tưới hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 3: Ghi số trạm bơm tưới lớn (từ 72.000 m3/h trở lên) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 4: Ghi số trạm bơm tưới vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    Cột 5: Ghi số trạm bơm tưới nhỏ (dưới 3.600 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    Cột 6: Ghi tổng lưu lượng thiết kế của các trạm bơm tiêu hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 7. Ghi tổng số trạm bơm tiêu hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 8: Ghi số trạm bơm tiêu lớn (từ 72.000 m3/h trở lên) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 9: Ghi số trạm bơm tiêu vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    Cột 10: Ghi số trạm bơm tiêu nhỏ (dưới 3.600 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    Cột 11: Ghi tổng lưu lượng thiết kế tưới của các trạm bơm tưới tiêu kết hợp hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 12: Ghi tổng lưu lượng thiết kế tiêu của các trạm bơm tưới tiêu kết hợp hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 13. Ghi tổng số trạm bơm tưới tiêu kết hợp hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 14: Ghi số trạm bơm tưới tiêu kết hợp lớn (từ 72.000 m3/h trở lên) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 15: Ghi số trạm bơm tưới tiêu kết hợp vừa (từ 3.600 m3/h đến dưới 72.000 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    Cột 16: Ghi số trạm bơm tưới tiêu kết hợp nhỏ (dưới 3.600 m3/h) hiện có tương ứng với từng địa bàn ở cột A

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ;

    - Điều tra thống kê.

    3. BIỂU SỐ 03/TL/N: Số lượng cống đầu mối hiện có

    a) Khái niệm

    Cống là công trình cấp, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cống đầu mối hiện có trên địa bàn theo loại cống cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại cống theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP, cụ thể:

    - Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

    + Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên;

    + Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.

    - Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

    + Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m;

    + Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m.

    - Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:

    + Đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m;

    + Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3,..., 12: Ghi tổng số cống chia theo chiều rộng thoát nước (theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) ứng với cống tưới, cống tiêu, cống tưới tiêu kết hợp tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu:

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ;

    - Điều tra thống kê.

    4. BIỂU SỐ 04/TL/N: Chiều dài kênh, mương hiện có và tỷ lệ được kiên cố

    a) Khái niệm

    Kênh, mươngđược đào đắp trên mặt đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho các ngành kinh tế khác.

    Kênh mương được kiên cố là loại kênh mương được xây lát bằng gạch, bê tông hoặc các loại vật liệu chống thấm khác.

    Tỷ lệ kênh mương được kiên cố là tỷ lệ phần trăm (%) giữa chiều dài kênh mương được kiên cố so với tổng chiều dài kênh mương.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn chiều dài kênh, mương hiện có trên địa bàn theo loại kênh mương cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại kênh, mương theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP.

    Tính toán tỷ lệ kênh mương được kiên cố theo công thức sau:

    Tỷ lệ kênh mương được kiên cố (%)

    =

    Chiều dài kênh mương được kiên cố

    x

    100

    Tổng chiều dài kênh mương

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu: Báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng chiều dài tính theo đơn vị là km của tất cả các loại kênh mương tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng chiều dài tính theo đơn vị là km của tất cả các loại kênh mương đã được kiên cố tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 3: Lấy giá trị cột 2 chia cho cột 1 rồi nhân với 100.

    Cột 4, 5, 6 lần lượt ghi tổng chiều dài, tổng chiều dài đã được kiên cố và tỷ lệ % kiên cố (lấy giá trị cột 5 chia cho cột 4 rồi nhân với 100) của kênh, mương lớn (theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 7, 8, 9 lần lượt ghi tổng chiều dài, tổng chiều dài đã được kiên cố và tỷ lệ % kiên cố (lấy giá trị cột 8 chia cho cột 7 rồi nhân với 100) của kênh, mương vừa (theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 10, 11, 12 lần lượt ghi tổng chiều dài, tổng chiều dài đã được kiên cố và tỷ lệ % kiên cố (lấy giá trị cột 11 chia cho cột 10 rồi nhân với 100) của kênh, mương nhỏ (theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ;

    - Điều tra thống kê.

    5. BIỂU SỐ 05/TL/N: Chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có

    a) Khái niệm

    Hệ thống dẫn, chuyển nước gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel, cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước (khoản 6 Điều 2 Luật Thủy lợi năm 2017).

    Đường ống dẫn, chuyển nước được xây dựng để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác.

    b) Phương pháp tính và cách ghi biểu:

    Thống kê cộng dồn chiều dài đường ống dẫn, chuyển nước hiện có trên địa bàn theo loại đường ống cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại đường ống quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP như sau:

    - Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường kính trong từ 1.500 mm trở lên;

    - Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1.500 mm;

    - Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường kính trong dưới 500 mm.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu: Báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi).Ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tổng chiều dài đường ống, chiều dài đường ống ứng với ống lớn, ống vừa, ống nhỏ (theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu:

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ;

    - Điều tra thống kê.

    6. BIỂU SỐ 06/TL/N: Chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có

    a) Khái niệm

    Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn chiều dài bờ bao thủy lợi hiện có trên địa bàn theo loại bờ bao cụ thể (theo quy định hiện hành) tại thời điểm báo cáo.

    Phân loại bờ bao thủy lợi quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP như sau:

    - Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;

    - Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới 10.000 ha;

    - Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu: Báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3, 4: Ghi tổng chiều dài bờ bao, chiều dài bờ bao ứng với bờ bao lớn, bờ bao vừa, bờ bao nhỏ (theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP) tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu:

    - Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh;

    - Đơn vị khai thác công trình thủy lợi thuộc Bộ;

    - Điều tra thống kê.

    7. BIỂU SỐ 07/TL/N: Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn

    a) Khái niệm

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm năng suất mà nguyên nhân chính là do thiếu nước gây ra;

    Diện tích cây trồng bị mất trắng do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm ≥ 70 % năng suất mà nguyên nhân chính là do thiếu nước gây ra.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi).Ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3…7: Ghi tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn của cây hằng năm và cây lâu năm, trong đó thống kê riêng diện tích mất trắng của lúa, rau màu, cây công nghiệp hằng năm và cây lâu năm như thể hiện trong bảng.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    8. BIỂU SỐ 08/TL/N: Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng

    a) Khái niệm

    Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm năng suất mà nguyên nhân chính là do úng ngập gây ra.

    Diện tích cây trồng bị mất trắng do ngập lụt, úng là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm >70 % năng suất mà nguyên nhân chính là do ngập lụt, úng gây ra.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3…7: Ghi tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, úng của cây hằng năm và cây lâu năm, trong đó thống kê riêng và ghi diện tích bị mất trắng do úng của lúa, rau màu, cây công nghiệp hằng năm và cây lâu năm vào các vị trí tương ứng trong biểu.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    9. BIỂU SỐ 09a/TL/N: Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tưới

    a) Khái niệm

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tưới là phần diện tích đất canh tác cây trồng hằng năm được cung cấp nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tưới theo các hình thức tưới: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng các loại cây trồng được tưới theo từng vụ trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3…16: Ghi diện tích được tưới của các loại cây trồng theo các hình thức tưới tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    10. BIỂU SỐ 09b/TL/N: Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tưới

    a) Khái niệm

    Diện tíchgieo trồng cây lâu năm được tướilà phần diện tích đất canh tác cây trồng lâu năm được cung cấp nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tưới theo các hình thức tưới: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng các loại cây trồng lâu năm được tưới trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3…10: Ghi tổng diện tích cây lâu năm được tưới (trong đó cây công nghiệp lâu năm) theo các hình thức tưới tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    11. BIỂU SỐ 10a/TL/N: Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tiêu

    a) Khái niệm

    Diện tích gieo trồng cây hằng năm được tiêu là phần diện tích đất canh tác cây trồng hằng năm được tiêu thoát nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tiêu theo các hình thức tiêu: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng cây hằng năm được tiêu, thoát nước theo từng vụ trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh);

    Cột 1, 2, 3,…16: Ghi tổng diện tích cây trồng hằng năm (trong đó cụ thể cây lúa) và cây lâu năm được tiêu theo các hình thức tiêu tự chảy, tiêu bằng bơm điện, tiêu bằng bơm dầu và các biện pháp khác tương ứng với từng nội dung trong biểu.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    12. BIỂU SỐ 10b/TL/N: Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tiêu

    a) Khái niệm

    Diện tích gieo trồng cây lâu năm được tiêu là phần diện tích đất canh tác cây lâu năm được tiêu thoát nước bằng các biện pháp công trình nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Dựa vào biện pháp công trình người ta thường chia diện tích cây trồng được tiêu theo các hình thức tiêu: Tự chảy, bơm điện, bơm dầu và các biện pháp khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích gieo trồng cây lâu năm được tiêu, thoát nước theo từng năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện.(áp dụng đối với      Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, 3,…10: Ghi tổng diện tích cây lâu năm và cây công nghiệp lâu năm được tiêu theo các hình thức tiêu tự chảy, tiêu bằng bơm điện, tiêu bằng bơm dầu và các biện pháp khác tương ứng với từng nội dung trong biểu..

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    13. BIỂU SỐ 11/TL/N: Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

    a) Khái niệm

    Nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

    Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụngnước sạch đáp ứng quy chuẩnlà tỷ lệ (%) phần trăm hộ dân sống ở khu vực nông thôn được sử dụngnước sạch đáp ứng quy chuẩnso với tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn.

    b) Phương pháp tính

    Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam (%)

    =

    Shộ dân sống ở khu vực nông thôn được sử dụngnước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam

    x 100

    Tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn

    Lũy tích tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụngnước sạch đáp ứng quy chuẩnđược tính theo tỷ lệ % lũy tích hộ dân nông thôn được sử dụng nướcsạch đáp ứng quy chuẩnso với tổng số hộ dân ở khu vực nông thôn.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số hộ dân nông thôn của địa bàn.

    Cột 2: Ghi số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn  trong năm trước năm báo cáo.

    Cột 3: Ghi lũy tích số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước năm báo cáo.

    Cột 4: Ghi tỷ lệ % hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn trong năm trước năm báo cáo.

    Cột 5: Ghi lũy tích tỷ lệ % hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đến hết ngày 31 tháng 12 năm trước năm báo cáo.

                d) Nguồn số liệu: Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh.

    Phần VIII

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐÊ ĐIỀU; PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/PCTT/N

    Tổng chiều dài các tuyến đê

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    02/PCTT/N

    Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    03/PCTT/N

    Số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    04/PCTT/T-N

    Số trận thiên tai phân theo loại thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    05a/PCTT/T-N

    Mức độ thiệt hại do thiên tai phân theo loại thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    05b/PCTT/T-N

    Mức độ thiệt hại do thiên tai phân theo địa bàn xảy ra thiên tai

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    06/PCTT/N

    Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    07/ PCTT/N

    Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/PCTT/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    TỔNG CHIỀU DÀI
    CÁC TUYẾN ĐÊ

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng,chống thiên tai

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Phòng, chống thiên tai;   Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Km

    Địa bàn

    Tổng số

    Chia ra:

    Đê sông

    Đê biển

    Đê cấp         đặc biệt

    Đê cấp I

    Đê cấp II

    Đê cấp III

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký và ghi rõ họ tên)

                  Ngày…..tháng……năm 20...

              Thủ trưởng đơn vị

               (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02/PCTT/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm 31/3 năm sau

    SỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KÈ PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    - Cấp tỉnh:Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều; phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Số lượng công trình

    Chiều dài (m)

    Kinh phí (tỷ đồng)

    Tổng số

    Kè phòng, chống sạt lở bờ sông

    Kè phòng, chống sạt lở bờ biển

    Tổng số

    Kè phòng, chống sạt lở bờ sông

    Kè phòng, chống sạt lở bờ biển

    Tổng số

    Kè phòng, chống sạt lở bờ sông

    Kè phòng, chống sạt lở bờ biển

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03/PCTT/N

    Ban hành theo Thông tư số.../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG VẬT TƯ CHỦ YẾU
    DỰ TRỮ CHO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG LỤT BÃO

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    - Cấp tỉnh: Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Đá hộc

    (m3)

    Loại vật tư

    Bao tải (cái)

    Rọ thép

    (cái)

    Đá dăm

    (m3)

    Cát vàng

    (m3)

    Vải lọc

    (m2)

    Dây thép

    (kg)

    Vải Bạt (m2)

    Loại thường

    Loại to

    Chống sóng

    Chống thấm

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 04/PCTT/T-N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ TRẬN THIÊN TAI
    PHÂN THEO LOẠI THIÊN TAI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                Đơn vị tính: Trận

    Địa bàn

    Tổng số trận

    Chia ra:

    Bão, nước dâng

    Gió mạnh trên biển

    Áp thấp nhiệt đới

    Mưa lớn, lũ, ngập lụt

    Lốc, sét, mưa đá

    Sương muối, sương mù, rét hại

    Xâm nhập mặn

    Hạn hán, nắng nóng

    Động đất

    Sóng thần

    Sạt lở, sụt lún đất

    Thiên tai khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 05a/PCTT/T-N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    + Chính thức năm 31/3 năm sau.

    MỨC ĐỘ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI PHÂN THEO LOẠI THIÊN TAI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    TT

    Thiệt hại

    Đơn vị tính

    Tổng

    Loại thiên tai

    Bão, nước dâng

    Gió mạnh trên biển

    Áp thấp nhiệt đới

    Mưa lớn, lũ, ngập lụt

    Lốc, sét, mưa đá

    Sương muối, sương mù, rét hại

    Xâm nhập mặn

    Hạn hán, nắng nóng

    Động đất

    Sóng thần

    Sạt lở, sụt lún đất

    Thiên tai khác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    1

    Người

    Số người chết

    Người

    Số người mất tích

    Người

    Số người bị thương

    Người

    2

    Nhà cửa

    Tổng số nhà đổ, sập, trôi

    cái

    Số lượng nhà bị hư hỏng, tốc mái

    cái

    3

    Trường học

    Phòng học đổ trôi

    cái

    Phòng học hư hỏng

    cái

    4

    Bệnh viện

    Bệnh viện, trạm xá đổ trôi

    cái

    Bệnh viện, trạm xá hư hỏng

    cái

    5

    Nông nghiệp

    Diện tích lúa bị thiệt hại

    ha

    Diện tích lúa bị mất trắng

    ha

    Diện tích hoa màu bị thiệt hại

    ha

    Diện tích hoa màu bị mất trắng

    ha

    Gia súc chết

    con

    Gia cầm chết

    con

    6

    Thủy sản

    Diện tích nuôi bị thiệt hại

    ha

    Lồng cá bị trôi

    cái

    Tàu thuyền bị chìm, mất tích

    cái

    Tàu thuyền bị hư hỏng

    cái

    7

    Lâm nghiệp

    Vườn ươm bị thiệt hại

    ha

    Diện tích rừng bị thiệt hại

    ha

    8

    Thủy lợi

    Số công trình thủy lợi bị hư hỏng

    cái

    Đê bị sạt lở, vỡ

    m

    Kè bị sạt lở, hư hỏng

    m

    Kênh mương sạt lở, hư hỏng

    m

    Số cống bị hư hỏng

    cái

    Số trạm, máy bơm bị hư hỏng

    cái

    Khối lượng đất, đá, bê tông sạt, trôi, bồi lấp

    m3

    9

    Giao thông

    Chiều dài đường bị hư hỏng

    m

    Khối lượng đất, đá, bê tông bị sạt trôi, bồi lấp

    m3

    Số cầu, cống sập trôi

    cái

    Số cầu, cống hư hỏng

    cái

    10

    Năng lượng

    Cột điện cao thế đổ, gãy

    cái

    Cột điện hạ thế đổ, gãy

    cái

    Dây điện đứt

    m

    Trạm biến áp, biến thế hỏng

    cái

    Máy biến áp hỏng

    cái

    11

    Thông tin liên lạc

    cái

    Cột thông tin đổ

    cái

    Dây thông tin đứt

    m

    C

    Ước tổng giá trị thiệt hại

    Triệu đồng

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 05b/PCTT/T-N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng (khi có thiên tai);

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    MỨC ĐỘ THIỆT HẠI PHÂN THEO ĐỊA BÀN XẢY RA THIÊN TAI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    TT

    Thiệt hại

    ĐVT

    Tổng

    Theo địa bàn bị thiên tai

    Tỉnh….

    Tỉnh….

    Tỉnh….

    Tỉnh ….

    Tỉnh

    ….

    Tỉnh…

    Tỉnh….

    Tỉnh….

    Tỉnh

    ….

    Tỉnh….

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    12

    1

    Người

    Số người chết

    Người

    Số người mất tích

    Người

    Số người bị thương

    Người

    2

    Nhà cửa

    Tổng số nhà đổ, sập, trôi

    cái

    Số lượng nhà bị hư hỏng, tốc mái

    cái

    3

    Trường học

    Phòng học đổ trôi

    cái

    Phòng học hư hỏng

    cái

    4

    Bệnh viện

    Bệnh viện, trạm xá đổ trôi

    cái

    Bệnh viện, trạm xá hư hỏng

    cái

    5

    Nông nghiệp

    Diện tích lúa bị thiệt hại

    ha

    Diện tích lúa bị mất trắng

    ha

    Diện tích hoa màu bị thiệt hại

    ha

    Diện tích hoa màu bị mất trắng

    ha

    Gia súc chết

    con

    Gia cầm chết

    con

    6

    Thủy sản

    Diện tích nuôi bị thiệt hại

    ha

    Lồng cá bị trôi

    cái

    Tàu thuyền bị chìm, mất tích

    cái

    Tàu thuyền bị hư hỏng

    cái

    7

    Lâm nghiệp

    Vườn ươm bị thiệt hại

    ha

    Diện tích rừng bị thiệt hại

    ha

    8

    Thủy lợi

    Số công trình thủy lợi bị hư hỏng

    cái

    Đê bị sạt lở, vỡ

    m

    Kè bị sạt lở, hư hỏng

    m

    Kênh mương sạt lở, hư hỏng

    m

    Số cống bị hư hỏng

    cái

    Số trạm, máy bơm bị hư hỏng

    cái

    Khối lượng đất, đá, bê tông sạt, trôi, bồi lấp

    m3

    9

    Giao thông

    Chiều dài đường bi hư hỏng

    m

    Khối lượng đất, đá, bê tông bị sạt trôi, bồi lấp

    m3

    Số cầu, cống sập trôi

    cái

    Số cầu, cống hư hỏng

    cái

    10

    Năng lượng

    Cột điện cao thế đổ, gãy

    cái

    Cột điện hạ thế đổ, gãy

    cái

    Dây điện đứt

    m

    Trạm biến áp, biến thế hỏng

    cái

    Máy biến áp hỏng

    cái

    11

    Thông tin liên lạc

    cái

    Cột thông tin đổ

    cái

    Dây thông tin đứt

    m

    C

    Ước tổng giá trị thiệt hại

    Triệu đồng

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 06/PCTT/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    TỶ LỆ DÂN SỐ ĐƯỢC PHỔ
    BIẾN KIẾN THỨC VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    - Cấp tỉnh: Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Sở Nông nghiệp và PTNT

    TT

    Địa bàn

    Loại hình phổ biến

    Số lượng người phổ biến (1.000 người)

    Tỷ lệdân sốđược phổ biến%

    Nhóm tuổi

    Giới tính

    Khu vực

    Đối tượng dễ bị tổn thương

    Tổng cộng

    Trẻ em

    Người trong độ tuổi lao động

    Người cao tuổi

    Nam

    Nữ

    Đô thị

    Nông thôn

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    I

    Cả nước

    Lớp tập huấn /hội nghị phổ biến

    Diễn tập

    Giảng dạy về PCTT trong các cấp học phổ thông

    ….

    II

    Chia theo tỉnh, thành phố

    1

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

     (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…….tháng…..năm 20…

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 07/PCTT/N

    Ban hành theo Thông tư số.../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ NGƯỜI CHẾT, MẤT TÍCH,
    BỊ THƯƠNG DO THIÊN TAI
    TRÊN MỘT TRĂM NGHÌN DÂN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Tổng cục Phòng, chống thiên tai

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Tỷ lệngười chết, mất tích, bị thương do thiến taitrên 100.000 dân

    Tổng số dân

    Tổng số người chết, mất tích, bị thương

    Loại thiên tai

    Bão, nước dâng

    Gió mạnh trên biển

    Áp thấp nhiệt đới

    Mưa lớn, lũ, ngập lụt

    Lốc, sét, mưa đá

    Sương muối, sương mù, rét hại

    Xân nhập nặm

    Hạn hán, năng nóng

    Động đất

    Sóng thần

    Sạt lở, sụt lún đất

    Thiên tai khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Tổng trên cả nước

    Số người chết

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người mất tích

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người bị thương

    Tỉnh/thành phố…

    Số người chết

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người mất tích

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người bị thương

    Tỉnh/thành phố…

    Số người chết

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người mất tích

    Trẻ em

    Nữ giới

    Số người bị thương

    Người lập biểu

     (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔNG CỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ ĐÊ ĐIỀU; PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Phòng, chống thiên tai /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều; phòng, chống thiên tai. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01, hoặc 1a, 1b, 1c,…nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác phân tổ. Chữ PCTT ký hiệu đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Các chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.    

    1. BIỂU 01/PCTT/N: Tổng chiều dài các tuyến đê

    a) Khái niệm

    Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.

    Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.

    Đê biển là đê ngăn nước biển.

    b) Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn chiều dài các tuyến đê hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ươngcó đê theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Phòng, chống thiên tai);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh có đê theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều và phòng, chống thiên tai cấp tỉnh các tinh, thành phố có đê).

    Cột 1: Ghi tổng chiều dài các tuyến đê trên địa bàn tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2, 3, 4, 5, 6: Ghi tổng chiều dài các tuyến đê tương ứng với từng loại đê và các cấp đê.

    d) Nguồn số liệu: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều cấp tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đê.

    2. BIỂU SỐ 02/PCTT/N: Số công trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển

    a) Khái niệm

    Kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ biển khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sóng.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn sốcông trình xây dựng kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A:Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh(áp dụng đối với Tổng cục Phòng, chống thiên tai);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều và phòng, chống thiên tai cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng số các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.

    Cột 3: Ghi tổng số các công trình phòng, chống sạt lở bờ biển.

    Cột 4: Ghi tổng số chiều dài kè phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 5: Ghi tổng số chiều dài kè phòng, chống sạt lở bờ sông.

    Cột 6: Ghi tổng số chiều dài các công trình phòng, chống sạt lở bờ biển.

    Cột 7: Ghi tổng số kinh phí được cấp cho xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tương ứng với từng địa bàn ở cột A.

    Cột 8: Ghi tổng số kinh phí được cấp cho xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.

    Cột 9: Ghi tổng số kinh phí được cấp cho xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ biển.

    d) Nguồn số liệu: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều; phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    3. BIỂU SỐ 03/PCTT/N: Số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão

    a) Khái niệm

    Vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão là các loại vật liệu chủ yếu dùng để xử lý các sự cố đê điều hoặc gia cố cho các công trình đê điều xung yếu khi có yêu cầu huy động của cơ quan có thẩm quyền.

    b) Phương pháp tính: Thống kê số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão hiện có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ươngcó đê từ cấp III đến cấp đặc biệttheo danh mục đơn vị hànhchính cấp tỉnh (áp dụng đối với Tổng cục Phòng, chống thiên tai);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều và phòng, chống thiên tai cấp tỉnh).

    Cột 1, 2, ….10: Ghi số lượng vật tư chủ yếu dự trữ cho công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn tương ứng với từng nội dung của biểu.

    d) Nguồn số liệu: Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều cấp tỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đêtừ cấp III đến cấp đặc biệt.

                4. BIỂU 04/PCTT/T-N: Số trận thiên tai phân theo loại thiên tai

    a) Khái niệm

    Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

    Số trận thiên tai là số lượng trận thiên tai xảy ra trong kỳ báo cáo tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số trận thiên tai theo từng loại thiên tai trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước đến ngày báo cáo của tháng báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấptỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số trận thiên tai tương ứng với từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    Cột 2, …13: Ghi số trận thiên tai chia theo từng loại thiên tai xảy ra trên địa bàn tương ứng với từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    5. BIỂU 05a/PCTT/T-N: Mức độ thiệt hại phân theo loại thiên tai

    a) Khái niệm

    Mức độ thiệt hạibao gồm thiệt hại về người và tài sản do các vụ thiên tai gây ra.

    Thiệt hại về người bao gồm người chết, người mất tích và người bị thương. Người chết là những người bị chết do thiên tai trực tiếp gây ra, không tính những người chết do các nguyên nhân khác trong thời gian thiên tai xảy ra tại địa phương. Người mất tích là những người không tìm thấy sau khi thiên tai xảy ra, có thể đã bị chết nhưng chưa tìm thấy thi thể hoặc chưa có thông tin, sau 01 năm thì người mất tích được coi là chết; Người bị thương là những người bị tổn thương về thể xác do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.

    Thiệt hại về tài sản bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, động vật nuôi, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo thông tư này.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê tính toán mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra theo từng loại thiên tai trong kỳ báo cáo.

    Phương pháp tính mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT).

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước đến ngày báo cáo của tháng báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi các chỉ tiêu cần báo cáo để đánh giá mức độ thiệt hại do các loại thiên tai gây ra.

    Cột B: Ghi đơn vị tính tương ứng với từng chỉ tiêu cần báo cáo ở cột A.

    Cột 1: Ghi tổng số thiệt hại trong kỳ báo cáo tương ứng với các chỉ tiêu ở cột A.

    Cột 2, 3, 4, 5…: Ghi mức độ thiệt hại theo loại thiên tai đã xảy ra tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    6. BIỂU 05b/PCTT/T-N: Mức độ thiệt hại phân theo địa bàn xảy ra thiên tai

    a) Khái niệm: Như nội dung khái niệm tại Biểu 05a/PCTT/T-N.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê tính toán mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trên từng địa bàn trong kỳ báo cáo.

    Phương pháp tính mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước đến ngày báo cáo của tháng báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi các chỉ tiêu cần báo cáo để đánh giá mức độ thiệt hại do các loại thiên tai gây ra.

    Cột B: Ghi đơn vị tính tương ứng với từng chỉ tiêu cần báo cáo ở cột A.

    Cột 1: Ghi tổng số thiệt hại trong kỳ báo cáo tương ứng với các chỉ tiêu ở cột A.

    Cột 2, 3, 4, 5…: Ghi mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    7. BIỂU 06/PCTT/N: Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

    a) Khái niệm

    Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tailà tỷ lệ phần trăm (%) giữa dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai so với tổng dân số.

    b) Phương pháp tính

    Tỷ lệ dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai (%)

    =

    Dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

    x 100

    Tổng dân số

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột 1: Ghi số thứ tự.

    Cột 2: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 3: Ghi tên các loại hình phổ biến kiến thức có thể kiểm soát, thống kê được số lượng người tham dự, như: lớp tập huấn; diễn tập; phát tờ rơi, tài liệu đến tận tay người dân/hộ gia đình; phổ biến kiến thức phòng, chống thiên tai trong trường học....

    Cột 4: Ghi tổng số trẻ em (dưới 15 tuổi) được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 5: Ghi tổng số người trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 6: Ghi tổng số người cao tuổi được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 7: Ghi tổng số nam được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 8: Ghi tổng số nữ được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 9: Ghi tổng số người dân sinh sống ở khu vực thành thị được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại    cột 2, 3.

    Cột 10: Ghi tổng số người dân sinh sống ở khu vực nông thôn được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3.

    Cột 11: Ghi tổng số người thuộc đối tượng dễ tổn thương (trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ....) được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai tương ứng với từng loại hình phổ biến và địa bàn tại cột 2, 3. Lưu ý ghi chú rõ đối tượng theo thực tế tại địa phương.

    Cột 12: Ghi tổng số dân được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai. Số liệu cột 12 = cột 4 + cột 5 + cột 6 =  cột  7 + cột  8 = cột 9 + cột 10.

    Cột 13: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) dân số được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trên địa bàn so với tổng dân số của địa bàn đó.

    d) Nguồn số liệu: Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    8. BIỂU 07/PCTT/N: Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên một trăm nghìn dân

    a) Khái niệm

    Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

    Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dânlà số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tính bằng phương pháp quy đổi trên 100.000 dân trong năm xác định.

    b) Phương pháp tính

    Số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân

    =

    Số người chết, mất tích,

     bị thương do thiên tai

    x 100.000

    Tổng dân số

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi các chỉ tiêu và địa bàn cần báo cáo về số người chết, mất tích, bị thương.

    Cột 1: Ghi tỷ lệ số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai trên 100.000 dân tương ứng với từng chỉ tiêu và địa bàn ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng dân số trên địa bàn (cả nước hoặc từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) tương ứng với từng chỉ tiêu và địa bàn ở cột A.

    Cột 3: Ghi tổng số người chết, mất tích, bị thương do thiên tai tại từng tỉnh, thành phố tương ứng với từng chỉ tiêu và địa bàn ở cột A.

    Cột 4, 5, 6…14: Ghi số người chết, mất tích, bị thương do từng loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh tương ứng với từng chỉ tiêu và địa bàn ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về Phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

    Phần IX

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01a/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm trồng trọt

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    01b/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm chăn nuôi

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    01c/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm lâm sản

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    01d/CB/5N

    Số lượng nhà máy/cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm thủy sản

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    02a/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm trồng trọt được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    02b/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    02c/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm lâm nghiệp (lâm sản) được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    02d/CB/5N

    Sản lượng sản phẩm thủy sản được sơ chế và chế biến

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01a/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT - BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Địa bàn

    Tổng
    số

    lượng

    (cơ sở)

    Tổng số nhàmáy/ cơsở quy mô nhỏ và vừa

    (cơ sở)

    Tổng số nhàmáy/cơ sở quy mô lớn

    (cơ sở)

    Tổng công suất

    (tấn/ năm)

    Phân theo sản phẩm/quy mô hoạt động của nhà máy, cơ sở

    Gạo

    Cà phê

    Chè

    Cao su (mủ)

    Mía (đường)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượngcơ sở nhỏ và vừa(cơ sở)

    S lượngcơ sở lớn(cơ sở)

    ngsuấtthiếtkế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượngcơ sở nhỏ và vừa(cơ sở)

    S lượngcơ sở lớn(cơ sở)

    ngsuấtthiếtkế

    (tấn/ năm)

    Sốlượng

    (cơ sở)

    S lượngcơ sở nhỏ và vừa(cơ sở)

    S lượngcơ sở lớn(cơ sở)

    ngsuấtthiếtkế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượngcơ sở nhỏ và vừa(cơ sở)

    S lượngcơ sở lớn(cơ sở)

    ngsuấtthiếtkế

    (tấn /năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượngcơ sở nhỏ và vừa(cơ sở)

    SL cơ sở lớn(cơ sở)

    ngsuấtthiếtkế

    (tấn/ năm)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    …..

    Ngày  tháng  năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 01b/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ                                  SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM  
    CHĂN NUÔI

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Địa bàn

    Tổng
    số
    lượng

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô nhỏ và vừa

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô lớn

    (cơ sở)

    Tổng công suất

    (tấn /năm)

    Phân theo sản phẩm/quy mô hoạt động của nhà máy, cơ sở

    Thịt lợn

    Thịt trâu, bò

    Thịt gia cầm

    Trứng gia cầm

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (1.000 quả /năm)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    …..

    …..

    Ngày  tháng  năm 20…

           Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 01c/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT -BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ
    SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Địa bàn

    Tổng
    số
    lượng

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô nhỏ và vừa

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô lớn

    (cơ sở)

    Tổng công suất

    (tấn /năm)

    Phân theo sản phẩm/quy mô hoạt động của nhà máy, cơ sở

    Gỗ

    Lâm sản ngoài gỗ

    Măng

    Quế

    Hồi

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    SL cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    SL cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    …..

    …..

    Ngày  tháng  năm 20…

           Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 01d/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG NHÀ MÁY/CƠ SỞ SƠ CHẾ
    VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Địa bàn

    Tổng
    số
    lượng

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô nhỏ và vừa

    (cơ sở)

    Tổng số nhà máy /cơ sở quy mô lớn

    (cơ sở)

    Tổng công suất

    (tấn/năm)

    Phân theo sản phẩm/quy mô hoạt động của nhà máy, cơ sở

    Tôm

    Cá tra

    Thủy hải sản khác

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất thiết kế

    (tấn/ năm)

    Số lượng

    (cơ sở)

    S lượng cơ sở nhỏ và vừa (cơ sở)

    S lượng cơ sở lớn (cơ sở)

    Công suất  thiết kế

    (tấn/năm)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    …..

    …..

    Ngày  tháng  năm 20…

           Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 02a/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT ĐƯỢC SƠ CHẾ
    VÀ CHẾ BIẾN

    (5 năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Tấn

    Địa bàn

    Tổng số

    Phân theo loại sản phẩm

    Gạo

    Cà phê

    Chè

    Cao su
    (mủ)

    Mía đường

    Điều

    Hồ tiêu

    Rau củ quả

    Sắn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày…..tháng……năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02b/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau
    năm điều tra

    SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐƯỢC SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                           Đơn vị tính thịt: tấn; trứng: 1.000 quả

    Địa bàn

    Tổng số

    Phân theo loại sản phẩm

    Thịt lợn

    Thịt trâu, bò

    Thịt gia cầm

    Trứng gia cầm

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày…..tháng……năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02c/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP (LÂM SẢN) ĐƯỢC SƠ CHẾ
    VÀ CHẾ BIẾN

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính gỗ: m3; lâm sản khác: tấn

    Địa bàn

    Tổng số

    Chia theo sản phẩm

    Gỗ (m3)

    Lâm sản khác (Tấn)

    Măng

    Quế

    Hồi

    Khác…..

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày…..tháng……năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 02d/CB/5N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SẢN LƯỢNG THỦY SẢN ĐƯỢC SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Chế biến và PTTNS

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị: tấn

    Địa bàn

    Tổng số

    Phân theo loại sản phẩm

    Tôm

    Cá tra

    Thủy, hải sản khác

    A

    B

    1

    2

    3

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày…..tháng……năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC CHẾ BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1 hoặc 1a, 1b, 1c nếu cùng về nội dung chỉ tiêu nhưng khác phân tổ. Các chữ cái CB là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực chế biến nông sản. Chữ cái 5N là ký hiệu tần suất báo cáo theo chu kỳ 5 năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01a/CB/5N: Số lượng nhà máy /cơ sở sơ chế và chế biến sản phẩm trồng trọt

    a) Khái niệm

    Nhà máy /cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản là nhà máy /cơ sở có hoạt động sơ chế và chế biến nông, lâm, thủy sản được hạch toán độc lập thuộc các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã… có đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định.

    Trong phạm vi thống kê của biểu chỉ thống kê số lượng nhà máy/cơ sở chế biến nông lâm thủy sản thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Công suất thiết kế (năng lực sản xuất) của nhà máy /cơ sởlà khả năng tối đa mà nhà máy/cơ sở có thể chế biến một sản lượng nông sản nhất định trong một thời gian xác định.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng các nhà máy /cơ sở (quy mô từ nhỏ, vừa trở lên) có hoạt động sơ chế và chế biến sản phẩm trồng trọt trong kỳ báo cáo.

    Quy mô của nhà máy/cơ sở nhỏ, vừa được xác định, phân loại theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy mô từ vừa trở lên tạm gọi là lớn.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hànhchính;

    Cột 1: Ghi tổng số nhà máy/cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt thuộc ngành tương ứng với từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng số nhà máy/cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt quy mô nhỏ và vừa thuộc ngành tương ứng từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    Cột 3: Ghi tổng số nhà máy /cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt quy mô lớn thuộc ngành tương ứng từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    Cột 4: Ghi tổng công suất của các nhà máy/cơ sở chế biến sản phẩm trồng trọt thuộc ngành tương ứng từng tỉnh, thành phố ở cột A.

    Đối với những cột nhỏ thuộc cột sản phẩm: Gạo, cà phê, chè…ghi tương tự như côt 1, 2, 3, 4.

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    2. CÁC BIỂU SỐ 01b/CB/5N, 01c/CB/5N, 01d/CB/5N ghi tương tự như biểu 01a/CB/5N.

    3. BIỂU SỐ 02a/CB/5N: Sản lượng sản phẩm trồng trọt được sơ chế và chế biến

    a) Khái niệm

    Sản lượng sản phẩm trồng trọt được chế biến là toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt được đưa vào quá trình sơ chế và chế biến làm thay đổi trạng thái ban đầu của sản phẩm. Chỉ tính sản lượng sản phẩm trồng trọt để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (không bao gồm phần sản phẩm tự sơ chế và chế biến để tự tiêu dùng).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn toàn bộ khối lượng các loại sản phẩm trồng trọt được đưa   vào sơ chế và chế biến (theo sản phẩm, nhóm sản phẩm; theo tỉnh, thành phố) trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột B: Ghi tổng sản lượng nông sản được đưa vào chế biến tương ứng với từng tỉnh, thành phố ở cột A; cột B = cột 1 + cột 2 +...cột 9.

    Các cột tiếp theo (từ cột 1 đến cột 9) ghi sản lượng của từng sản phẩm trồng trọt được sơ chế và chế biến tương ứng với được tỉnh, thành phố ở cột A.

    Lưu ý: Chỉ cộng các cột có sự đồng nhất về đơn vị tính.

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    4. CÁC BIỂU SỐ 02b/CB/5N, 02c/CB/5N, 02d/CB/5N ghi tương tự như biểu 01a/CB/5N.

     

    Phần X

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN, CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/QLCL/6T-N

    Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá

    6 tháng, năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước 6 tháng: 20/6;

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước 6 tháng: 22/6;

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    02/QLCL/N

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực(HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000).

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    +Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/QLCL/6T-N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước 6 tháng: 20/6;

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước 6 tháng: 22/6;

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ LƯỢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT,
    KINH DOANH SẢN PHẨM
    NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ

    (6 tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

    - Cấp tỉnh: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Quản lý chất lượng NLS và TS; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Cơ sở

     TT

    Địa bàn

    Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản hiện có thuộc đối tượng phải thẩm định, đánh giá

    Tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực đến thời điểm báo cáo)

    Cơ sở được thẩm định để xếp loại

    Cơ sở được thẩm định đánh giá

    định kỳ

    Cơ sở xếp loại C
    được thẩm định lại

    Tổng

    A

    B

    C

    Tổng

    A

    B

    C

    Tổng

    A

    B

    C

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)


    Người lập biểu
    (Ký, ghi họ tên)


    Ngày... tháng... năm 20...
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 02/QLCL/N

    Ban hành theo Thông tư số…/2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM CÒN HIỆU LỰC

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

    - Cấp tỉnh: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Quản lý chất lượng NLS và TS; Sở Nông nghiệp và PTNT

                                                                       Đơn vị tính: Cơ sở

    STT

    Địa bàn

    Số cơ sở được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực

    HACCP

    VietGAHP

    VietGAP

    GMP

    ISO 22000

    IFS

    BRC

    FSSC 22000

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)


    Người lập biểu
    (Ký, ghi họ tên)


    Ngày... tháng... năm 20...
    Thủ trưởng đơn vị
    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN, CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản /Cơ quan đượcgiaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm thủy sảncấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái QLCL là ký hiệu viết tắt đối v ới lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Chữ cái N là ký hiệu tần suất báo cáo năm, 6T là ký hiệu tần suất báo cáo 6 tháng. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/QLCL/6T-N: Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá

    a) Khái niệm

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được thẩm định, đánh giá là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT được thẩm định, đánh giá bởi cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương để chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT).

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực đến thời điểm báo cáo) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và giấy chứng nhận còn hiệu lực tính đến thời điểm báo cáo.

    Thẩm định để xếp loại là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT; kết quả thẩm định, xếp loại có 03 mức A, B, C.

    Thẩm định đánh giá định kỳlà hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm;kết quả thẩm định đánh giá định kỳ có 03 mức A, B, C.

    Cơ sở xếp loại C được thẩm định lại: đối với những cơ sở xếp loại C (áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm) sẽ được thẩm định lại nhưng không quá 03 tháng tính từ thời điểm xếp loại C; kết quả thẩm định lại có 03 mức A, B, C.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc diện phải thẩm định, đánh giá; số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (còn hiệu lực) được thẩm định, đánh giá trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước 6 tháng là số liệu ướctính đến ngày báo cáo của kỳ báo cáo 6 tháng đó; ước năm là số liệu ước tính đến ngày báo cáo của năm báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của nămtrước.

    Cột A; Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản hiện có thuộc đối tượng phải thẩm định, đánh giá trên địa bàn (theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT) tính đến thời điểm báo cáo.

    Cột 2: Ghi tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và còn hiệu lực) trên địa bàn tính đến thời điểm báo cáo.

    Cột 3, 4, 5, 6: Ghi số cơ sở được thẩm định để xếp loại tương ứng với các nội dung trong biểu.

    Cột 7, 8, 9, 10: Ghi số cơ sở được thẩm định đánh giá định kỳ tương ứng với các nội dung trong biểu..

    Cột 11, 12, 13, 14: Ghi số cơ sở xếp loại C được thẩm định lạitương ứng với các nội dung trong biểu..

    d) Nguồn số liệu: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.

    2. BIỂU SỐ 02/QLCL/N: Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000).

    a) Khái niệm

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực (HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000) là các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành nông nghiệp áp dụng và được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận, cấp một trong các Giấy chứng hệ thống đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm còn hiệu lực sau: HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản được cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước năm là số liệu ước tính đến ngày báo cáo của năm báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản);ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh).

    Từ cột 1 đến cột 8: Ghi số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tương ứng với từng loại hình được cấp lần lượt là: HACCP, VietGAHP, VietGAP, GMP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000.

    d) Nguồn số liệu: Ban Quản lý An toàn thực phẩm hoặc Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh.

    Phần XI

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIẾU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI CỤC
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/KTHT/N

    Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    02/KTHT/N

    Số lượng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    03/KTHT/N

    Số lượng thành viên của hợp tác xã nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    04/KTHT/5N

    Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    05/KTHT/5N

    Doanh thu bình quân trong năm của mộthợp tác xã nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    06/KTHT/N

    Số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    07/KTHT/5N

    Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    08/KTHT/N

    Số lượng trang trại phân theo các loại hình sản xuất

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    09/KTHT/5N

    Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một trang trại phân theo các loại hình sản xuất

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    10a/KTHT/5N

    Số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    10b/KTHT/5N

    Công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    11/KTHT/5N

    Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây nông nghiệp được cơ giới hóa

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    12/KTHT/N

    Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    13/KTHT/5N

    Số lao động, thu nhập bình quân 1   lao động trong làng nghề, làng nghề truyềnthống được công nhận

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    14/KTHT/N

    Số lượng dự án, mô hình được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo và số hộ được hỗ trợ

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    15/KTHT/N

    Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    16/KTHT/T-N

    Diện tích sản xuất muối

    Tháng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    17/KTHT/T-N

    Sản lượng muối sản xuất

    Tháng

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO




    Biểu số: 01/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: HTX

    STT

    Địa bàn

    Số hợp tác xã nông nghiệp

    Tổng số

    Chia ra phân theo lĩnh vực

    Chia ra phân theo tình hình hoạt động

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch NT

    Tổng hợp

    Thành lập mới

    HTX giảm trong năm

    HTX Hoạt động hiệu quả

    HTX ứng dụng công nghệ cao

    HTX liên kết tiêu thụ nông sản

    Nuôi trồng

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 02/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn/Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

                                                                                                                                                                           Đơn vị tính: LHHTX

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Trong đó phân theo lĩnh vực

    Phân theo tình hình hoạt động

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch NT

    Tổng hợp

    Thành lập mới

    Số Liên hiệp HTX giảm trong năm

    Số Liên hiệp HTX hoạt động hiệu quả

    Nuôi trồng

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 03/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Sơ bộ năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Sơ bộ năm: 31/3 năm sau;

    + Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra.

    SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn/Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT              

                      Đơn vị: Thành viên

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Trong đó phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch nông thôn

    Tổng hợp

    Nuôi

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 04/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị: Người

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Trong đó phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch nông thôn

    Tổng hợp

    Nuôi

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 05/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    DOANH THU BÌNH QUÂN TRONG NĂM CỦA MỘT HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP

    (5 năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị: Triệu đồng       

    STT

    Địa bàn

    Doanh thu bình quân

    Trong đó phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch nông thôn

    Tổng hợp

    Nuôi

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 06/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG TỔ HỢP TÁC         NÔNG NGHIỆP

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Tổ hợp tác

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Số lượng tổ hợp tác phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch nông thôn

    Tổng hợp

    Nuôi trồng

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 07/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN
    TỔ HỢP TÁC NÔNG
    NGHIỆP

    (5 năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Thành viên

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Số lượng thành viên tổ hợp tác phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    Nước sạch nông thôn

    Tổng hợp

    Nuôi trồng

    Khai thác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 08/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn/Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    ĐVT: trang trại

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Số lượng trang trại phân theo lĩnh vực 

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Nuôi trồng thủy sản

    Sản xuất muối

    Tổng hợp

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)





    Biểu số: 09/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo: 31/3 năm sau năm điều tra

    GIÁ TRỊ SẢN XUẤT BÌNH QUÂN TRONG NĂM CỦA MỘT TRANG TRẠI PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT

    (5 năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    ĐVT: Triệu đồng

    STT

    Địa bàn

    Bình quân chung

    Giá trị sản xuất bình quân của trang trại phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Nuôi trồng thủy sản

    Sản xuất muối

    Tổng hợp

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 10a/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LƯỢNG CÁC LOẠI MÁY MÓC,
    THIẾT BỊ CHỦ YẾU TRONG NÔNGNGHIỆP

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Chiếc

    S TT

    Địa bàn

    Máy kéo

    Máy gieo hạt

    Máy cấy

    Máy trồng cây

    Máy phun thuốc

    Máy bơm nước

    Máy thu hoạch

    4 bánh

    2 bánh

    Ngô

    Đậu

    Lạc

    Cây trồng khác

    Sắn

    Mía

    Dứa

    Cây lâm nghiệp

    Cây trồng khác

    Lúa

    Mía

    Ngô

    Lạc

    Cây trồng khác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mụcđơn vị hànhchính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 10b/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    CÔNG SUẤT CÁC LOẠI MÁY MÓC,

    THIẾT BỊ CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP

    (5 năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Mã lực

    STT

    Địa bàn

    Công suất các loại máy kéo

    Công suất các loại máy gieo/cấy/trồng

    Công suất máy chăm sóc: vun xới/bón phân/phun thuốc bảo vệ thực vật

    Công suất các loại máy bơm nước

    Công suất các loại máy thu hoạch: lúa, mía, ngô

    Số lượng máy kéo (chiếc)

    Tổng công suất các loại máy kéo (mã lực)

    Số lượng máy (chiếc)

    Tổng công suất các loại máy (mã lực)

    Số lượng máy (chiếc)

    Tổng công suất các loại máy         (mã lực)

    Số lượng máy (chiếc)

    Tổng công suất các loại máy (mã lực)

    Số lượng máy (chiếc)

    Tổng công suất các loại máy (mã lực)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 11/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    TỶ LỆ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG                         CÂY NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC CƠ GIỚI HÓA

    (5 năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    STT

    Địa bàn

    Tổng diện tích gieo trồng
    (ha)

    Tỷ lệ cơ giới hóa theo các khâu công việc
    (%)

    Chia ra:

    Làm đất

    (%)

    Gieo/cấy/trồng

    (%)

    Chăm sóc       (vun xới /bón phân/BVTV)

    (%)

    Thu hoạch

    (%)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 12/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Làng nghề

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Chia ra:

    Làng nghề

    Làng nghề truyền thống
    đã được công nhận

    A

    B

    1

    2

    3

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 13/KTHT/5N

    Ban hành theo Thông tư số.... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    SỐ LAO ĐỘNG, THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA   1 LAO ĐỘNG TRONG LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN

    (5 năm)

    Năm 20

    Đơn vị báo cáo:

    Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    STT

    Địa bàn

    Tổng số lao động

    thường xuyên trong làng nghề

    (lao động)

    Số lao động thường xuyên trong làng nghề truyền thống được công nhận

    (lao động)

    Thu nhập bình quân của 1 lao động phân theo ngành nghề

    (triệu đồng/lao động/tháng)

    Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

    Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

    Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

    Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát,

    cơ khí nhỏ

    Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh

    Sản xuất muối

    Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 14/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT -BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG DỰ ÁN, MÔ HÌNH
    ĐƯỢC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỂ GIẢM NGHÈO, NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO VÀ SỐ HỘ ĐƯỢC HỖ TRỢ

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    STT

    Địa bàn

    Số dự án, mô hình, số hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo

    Số dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo, số hộ được hỗ trợ

    Số dự án/mô hình (dự án)

    Số hộ được hỗ trợ (hộ)

    Số dự án/mô hình (dự án)

    Số hộ được hỗ trợ (hộ)

    A

    B

    1

    2

    4

    5

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     



    Biểu số: 15/KTHT/N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG HỘ ĐƯỢC BỐ TRÍ, SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

                                  Đơn vị tính: Hộ

    STT

    Địa bàn

    Tổng số

    Số hộ được bố trí phân đối tượng

    Số hộ được bố trí phân theo địa bàn bố trí

    Số hộ được bố trí phân theo hình thức bố trí

    Vùng thiên tai

    Vùng đặc biệt khó khăn

    Vùng biên giới

    Bố trí dân cư ra đảo

    Vùng dân di cư tự do

    Vùng rừng đặc dụng

    Bố trí dân cư trong huyện

    Bố trí dân cư ngoài huyện, trong tỉnh

    Bố trí dân cư ngoài tỉnh

    Tập trung

    Xen ghép

    Ổn định tại chỗ

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 16/KTHT/T-N

    Ban hành theo Thông tư số

    ..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    DIỆN TÍCH SẢN XUẤT MUỐI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:...... năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh (các tỉnh có sản xuất muối)

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Ha

    STT

    Địa bàn

    Tổng số diện tích

    Diện tích sản xuất muối phân
    theo các phương pháp

    Theo phương pháp phơi cát

    Theo phương pháp phơi nước phân tán

    Theo phương pháp phơi nước tập trung (SX công nghiệp)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 17/KTHT/T-N

    Ban hành theo Thông tư số..../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SẢN LƯỢNG MUỐI SẢN XUẤT

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:     ..... năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Cục Kinh tế hợp tác và PTNT

    - Cấp tỉnh: Chi cục Phát triển nông thôn/Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh (các tỉnh có sản xuất muối)

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:Cục Kinh tế hợp tác và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Tấn

    STT

    Địa bàn

    Tổng sản lượng

    Sản lượng sản xuất muối phân theo các phương pháp

    Theo phương pháp phơi cát

    Theo phương pháp phơi nước phân tán

    Theo phương pháp phơi nước tập trung (SX công nghiệp)

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn /Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1 hoặc 1a, 1b, 1c,… nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác về phân tổ. Các chữ cái KTHT là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm, 5N là báo cáo 5 năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sung chi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/KTHT/N: Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Hợp tác xã (HTX) là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

    Hợp tác xã nông nghiệplà HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, gồm:

    - Hợp tác xã trồng trọt làHTXcó hoạt động sản xuất trồng trọt (trồng cây hng năm, cây lâu năm; nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp) và dịch vụ trồng trọt có liên quan; dịch vụ sau thu hoạch; xử lý hạt giống để nhân giống.

    - Hợp tác xã chăn nuôi là HTX có hoạt động sản xuất chăn nuôi (trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và chăn nuôi khác); dịch vụ chăn nuôi cóliên quan; săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan.

    - Hợp tác xã lâm nghiệp là HTX có hoạt động sản xuất lâm nghiệp (trồng và chăm sóc rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác; thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác) và dịch vụ lâm nghiệp có liên quan.

    - Hợp tác xã thủy sản là HTX có hoạt động nuôi trồngthuỷ sản (nuôi trồng thuỷ sản biển, nội địa; sản xuất giống thuỷ sản); khai thác thủy sản (khai thác thủy sản biển và nội địa, bao gồm cả bảo quản thuỷ sản ngay trên tàu đánh cá).

    - Hợp tác xã diêm nghiệp là HTX có hoạt động khai thác muối (khai thác muối mỏ, đập vụn muối và sàng muối; sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ở hồ hoặc nước mặn tự nhiên khác; nghiền, tẩy rửa, và tinh chế muối phục vụ cho sản xuất) và dịch vụ có liên quan đến phục vụ khai thác muối.

    - Hợp tác xã nước sạch nông thôn là HTX có hoạt động khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch (khai thác nước từ sông, hồ, ao; thu nước mưa; thanh lọc nước để cung cấp; khử muối của nước biển để sản xuất nước như là sản phẩm chính; phân phối nước thông qua đường ống, bằng xe hoặc các phương tiện khác) cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn nông thôn.

    - Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp là HTX có hoạt động từ hai lĩnh vực của hợp tác xã được phân loại bào gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, nước sạch nông thôn.

    Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả là HTX nông nghiệp được đánh giá xếp loại tốt và khá theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là HTX nông nghiệp được xác định ứng dụng công nghệ cao theo các tiêu chí xác định tại Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng HTX nông nghiệp (theo lĩnh vực, tình hình hoạt động) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Số lượng HTX nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số hợp tác xã nông nghiệp

    Cột 2: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột 9: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động tổng hợp.

    Cột 10: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới.

    Cột 11: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp giảm trong năm.

    Cột 12: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

    Cột 13: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    Cột 14: Ghi số lượng hợp tác xã nông nghiệp liên kết tiêu thụ nông sản.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Tổng cục Thống kê.

    2. BIỂU SỐ 02/KTHT/N: Số lượng liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Liên hiệp hợp tác xã (Liên hiệp HTX) là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

    Liên hiệp HTX nông nghiệp là Liên hiệp HTX hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả là Liên hiệp HTX nông nghiệp tự đánh giá hoạt động có hiệu quả được Đại hội thành viên thông qua hàng năm.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng Liên hiệp HTX nông nghiệp (theo lĩnh vực, tình hình hoạt động) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Số lượng Liên hiệp HTX nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số Liên hiệp HTX nông nghiệp trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp.

    Cột 2: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột 9: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổng hợp.

    Cột 10: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp thành lập mới.

    Cột 11: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp giảm trong năm.

    Cột 12: Ghi số lượng Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Tổng cục Thống kê.

    3. BIỂU SỐ 03/KTHT/N: Số lượng thành viên của hợp tác xã nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Thành viên hợp tác xã phải là cá nhân; hộ gia đình; cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam; đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;

    - Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

    - Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

    - Góp vốn theo quy định của Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã;

    - Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

    Thành viên hợp tác xã nông nghiệp là thành viên của hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

    Hợp tác xã nông nghiệp gồm: HTX trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản (khai thác, nuôi trồng), nước sạch nông thôn và nông nghiệp tổng hợp.

    b) Phương pháp tính

    Số lượng thành viên HTX nông nghiệp được tính bằng tổng số thành viên của HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo “sơ bộ năm” là số liệu tổng hợp sơ bộ tại thời điểm ngày 31/12 của năm trước; báo cáo “chính thức” là số liệu điều tra tại      thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan         (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B:Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối vớiChi cụcPhát triển nông thôn hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành vềkinh tế hợp táccấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp.

    Cột 2: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột9: Ghi số thành viên của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực     tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    4. BIỂU SỐ 04/KTHT/5N: Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Số lao động thường xuyên của hợp tác xã là những lao động đang làm việc thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp, được hợp tác xã trả công, trả lương. Lao động có thể là xã viên hoặc không phải là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Lao động là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Là số thành viên trực tiếp tham gia lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, gồm số xã viên tham gia lao động trực tiếp và số thành viên tham gia lao động gián tiếp (Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, kế toán, thủ quỹ,…) tại một thời điểm nhất định.

    - Lao động thuê ngoài thường xuyên: Là lao động hợp tác xã thuê mướn thường xuyên (thời gian trên 3 tháng/năm) để làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tại một thời điểm nhất định.

    Số lượng lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp là số lao động đang làm việc thường xuyên trực tiếp hoặc gián tiếp cho hợp tác xã nông nghiệp, được hợp tác xã trả công, trả lương.

    b) Phương pháp tính

    Số lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp được tính bằng tổng số lao động thường xuyên của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số lao động thường xuyên của hợp tác xã nông nghiệp.

    Cột 2: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột 9: Ghi số lao động của hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    5. BIỂU SỐ 05/KTHT/5N: Doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Doanh thu của hợp tác xã là toàn bộ số tiền hợp tác xã thu được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), phát sinh từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.

    Doanh thu của hợp tác xã bao gồm doanh thu của tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ do hợp tác xã thực hiện.

    b) Phương pháp tính

    Doanh thu bình quân       trong năm của một HTX   nông nghiệp

    =

    Tổng doanh thu trong năm của các HTX nông nghiệp

    Tổng số hợp tác xã nông nghiệp

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp.

    Cột 2: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột 9: Ghi doanh thu bình quân trong năm của một hợp tác xã nông nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu:

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    6. BIỂU SỐ 06 /KTHT/N: Số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Tổ hp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

    Tổ hợp tácnông nghiệp là Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng Tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Số lượng Tổ hợp tác nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số Tổ hợp tác nông nghiệp của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chínhcấp tỉnh(áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện và thị xã theo danh mục đơn vị hành chínhcấp huyện(áp dụng đối với Chi cụcPhát triển nông thôn hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành vềkinh tế hợp tác và PTNTcấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng số lượng tổ hợp tác nông nghiệp

    Các cột tiếp theo (từ cột 2 đến cột 9), ghi số lượng tổ hợp tác tương ứng với từng lĩnh vực được ghi trong biểu.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Tổng cục Thống kê.

    7. BIỂU SỐ 07/KTHT/5N: Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp

    a) Khái niệm

    - Thành viên tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    + Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định từ Điều 16 đến Điều 24 Bộ luật dân sự, quy định của Bộ luật lao động và pháp luật khác có liên quan.

    + Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.

    + Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.

    + Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.

    + Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.

    - Thành viên tổ hợp tác nông nghiệp là thành viên của tổ hợp tác hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp được tính bằng tổng số thành viên của các tổ hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Số lượng thành viên tổ hợp tác nông nghiệp cả nước được tính bằng tổng số thành viên của các tổ hợp tác nông nghiệp của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghitổng số thành viên tổ hợp tác nông nghiệp. Số liệu cột 1 = cột 2 +     cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8 + cột 9.

    Cột 2: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực khai thác thủy sản.

    Cột 7: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    Cột 8: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nước sạch nông thôn.

    Cột 9: Ghi số lượng thành viên tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    8. BIỂU SỐ 08/KTHT/N: Số lượng trang trại phân theo các loại hình       sản xuất

    a) Khái niệm

    Trang trại là một đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định tiêu chí trang trại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT).

    Trang trại được phân làm 2 loại: Trang trại chuyên ngành và trang trại tổng hợp.

    - Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất (như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp) và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:

    + Trang trại trồng trọt;

    + Trang trại chăn nuôi;

    + Trang trại lâm nghiệp;

    + Trang trại nuôi trồng thủy sản;

    + Trang trại sản xuất muối.

    - Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.

    b) Phương pháp tính

    Số lượng trang trại được tổng hợp từ kết quả điều tra hoặc báo cáo từ các        địa phương.

    Số lượng trang trại được tính bằng tổng số trang trại trên địa bàn tại thời điểm       báo cáo.

    Số lượng trang trại trên cả nước được tính bằng tổng số trang trại của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số trang trại nông nghiệp. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7.

    Cột 2: Ghi số lượng trang trại trồng trọt.

    Cột 3: Ghi số lượng trang trại chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi số lượng trang trại lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi số lượng trang trại trồng thủy sản.

    Cột 6: Ghi số lượng trang trại sản xuất muối.

    Cột 7: Ghi số lượng trang trại tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh;

    - Tổng cục Thống kê.

    9. BIỂU SỐ 09/KTHT/5N: Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một trang trại phân theo các loại hình sản xuất

    a) Khái niệm

    Trang trại là một đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT.

    Giá trị sản xuất trong năm của trang trại là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất với năm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trong năm.

    Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ước tính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại (như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT).

    b) Phương pháp tính

    Giá trị sản xuất bình quân trong năm của một (1) trang trại nông nghiệp được tổng hợp từ kết quả điều tra hoặc báo cáo từ các địa phương.

    Giá trị sản xuất bình quân trong năm của 1 trang trại nông nghiệp trên địa bàn được tính theo công thức sau:

    Giá trị sản xuất bình quân trong năm của 1 trang trại nông nghiệp

    =

    Tổng giá trị sản xuất trong năm của toàn bộ trang trại nông nghiệp

    Tổng số trang trại nông nghiệp

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh

    Cột 1: Ghi giá trị sản xuất bình quân tất cả các loại hình trang trại.

    Cột 2: Ghi giá trị sản xuất bình quân của trang trại trồng trọt.

    Cột 3: Ghi giá trị sản xuất bình quân của của trang trại chăn nuôi.

    Cột 4: Ghi giá trị sản xuất bình quân của trang trại lâm nghiệp.

    Cột 5: Ghi giá trị sản xuất bình quân của trang trại thủy sản.

    Cột 6: Ghi giá trị sản xuất bình quân của trang trại sản xuất muối.

    Cột 7: Ghi giá trị sản xuất bình quân của trang trại tổng hợp.

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    10. BIỂU SỐ 10a/KTHT/5N: Số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp là tổng số máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại một thời điểm. Chỉ tiêu này bao gồm toàn bộ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đang hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp (không bao gồm máy móc, thiết bị vận chuyển, chế biến).

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo hoặc qua điều tra (điều tra toàn bộ, điều tra chọn mẫu suy rộng).

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng máy kéo loại 4 bánh.

    Cột 2: Ghi số lượng máy kéo loại 2 bánh

    Cột 3: Ghi số lượng máy gieo hạt ngô.

    Cột 4: Ghi số lượng máy gieo hạt đậu.

    Cột 5: Ghi số lượng máy gieo hạt lạc.

    Cột 6: Ghi số lượng máy gieo hạt của các cây trồng khác.

    Cột 7: Ghi toàn bộ số lượng máy cấy.

    Cột 8: Ghi số lượng máy trồng cây sắn.

    Cột 9: Ghi số lượng máy trồng cây mía.

    Cột 10: Ghi số lượng máy trồng cây dứa.

    Cột 11: Ghi số lượng máy trồng cây lâm nghiệp.

    Cột 12: Ghi số lượng máy trồng các cây trồng khác.

    Cột 13: Ghi toàn bộ máy phun thuốc.

    Cột 14: Ghi toàn bộ máy bơm nước.

    Cột 15: Ghi số lượng máy thu hoạch lúa.

    Cột 16: Ghi số lượng máy thu hoạch mía.

    Cột 17: Ghi số lượng máy thu hoạch ngô.

    Cột 18: Ghi số lượng máy thu hoạch lạc.

    Cột 19: Ghi số lượng máy thu hoạch các cây trồng khác.

    d) Nguồn số liệu:

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    11. BIỂU SỐ 10b/KTHT/5N: Công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu trong nông nghiệp là tổng công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại một thời điểm. Chỉ tiêu này bao gồm tổng công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các khâu: làm đất; gieo/cấy/trồng; chăm sóc (vun xới, bón phân, phun thuốc BVTV); thu hoạch.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn công suất các loại máy móc, thiết bị chủ yếu đang sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại thời điểm báo cáo hoặc qua điều tra (điều tra toàn bộ, điều tra mẫu suy rộng).

    Công suất từng loại máy móc, thiết bị

    =

    Số lượng máy móc,  thiết bị

    x

    Công suất của mỗi máy móc, thiết bị đó

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng máy kéo.

    Cột 2: Ghi tổng công suất thiết kế của các loại máy kéo.

    Cột 3: Ghi số lượng các loại máy gieo/cấy/trồng.

    Cột 4: Ghi tổng công suất thiết kế các máy gieo/cấy/trồng.

    Cột 5: Ghi số lượng máy chăm sóc: vun xới/bón phân/phun thuốc bảo vệ thực vật.

    Cột 6: Ghi tổng công suất thiết kế các máy chăm sóc vun xới/bón phân/phun thuốc bảo vệ thực vật.

    Cột 7: Ghi số lượng các loại máy bơm nước.

    Cột 8: Ghi tổng công suất thiết kế các máy bơm nước.

    Cột 9: Ghi số lượng các loại máy thu hoạch: Lúa, mía, ngô…

    Cột 10: Ghi tổng công suất thiết kế các máy thu hoạch: Lúa, mía, ngô…

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    12. BIỂU SỐ 11/KTHT/5N: Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa

    a) Khái niệm

    Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa là tỷ lệ diện tích hoặc khối lượng sản phẩm của các khâu trong sản xuất nông nghiệp được làm bằng máy so với tổng diện tích gieo trồng/khối lượng sản phẩm của một loại cây trồng chính trong vụ hoặc năm. Qua đó thấy được mức độ sử dụng máy móc, thiết bị được thay thế sức người/vật và trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở thời điểm thống kê.

    b) Phương pháp tính

    Tỷ lệ diện tích gieo trồng hoặc sản phẩm nông nghiệp được cơ giới hóa (%)

    =

    Diện tích gieo trồng hoặc khối lượng sản phẩm được làm bằng máy

    x 100

    Tổng diện tích hoặc tổng khối lượng sản phẩm phải thực hiện trong các khâu công việc

    Ví dụ:

    Tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất lúa (%)

    =

    Diện tích đất lúa được làm bằng máy

    x 100

    Tổng diện tích lúa của vụ hoặc năm của địa phương

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính.

    Cột 1: Ghi tổng số diện tích gieo trồng cây nông nghiệp được cơ giới hóa.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ cơ giới hóa theo các khâu công việc.

    Cột 3: Ghi tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất.

    Cột 4: Ghi tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu gieo/cấy/trồng.

    Cột 5: Ghi tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu chăm sóc (vun xới/bón phân/bảo vệ thựcvật).

    Cột 6: Ghi tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch.

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    13. BIỂU SỐ 12/KTHT/N: Số lượng làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận

    a) Khái niệm

    Làng nghề là một hay nhiều cụm dân cư thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/2018/NĐ-CP).

    Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

    b) Phương pháp tính

    Số làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận được tính bằng tổng số làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND cấp tỉnh công nhận đến thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng số làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3.

    Cột 2: Ghi số lượng làng nghề đã được công nhận.

    Cột 3: Ghi số lượng làng nghề truyền thống đã được công nhận.

    d) Nguồn số liệu

    - Chi cục Phát triển nông thôn/ Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh;

    - Tổng cục Thống kê.

    14. BIỂU SỐ 13/KTHT/5N: Số lao động, thu nhập bình quân của 1 lao động trong làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận

    a) Khái niệm

    Số lao động thường xuyên làm việc trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận là tổng số lao động thường xuyên làm của các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Thu nhập bình quân một (1) lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận là bình quân tổng số tiền thu nhập thực tế của một lao động làm công ăn lương của một số hoạt động ngành nghề nông thôn trong làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận.

    Hoạt động ngành nghề nông thôn theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng lao động làm việc thường xuyên trong các làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Thu nhập bình quân 1 lao động của một số hoạt động ngành nghề nông thôn

    =

     Wi x Li

     Li

    Trong đó:

    i: Thời gian tham chiếu (thường là 1 tháng);

    Li: Số lao động làm công ăn lương của từng hoạt động ngành nghề nông thôn tại thời điểm điều tra;

    Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong thời gian tham chiếu .

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính.

    Cột 1: Ghi tổng số lao động thường xuyên trong làng nghề tương ứng với từng tỉnh ở cột B.

    Cột 2: Ghi tổng số lao động thường xuyên trong làng nghề truyền thống tương ứng với từng tỉnh ở cột B.

    Cột 3: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

    Cột 4: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

    Cột 5: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

    Cột 6: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

    Cột 7: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

    Cột 8: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề sản xuất muối.

    Cột 9: Ghi thu nhập bình quân 1 lao động của nhóm ngành nghề các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

    d) Nguồn số liệu

    - Điều tra thống kê;

    - Tổng cục Thống kê.

    15. BIỂU SỐ 14/KTHT/N: Số lượng dự án, mô hình được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo, nhân rộng mô hình giảm nghèo và số hộ được hỗ trợ

    a) Khái niệm

    Số dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo là số lượng dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

    Số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo là tổng số lượng dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã triển khai trên địa bàn đến thời điểm báo cáo.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; dự án, mô hình nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã được triển khai trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện,  thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và PTNT cấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng số dự án phát triển sản xuất để giảm nghèo.

    Cột 2: Ghi tổng số hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo đã thực hiện.

    d) Nguồn số liệu: Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phát triển nông thôn cấp tỉnh.

    16. BIỂU SỐ 15/KTHT/N: Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư

    a) Khái niệm

    Số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư là tổng số lượng hộ dân được bố trí, sắp xếp ổn định đời sống, sản xuất bởi các dự án bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn theo các hình thức, địa bàn, đối tượng đã được quy định.

    - Hình thức bố trí dân cư: Được phân loại theo các hình thức tập trung, xen ghép, ổn định tại chỗ.

    + Bố trí dân cư tập trung là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đến điểm tái định cư tập trung thành lập điểm dân cư mới;

    + Bố trí dân cư xen ghép là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân xen ghép vào các điểm dân cư hiện có;

    + Bố trí ổn định tại chỗ là việc thực hiện bố trí ổn định các hộ gia đình, cá nhân tại nơi ở cũ thông qua việc hỗ trợ cơ sở hạ tầng, sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Địa bàn bố trí dân cư: Được phân loại theo các hình thức trong huyện, ngoài huyện, ngoài tỉnh.

    + Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trong huyện là hình thức bố trí, ổn định dân cư trong phạm vi một hoặc nhiều xã trên địa bàn của một huyện;

    + Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh: là hình thức bố trí, ổn định dân cư từ huyện này sang huyện khác trong phạm vi một tỉnh;

    + Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ngoài tỉnh là hình thức bố trí, ổn định dân cư từ tỉnh này sang tỉnh khác.

    - Vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng:

    + Vùng thiên tai là vùng có hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội bao gồm: sạt lở đất bờ sông, bờ biển, lũ, lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất núi, sụt lún đất, ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tố, lốc, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

    + Vùng đặc biệt khó khăn về đời sống là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường, tác động phóng xạ; làng chài trên sông nước, đầm phá không có điều kiện hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống, phải bố trí tái định cư nơi khác. Tiêu chí xác định vùng đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

    + Biên giới đất liền: Bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền;

    + Thôn (bản) sát biên giới là thôn (bản) thuộc xã biên giới có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền;

    + Khu rừng đặc dụng là khu rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

    - Đối tượng thực hiện bố trí dân cư:

    + Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, tố, lốc;

    + Hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, tố, lốc, sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng;

    + Hộ gia đình, cá nhân sống ở vùng đặc biệt khó khăn về đời sống như: thiếu đất sản xuất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng, du cư trên đầm phá, các làng chài trên sông nước, tác động phóng xạ, ô nhiễm môi trường;

    + Hộ gia đình, cá nhân tự nguyện đến các vùng biên giới đất liền, khu kinh tế quốc phòng, hải đảo;

    + Hộ gia đình, cá nhân đã di cư tự do đến các địa bàn trong cả nước không theo quy hoạch bố trí dân cư, đời sống còn khó khăn;

    + Hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống hợp pháp trong khu rừng đặc dụng cần phải bố trí ổn định lâu dài, gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

    b) Phương pháp tính

    Số lượng hộ được bố trí dân cư được tổng hợp từ báo cáo từ các địa phương.

    Thống kê số lượng hộ được bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trên địa bàn phân theo đối tượng, địa bàn và hình thức bố trí trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh theo danh mục đơn vị hành chính.(áp dụng đối với Chi cụcPhát triển nông thôn hoặc cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành vềkinh tế hợp tác và PTNTcấp tỉnh);

    Cột 1: Ghitổng số hộ được thực hiện bố trí ổn định dân cư. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8 + cột 9 + cột 10 + cột 11 + cột 12 + cột 13.

    Cột 2: Ghi số hộ vùng thiên tai.

    Cột 3: Ghi số hộ vùng đặc biệt khó khăn.

    Cột 4: Ghi số hộ vùng biên giới.

    Cột 5: Ghi số hộ bố trí dân cư ra đảo.

    Cột 6: Ghi số hộ vùng dân di cư tự do.

    Cột 7: Ghi số hộ vùng rừng đặc dụng.

    Cột 8: Ghi số hộ bố trí dân cư trong huyện.

    Cột 9: Ghi số hộ bố trí dân cư ngoài huyện, trong tỉnh.

    Cột 10: Ghi số hộ bố trí dân cư ngoài tỉnh.

    Cột 11: Ghi số hộ tập trung.

    Cột 12: Ghi số hộ xen ghép.

    Cột 13: Ghi số hộ ổn định tại chỗ.

    d) Nguồn số liệu

    Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về phát triển nông thôn cấp tỉnh.

    17. BIỂU SỐ 16/KTHT/T-N: Diện tích sản xuất muối

    a) Khái niệm

    - Sản xuất muối theo phương pháp phơi cát là phương pháp sản xuất truyền thống, gồm các công đoạn:

    + Công đoạn cung cấp nước biển: Nước biển được lấy từ cống đầu mối dẫn vào kênh cấp 1, cấp 2 và các công trình nội đồng đến từng ô ruộng phơi cát;

    + Công đoạn sản xuất cát mặn: được thực hiện bằng sân phơi cát nhằm tăng độ mặn trong cát (nước biển thấm ngang theo nền ruộng muối và mao dẫn lên lớp cát rải phủ trên mặt ruộng);

    + Công đoạn sản xuất nước chạt: Được thực hiện trong bể lọc chạt lấy nước chạt chứa vào các thống (thống cái, thống con);

    + Công đoạn kết tinh muối (muối thô) được thực hiện trên ô nề kết tinh;

    + Công đoạn bảo quản thu gom muối thô từ các ruộng muối vào các kho chứa muối.

    - Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán là phương pháp sản xuất truyền thống, đồng muốibao gồm nhiều đơn vị sản xuất độc lập, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh, thu sản phẩm muối ăn, quy mô mỗi đơn vị sản xuất rất nhỏ (từ 1 đến 10 ha) do các hộ diêm dân sản xuất muối đảm nhận.

    - Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp): Cả đồng muối như 1 đơn vị sản xuất lớn, chia ra các khu: Khu chế chạt, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt và thu được 3 sản phẩm là muối, thạch cao và nước ót. Đồng muối phơi nước tập trung (công nghiệp) có ưu điểm là dễ quản lý sản xuất ở các khu, dễ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

    - Diện tích đồng muối là diện tích tự nhiên đồng muối.

    - Diện tích sản xuất muối là diện tích tự nhiên đồng muối trừ đi diện tích bờ kênh, mương, hồ chứa, bờ ô và các công trình phục vụ khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn diện tích sản xuất muối theo các hình thức trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (có sản xuất muối) theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã (có sản xuất muối) theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh sản xuất muối)

    Cột 1: Ghitổng số diện tích đất sản xuất muối. Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4.

    Cột 2: Ghi diện tích sản xuất muối theo phương pháp phơi cát.

    Cột 3: Ghi diện tích sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán.

    Cột 4: Ghi diện tích sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp).

    d) Nguồn số liệu

    Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh, thành phố có sản xuất muối.

    18. BIỂU SỐ 17/KTHT/T-N: Sản lượng muối sản xuất

    a) Khái niệm

    Sản lượng muối phơi cátlà tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) theo phương pháp sản xuất phơi cát.

    Sảnlượng muối phơi nước phân tán là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) theo phương pháp sản xuất phơi nước phân tán.

    Sản lượng muối phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp) là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) của đồng muối sản xuất theo phương pháp phơi nước tập trung công nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn sản lượng muối sản xuất theo các hình thức trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (có sản xuất muối) theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); ghi tên huyện, thị xã (có sản xuất muối) theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh sản xuất muối);

    Cột 1: Ghi tổng số sản lượng muối sản xuất. Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4.

    Cột 2: Ghi sản lượng muối theo phương pháp phơi cát.

    Cột 3: Ghi sản lượng muối theo phương pháp phơi nước phân tán.

    Cột 4: Ghi sản lượng muối theo phương pháp phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp).

    d) Nguồn số liệu

    Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về diêm nghiệp cấp tỉnh ở những tỉnh, thành phố có sản xuất muối.

    Phần XII

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI
    VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH
    MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
    NÔNG THÔN MỚI CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    01/NTM/N

    Số lượng xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    02/NTM/N

    Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    03/NTM/T-N

    Số lượng xã và tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    Tháng,

    năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    04/NTM/T-N

    Sốlượngđơn vị cấp huyện và tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

    Tháng,

    năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    05/NTM/N

    Số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    06/NTM/N

    Tổng vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    07/NTM/N

    Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao, 4 sao, 5 sao

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO





    Biểu số: 01/NTM/N

    Ban hành theo Thông tư số.....
    /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG XÃ HOÀN THÀNH
    TIÊU CHÍ VỀ NÔNG THÔN MỚI

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Xã

    Địa bàn

    Tiêu chí số 1

    Tiêu chí số 2

    Tiêu chí số 3

    Tiêu chí số 4

    Tiêu chí số 5

    Tiêu chí số 6

    Tiêu chí số 7

    Tiêu chí số 8

    Tiêu chí số 9

    Tiêu chí số 10

    Tiêu chí số 11

    Tiêu chí số 12

    Tiêu chí số 13

    Tiêu chí số 14

    Tiêu chí số 15

    Tiêu chí số 16

    Tiêu chí số 17

    Tiêu chí số 18

    Tiêu chí số 19

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     



    Biểu số: 02/NTM/N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    BÌNH QUÂN TIÊU CXÃ NÔNG THÔN MỚI ĐẠT CHUẨN /XÃ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Tiêu chí

    Địa bàn

    Bình quân tiêu chí xã NTM/xã

    A

    1

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới

    trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     


    Biểu số: 03/NTM/T-N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ LƯỢNG XÃ VÀ TỶ LỆ XÃ
    ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN
    NÔNG THÔN MỚI

    (Đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu)

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:.....năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xã)

    Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    (%)

    Đạt chuẩn

    Nâng cao

    Kiểu mẫu

    Đạt chuẩn

    Nâng cao

    Kiểu mẫu

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 04/NTM/T-N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐLƯỢNGĐƠN VỊ CẤP HUYỆN
    VÀ TỶ LỆ ĐƠN VỊ CẤP HUYỆN
    ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN/HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:.....năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mớicấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Tổng số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

    Tỷ lệ (%) so với tổng số đơn vị cấp huyện

    A

    1

    2

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 05/NTM/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG THÔN, BẢN, ẤP
    ĐƯỢC CÔNG NHẬN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn)

    Địa bàn

    Tổng số thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    Tỷ lệ (%) so với tổng số thôn, bản, ấp

    A

    1

    2

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 06/NTM/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT- BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    TỔNG VỐN HUY ĐỘNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG   NÔNG THÔN MỚI

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Triệu đồng

    Địa bàn

    Tổng cộng

    Trong đó:

    Trung ương

    Địa phương

    Lồng ghép

    Tín dụng

    Doanh nghiệp

    Cộng đồng dân cư

    Vốn khác (nếu có)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)



    Biểu số: 07/NTM/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước năm: 20/12;

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước năm: 22/12;

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    SỐ LƯỢNG SẢN PHẨM OCOP ĐƯỢC CÔNG NHẬN 3 SAO,
    4 SAO, 5 SAO

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về OCOP cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị tính: Sản phẩm

    Địa bàn

    Tổng số sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên

    Tổng số sản phẩm được công nhận theo hạng sao

    Hạng 3 sao

    Hạng 4 sao

    Tiềm năng đạt hạng 5 sao

    Hạng 5 sao

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI TRUNG ƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái NTM là ký hiệu viết tắt của xây dựng nông thôn mới. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/NTM/N: Số lượng xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới

    a) Khái niệm

    Xã hoàn thành tiêu chí về nông thôn mới là xã đạt chuẩn tiêu chí được quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng xã hoàn thành từng tiêu chí về nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 1.

    Cột 2: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 2.

    Cột 3: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 3.

    Cột 4: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 4.

    Cột 5: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 5.

    Cột 6: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 6.

    Cột 7: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 7.

    Cột 8: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 8.

    Cột 9: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 9.

    Cột 10: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 10.

    Cột 11: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 11.

    Cột 12: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 12.

    Cột 13: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 13.

    Cột 14: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 14.

    Cột 15: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 15.

    Cột 16: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 16.

    Cột 17: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 17.

    Cột 18: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 18.

    Cột 19: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt tiêu chí số 19.

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    2. BIỂU SỐ 02/NTM/N: Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

    a) Khái niệm

    Tiêu chí xã nông thôn mớilà tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

    Tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩnlà tiêu chí được xác định đạt chuẩn theo quy định.

    b) Phương pháp tính

    Dựa trên số liệu báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp tỉnh, tính toán số liệu bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã theo công thức sau:

    Bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã

    =

    Tổng s tiêu chí đạt được của các xã trên địa bàn

    Tổng số xã trên địa bàn

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi kết quả bình quân tiêu chí xã nông thôn mới đạt chuẩn/xã.

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

    3. BIỂU SỐ 03/NTM/T-N: Số lượng xã và tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu)

    a) Khái niệm

    Xã đạt chuẩn là xã hoàn thành và đạt chuẩn các tiêu chí được quy định trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới theo quy định.

    Xã nâng caolà xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đạt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo quy định.

    Xã kiểu mẫulà xã đã đạt nông thôn mới nâng cao và đạt các tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định.

    Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn so với tổng số xã trong địa bàn.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo và tính toán tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo công thức:

    Tỷ lệ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (%)

    =

    Tổng số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn

    x 100

    Tổng số xã trên địa bàn

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày báo cáo của tháng báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

    Cột 2: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

    Cột 3: Ghi tổng số xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

    Cột 4: Ghi tỷ lệ xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

    Cột 5: Ghi tỷ lệ xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

    Cột 6: Ghi tỷ lệ xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

    4. BIỂU SỐ 04/NTM/T-N: Số lượng đơn vị cấp huyện và tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

    a) Khái niệm

    Huyện đạt chuẩn nông thôn mới là huyện có 100% số xã trong huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đạt chuẩn đủ các tiêu chí huyện nông thôn mới; thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới khi có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh đến kỳ báo cáo và tính toán tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo công thức:

    Tỷ lệ đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (%)

    =

    Tổng số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

    x 100

    Tổng số đơn vị cấp huyện trên địa bàn

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệuướctính đến ngày báo cáo của tháng báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số đơn vị cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) số đơn vị cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn /hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới so với tổng số đơn vị cấp huyện có trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh. Số liệu cột 2 bằng số liệu cột 1 chia cho tổng số đơn vị cấp huyện trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh và nhân với 100.

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

    5. BIỂU SỐ 05/NTM/N: Số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    a) Khái niệm

    Thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là thôn, bản, ấp đã đạt chuẩn đủ các tiêu chí thôn, bản, ấp nông thôn mới theo quy định.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng thôn, bản, ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính.cấp huyện (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số thôn, bản, ấp trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

    Cột 2: Ghi tỷ lệ phần trăm (%) số đơn vị thôn, bản, ấp trên địa bàn được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới so với tổng số thôn, bản, ấp có trên địa bàn. Số liệu cột này bằng số liệu cột 1 chia cho tổng số thôn, bản, ấp trên địa bàn và nhân với 100.

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    6. BIỂU SỐ 06/NTM/N: Tổng vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

    a) Khái niệm

    Vốn huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là các nguồn vốn khác nhau (trung ương, địa phương, lồng ghép, tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, vốn khác (nếu có)) được huy động vào xây dựng nông thôn mới.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn toàn bộ kinh phí từ các nguồn vốn (trung ương, địa phương, lồng ghép, tín dụng, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, vốn khác (nếu có)) được huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi tổng số tiền huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 8.

    Cột 2: Ghi tổng số tiền hỗ trợ từ ngân sách trung ương;

    Cột 3: Ghi tổng số tiền từ ngân sách địa phương.

    Cột 4: Ghi tổng số tiền từ lồng ghép các chương trình, dự án.

    Cột 5: Ghi tổng số tiền từ nguồn vốn tín dụng.

    Cột 6: Ghi tổng số tiền hỗ trợ từ các doanh nghiệp.

    Cột 7: Ghi tổng số tiền đóng góp từ cộng đồng dân cư.

    Cột 8: Ghi tổng số tiền đóng góp từ nguồn khác (nếu có).

    d) Nguồn số liệu: Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

    7. BIỂU SỐ 07/NTM/N: Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận (3 sao, 4 sao, 5 sao)

    a) Khái niệm

    Sản phẩm OCOPlà sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP);

    Sản phẩm đạt Hạng 3 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đạt từ 50 đến 69 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

    Sản phẩm đạt Hạng 4 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đạt từ 70 đến 89 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

    Sản phẩm có tiềm năng đạt Hạng 5 sao là sản phẩm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm đạt từ 90 đến 100 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;

    Sản phẩm đạt Hạng 5 sao là sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận đạt từ 90 đến 100 điểm theo Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

    Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm được quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm và Quyết định số 781/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng sản phẩm OCOP được công nhận đạt phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP từ hạng 3 trở lên trên địa bàn đến kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước năm là số liệu ước tính đến ngày báo cáo của năm báo cáo đó, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về OCOP cấp tỉnh);

    Cột 1: Ghi tổng số sản phẩm đước công nhận từ 3 sao trở lên.

    Cột 2: Ghi tổng số sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao.

    Cột 3: Ghi tổng số sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao.

    Cột 4: Ghi tổng số sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt hạng 5 sao.

    Cột 5: Ghi tổng số sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao.

    d) Nguồn số liệu: Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP cấp tỉnh hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về OCOP ở những địa phương không có Ban Chỉ đạo chương trình OCOP.

    Phần XIII

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    VỤ KẾ HOẠCH VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HOẶC TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/KH/N

    Ngân sách nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/KH/T-N

    Kết quả thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Tháng, năm

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/KH/N

    Ban hành theo Thông tư số ....../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỐ TRÍ CHO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

    (Năm)

    Năm 20…..

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    Vụ Kế hoạch

    - Cấp tỉnh: Cơ quan, đơn vị được giao quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh: Vụ Kế hoạch

    Đơn vị tính : Triệu đồng

    TT

    Nội dung

    Ngân sách nhà nước được bố trí trong năm

    Tổng số

    Chi đầu tư phát triển

    Chi thường xuyên

    A

    B

    1=2+3

    2

    3

    TỔNG SỐ

    I

    Nông nghiệp

    1

    Thủy lợi

    2

    Phòng, chống thiên tai

    3

    Trồng trọt và bảo vệ thực vật

    4

    Chăn nuôi và thú y

    5

    Lâm nghiệp

    6

    Thủy sản

    7

    Khuyến nông

    8

    Khoa học và công nghệ

    9

    Đầu tư khác cho sản xuất nông nghiệp

    II

    Nông thôn

    1

    Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới

    2

    Bố trí sắp xếp dân cư

    3

    Các chương trình khác

           Ngày.......tháng.......năm 20....

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

        (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 02/KH/T-N

    Ban hành theo Thông tư số ......./2020/TT/BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 22 hàng tháng;

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau.

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN
    VỐN ĐẦU TƯ CÔNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP
    VÀ PTNT QUẢN LÝ

    (Tháng, năm)

    Kỳ báo cáo:……..năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Kế hoạch

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính : Triệu đồng

    TT

    Chỉ tiêu

    Kế hoạch năm

    Lũy kế thực hiện từ đầu năm

    Lũy kế giải ngân từ đầu năm

    Tỷ lệ giải ngân so với   kế hoạch

    Tổng số

    Vốn trong nước

    Vốn nước ngoài

    Tổng số

    Vốn trong nước

    Vốn nước ngoài

    Tổng số

    Vốn trong nước

    Vốn nước ngoài

    Tổng số

    Vốn trong nước

    Vốn nước ngoài

    A

    B

    1=2+3

    2

    3

    4=5+6

    5

    6

    7=8+9

    8

    9

    10=7/1

    11=8/2

    12=9/3

    Tổng vốn đầu tư (A+B +C+D)

    Vốn theo các lĩnh vực

    I

    Lĩnh vực

    1

    Dự án ....

    B

    Các Chương trình mục tiêu

    1

    Dự án ....

    C

    Trái phiếu chính phủ

    1

    Dự án ....

    D

    Dự án nước ngoài

    I

    Lĩnh vực

    1

    Dự án ....

       Ngày.......tháng.......năm 20….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

      (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ KẾ HOẠCH VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ HOẶC TỔNG HỢP KẾ HOẠCH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Vụ Kế hoạch và cơ quan, đơn vị được giao quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01. Chữ KH ký hiệu đối với lĩnh vực kế hoạch. Những chữ cái cuối là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/KH/N: Ngân sách nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    a) Khái niệm

    Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là toàn bộ các khoản chi từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các lĩnh vực của Ngành.

    Ngân sách Nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm các khoản: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên...

    - Các lĩnh vực chi ngân sách của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm:

    + Nông nghiệp: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y;

    + Lâm nghiệp;

    + Thủy lợi: Đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi, nước sạch nông thôn;

    + Phòng, chống thiên tai: Công trình đê điều, chống sạt lở, chống úng, chống hạn, xâm nhập mặn, khắc phục hậu quả thiên tai;

    + Thủy sản;

    + Bố trí sắp xếp dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng;

    + Khuyến nông;

    + Khoa học và công nghệ;

    + Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào Nông nghiệp, nông thôn;

    + Đầu tư khác cho ngành nông nghiệp: diêm nghiệp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng kinh phí tính bằng tiền ngân sách Nhà nước chi cho các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B (Nội dung): Cột này ghi sẵn các lĩnh vực được bố trí ngân sách.

    Cột 1: Ghi tổng số ngân sách nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm trên địa bàn (cả nước; tỉnh/thành phố). Đối với đơn vị báo cáo là cơ quan, đơn vị được giao quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh/thành phố trong năm; đối với đơn vị báo cáo là Vụ Kế hoạch: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước bố trí cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cả nước.

    Cột 2: Ghi số liệu ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển. Đối với đơn vị báo cáo là cơ quan, đơn vị được giao quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh/thành phố; đối với đơn vị báo cáo là Vụ Kế hoạch: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển ngành giao Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    Cột 3: Ghi số liệu ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho các hoạt động. Đối với đơn vị báo cáo là cơ quan, đơn vị được giao quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho các hoạt động của ngành do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh/thành phố quản lý; đối với đơn vị báo cáo là Vụ Kế hoạch: Số liệu này là tổng số ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho các hoạt động của ngành do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    d) Nguồn số liệu

    - Vốn ngân sách trung ương:

    + Chi đầu tư phát triển (phần giao Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý): Vụ             Kế hoạch.

    + Chi thường xuyên: Vụ Tài chính.

    - Vốn ngân sách trung ương đầu tư cho địa phương và ngân sách địa phương: Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và PTNT.

    2. BIỂU SỐ 02/KH/T-N: Kết quả thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được hiểu là vốn chi cho đầu tư phát triển thuộc ngân sách trung ương được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo quy định tại Luật Đầu tư công.

    Giá trị thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định (thường được tính theo năm), bao gồm: Chi phí khảo sát, chi phí chuẩn bị đầu tư và tư vấn thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí mua sắm, vận chuyển lắp đặt máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.

    Giá trị giải ngân được hiểu là những chi phí đã được thanh toán, tạm ứng trong năm kế hoạch. Thời hạn giải ngân trong năm tính từ ngày 01/01 của năm cho tới hết ngày 31/01 của năm tiếp theo.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn giá trị giải ngân (tính bằng tiền) vốn đầu tư công do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý giải ngân cho các dự án đầu tư trong kỳ báo cáo (thường là tháng, năm).

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo, chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột Kế hoạch năm: Cột này được chia thành 3 cột nhỏ gồm tổng số, vốn trong nước, vốn nước ngoài. Giá trị được ghi vào biểu là số kế hoạch được điều chỉnh lần cuối, nếu ô nào không có số liệu thì bỏ trống.

    Cột Lũy kế thực hiện từ đầu năm: Cột này được chia thành 3 cột nhỏ, gồm tổng số, vốn trong nước, vốn nước ngoài. Giá trị được ghi vào biểu là số thực hiện được lũy kế từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.

    Cột Lũy kế giải ngân từ đầu năm: Cột này được chia thành 3 cột nhỏ, gồm tổng số, vốn trong nước, vốn nước ngoài. Giá trị được ghi vào biểu là số giải ngân được lũy kế từ đầu năm đến thời điểm báo cáo.

    Cột Tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch: Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành giải ngân được tính bằng cách lấy giá trị của cột giải ngân chia cho giá trị của cột kế hoạch và nhân với 100.

    d) Nguồn số liệu: Chủ đầu tư các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    Phần XIV

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI
    VỤ TÀI CHÍNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Số hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày báo cáo

    1

    01/TC/N

    Số lượng công trình hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định tăng thêm trong năm

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/TC/N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH, NGHIỆM THU, BÀN GIAO ĐÃ ĐƯỢC THANH QUYẾT TOÁN VÀ GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TĂNG THÊM TRONG NĂM

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tài chính

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Tên công trình

    Địa điểm

    Chủ đầu tư

    Ngày khởi công

    Ngày hoàn thành

    Tổng mức đầu tư điều chỉnh lần cuối (triệu đồng)

    Giá trị được quyết toán

    (triệu đồng)

    Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư

    (triệu đồng)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    I. Công trình sử dụng vốn đầu tư trong nước

    1. Nông nghiệp

    - Công trình…

    - Công trình…

    2. Lâm nghiệp

    - Công trình…

    - Công trình…

    3. Thủy lợi

    - Công trình…

    - Công trình…

    4. Thủy sản

    - Công trình…

    - Công trình…

    5. Đầu tư khác

    - Công trình

    II. Công trình sử dụng vốn đầu tư nước ngoài

    1. Nông nghiệp

    - Công trình…

    - Công trình…

    2. Lâm nghiệp

    - Công trình…

    - Công trình…

    3. Thủy lợi

    - Công trình…

    - Công trình…

    4. Thủy sản

    - Công trình…

    - Công trình…

    5. Đầu tư khác

    - Công trình…

    Ngày ...... tháng…. Năm 20….

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ TÀI CHÍNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Vụ Tài chính: Biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái TC là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực tài chính. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    BIỂU SỐ 01/TC/N: Số lượng công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toán và giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trong năm

    a) Khái niệm

    Công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toáncông trình đã được hoàn thành đồng bộ, hoàn chỉnh theo thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán hay luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt; nghiệm thu đạt thông số kỹ thuật; bàn giao toàn bộ công trình cho đơn vị sử dụng và đã được cơ quan tài chính có thẩm quyền xác định hoàn thành việc thanh quyết toán công trình và ghi nhận giá trị tài sản cố định mới tăng thêm.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng và thông tin liên quan của các công trình hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đã được thanh quyết toán trong kỳ báo cáo.

    Giá trị tài sản cố định mới tăng được tính theo phương pháp loại trừ giữa tổng số vốn đầu tư cho công trình với các chi phí thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình, theo công thức:

    Giá trị tài sản cố định mới tăng

    =

    Tổng số vốn đầu tư thực tế vào công trình

    -

    Các khoản thiệt hại được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình

    + Xác định tổng số vốn cho công trình, bao gồm chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây dựng công trình (chi xây lắp), chi phí mua sắm, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử máy móc thiết bị, chi phí kiến thiết cơ bản khác (bao gồm cả chi các khoản bảo hiểm phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng công trình).

    Lưu ý: Giá trị thiết bị bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.

    + Xác định các khoản chi phí thiệt hại được nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình, bao gồm: Thiệt hại do thiên tai địch họa; thiệt hại về giá trị phần khối lượng phải huỷ bỏ theo quyết định của Nhà nước.

    Trường hợp công trình không có chi phí thiệt hại thì giá trị tài sản cố định mới tăng của công trình chính là số vốn thực tế đầu tư cho công trình đó.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A (Tên công trình): Ghi tên các công trình vào các dòng để các dấu chấm (...) tương ứng với nguồn vốn được sử dụng và các lĩnh vực được ghi sẵn trong biểu.

    Cột 1 (Địa điểm): Ghi đầy đủ địa chỉ của công trình.

    Cột 2 (Chủ đầu tư): Ghi tên đầy đủ của chủ đầu tư.

    Cột 3 (Ngày khởi công): Ghi ngày thực tế khởi công.

    Cột 4 (Ngày hoàn thành): Ghi ngày hoàn thành theo thực tế.

    Cột 5 (Tổng mức đầu tư điều chỉnh lần cuối): Ghi số liệu tổng mức đầu tư cuối cùng được duyệt theo đơn vị tính triệu đồng.

    Cột 6 (Giá trị được thanh quyết toán): Ghi số liệu quyết toán được duyệt.

    Cột 7 (Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư): Ghi số liệu giá trị tài sản được tính theo phương pháp tính giá trị tài sản cố định mới tăng như mục b biểu này.

    d) Nguồn số liệu: Chủ đầu tư các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    Phần XV

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận
    báo cáo

    1

    01/TCCB/N

    Số cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/TCCB/N

    Số giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    5

    05/TCCB/N

    Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/TCCB/N

    SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tổ chức cán bộ

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    Đơn vị tính: Cơ sở

    STT

    Tên cơ sở giáo dục, đào tạo

    Tổng số

    Địa chỉ

    Ngành nghề đào tạo

    A

    B

    1

    2

    3

    I

    Các viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học

    1

    Viện ….

    2

    Viện….

    ….

    ……

    II

    Các cơ sở giáo dục đại học

    1

    Trường….

    2

    Trường….

    ….

    …..

    III

    Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    1

    Trường….

    2

    Trường….

    ……

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày.......tháng.......năm 20.....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 02/TCCB/N

    Ban hành theo Thông tư số ... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tổ chức cán bộ

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Người        

    TT

    Nội dung

    Tổng số giáo viên, giảng viên cơ hữu

    Nữ

    Dân tộc ít người

    Danh hiệu

    Chức danh

    Chia theo trình độ chuyên môn

    Nhà giáo nhân dân

    Nhà giáo ưu tú

    Giáo sư

    Phó giáo sư

    Tiến s

    Thạc sĩ

    Đại học

    Cao đẳng

    Trung cấp

    Trình độ khác

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    Tổng số

    I

    Các viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học

    1

    Viện …

    2

    Viện…

    ….

    II

    Các cơ sở giáo dục đại học

    1

    Trường…

    2

    Trường…

    III

    Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

    1

    Trường…

    2

    Trường…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên )

    Ngày.......tháng.......năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

                      (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 03/TCCB/N

    Ban hành theo Thông tư số .../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN TUYỂN MỚI CỦA CÁC
    CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tổ chức cán bộ

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                                                 Đơn vị tính: Người

    STT

    Bậc đào tạo

    Chỉ tiêu tuyển mới

    Tổng số học sinh, sinh viên đã tuyển vào học

    Nữ

    Dân tộc ít người

    Số học sinh, sinh viên tuyển mới chia theo đối tượng

    Tốt nghiệp THPT và tương đương

    Tốt nghiệp THCS và tương đương

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Tổng số

    I

    Sau đại học

    1

    Tiến sỹ

    2

    Thạc sỹ

    II

    Đại học

    1

    Chính quy

    2

    Vừa làm vừa học

    3

    Cử tuyển Đại học

    4

    Dự bị Đại học

    5

    Liên thông cao đẳng lên đại học

    6

    Văn bằng 2

    III

    Giáo dục nghề nghiệp

    1

    Cao đẳng

    2

    Trung cấp

    3

    Liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng

    4

    Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng

           Người lập biểu

         (Ký, ghi họ tên)

           Ngày.......tháng.......năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

          (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 04/TCCB/N

    Ban hành theo Thông tư số... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN ĐANG THEO HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO       THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ                                 PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tổ chức cán bộ

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Người

    TT

    Bậc đào tạo

    Tổng số

    Nữ

    Dân tộc ít người

    Tổng số học sinh, sinh viên chia theo năm

    Năm thứ 1

    Năm thứ 2

    Năm thứ 3

    Năm thứ 4

    Năm thứ 5

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng số

    I

    Sau đại học

    1

    Tiến sỹ

    2

    Thạc sỹ

    II

    Đại học

    1

    Chính quy

    2

    Vừa làm vừa học

    3

    Cử tuyển Đại học

    4

    Dự bị Đại học

    5

    Liên thông cao đẳng lên đại học

    6

    Văn bằng 2

    III

    Giáo dục nghề nghiệp

    1

    Cao đẳng

    2

    Trung cấp

    3

    Liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng

    4

    Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

                              Ngày.......tháng.......năm 20....

                               Thủ trưởng đơn vị

                               (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 05/TCCB/N

    Ban hành theo Thông tư
    số .../2020/TT/BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ HỌC SINH, SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CỦA CÁC
    CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
    THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Tổ chức cán bộ

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Người

    TT

    Bậc đào tạo

    Tổng số

    Nữ

    Dân tộc ít người

    Phân loại học sinh, sinh viên tốt nghiệp

    Xuất sắc

    Giỏi

    Khá

    Trung bình khá

    Trung bình

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Tổng số

    I

    Sau đại học

    1

    Tiến sỹ

    2

    Thạc sỹ

    II

    Đại học

    1

    Chính quy

    2

    Vừa làm vừa học

    3

    Cử tuyển đại học

    4

    Dự bị đại học

    5

    Liên thông cao đẳng lên đại học

    6

    Văn bằng 2

    III

    Giáo dục        nghề nghiệp

    1

    Cao đẳng

    2

    Trung cấp

    3

    Liên thông trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng

    4

    Sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng

         Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày.......tháng.......năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Vụ Tổ chức cán bộ: Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái TCCB là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực tổ chức cán bộ. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

                1. BIỂU SỐ 01/TCCB/N: Số cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các đơn vị có tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT bao gồm: Các Viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học; cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên cơ sở giáo dục, đào tạo tương ứng với từng loại hình đào tạo.

    Cột 1: Ghi tổng số các cơ sở giáo dục, đào tạo theo từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 2: Ghi địa chỉ là tên đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục, đào tạo đặt trụ sở.

    Cột 3: Ghi ngành nghề đào tạo của cơ sở giáo dục, đào tạo tương ứng ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

                2. BIỂU SỐ 02/TCCB/N: Số giáo viên, giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Giáo viên, giảng viên là người giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý gồm các Viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sỹ; các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

    Giáo viên, giảng viên cơ hữu là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 06/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

    Những người có chức danh quản lý như: Hiệu trưởng; phó hiệu trưởng; trưởng, phó các khoa, phòng ban dù có tham gia giảng dạy nhiều hay ít không được tính là cán bộ giảng dạy.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên cơ sở giáo dục, đào tạo tương ứng với từng loại hình đào tạo.

    Cột 1: Ghi tổng số giáo viên /giảng viên cơ hữu (giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục công lập là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức) có trong năm đối với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 2: Ghi tổng số giáo viên, giảng viên là nữ tương ứng với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 3: Ghi tổng số giáo viên, giảng viên thuộc nhóm dân tộc ít người tương ứng với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 4, 5: Ghi tổng số giáo viên, giảng viên đạt danh hiệu nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú tương ứng với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 6, 7: Ghi tổng số giáo viên, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư tương ứng với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    Cột 8, 9, 10, 11, 12, 13: Ghi tổng số giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tương ứng với từng cơ sở giáo dục, đào tạo và từng loại hình đào tạo tương ứng ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    3. BIỂU SỐ 03/TCCB/N: Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Số học sinh, sinh viên tuyển mới của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên mới trúng tuyển vào các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong năm và thực tế đã vào trường làm các thủ tục để nhập học.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới trong kỳ báo cáo của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tính đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu         

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Liệt kê sẵn các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo.

    Cột 1: Ghi số liệu chỉ tiêu tuyển mới tương ứng với từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo và hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 2: Ghi tổng số học sinh, sinh viên thực tế đã tuyển vào học tương ứng với từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo, hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 3: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tuyển mới là nữ tương ứng với từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo, hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 4: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tuyển mới thuộc nhóm dân tộc ít người tương ứng với từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo, hệ đào tạo ở cột B..

    Cột 5, 6: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tuyển mới chia theo đối tượng tốt nghiệp: Tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương; tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương tương ứng với từng bậc đào tạo, loại hình đào tạo, hệ đào tạo ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

                4. BIỂU SỐ 04/TCCB/N: Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên có trong danh sách đang theo học của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi sẵn các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo.

    Cột 1: Ghi tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 2: Ghi tổng số học sinh, sinh viên đang theo học là nữ tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo  ở cột B.

    Cột 3: Ghi tổng số học sinh, sinh viên đang theo học thuộc nhóm dân tộc ít người tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 4, 5, 6, 7, 8: Ghi tổng số học sinh, sinh viên chia theo các năm học (từ năm thứ nhất đến năm thứ năm) tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

                5. BIỂU SỐ 05/TCCB/N: Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là số lượng học sinh, sinh viên, học viên có trong danh sách công nhận tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi sẵn các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo.

    Cột 1: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 2: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp là nữ tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 3: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm dân tộc ít người tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    Cột 4, 5, 6, 7, 8: Ghi tổng số học sinh, sinh viên tốt nghiệp theo phân loại: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá, trung bình tương ứng với các bậc đào tạo, loại hình đào tạo và các hệ đào tạo ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    Phần XVI

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI
    VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Số hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận
    báo cáo

    1

    01/KHCN/N

    Số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/KHCN/N

    Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/KHCN/N

    Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai, đã nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/KHCN/N

    Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    5

    05/KHCN/N

    Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    6

    06/KHCN/N

    Số tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và Phát triển nông thôn được công nhận

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    7

    07/KHCN/N

    Mua bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    8

    08/KHCN/N

    Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu số: 01/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ TỔ CHỨC KHOA HỌC
    VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC
    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
    PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:
    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:
    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Số tổ chức

    Phân loại

    Tổng số

    Phân theo loại hình hoạt động

    Ngân sách nhà nước cấp

    Sự nghiệp có thu

    Đơn vị tự chủ về tài chính theo NĐ 115

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    1. Phân theo lĩnh vực

    - Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thủy lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thủy sản

    - Khác

    2. Tổ chức nghiên cứu

    - Viện

    - Trung tâm

    - Trường

    - Khác

    3. Tổ chức dịch vụ khoa học – công nghệ

    - Viện

    - Trung tâm

    - Trường

    - Khác

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    ( Ký, ghi họ tên, đóng dấu )

     

    Biểu số: 02/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                                                                                                                Đơn vị tính: Người

    Chỉ tiêu

    Tổng số

    Giới tính

    Học hàm

    Học vị

    Chức danh nghiên cứu

    Nam

    Nữ

    Giáo sư

    P.giáo sư

    Tiến sỹ

    Thạc sỹ

    Đại học

    Cao đẳng

    Khác

    NCV cao cấp

    NCV chính

    Nghiên cứu viên

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    1. Lĩnh vực hoạt động

    - Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thủy lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thủy sản

    - Khác

    2. Lĩnh vực đào tạo

    - Khoa học tự nhiên

    + Nông học

    + Chăn nuôi thú y

    + Lâm nghiệp

    + Thủy lợi

    + Thủy sản

    + Khác

    - Khoa học xã hội

    + Kinh tế - tài chính

    + Khoa học xã hội và nhân văn

    + Khác

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 03/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TRIỂN KHAI, NGHIỆM THU
    DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm: 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

                                                                                                                                                                                                    Đơn vị tính: Nhiệm vụ

    Lĩnh vực

    Số nhiệm vụ đang triển khai trong kỳ

    Số nhiệm vụ đã được nghiệm thu trong kỳ

    Phân theo cấp quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ:

    Cấp nhà nước

    Cấp bộ

    Đề tài tiềm năng

    Đang triển khai

    Đã nghiệm thu

    Đang triển khai

    Đã nghiệm thu

    Đang triển khai

    Đã nghiệm thu

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    - Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thủy lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thủy sản

    - Khác

    Tổng số

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 04/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ SÁNG CHẾ ĐƯỢC CẤP BẰNG BẢO HỘ DO CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm: 20....

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị: Phát minh, sáng chế

    STT

    Lĩnh vực

    Số lượng sáng chế được cấp bằng bảo hộ

    Phân theo loại hình và giới tính của người được cấp bằng bảo hộ

    Loại hình sáng chế

    Giới tính của người được cấp

    Sáng chế mới

    Cải tiến kỹ thuật, công nghệ

    Nam

    Nữ

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    1

    Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    2

    Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    3

    Chăn nuôi - thú y

    4

    Lâm nghiệp

    5

    Thủy lợi

    6

    Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    7

    Thủy sản

    8

    Khác

    Tổng số

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 05/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ GIẢI THƯỞNG
    KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC TRAO TẶNG

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    (Năm)

    Năm 20.…

    Đơn vị tính: Giải thưởng

    Lĩnh vực

    Tổng số giải thưởngkhoa học và công nghệ được trao tặng

    Giới tính của người được cấp giải thưởng

    Cấp giải thưởng

    Giải thưởng quốc gia

    Giải thưởng khác

    Nam

    Nữ

    Giải thưởng Hồ Chí Minh

    Giải thưởng Nhà nước

    Giải thưởng Bông lúa vàng

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    - Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thủy lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thủy sản

    - Khác

    Tổng số

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số: 06/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐƯỢC CÔNG NHẬN

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Giải thưởng

    Lĩnh vực

    Tổng số

    Chia theo cơ quan, tổ chức

    công nhận

    Các tổ chức quốc tế

    Cục   Sở hữu trí tuệ

    Các địa phương

    Khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    - Kinh tế, chính sách, phát triển nông thôn

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thủy lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thủy sản

    - Khác

    Tổng số

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 07/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số.... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    MUA BÁN SẢN PHẨM HÌNH THÀNH TỪ KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ DO CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị tính: Triệu đồng

    Lĩnh vực

    Tổng doanh số mua

    Trong đó mua:

    Tổng doanh số bán

    Trong đó bán:

    Sáng chế, giải pháp hữu ích

    Giống mới …

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về KHCN

    Các    kết quả KHCN được nhận, công nhận

    Công nghệ nhận chuyển giao

    Sáng chế, giải pháp hữu ích

    Giống mới….

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về KHCN

    Các kết quả KHCN được nhận, công nhận

    Công nghệ nhận chuyển giao

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    - Kinh tế, chính sách, PTNT

    - Trồng trọt - bảo vệ thực vật

    - Chăn nuôi - thú y

    - Lâm nghiệp

    - Thuỷ lợi

    - Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch

    - Thuỷ sản

    - Khác

    Tổng số

    Ngày.....tháng........năm 20…

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    (Ký, ghi họ tên)

     

    Biểu số: 08/KHCN/N

    Ban hành theo Thông tư số       ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Nơi nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị tính: Doanh nghiệp

    STT

    Địa bàn

    Tổng số doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

    Phân theo lĩnh vực

    Trồng trọt

    Chăn nuôi

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    A

    B

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Ngày.....tháng........năm 20....

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường. Biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái KHCN là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực khoa học công nghệ. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: N là báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/KHCN/N: Số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các lĩnh vực, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ.

    Cột 1: Ghi tổng số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý tương ứng với từng lĩnh vực, loại hình tổ chức khoa học và công nghệ được ghi ở cột A. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5.

    Các cột 2, 3, 4: Ghi số lượng tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo từng loại hình hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ được ghi sẵn ở cột 2, 3, 4.

    Cột 5: Ghi số tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý không thuộc loại hình hoạt động tương ứng ở các cột 2, 3, 4.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    2. BIỂU SỐ 02/KHCN/N: Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    a) Khái niệm

    Người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT là người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được thống kê thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ.

    Các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm:

    - Các tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

    - Các cơ quan, đơn vị quản lý về khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    Số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bao gồm lao động thuộc biên chế đã được tuyển dụng chính thức và lao động hợp đồng dài hạn, lao động kiêm nhiệm.

    Lao động thuộc biên chế là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã được tuyển dụng chính thức làm việc trong các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    Lao động hợp đồng dài hạn gồm các lao động có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại thời điểm báo cáo. Trường hợp tại thời điểm báo cáo, người nào đó trong những người nói trên đang nghỉ thai sản, ốm đau hoặc đi làm cho đơn vị khác theo những hợp đồng phụ nhưng vẫn được hưởng lương hoặc một phần lương của cơ quan, đơn vị khoa học và công nghệthì vẫn được tính vào tổng sổ người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của cơ quan, đơn vị.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các chỉ tiêu về lĩnh vực hoạt động và lĩnh vực đào tạo của những người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

    Cột 1: Ghi tổng số người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tương ứng với các chỉ tiêu được ghi ở cột A.

    Các cột từ cột 2 đến cột 13: Ghi số lượng người thực tế làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT phân theo giới tính, học hàm, học vị, chức danh nghiên cứu và lĩnh vực hoạt động, đào tạo tương ứng với các nội dung trong biểu.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    3. BIỂU SỐ 03/KHCN/N: Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai, đã nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức: đề tài, đề án, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác.

    Đề án khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm một hoặc một nhóm nội dung nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực quản lý của Bộ.

    Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn; có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất thuộc phạm vi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Dự án khoa học và công nghệ cấp Bộ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm có sự gắn kết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định, nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn; có tác động nâng cao trình độ công nghệ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc một lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ là đề tài khoa học và công nghệ có tính thăm dò, tạo ra vật liệu khởi đầu, tạo ra sản phẩm trung gian, khi được nghiên cứu thành công có khả năng mở ra hướng nghiên cứu mới hoặc tạo ra sản phẩm công nghệ mới thuộc lĩnh vực ưu tiên trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đang được triển khai, đã nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong kỳ báo cáo.

    Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt đang triển khai là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ được phê duyệt đang triển khai trong năm báo cáo.

    Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt nghiệm thu là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mới trong năm báo cáo.

    Số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu là số đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ đã được Hội đồng khoa học công nghệ các cấp đánh giá nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dòng tổng số dùng để ghi tổng số nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng với nội dung tại các cột.

    Cột 1: Ghi tổng số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang triển khai trong kỳ báo cáo tương ứng với từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi tổng số nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo tương ứng với từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 3, 4: Ghi số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước đang triển khai và đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo tương ứng với từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 5, 6: Ghi số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đang triển khai và đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo tương ứng với từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 7, 8: Ghi số lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc nhóm Đề tài tiềm năng đang triển khai và đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo tương ứng với từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ được giao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

    4. BIỂU SỐ 04/KHCN/N: Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

    Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

    Số sáng chế được cấp bằng bảo hộ là số lượng các sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng các sáng chế được cấp bằng bảo hộ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A (Lĩnh vực): Ghi sẵn các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dòng tổng số dùng để ghi tổng số sáng chế được cấp bằng bảo hộ của các lĩnh vực tương ứng với các nội dung tại các cột 1, 2, 3, 4, 5.

    Cột 1 (Số lượng sáng chế được cấp bằng bảo hộ trong năm): Ghi tổng số lượng sáng chế được cấp bằng bảo hộ trong năm tương ứng từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 2, 3 (Loại hình sáng chế): Ghi số sáng chế mới và số sáng chế cải tiến, kỹ thuật, công nghệ tương ứng từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột3, 4 (Giới tính của người được cấp giải thưởng): Ghi số lượng nam, nữ được cấp bằng sáng chế tương ứng với từng lĩnh vựcđược ghiở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    5. BIỂU SỐ 05/KHCN/N: Số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng

    a) Khái niệm

    - "Giải thưởng Hồ Chí Minh" được xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ đạt các tiêu chuẩn sau:

    + Đặc biệt xuất sắc;

    + Có giá trị rất cao về khoa học;

    + Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp phát triển khoa học, công nghệ.

    "Giải thưởng Hồ Chí Minh" được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    - "Giải thưởng Nhà nước" được xét tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, có giá trị cao về khoa học, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội theo tiêu chuẩn sau:

    + Các công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội;

    + "Giải thưởng Nhà nước" được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    - Giải thưởng Bông lúa vàng:là Giải thưởng của Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi nhận và tôn vinh những tập thể, cá nhân có sản phẩm tiêu biểu, xuất sắc, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam. Giải thưởng trao tặng cho các tập thể, cá nhân có sản phẩm thuộc nhóm: sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học (bao gồm giống cây trồng nông lâm nghiệp; giống vật nuôi và thủy sản; các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; công trình nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới), sản phẩm là hàng hóa tiêu dùng (bao gồm sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị, thương hiệu hàng hóa có uy tín), sản phẩm là những mô hình về tổ chức sản xuất, phát triển nông thôn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 5 Thông tư số 06/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng giải thưởng khoa học và công nghệ mà các tập thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thuộc các cơ quan, đơn vị của Bộ Nông nghiệp và PTNT được trao tặng trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dòng tổng số dùng để ghi tổng số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng của các lĩnh vực khoa học và công nghệ tương ứng với nội dung tại các cột.

    Cột 1: Ghi tổng số giải thưởng khoa học và công nghệ được trao tặng tương ứng với từng lĩnh vực khoa học và công nghệ được ghi ở cột A.

    Cột 2, 3: Ghi số lượng nam, nữ được trao giải thưởng tương ứng với từng lĩnh vực khoa học và công nghệ được ghi ở cột A.

    Cột 4, 5, 6, 7: Ghi số lượng giải thưởng phân theo cấp giải thưởng (cấp quốc gia và các giải thưởng khác) và giải thưởng (giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Bông lúa vàng...) tương ứng với từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    6. BIỂU SỐ 06/KHCN/N: Số tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận.

    a) Khái niệm

    Tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn được công nhận là những sản phẩm lần đầu tiên được tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp ứng dụng... trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

    Tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý được các tổ chức quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, các địa phương, tổ chức công nhận khác công nhận trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A (Lĩnh vực): Ghi sẵn các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dòng tổng số ghi tổng số tiến bộ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực tương ứng với nội dung tại các cột.

    Cột 1 (Tổng số): Ghi tổng số tiến bộ khoa học và công nghệ được công nhận tương ứng với các lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Các cột 2, 3, 4, 5: Ghi số lượng tiến bộ khoa học và công nghệ chia theo cơ quan, tổ chức chứng nhận (như tổ chức Quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ, các địa phương và các tổ chức khác công nhận) tương ứng với các từng lĩnh vực được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    7. BIỂU SỐ 07/KHCN/N: Mua bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ do các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện

    a) Khái niệm

    Sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ(bao gồm: công nghệ sau ươm tạo, hàng hóa, dịch vụ và các hình thức khác) là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ dựa trên việc áp dụng, ứng dụng hoặc phát triển kết quả khoa học và công nghệ.

    Kết quả khoa học và công nghệ, bao gồm:

    - Kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (sau đây được gọi là kết quả khoa học và công nghệ).

    - Kết quả khoa học và công nghệ được thể hiện dưới một trong các hình thức sau:

    + Sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia;

    + Giống vật nuôi mới, giống cây trồng mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;

    + Kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

    + Các kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận theo quy định của pháp luật;

    + Công nghệ nhận chuyển giao được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn tổng giá trị được tính bằng tiền mà các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư hoặc thu về do việc mua, bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ trong kỳ báo cáo, bao gồm:

    - Giá trị bỏ ra để mua sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ phục vụ cho hoạt động của ngành;

    - Giá trị thu được do bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của đội ngũ khoa học và công nghệ ngành NN và PTNT.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Dòng tổng số dùng để ghi tổng số doanh số mua, bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ tương ứng với nội dung tại các cột.

    Cột 1 (Tổng doanh số mua): Ghi tổng doanh số mua sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ tương ứng với lĩnh vực ở cột A.

    Cột 2 đến cột 6: Ghi chi tiết số tiền mua sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ như các nội dung trong biểu mẫu.

    Cột 7 (Tổng doanh số bán): Ghi tổng doanh số bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ tương ứng với lĩnh vực ở cột A.

    Cột 8 đến cột 12: Ghi chi tiết số tiền bán sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệnhư các nội dung trong biễu mẫu.

    d) Nguồn số liệu: Các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

    8. BIỂU SỐ 08/KHCN/N: Số lượng doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ caolà doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Công nghệ cao năm 2008, cụ thể:

    - Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 5 của Luật Công nghệ cao để sản xuất sản phẩm nông nghiệp;

    - Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao, doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của doanh nghiệp đạt ít nhất 60% trong tổng số doanh thu thuần hàng năm;

    - Có hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp, tổng chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển được thực hiện tại Việt Nam trên tổng doanh thu thuần hàng năm đạt ít nhất 0,5%; số lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển trên tổng số lao động của doanh nghiệp đạt ít nhất 2,5%;

    - Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế;

    Doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Quyết đinh số 19/2018/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng và số liệu, thông tin liên quan của các doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi số thứ tự.

    Cột B: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong kỳ báo cáo.

    Cột 2, 3, 4, 5: Ghi số doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

    d) Nguồn số liệu:

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

     

    Phần XVII

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU ÁP DỤNG
    ĐỐI VỚI
    VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên chỉ tiêu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận
    báo cáo

    1

    01/HTQT/N

    Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    02/HTQT/N

    Số dự án và số vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    03/HTQT/N

    Số dự án và số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    Năm

    Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu 01/HTQT/N

    Ban hành theo Thông tư số ..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN ĐẦU TƯ
    TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC KÝ
    KẾT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Hợp tác quốc tế

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    STT

    Dự án cấp mới

    Tên địa phương có dự án

    (tỉnh, thành phố)

    Vốn đăng ký cấp mới

    (triệu USD)

    Số lượt dự án điều chỉnh

    Vốn đăng ký điều chỉnh
    (triệu USD)

    Số lượt góp vốn mua cổ phần

    Giá trị góp vốn, mua cổ phần
    (triệu USD)

    Tổng vốn đăng ký
    (triệu USD)

    Lũy kế các dự án còn hiệu lực

    Tổng số dự án FDI

    (dự án)

    Vốn đăng ký của các dự án FDI (triệu USD)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    1

    Nông nghiệp

    Dự án………

    2

    Lâm nghiệp

    Dự án………

    3

    Thủy sản

    Dự án………

    4

    Thủy lợi

    Dự án………

    5

    Phát triển nông thôn

    Dự án………

    Ngày…….tháng…..năm 20…

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số 02/HTQT/N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC, VỐN VAY ƯU ĐÃI ĐƯỢC
    KÝ KẾT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Hợp tác quốc tế

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    STT

    Tên dự án

    Tên nhà tài trợ

    Số, ngày tháng ký quyết định phê duyệt dự án

    Thời gian thực hiện dự án

    (từ tháng… năm… đến tháng…năm…)

    Tên địa phương có dự án

    (tỉnh, thành phố)

    Chủ       Dự án

    Tổng kinh phí dự án
    (1.000 USD)

    Nguồn vốn nước ngoài

    (1.000 USD)

    Vốn đối ứng (1.000 USD)

    Viện trợ không hoàn lại

    Vốn vay

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    1

    Nông nghiệp

    Dự án………

    2

    Lâm nghiệp

    Dự án………

    3

    Thủy sản

    Dự án………

    4

    Thủy lợi

    Dự án………

    5

    Phát triển nông thôn

    Dự án………

    Ngày…….tháng…..năm 20…

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số 03/HTQT/N

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 31/3 năm sau

    SỐ DỰ ÁN VÀ SỐ VỐN VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

    (Năm)

    Năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    Vụ Hợp tác quốc tế

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT tâm Tin học và Thống kê

    S TT

    Tên dự án

    Tên nhà tài trợ

    Ngày ký kết phê duyệt dự án viện trợ

    Thời gian thực hiện dự án

    (từ tháng… năm… đến tháng…năm…)

    Tên địa phương có dự án viện trợ (tỉnh, thành phố)

    Chủ khoản viện trợ PCPNN

    Tổng số vốn được phê duyệt

    (1.000 USD)

    Tổng số vốn được phê duyệt

    Vốn viện trợ PCPNN

    Vốn đối ứng

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    1

    Nông nghiệp

    Dự án………

    2

    Lâm nghiệp

    Dự án………

    3

    Thủy sản

    Dự án………

    4

    Thủy lợi

    Dự án………

    5

    Phát triển nông thôn

    Dự án………

    Ngày…….tháng…..năm 20…

    Người lập biểu

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Vụ Hợp tác quốc tế. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Các chữ cái HTQT là ký hiệu viết tắt đối với lĩnh vực hợp tác quốc tế. Chữ cái N là ký hiệu tần suất báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/HTQT/N: Số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

    a) Khái niệm

    - Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tập hợp đề xuất bỏ vốn đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

    - Vốn đầu tư FDI: Toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư (không bao gồm các khoản đầu tư gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:

    + Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ;

    + Số vốn bổ sung (tăng thêm) của những dự án được cấp phép trong các nămtrước.

    - Dự án đầu tư mới: Dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với các dự án đang hoạt động mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong kỳ.

    - Dự án đầu tư mở rộng: Dự án đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có.

    - Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; phát triển nông thôn.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng dự án và số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT được ký kết trong năm báo cáo vào các lĩnh vực được ghi sẵn trong biểu.

    Cột 1: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện dự án.

    Cột 2: Ghi tổng vốn đăng ký đầu tư của các dự án FDI đã được ký kết trong năm báo cáo tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 3: Liệt kê số lượt dự án được điều chỉnh tương ứng với tên dự án được điều chỉnh ở cột A.

    Cột 4: Ghi tổng vốn đăng ký điều chỉnh được nêu trong Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 5: Liệt kê số lượt góp vốn, mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài vào dự án trong các lĩnh vực (được ghi sẵn trong biểu).

    Cột 6: Ghi giá trị vốn góp, vốn mua cổ phần của Nhà đầu tư nước ngoài vào dự án tương ứng từng với dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 7: Ghi tổng số vốn đăng ký của dự án tương ứng từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 8: Ghi tổng số dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT còn hiệu lực đến hết năm báo cáo tương ứng từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 9: Ghi tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT còn hiệu lực đến hết năm báo cáo tương ứng từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu

    - Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

    - Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    2. BIỂU SỐ 02/HTQT/N: Số dự án và số vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    - Dự án là tập hợp các đề xuất sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng của Việt Nam có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu nhất định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định và dựa trên nguồn lực xác định.

    - Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định/trình thẩm định và phê duyệt/trình phê duyệt.

    - Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, bao gồm:

    + Vốn ODA viện trợ không hoàn lại là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài;

    + Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc;

    + Vốn vay ưu đãi là loại vốn vay có mức ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại, nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối với khoản vay không ràng buộc.

    - Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn số lượng dự án và số lượng vốn ODA, vốn vay ưu đãi được ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý được ký kết trong năm báo cáo vào các lĩnh vực tương ứng được ghi sẵn ở cột A.

    Cột 1: Ghi tên nhà tài trợ tương ứng với tên dự án được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi ngày phê duyệt văn kiện dự án /dự án đầu tư tương ứng với các dự án được ghi ở cột A.

    Cột 3: Ghi thời gian thực hiện dự án (từ tháng....năm.....đến tháng....năm.....).

    Cột 4: Ghi tên tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án.

    Cột 5: Ghi tên đơn vị được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng để thực hiện dự án tương ứng với từng dự án được ghi ở cột A.

    Cột 6: Ghi tổng số kinh phí được nêu trong quyết định phê duyệt văn kiện dự án /dự án đầu tư tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 7: Ghi tổng số vốn viện trợ không hoàn lại được nêu trong quyết định phê duyệt văn kiện dự án /dự án đầu tư tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 8: Ghi tổng số vốn vay hỗn hợp được nêu trong quyết định phê duyệt văn kiện dự án / dự án đầu tư tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 9: Ghi tổng số vốn đối ứng được nêu trong quyết định phê duyệt văn kiện dự án /dự án đầu tư tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các Ban quản lý dự án, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có dự án.

    3. BIỂU SỐ 03/HTQT/N: Số dự án và số vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

    a) Khái niệm

    - Viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) là viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên tài trợ để thực hiện các mục tiêu phát triển và nhân đạo dành cho Việt Nam.

    - Dự án là một tập hợp các hoạt động liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trong một thời hạn nhất định, dựa trên những nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật.

    - Dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý là các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định/trình thẩm định và phê duyệt / trình phê duyệt.

    - Viện trợ phi dự án là các khoản viện trợ không phải là chương trình, dự án, được cung cấp dưới dạng hiện vật, tiền hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện).

    - Khoản viện trợ PCPNN là chương trình, dự án và viện trợ phi dự án (kể cả cứu trợ khẩn cấp).

    - Chủ khoản viện trợ PCPNN là các tổ chức được giao trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận, quản lý, thực hiện khoản viện trợ PCPNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    - Vốn đối ứng là khoản đóng góp của phía Việt Nam bằng giá trị các nguồn lực (tiền, hiện vật, nhân lực) để chuẩn bị và thực hiện các khoản viện trợ PCPNN theo từng yêu cầu cụ thể.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê công dồn số lượng dự án và số lượng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên các dự án viện trợ PCPNN do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý vào các lĩnh vực tương ứng được ghi sẵn ở cột A.

    Cột 1: Ghi tên nhà tài trợ tương ứng với từng dự án được ghi ở cột A.

    Cột 2: Ghi số, ngày tháng quyết định phê duyệt dự án.

    Cột 3: Ghi thời gian thực hiện dự án (từ tháng....năm.....đến tháng.....năm......).

    Cột 4: Ghi tên tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án.

    Cột 5: Ghi tên đơn vị thực hiện dự án tương ứng với từng dự án được ghi ở cột A.

    Cột 6: Ghi tổng số vốn được nêu trong quyết định phê duyệt dự án tương ứng với từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 7: Ghi tổng số vốn viện trợ PCPNN được nêu trong quyết định phê duyệt dự án tương ứng từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    Cột 8: Ghi tổng số vốn đối ứng được ghi nêu quyết định phê duyệt dự án tương ứng từng dự án, lĩnh vực được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu: Các Ban quản lý dự án, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT có dự án.

    Phần XIII

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA VÀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO  NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    STT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/KN/N

    Kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông địa phương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    3

    02/KN/N

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên - Nguồn ngân sách địa phương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    2

    03/KN/N

    Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông Trung ương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    4

    04/KN/N

    Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên – Nguồn ngân sách Trung ương

    Năm

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

    Biểu 01/KN/N

    Ban hành theo Thông tư số…… /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC    HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG    ĐỊA PHƯƠNG

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nông quốc gia

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Ngân sách địa phương: Xây dựng mô hình

    Chi bộ máy
    (tr.đ)

    Nguồn khác
    (tr.đ)

    Trồng trọt -
    bảo vệ thực vật

    Chăn nuôi -
    Thú y

    Thủy sản

    Lâm nghiệp

    Cơ giới hóa, bảo quản chế biến

    Quy mô
    (ha)

    Số hộ

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Quy mô
    (con)

    Số hộ

    Kinh phí (tr.đ)

    Quy mô
    (ha)

    Số hộ

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Quy mô
    (ha)

    Số hộ

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Quy mô
    (ha)

    Số hộ

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Trong nước

    Quốc tế

    (A)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    (17)

    (18)

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    ....

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày…..tháng….năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu số 02/KN/N

    Ban hành theo Thông tư số…../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN
    Nguồn ngân sách địa phương

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nôngquốc gia

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Địa bàn

    Đào tạo huấn luyện

    Thông tin tuyên truyền

    Tập huấn

    Biên soạn tài liệu

    Ấn phẩm
    khuyến nông

    Thông tin
    tuyên truyền trên
    phương tiện thông tin đại chúng

    Sự kiện khuyến nông

    Số lớp

    Số học viên

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Ấn phẩm

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số lượng (bộ)

    Số lượng bản

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Chuyên trang

    Tin, bài, ảnh

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Diễn đàn/
    Tọa đàm

    Hội chợ

    Hội nghị
    hội thảo

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số lượng

    Số đại biểu

    Số lượng

    Số gian hàng

    Số lượng

    Số người

    (A)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    (17)

    (18)

    Tổng chung trên địa bàn

    Chia theo đơn vị hành chính trên địa bàn

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của địa bàn)

    ....

    Người lập biểu

    Ngày…..tháng….năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số 03/KN/N

    Ban hành theo Thông tư số…../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG

    (Năm)

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nôngquốc gia

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh:Trung tâm Khuyến nôngquốc gia; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Lĩnh vực

    Tổng kinh phí (tr.đ)

    Xây dựng mô hình

    Tập huấn ngoài mô hình

    Thông tin tuyên truyền

    Kinh phí
    (tr. đ)

    Đơn vị tính

    Quy mô

    Số mô hình

    Số điểm trình diễn

    Số hộ

    Tập huấn trongmô hình

    Kinh phí (tr.đ)

    Số lớp

    Số học viên

    Kinh phí (tr.đ)

    Số ấn phẩm, tài liệu được biên soạn, phát hành

    Hội nghị hội thảo

    Số lớp

    Số học viên

    Số lượng

    Số người

    (A)

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    Trồng trọt- Bảo vệ thực vật

    ha

    Chăn nuôi – Thú y

    con

    Khuyến ngư

    ha

    Khuyến lâm

    ha

    Cơ điện và CN sau thu hoạch

    ha

    Người lập biểu

    Ngày…..tháng….năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

    Biểu 04/KN/N

    Ban hành theo Thông tư số….. /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Chính thức năm: 20/3 năm sau

    - Cấp toàn ngành:

    + Chính thức năm: 31/3 năm sau

    KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHUYẾN NÔNG THƯỜNG XUYÊN
    Nguồn ngân sách Trung ương

    (Năm)

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: Trung tâm Khuyến nôngquốc gia

    - Cấp tỉnh: Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành: TT Tin học và Thống kê.

    - Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đào tạo huấn luyện

    Thông tin tuyên truyền

    Tập huấn

    Biên soạn tài liệu

    Tham quan,
    học tập trong và
    người nước

    Ấn phẩm
    khuyến nông

    Thông tin
    tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng

    Sự kiện khuyến nông

    Số lớp

    số học viên

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số lượng (bộ)

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số đoàn

    Số người

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số đầu ấn phẩm

    Số lượng bản

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Chuyên trang

    tin, bài, ảnh

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Diễn đàn

    Hội chợ

    Hội nghị
    hội thảo

    Kinh phí
    (tr.đ)

    Số lượng

    Số đại biểu

    Số lượng

    Số gian hàng

    Số lượng

    Số người

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    (17)

    (18)

    (19)

    (20)

    (21)

    Người lập biểu

    Ngày…..tháng….năm 20….

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA VÀ CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VỀ KHUYẾN NÔNG CẤP TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1. Chữ KN ký hiệu đối với lĩnh vực khuyến nông. Chữ cái N là ký hiệu tần suất báo cáo năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các đơn vị /địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để đơn vị /địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị /địa phương mình, đơn vị /địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị /địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/KN/N: Kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông địa phương

              a) Khái niệm

    Kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông địa phương là tổng hợp kết quả triển khai mô hình khuyến nông hàng năm trên địa bàn theo từng lĩnh vực chuyên ngành của các địa phương trên phạm vi cả nước, được thực hiện từ nguồn ngân sách địa phương.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các mô hình khuyến nông địa phương trên các địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Trung tâm Khuyến nông quốc gia); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh).

    Cột 1: Ghi quy mô mô hình trồng trọt - bảo vệ thực vật (ha).

    Cột 2: Ghi tổng số hộ tham gia các mô hình trồng trọt - bảo vệ thực vật.

    Cột 3: Ghi tổng kinh phí các mô hình trồng trọt - bảo vệ thực vật.

    Các cột từ cột 4 đến cột 15: Các lĩnh vực khác ghi tương tự như lĩnh vực trồng trọt - bảo vệ thực vật.

    Cột 16 đến cột 18: Ghi kinh phí chi bộ máy khuyến nông và kinh phí đầu tư từ các nguồn khác, bao gồm cá trong nước, quốc tế tương ứng với nội dung trong biểu.

    d) Nguồn số liệu

    - Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh;

    - Các đơn vị chủ trì dự án khuyến nông trung ương.

    2. BIỂU SỐ 02/KN/N: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên – Nguồn ngân sách địa phương

    a) Khái niệm

    Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên thuộc nguồn ngân sách địa phương là tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thông tin tuyên truyền hàng năm trên địa bàn, được thực hiện bằng nguồn ngân sách khuyến nông địa phương.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh (áp dụng đối với Trung tâm Khuyến nông quốc gia); ghi tên huyện, thị xã theo danh mục đơn vị hành chính cấp huyện (áp dụng đối với cơ quan được giaonhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh).

    Cột 1 đến cột 3: Ghi tổng số lớp tập huấn, tổng số học viên, tổng kinh phí tập huấn khuyến nông của địa bàn.

    Cột 4 và cột 5: Ghi số lượng tài liệu khuyến nông được biên soạn và kinh phí chi biên soạn tài liệu đào tạo, tập huấn.

    Cột 6 đến cột 8: Ghi số lượng và kinh phí in, phát hành ấn phẩm khuyến nông.

    Cột 9 đến cột 11: Ghi số chuyên trang, tin, bài, ảnh và kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử.

    Cột 12 đến cột 18: Ghi số lượng và kinh phí tổ chức các sự kiện khuyến nông trên địa bàn từ nguồn ngân sách địa phương.

    d) Nguồn số liệu

    - Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh;

    - Các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông thường xuyên.

    3. BIỂU SỐ 03/KN/N: Kết quả thực hiện dự án khuyến nông trung ương

    a) Khái niệm

    Kết quả thực hiện các dự án khuyến nông trung ương là tổng hợp kết quả thực hiện dự án khuyến nông hàng năm trên phạm vi cả nước, được thực hiện bằng nguồn ngân sách khuyến nông trung ương.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các dự án khuyến nông trung ương trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi sẵn các lĩnh vực chuyên ngành thực hiện các dự án khuyến nông.

    Cột 1: Ghi tổng kinh phí dự án khuyến nông theo từng lĩnh vực chuyên ngành được ghi ở cột A.

    Cột 2 đến cột 9: Ghi các nội dung về xây dựng mô hình. Kinh phí để xây dựng mô hình, quy mô của mô hình (tương ứng với đơn vị tính trong biểu mẫu), số mô hình, số điểm trình diễn, số hộ tham gia, số lớp tập huấn trong mô hình.

    Cột 10 đến cột 12: Ghi kinh phí tập huấn ngoài mô hình, số lớp tập huấn, số học viên tham gia tập huấn thuộc dự án theo từng lĩnh vực chuyên ngành.

    Cột 13 đến cột 16: Ghi kinh phí hoạt động thông tin tuyên truyền; số ấn phẩm, tài liệu được biên soạn, phát hành; số lượng hội nghị, hội thảo được tổ chức để thông tin tuyên truyền về dự án khuyến nông, số người tham gia hội nghị, hội thảo.

    d) Nguồn số liệu

    - Trung tâm Khuyến nông quốc gia;

    - Các đơn vị chủ trì dự án khuyến nông trung ương.

    4. BIỂU SỐ 04/KN/N: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên – Nguồn ngân sách Trung ương

    a) Khái niệm

    Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên thuộc nguồn ngân sách Trung ương là tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo huấn luyện và thông tin tuyên truyền hàng năm trên phạm vi cả nước, được thực hiện bằng nguồn ngân sách khuyến nông Trung ương.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn kết quả thực hiện các nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên thuộc nguồn ngân sách khuyến nông trung ương trên các địa bàn trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo chính thức năm là số liệu chính thức tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột 1 đến cột 8: Ghi số lượng, kinh phí của các hoạt động đào tạo huấn luyện, gồm: Tập huấn, biên soạn tài liệu; tham quan học tập trong và ngoài nước về khuyến nông.

    Cột 9 đến cột 21: Ghi số lượng, kinh phí của các hoạt động thông tin tuyên truyền, gồm: Ấn phẩm khuyến nông, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, và tổ chức sự kiện khuyến nông.

    d) Nguồn số liệu

    - Trung tâm Khuyến nông quốc gia;

    - Các đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông thường xuyên.

    Phần XIX

    BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
    TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ
    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1

    01/THTK/T

    Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng cây hằng năm

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    2

    02/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất lúa

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    3

    03/THTK/T

    Tổng hợp diện tích gieo trồng và thu hoạch một số cây hằng năm

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    4

    04/THTK/6T-N

    Diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm

    6 tháng, năm

    - Ước 6 tháng: 25 tháng 6;

    - Ước năm: 25 tháng 12.

    5

    05/THTK/Q

    Tổng hợp kết quả sản xuất chăn nuôi

    Quý

    Ước quý: 25 tháng cuối quý

    6

    06/THTK/Q

    Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi

    Quý

    Ước quý: 25 tháng cuối quý

    7

    07/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất lâm nghiệp

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    8

    08/THTK/T

    Tổng hợp kết quả sản xuất thủy sản

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    9

    09/THTK/T

    Diện tích và sản lượng thủy sản phân theo loài

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    10

    10/THTK/T

    Sản lượng thủy sản khai thác

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    11

    11/THTK/5N

    Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông sản, thủy sản chủ yếu

    5 năm

    Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    12

    12/THTK/T

    Giá bình quân một số sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    13

    13/THTK/T

    Xuất, nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    14

    14/THTK/T

    Xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    15

    15/THTK/T

    Nhập khẩu một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    Tháng

    Ước tháng: 25 hàng tháng

    16

    16a/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp và thủy sản

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    17

    16b/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    18

    16c/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp lâm nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    19

    16d/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp diêm nghiệp

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    20

    16e/THTK/N

    Số lượng doanh nghiệp thủy sản

    Năm

    Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO




    Biểu số: 01/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, DIỆN TÍCH THU HOẠCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ
    CÂY HẰNG NĂM

    (Tháng)

    Tháng …năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Địa bàn

    Cây …………

    Cây …………

    Vụ ….

    Vụ….

    Vụ ….

    Vụ….

    Diện tích gieo trồng (ha)

    Diện tích thu hoạch (ha)

    Năng suất      (tạ

    /ha)

    Sản lượng (tấn)

    Diện tích gieo trồng (ha)

    Diện tích thu hoạch (ha)

    Năng suất (tạ

    /ha)

    Sản lượng (tấn)

    Diện tích gieo trồng (ha)

    Diện tích thu hoạch (ha)

    Năng suất  (tạ

    /ha)

    Sản lượng (tấn)

    Diện tích gieo trồng (ha)

    Diện tích thu hoạch (ha)

    Năng suất  (tạ

    /ha)

    Sản lượng (tấn)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     



    Biểu số: 02/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA

    (Tháng)

    Tháng….năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Chỉ tiêu

    Vụ Đông xuân

    Vụ ……..

    Lũy kế từ đầu năm đến tháng báo cáo

    Cùng kỳ năm trước

    Thực hiện kỳ báo cáo

    So sánh cùng kỳ năm trước (+/-)

    So sánh cùng kỳ năm trước (%)

    Cùng kỳ năm trước

    Thực hiện kỳ báo cáo

    So sánh cùng kỳ năm trước (+/-)

    So sánh cùng kỳ năm trước (%)

    Cùng kỳ năm trước

    Thực hiện kỳ báo cáo

    So sánh cùng kỳ năm trước (+/-)

    So sánh cùng kỳ năm trước (%)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    1. Diện tích gieo cấy lúa(1.000 ha)

     + Miền Bắc

    Đồng bằng sông Hồng

    Trung du miền núi phía Bắc

    Bắc Trung bộ

     + Miền Nam

    Nam Trung Bộ

    Tây Nguyên

    Đông Nam Bộ

    Đồng bằng sông Cửu Long

    2. Diện tích thu hoạch lúa(1.000 ha)

    + Miền Bắc

    Đồng bằng sông Hồng

    Trung du miền núi phía Bắc

    Bắc Trung bộ

     + Miền Nam

    Nam Trung Bộ

    Tây Nguyên

    Đông Nam Bộ

    Đồng bằng sông Cửu Long

     3. Năng suất lúa (Tạ/ha)

    + Miền Bắc

    Đồng bằng sông Hồng

    Trung du miền núi phía Bắc

    Bắc Trung bộ

     + Miền Nam

    Nam Trung Bộ

    Tây Nguyên

    Đông Nam Bộ

    Đồng bằng sông Cửu Long

    4. Sản lượng lúa (1.000 tấn)

     + Miền Bắc

    Đồng bằng sông Hồng

    Trung du miền núi phía Bắc

    Bắc Trung bộ

     + Miền Nam

    Nam Trung Bộ

    Tây Nguyên

    Đông Nam Bộ

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     




    Biểu số: 03/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    TỔNG HỢP DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ THU HOẠCH MỘT SỐ CÂY HẰNG NĂM

    (Tháng)

    Tháng……năm 20.....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

     Đơn vị tính: Ha

    TT

    Chỉ tiêu

    Cùng kỳ năm trước

    Thực hiện lũy kế đến kỳ báo cáo

    So sánh cùng kỳ năm trước (%)

    A

    B

    1

    2

    3

    1

    Lúa

    1.1

    Diện tích gieo cấy lúa

    Miền Bắc

    Trong đó: Đồng bằng sông Hồng

    Miền Nam

    Trong đó: Đồng bằng sông Cửu Long

    1.2

    Diện tích thu hoạch lúa

    Miền Bắc

    Trong đó: Đồng bằng sông Hồng

    Miền Nam

    Trong đó: Đồng bằng sông Cửu Long

    2

    Cây hằng năm khác

    2.1

    Diện tích gieo trồng một số cây hằng năm khác

    Ngô

    Khoai lang

    Lạc

    Đậu tương

    ……….

    2.2

    Diện tích thu hoạch một số cây hằng năm khác

    Ngô

    Khoai lang

    Lạc

    Đậu tương

    ……….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)





    Biểu số: 04/THTK/6T-N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước 6 tháng: 25 tháng 6

    - Ước năm: 25 tháng 12

    DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM

    (6 tháng, năm)

    Kỳ báo cáo: ….năm 20…..

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Địa bàn

    Cây …………

    Cây …………

    Diện tích gieo trồng

    (ha)

    Năng suất

    (tạ/ha)

    Sản lượng

    (tấn)

    Diện tích gieo trồng

    (ha)

    Năng suất

    (tạ/ha)

    Sản lượng

    (tấn)

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)






    Biểu số: 05/THTK/Q

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước quý: 25 tháng cuối quý

    TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI

    (Quý)

    Quý …năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    TT

    Chỉ tiêu

    Đơn vị

    Cùng kỳ năm trước

    Thực hiện
    lũy kế đến kỳ
    báo cáo

    So sánh cùng kỳ năm trước (%)

    A

    B

    C

    1

    2

    3

    1

    Số đầu con

    Trâu

    1.000 con

    1.000 con

    Lợn

    1.000 con

    1.000 con

    ………………

    2

    Sản lượng thịt

    Trâu

    1.000 tấn

    1.000 tấn

    Lợn

    1.000 tấn

    1.000 tấn

    ………………

    3

    Số lượng trứng gia cầm

    Triệu quả

    4

    Sản lượng sữa

    1.000 lít

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 06/THTK/Q

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước quý: 25 tháng cuối quý

    SỐ LƯỢNG VÀ
    SẢN LƯỢNG THỊT
    GIA SÚC, GIA CẦM VÀ ĐỘNG VẬT KHÁC TRONG CHĂN NUÔI

    (Quý)

    Quý …..năm 20.….

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: Số lượng (1.000 con); sản lượng (1.000 tấn)

    Địa bàn

    Số lượng

    Sản lượng thịt

    Trâu

    Lợn

    ……

    Trâu

    Lợn

    ……

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 07/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT

    LÂM NGHIỆP

    (Tháng)

    Tháng .…năm 20.…

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    Thực hiện cùng kỳ năm trước

    Ước   thực hiện kỳ này

    So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

    A

    B

    1

    2

    3

    Diện tích rừng trồng mới tập trung

    1.000 ha

      - Rừng phòng hộ, đặc dụng

    1.000 ha

      - Rừng sản xuất

    1.000 ha

    Diện tích rừng trồng được chăm sóc

    1.000 ha

    Diện tích rừng được khoán bảo vệ

    1.000 ha

    Sản lượng gỗ khai thác

    m3

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 08/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    TỔNG HỢP KẾT QUẢ SẢN XUẤT THUỶ SẢN

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Chỉ tiêu

    Thực hiện cùng kỳ năm trước

    (1.000 tấn)

    Thực hiện lũy kế đến kỳ báo cáo

    (1.000 tấn)

    So sánh với cùng kỳ năm trước
    (%)

    A

    1

    2

    3

    Tổng sản lượng thủy sản

    Sản lượng khai thác

    Khai thác biển

    Khai thác nội địa

    Sản lượng nuôi trồng

    Cá tra

    Tôm sú

    Tôm thẻ chân trắng

    …………………..

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)





    Biểu số: 09/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    DIỆN TÍCH VÀ
    SẢN LƯỢNG
    THỦY SẢN PHÂN THEO LOÀI

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20...

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

          Đơn vị tính: Sản lượng (1.000 tấn); diện tích (1.000 ha)

    Địa bàn

    Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng

    Diện tích và sản lượng thủy sản phân theo loài

    Cá tra

    Tôm sú

    Tôm thẻ chân trắng

    Diện tích

    Sản lượng

    Diện tích

    Sản lượng

    Diện tích

    Sản lượng

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     







    Biểu số: 10/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC

    (Tháng)

    Tháng…….năm 20…

    Đơn vị báo cáo: TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: 1.000 tấn

    Tỉnh/TP

    Tổng sản lượng

    Khai thác hải sản

    Khai thác nội địa

    Tổng số

    Chia theo nhóm loài

    Chia theo nhóm loài

    Cá các loại

    Trong đó: Cá ngừ

    Giáp xác các loại

    Trong đó: tôm

    Nhuyễn thể các loại

    Trong đó: nhuyễn thể chân đầu

    Hải sản khác

    Tổng số

    Cá các loại

    Giáp xác các loại

    Nhuyễn thể các loại

    Thuỷ sản khác

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     




    Biểu số: 11/THTK/5N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức: 31/3 năm sau năm điều tra

    CHI PHÍ SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN CHỦ YẾU

    (5 năm)

    Năm 20…..

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: Đồng/kg

    Bình quân

    trên địa bàn

    Mặt hàng ……………

    Mặt hàng ……………

    Mặt hàng ……………

    A

    1

    2

    3

    Cả nước

    Vùng……

    Tỉnh………

    Tỉnh………

    Tỉnh………

    Vùng……

    Tỉnh………

    Tỉnh………

    Tỉnh………

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)





    Biểu số: 12/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số..... /2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ tháng: 25 hàng tháng

    GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN CHỦ YẾU

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: Đồng

    Mặt hàng/Thị trường tỉnh

    Cùng kỳ
    năm trước

    Kỳ báo cáo

    So sánh kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước (%)

    Giá bán buôn

    Giá bán lẻ

    Giá bán buôn

    Giá bán lẻ

    Giá bán buôn

    Giá bán lẻ

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Mặt hàng……………...

    Tỉnh ………….……..

    Tỉnh ………….……..

    Tỉnh ………….……..

    Mặt hàng……………

    Tỉnh ………….……..

    Tỉnh ………….……..

    Tỉnh ………….……..

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 13/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    XUẤT, NHẬP KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG LÂM THUỶ SẢN CHỦ YẾU

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

         Đơn vị tính: Lượng (1.000tấn); Giá trị (triệu USD)

    Mặt hàng

    Cùng kỳ
    năm trước

    Kỳ báo cáo

    So sánh kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước (%)

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Xuất khẩu

    Nông sản

    Mặt hàng …………..

    Lâm sản

    Mặt hàng …………..

    Thủy sản

    Mặt hàng …………..

    Nhập khẩu

    Nông sản

    Mặt hàng …………..

    Lâm sản

    Mặt hàng …………..

    Thủy sản

    Mặt hàng …………..

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 14/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    XUẤT KHẨU

    MỘT SỐ MẶT HÀNG
    NÔNG LÂM THUỶ SẢN PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: Lượng (1.000tấn); Giá trị (triệu USD)

    Mặt hàng

    /Thị trường

    Cùng kỳ năm trước

    Kỳ báo cáo

    So sánh kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước (%)

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Mặt hàng…..

    Thị trường….

    Thị trường….

    Thị trường…

    Mặt hàng…..

    Thị trường….

    Thị trường….

    Thị trường….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)





    Biểu số: 15/THTK/T

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Ước tháng: 25 hàng tháng

    NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, NÔNG LÂM THUỶ SẢN PHÂN THEO THỊ TRƯỜNG

    (Tháng)

    Tháng ….năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

          Đơn vị tính: Lượng (1.000tấn); Giá trị (triệu USD)

    Mặt hàng

    /Thị trường

    Cùng kỳ năm trước

    Kỳ báo cáo

    So sánh kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước (%)

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    Sản lượng

    Giá trị

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    Mặt hàng…..

    Thị trường….

    Thị trường….

    Thị trường….

    Mặt hàng……

    Thị trường….

    Thị trường….

    Thị trường….

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)




    Biểu số: 16a/THTK/N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NÔNG LÂM DIÊM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

    (Năm)

    Năm 20…..

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Đơn vị nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

    Đơn vị tính: Doanh nghiệp

    Địa bàn

    Tổng số doanh nghiệp NLTS

    Số lượng doanh nghiệp phân theo lĩnh vực

    Nông nghiệp

    Lâm nghiệp

    Thủy sản

    Diêm nghiệp

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

    Chia theo tỉnh, thành phố

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

    Biểu số: 16b/THTK/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP

    (Năm)

     

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống

    Nơi nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

     

     

     

     

    Địa bàn

    Số lượng

    (doanh nghiệp)

    Qui mô bình quân 1 doanh nghiệp

    Lao động (người)

    Vốn (triệu đồng)

    Lao động trong
    danh sách

    Lao động nhận khoán

    Vốn

    điều lệ

    Vốn

    nhà nước

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

     

     

     

     

     

    Chia theo tỉnh, thành phố

     

     

     

     

     

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu

     

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

     

    (Ký, ghi họ tên)

     

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

                 

     

     

     

    Biểu số: 16c/THTK/N

    Ban hành theo Thông tư số ...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG
    DOANH NGHIỆP
    LÂM NGHIỆP

    (Năm)

     

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Nơi nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

     

    Địa bàn

    Số lượng

    (doanh nghiệp)

    Qui mô bình quân 1 doanh nghiệp

    Lao động (người)

    Vốn (triệu đồng)

    Lao động trong danh sách

    Lao động nhận khoán

    Vốn   điều lệ

    Vốn nhà nước

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

     

     

     

     

     

    Chia theo tỉnh, thành phố

     

     

     

     

     

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    (*): Chỉ thống kê doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất lâm nghiệp và/hoặc chế biến lâm sản gồm: Trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng trồng và rừng tự nhiên.

     

    Người lập biểu

     

    Ngày……tháng……năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

     

     

    Biểu số: 16d/THTK/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG
    DOANH NGHIỆP
    DIÊM NGHIỆP

    (Năm)

     

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Nơi nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

     

    Địa bàn

    Số lượng

    (doanh nghiệp)

    Qui mô bình quân 1 doanh nghiệp

    Lao động (người)

    Vốn (triệu đồng)

    Lao động trong danh sách

    Lao động nhận khoán

    Vốn điều lệ

    Vốn nhà nước

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

     

     

     

     

     

    Chia theo tỉnh, thành phố

     

     

     

     

     

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    (*): Chỉ thống kê doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và/hoặc chế biến muối

     

    Người lập biểu

     

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

     

    Biểu số: 16e/THTK/N

    Ban hành theo Thông tư số...../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Sơ bộ năm: 31/3 năm sau

    SỐ LƯỢNG

    DOANH NGHIỆP

    THỦY SẢN

    (Năm)

     

    Năm 20....

    Đơn vị báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

    Nơi nhận báo cáo:

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (Vụ Kế hoạch)

     

    Địa bàn

    Số lượng

    (doanh nghiệp)

    Qui mô bình quân 1 doanh nghiệp

    Lao động (người)

    Vốn (triệu đồng)

    Lao động trong danh sách

    Lao động nhận khoán

    Vốn điều lệ

    Vốn nhà nước

    A

    1

    2

    3

    4

    5

    Cả nước

     

     

     

     

     

    Chia theo tỉnh /thành phố

     

     

     

     

     

    (Ghi theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    (*): Chỉ thống kê doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và/hoặc chế biến thủy sản

     

    Người lập biểu

     

    Ngày……tháng……năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên)

     

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ THỐNG KÊ

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng đối với TT Tin học và Thống kê. Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 1 hoặc 1a, 1b, 1c,… nếu cùng nội dung chỉ tiêu nhưng khác về phân tổ. Các chữ cái THTK là ký hiệu viết tắt của lĩnh vực tin học và thống kê. Chữ cái cuối cùng là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, N là báo cáo năm, 5N là 5 năm. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Đơn vị có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng, cột để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng, cột để đơn vị ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu. Để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị mình, đơn vị có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại đơn vị (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/THTK/T: Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng cây hằng năm

    a) Khái niệm

    - Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

    - Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

    - Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây trồng thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê toàn bộ diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng cây hằng năm của từng tỉnh trong kỳ báo cáo, được tính theo từng vụ sản xuất.

    - Diện tích gieo trồng cây hằng năm là diện tích cây hằng năm được gieo trồng, gồm:

    + Diện tích lúa;

    + Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);

    + Diện tích cây lấy củ có chất bột: khoai lang, sắn, khoai sọ...;

    + Diện tích mía;

    + Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;

    + Diện tích cây lấy sợi: đay, cói, bông…;

    + Diện tích cây có hạt chứa dầu: lạc, đỗ tương, vừng…;

    + Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: rau muống, su hào...;

    + Diện tích cây gia vị, dược liệu hàng năm: ớt cay, ngải cứu, atiso...;

    + Diện tích cây hằng năm khác: cỏ, cây thức ăn gia súc....

    Do cây hằng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:

    + Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hằng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;

    + Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen được tính dựa trên mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;

    + Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần;

    + Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.

    - Diện tích thu hoạch cây hằng năm là diện tích gieo trồng cây hằng năm được thu hoạch, gồm:

    + Diện tích lúa;

    + Diện tích ngô và cây lương thực có hạt khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);

    + Diện tích cây lấy củ có chất bột: khoai lang, sắn, khoai sọ...;

    + Diện tích mía;

    + Diện tích cây thuốc lá, thuốc lào;

    + Diện tích cây lấy sợi: đay, cói, bông,…;

    + Diện tích cây có hạt chứa dầu: lạc, đỗ tương, vừng,...;

    + Diện tích cây rau, đậu các loại và diện tích hoa, cây cảnh: rau muống, su hào...;

    + Diện tích cây gia vị, dược liệu hàng năm: ớt cay, ngải cứu, atiso...;

    + Diện tích cây hằng năm khác: cỏ, cây thức ăn gia súc....

    - Năng suất:

    Cây hằng năm có hai loại năng suất: Năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.

    - Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng gồm cả diện tích mất trắng.

    Công thức tính:

    Năng suất gieo trồng (vụ, năm)

    =

    Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

    Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm)

     

    - Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không gồm diện tích mất trắng.

    Công thức tính:

    Năng suất thu hoạch
    (vụ, năm)

    =

    Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

    Diện tích thu hoạch (vụ, năm)

     

    - Sản lượng:

    Sản lượng cây hằng năm, gồm sản lượng: Lúa, ngô; khoai lang, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,.., được tính theo vụ sản xuất;

    Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... thì tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi.

    Sản lượng cây trồng được tính theo công thức:

    Sản lượng cây trồng

    =

    Diện tích thu hoạch

    x

    Năng suất thu hoạch

     

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột tiếp theo ghi tên cây trồng hằng năm theo các loại cây hằng năm đã được quy định trong điểm b (về phương pháp tính) mục III giải thích và hướng dẫn biểu mẫu này (Biểu 01/THTK/T); tiếp đến ghi tên các vụ gieo trồng loại cây trồng đó (Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông…) và ghi số liệu ước tính về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, năng suất tính trên diện tích thu hoạch và sản lượng tính trên diện tích thu hoạch của cây hằng năm đó theo như hướng dẫn tại biểu mẫu.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

    2. BIỂU SỐ 02/THTK/T: Tổng hợp kết quả sản xuất lúa

    a) Khái niệm

    - Kết quả sản xuất lúa là số liệu về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, năng suất và sản lượng lúa các vùng, miền hay cả nước tính theo từng vụ và lũy kế đến kỳ báo cáo.

    - Diện tích gieo trồng lúa là số liệu về diện tích cây lúa được gieo trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của các vùng, miền hay cả nước.

    - Diện tích thu hoạch lúa là diện tích gieo trồng cây lúa được thu hoạch trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của các vùng, miền hay cả nước.

    - Năng suất lúa là sản lượng lúa thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của các vùng, miền hay cả nước.

    - Sản lượng lúa là sản lượng lúa thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của các vùng, miền hay cả nước.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê toàn bộ diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng lúa trong kỳ báo cáo tính theo từng vụ sản xuất và tính lũy kế đến kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi sẵn các chỉ tiêu như trong biểu.

    Cột lớn thứ nhất là cột số liệu kết quả sản xuất vụ Đông xuân được chia làm 4 cột nhỏ (từ cột 1 đến cột 4) với cách ghi như sau:

    - Cột 1: Ghi số liệu thực hiện của cùng kỳ năm trước về tiến độ diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng lúa của một vụ sản xuất phân theo vùng, miền sản xuất chính.

    - Cột 2: Ghi số liệu thực hiện của kỳ báo cáo về tiến độ diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch; năng suất; sản lượng lúa của một vụ sản xuất phân theo vùng, miền sản xuất chính.

    - Cột 3: Ghi số liệu so sánh (theo giá trị tuyệt đối) về kết quả thực hiện của kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = cột 2 - cột 1.

    - Cột 4: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) kết quả thực hiện của kỳ báo cáo so với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = (cột 2 / cột 1) x 100.

    Các cột lớn tiếp theo là số liệu kết quả sản xuất vụ Mùa, Hè Thu, Thu Đông, mỗi cột lớn được chia làm 4 cột nhỏ với cách ghi giống như cột 1, cột 2, cột 3 và cột 4 đã hướng dẫn ở trên.

    Cột lớn cuối cùng là tổng hợp số liệu lũy kế về kết quả sản xuất của các vụ Đông xuân, Mùa, Hè Thu, Thu Đông (từ đầu năm đến tháng báo cáo) và so sánh (theo giá trị tuyệt đối và tỷ lệ %) với cùng kỳ năm trước.

    d) Nguồn số liệu

    -Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

     

    3. BIỂU SỐ 03/THTK/T: Tổng hợp diện tích gieo trồng và thu hoạch một số cây hằng năm

    a) Khái niệm, phương pháp tính: Như quy định tại điểm a, b biểu 01/THTK/T mục này.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi số thứ tự chỉ tiêu.

    Cột B: Ghi sẵn tên một số cây hằng năm; vùng, miền sản xuất cây hằng năm đó để thu thập thông tin liên quan.

    Cột 1: Ghi số liệu lũy kế kết quả thực hiện (đến kỳ báo cáo) cùng kỳ năm trước về tiến độ gieo trồng và thu hoạch của một số cây hằng năm, trong đó: Diện tích gieo trồng và thu hoạch lúa phân theo vùng, miền sản xuất chính.

    Cột 2: Ghi số liệu lũy kết quả thực hiện từ đầu năm đến kỳ báo cáo về tiến độ gieo trồng và thu hoạch của một số cây hằng năm, trong đó: Diện tích gieo trồng và thu hoạch lúa phân theo vùng, miền sản xuất chính.

    Cột 3: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) lũy kế kết quả thực hiện từ đầu năm đến kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = (cột 2 / cột 1) x 100.

    c) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

    4. BIỂU SỐ 04/THTK/6T-N: Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng cây lâu năm

    a) Khái niệm

    Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt là cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê toàn bộ diện tích trồng, thu hoạch cây lâu năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    - Diện tích cây lâu năm là diện tích trồng các loại cây lâu năm. Diện tích cây lâu năm chỉ tính diện tích hiện cây còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....

    Diện tích cây lâu năm gồm:

    + Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo, chanh leo…;

    + Diện tích cây lấy quả chứa đầu: Dừa, cọ…;

    + Diện tích cây điều;

    + Diện tích cây hồ tiêu;

    + Diện tích cây cao su;

    + Diện tích cây cà phê;

    + Diện tích cây chè;

    + Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: Gừng, sa nhân…;

    + Diện tích cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu không, cau...

    Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo) được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm hiện có

    =

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

    +

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi)

     

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền Khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

    =

    Diện tích cây lâu năm trồng mới

    +

    Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản

    +

    Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm

     

    Trong đó:

    + Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm báo cáo, được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;

    + Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;

    + Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản, đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm;

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha)

    =

    Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm

    Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha

     
    • Năng suất cây lâu năm

    Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) không gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.

    Năng suất cây lâu năm được tính theo công thức:

    Năng suất thu hoạch

    =

    Sản lượng thu hoạch

    Diện tích cho sản phẩm

    Năng suất trên diện tích cho sản phẩm:

    Năng suất trên diện tích cho sản phẩm trong kỳ báo cáo (tạ/ha)

    =

    Sản lượng thu hoạch trong kỳ (tấn)

    x 10

     Diện tích cho sản phẩm trong kỳ (ha)

    - Sản lượng cây lâu năm, gồm sản lượng: Chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa,.... Sản lượng cây lâu năm gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.

    Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: Chè tính theo búp tươi, điều tính theo hạt khô, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi...

    Sản lượng cây lâu năm được tính theo công thức:

    Sản lượng cây trồng

    =

    Diện tích thu hoạch

    x

    Năng suất thu hoạch

     

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo ước 6 tháng là số liệu ước tính đến ngày 30/6, ước năm là số liệu ước tính đến ngày 31/12 của năm báo cáo.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột tiếp theo ghi tên cây trồng lâu năm và điền số liệu ước tính về diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, năng suất tính trên diện tích thu hoạch và sản lượng tính trên diện tích thu hoạch của cây lâu năm đó.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

     

    5. BIỂU SỐ 05/THTK/Q: Tổng hợp kết quả sản xuất chăn nuôi

    a) Khái niệm

    - Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

    - Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.

    - Động vật khác trong chăn nuôi là động vật ngoài gia súc, gia cầm và ngoài Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật rừng thông thường, động vật thủy sản, danh mục động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

    - Kết quả sản xuất chăn nuôi là số liệu về số đầu con, sản lượng gia súc và gia cầm và sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác trong kỳ báo cáo.

    - Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi là số đầu con gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa, dê, cừu,...) gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng.,.) và động vật nuôi khác trong chăn nuôi như; thỏ, chó, trăn, rắn... còn sống trong quá trình chăn nuôi có tại thời điểm quan sát.

    - Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định (quý, 6 tháng, năm), gồm:

    + Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và vật nuôi khác đã được xuất bán hoặc tự giết thịt trong kỳ; không tính gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được xuất chuồng bán cho nhu cầu nuôi sinh sản, đẻ trứng, cày kéo; những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;

    + Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ là các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi nhưng không qua giết mổ như sữa tươi, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,...

    b) Phương pháp tính

    - Thống kê toàn bộ số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương. Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được tính bằng tổng số đầu con gia súc, gia cầm hoặc động vật khác trong chăn nuôi của cả nước tại thời điểm báo cáo.

    - Thống kê toàn bộ sản lượng sản phẩm chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được tính bằng tổng sản lượng từng loại sản phẩm chăn nuôi của cả nước trong kỳ báo cáo.

     

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo quý là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của quý báo cáo đó.

    Cột 1: Ghi số liệu lũy kế kết quả thực hiện (đến kỳ báo cáo) cùng kỳ năm trước  về số đầu con, số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi (gồm thịt, trứng, sữa…) của từng loại gia súc, gia cầm trên cả nước như hướng dẫn cụ thể ở trong biểu.

    Cột 2: Ghi số liệu lũy kế kết quả thực hiện từ đầu năm đến kỳ báo cáo về số đầu con, số lượng và sản lượng sản phẩm chăn nuôi (gồm thịt, trứng, sữa…) của từng loại gia súc, gia cầm trên cả nước như hướng dẫn cụ thể ở trong biểu.

    Cột 3: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) lũy kế kết quả thực hiện từ đầu năm đến kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = (cột 2 / cột 1) x 100.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

    6. BIỂU SỐ 06/THTK/Q: Số lượng và sản lượng thịt gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi

    a) Khái niệm: Như trình bày tại mục a, biểu 05/THTK/Q.

    b) Phương pháp tính

    Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương. Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được tính bằng tổng số đầu con gia súc, gia cầm hoặc động vật khác trong chăn nuôi có trong địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được thu thập, tổng hợp qua điều tra thống kê về chăn nuôi hoặc qua báo cáo của các địa phương. Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được tính bằng tổng sản lượng từng loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong kỳ     báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo quý là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của quý báo cáo đó.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột tiếp theo ghisố lượng vật nuôi, sản lượng sản phẩm chăn nuôi tương ứng với từng loại vật nuôi của từng tỉnh trong kỳ báo cáo.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

     

     

    7. BIỂU SỐ 07/THTK/T: Tổng hợp kết quả sản xuất lâm nghiệp

    a) Khái niệm, phương pháp tính

    Kết quả sản xuất lâm nghiệp là số liệu phản ánh về kết quả sản xuất lâm nghiệp bao gồm diện tích rừng trồng mới tập trung, diện tích rừng trồng được chăm sóc, diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, diện tích rừng được khoán bảo vệ, cây lâm nghiệp trồng phân tán, sản lượng gỗ khai thác…

    Khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu diện tích rừng trồng mới tập trung, diện tích rừng trồng được chăm sóc, diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, diện tích rừng được khoán bảo vệ, cây lâm nghiệp trồng phân tán, sản lượng gỗ khai thác quy định tại Mục II, Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi sẵn các chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp.

    Cột 1: Ghi số liệu chính thức kết quả sản xuất lâm nghiệp tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của cùng kỳ năm trước.

    Cột 2: Ghi số liệu ước tính kết quả sản xuất lâm nghiệp tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của kỳ báo cáo.

    Cột 3: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) kết quả thực hiện trong kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = (cột 2 / cột 1) x 100.

    c) Nguồn số liệu

    - Chế độ báo cáo thống kê ngành lâm nghiệp;

    - Sở Nông nghiệp và PTNT.

    8. BIỂU SỐ 08/THTK/T: Tổng hợp kết quả sản xuất thủy sản

    a) Khái niệm

    Kết quả sản xuất thủy sản là số liệu phản ánh về kết quả sản xuất thủy sản bao gồm sản lượng thủy sản được nuôi trồng phân theo một số loài chính và sản lượng khai thác thủy sản phân theo khai thác nội địa và khai thác biển…

    b) Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn sản lượng từng loài thủy sản được nuôi trồng và khai thác của cả nước trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi sẵn các chỉ tiêu về sản xuất thủy sản.

    Cột 1: Ghi số liệu chính thức về sản lượng thủy sản được nuôi trồng và khai thác tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của cùng kỳ năm ngoái.

    Cột 2: Ghi số liệu ước tính về sản lượng thủy sản được nuôi trồng và khai thác tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của kỳ báo cáo.

    Cột 3: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) kết quả thực hiện trong kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 3 = (cột 2 / cột 1) x 100.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT.

    - Tổng cục Thống kê.

    9. BIỂU SỐ 09/THTK/T: Diện tích và sản lượng thủy sản phân theo loài

    a) Khái niệm

    - Diện tích nuôi trồng thủy sản

    Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ nhất định, gồm diện tích ao (ao đất, ao đào trên cát..), hồ, vuông, ruộng lúa, ruộng muối, mương vườn, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, bãi chiều ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc, ương nuôi giống và nuôi cá sấu...

    Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.

    - Sản lượng thủy sản nuôi trồng

    Sản lượng thủy sản nuôi trồng là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt trong khoảng thời gian nhất định.

    b) Phương pháp tính

    - Diện tích nuôi trồng thủy sản

    Thống kê cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước tại thời điểm báo cáo.

    - Sản lượng thủy sản nuôi trồng

    Thống kê cộng dồn sản lượng từng loại thủy sản nuôi (tôm, cá và các loài thuỷ sản khác) của các tỉnh, thành phố trong cả nước trong kỳ báo cáo.

    b) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Các cột tiếp theo: Ghi số liệu ước tính diện tích và sản lượng thu hoạch của từng loài thủy sản được ghi trong biểu theo từng tỉnh, thành phố.

    c) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

    10. BIỂU SỐ 10/THTK/T: Sản lượng thủy sản khai thác

    a) Khái niệm

    Sản lượng thủy sản khai thác là khối lượng thuỷ sản đã đánh bắt và thu nhặt được từ nguồn lợi thuỷ sản sẵn có trong tự nhiên thuộc các vùng biển và vùng nước nội địa trong một thời kỳ nhất định.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê cộng dồn sản lượng khai thác của từng loài thủy sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số liệu tổng sản lượng khai thác thuỷ sản đã thực hiện được từ đầu năm đến kỳ báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố được ghi ở cột A. Số liệu cột 1 = cột 2 + cột 10.

    Cột 2: Ghi số liệu sản lượng khai thác hải sản đã thực hiện được từ đầu năm đến kỳ báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố được ghi ở cột A. Số liệu cột 2 = cột 3 + cột 5 + cột 7 + cột 9.

    Cột 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Ghi số liệu sản lượng khai thác hải sản đã thực hiện được từ đầu năm đến kỳ báo cáo, chia theo từng nhóm loài cụ thể, tương ứng với từng tỉnh, thành phố được ghi ở cột A.

    Cột 10: Ghi số liệu sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa đã thực hiện được từ đầu năm đến kỳ báo cáo, tương ứng với từng tỉnh, thành phố được ghi ở cột A. Số liệu cột 10 = cột 11 + cột 12 + cột 13 + cột 14.

    Cột 11, 12, 13, 14: Ghi số liệu sản lượng khai thác thuỷ sản nội địa đã thực hiện được từ đầu năm đến kỳ báo cáo, chia theo từng nhóm loài cụ thể tương ứng với từng tỉnh, thành phố được ghi ở cột A.

    d) Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Tổng cục Thống kê.

    11. BIỂU SỐ 11/THTK/5N: Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông sản, thủy sản chủ yếu

    a) Khái niệm

    Chi phí sản xuấtmột nông, lâm, thủy sản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác mà đơn vị sản xuất đã chi ra để tiến hành sản xuất ramột số sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

     

    b) Phương pháp tính

    Chi phí sản xuất một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản được tổng hợp từ kết quả điều tra.

    Chi phí sản xuấtmột sản phẩm nông, lâm, thủy sản bao gồm toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa, và các chi phí bằng tiền khác để sản xuất ra đượcmột sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu là số liệu điều tra tại thời điểm điều tra được công bố theo kỳ công bố của chỉ tiêu thống kê liên quan (5 năm/lần).

    Cột A: Liệt kê vùng, tỉnh đã thu thập thông tin về chi phí sản xuất các mặt hàng nông lâm thủy sản.

    Các cột tiếp theo liệt tên mặt hàng và chi phí sản xuất mặt hàng đó.

    d) Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.

    12. BIỂU SỐ 12/THTK/T: Giá cả thị trường một số sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu

    a) Khái niệm

    Giá bình quân một sản phẩm nông, lâm, thủy sản biểu hiện bằng tiền của giá trị một sản phẩm nông, lâm, thủy sản; nghĩa là số lượng tiền phải trả cho một đơn vị hàng hoá đó.

    b) Phương pháp tính

    Giá bình quân một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ yếu được tổng hợp từ kết quả điều tra, thông tin từ các cộng tác viên hoặc báo cáo của các địa phương hoặc từ các hãng tin quốc tế (đối với giá quốc tế).

    Giá bình quân một sản phẩm nông, lâm, thủy sản được tính bằng tiền của giá trị bình quân giá của một đơn vị sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên các mặt hàng nông lâm thủy sản theo từng thị trường (tỉnh/ thành phố).

    Cột 1: Ghi số liệu về giá bán buôn các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của cùng kỳ năm trước.

    Cột 2: Ghi số liệu về giá bán lẻ các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của cùng kỳ năm trước.

    Cột 3: Ghi số liệu về giá bán buôn các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của kỳ báo cáo.

    Cột 4: Ghi số liệu về giá bán lẻ các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của kỳ báo cáo.

    Cột 5: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) giữa giá bán buôn các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng ở từng thị trường của kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước.

    Cột 6: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) giữa giá bán lẻ các mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng ở từng thị trường của kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước.

    d) Nguồn số liệu

    - Trong nước: Điều tra thống kê / Cộng tác viên tại các tỉnh;

    - Quốc tế: Các Hãng tin quốc tế / Bộ Công thương.

    13. BIỂU SỐ 13/THTK/T: Xuất, nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu

    1. Khái niệm

    Xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản là mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đưa ra nước ngoài. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

    Nhập khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản là mặt hàng nông lâm thủy sản được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng lượng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá CIF hoặc tương đương, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu về lượng và giá trị hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu được thu thập, tổng hợp từ số liệu xuất khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị của từng loại hàng xuất khẩu) và giá trị xuất khẩu theo mặt hàng, thị trường xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

    Số liệu về lượng và giá trị hàng nông lâm thủy sản nhập khẩu được thu thập, tổng hợp qua số liệu nhập khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị của từng loại hàng nhập khẩu) và giá trị nhập khẩu theo mặt hàng, thị trường nhập khẩu trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên các mặt hàng nông lâm thủy sản được xuất, nhập khẩu.

    Cột 1, 2: Ghi số liệu chính thức về sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của cùng kỳ năm ngoái.

    Cột 3, 4: Ghi số liệu ước tính về sản lượng và giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A của kỳ báo cáo.

    Cột 5, 6: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) giữa sản lượng và giá trị của kỳ báo cáo so với sản lượng và giá trị của cùng kỳ năm trước. Số liệu cột 5 =      cột 3 / cột 1 x 100; cột 6 = cột 4/ cột 2 x 100.

    d) Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan.

    14. BIỂU SỐ 14/THTK/T: Xuất khẩu một số mặt hàng nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    a) Khái niệm

    Xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản là mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đưa ra nước ngoài. Giá trị xuất khẩu hàng hóa được tính theo giá FOB hoặc tương đương, là giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (không gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế), được tính cho một thời kỳ nhất định và tính theo một loại tiền thống nhất là đô la Mỹ.

    Thị trường xuất khẩu được hiểu là nước/vùng lãnh thổ cuối cùng hàng được chuyển đến theo thỏa thuận với khách hàng nước ngoài.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu về lượng và giá trị hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu được thu thập, tổng hợp từ số liệu xuất khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị của từng loại hàng xuất khẩu) và giá trị xuất khẩu theo mặt hàng, thị trường xuất khẩu trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên các mặt hàng nông lâm thủy sản được xuất khẩu theo từng thị trường.

    Cột 1, 2: Ghi số liệu chính thức của cùng kỳ năm trước về sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng mặt hàng và từng thị trường ở cột A.

    Cột 3, 4: Ghi số liệu ước tính của kỳ báo cáovề sản lượng và giá trị xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản tương ứng với từng mặt hàng và từng thị trường ở cột A.

    Cột 5, 6: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) giữa sản lượng và giá trị xuất khẩu của kỳ báo cáo với sản lượng và giá trị xuất khẩu của cùng kỳ năm trước của từng mặt hàng tương ứng với từng thị trường. Số liệu cột 5 = cột 3 / cột 1 x 100; cột 6 = cột 4 / cột 2 x 100.

    d) Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan.

    15. BIỂU SỐ 15/THTK/T: Nhập khẩu một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản phân theo thị trường

    a) Khái niệm

    Nhập khẩu mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản là các mặt hàng vật tư nông nghiệp hoặc sản phẩm nông lâm thủy sản được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước. Giá trị nhập khẩu được tính theo giá CIF hoặc tương đương, là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được tính cho một thời kỳ nhất định, tính theo một loại tiền thống nhất là Đô la Mỹ.

    Thị trường nhập khẩu được hiểu là nước/vùng lãnh thổ hàng được chuyển đến theo thỏa thuận với khách hàng trong nước.

    b) Phương pháp tính

    Số liệu về lượng và giá trị các mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản nhập khẩu được thu thập, tổng hợp từ số liệu nhập khẩu hàng hóa của Tổng cục Hải quan, theo phương pháp thống kê cộng dồn lượng hàng hóa (theo đơn vị tính của từng loại hàng nhập khẩu) và giá trị nhập khẩu theo mặt hàng, thị trường nhập khẩu trong kỳ báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo tháng là số liệu ước tính đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

    Cột A: Ghi tên các mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản được nhập khẩu theo từng thị trường.

    Cột 1, 2: Ghi số liệu chính thức của cùng kỳ năm trước về sản lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A.

    Cột 3, 4: Ghi số liệu ước tính của kỳ báo cáo về sản lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột A.

    Cột 5, 6: Ghi số liệu so sánh (theo tỷ lệ phần trăm (%)) giữa sản lượng và giá trị nhập khẩu của kỳ báo cáo với sản lượng và giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm trước       của từng mặt hàng tương ứng với từng thị trường. Số liệu cột 5 = cột 3 / cột 1 x 100; cột 6 = cột 4 / cột 2 x 100.

    d) Nguồn số liệu: Tổng cục Hải quan.

    16. BIỂU SỐ 16a/THTK/N: Số lượng doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp và thủy sản

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệplà tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

    Doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp và thủy sản được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản của từng tỉnh tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo sơ bộ năm là số liệu sơ bộ tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi tổng số lượng doanh nghiệp nông lâm diêm nghiệp và thủy sản hiện có tại thời điểm báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Cột 2, 3, 4, 5: Ghi số lượng doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vựcnông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản củatừng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổng cục Thống kê;

    - Điều tra thống kê.

    17. BIỂU SỐ 16b/THTK/N: Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệp nông nghiệp được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng và số liệu liên quan của doanh nghiệp nông nghiệp trên các địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo sơ bộ năm là số liệu sơ bộ tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp nông nghiệp hiện có tại thời điểm báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Cột 2: Ghi số lượng lao động thường xuyên trong danh sách, được doanh nghiệp trả lương và thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

    Cột 3: Ghi số lượng lao động nhận khoán, tự đóng các loại bảo hiểm hoặc không đóng các loại bảo hiểm.

    Cột 4: Ghi số vốn điều lệ bình quân một doanh nghiệp hiện có theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Cột 5: Ghi số vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổng cục Thống kê;

    - Điều tra thống kê.

    18. BIỂU SỐ 16c/THTK/N: Số lượng doanh nghiệp lâm nghiệp

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệp lâm nghiệp được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng và số liệu liên quan của doanh nghiệp lâm nghiệp trên các địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo sơ bộ năm là số liệu sơ bộ tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp lâm nghiệp hiện có tại thời điểm báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Cột 2: Ghi số lượng lao động thường xuyên trong danh sách, được doanh nghiệp trả lương và thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

    Cột 3: Ghi số lượng lao động nhận khoán, tự đóng các loại bảo hiểm hoặc không  đóng các loại bảo hiểm.

    Cột 4: Ghi số vốn điều lệ bình quân một doanh nghiệp hiện có theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Cột 5: Ghi số vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổng cục Thống kê;

    - Điều tra thống kê.

    19. BIỂU SỐ 16d/TKTH/N: Số lượng doanh nghiệp diêm nghiệp

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệp diêm nghiệp được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực diêm nghiệp.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng và số liệu liên quan của doanh nghiệp diêm nghiệp trên các địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo sơ bộ năm là số liệu sơ bộ tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp diêm nghiệp hiện có tại thời điểm báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Cột 2: Ghi số lượng lao động thường xuyên trong danh sách, được doanh nghiệp trả lương và thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

    Cột 3: Ghi số lượng lao động nhận khoán, tự đóng các loại bảo hiểm hoặc không đóng các loại bảo hiểm.

    Cột 4: Ghi số vốn điều lệ bình quân một doanh nghiệp hiện có theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Cột 5: Ghi số vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổng cục Thống kê;

    - Điều tra thống kê.

    20. BIỂU SỐ 16e/THTK/N: Báo cáo số lượng doanh nghiệp thủy sản

    a) Khái niệm

    Doanh nghiệp thủy sản được hiểu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số lượng và số liệu liên quan của doanh nghiệp thủy sản trên các địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo sơ bộ năm là số liệu sơ bộ tính đến ngày 31/12 của năm trước.

    Cột A: Ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo danh mục đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Cột 1: Ghi số lượng doanh nghiệp thủy sản hiện có tại thời điểm báo cáo tương ứng với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cả nước.

    Cột 2: Ghi số lượng lao động thường xuyên trong danh sách, được doanh nghiệp trả lương và thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

    Cột 3: Ghi số lượng lao động nhận khoán, tự đóng các loại bảo hiểm hoặc không đóng các loại bảo hiểm.

    Cột 4: Ghi số vốn điều lệ bình quân một doanh nghiệp hiện có theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Cột 5: Ghi số vốn chủ sở hữu bình quân một doanh nghiệp.

    d) Nguồn số liệu

    - Tổng cục Thống kê;

    - Điều tra thống kê.

     

     

    Phần XX

    BIỂU MẪU VÀ GIẢI THÍCH BIỂU MẪU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC PHÒNG KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

     

    I. DANH MỤC BIỂU MẪU

    TT

    Ký hiệu biểu

    Tên biểu

    Kỳ

    báo cáo

    Ngày nhận báo cáo

    1.  

    01/NN/N

    Kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản

    Năm

    Ngày 20/12

    1.  

    02/NN/T-Q

    Báo cáo kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản

    Tháng,

    quý

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Ước quý: 20 tháng cuối quý.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Ước quý: 22 tháng cuối quý.

     

     

     

    II. BIỂU MẪU BÁO CÁO

     

    Biểu: 01/NN/N

    Ban hành theo: Thông tư số ....../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Chính thức năm: 20/12 hàng năm

    KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

    (Năm)

     

    Năm 20….

    Đơn vị báo cáo:

    Sở Nông nghiệp và PTNT

    Đơn vị nhận báo cáo:

    TT Tin học và Thống kê

     

     

    Mã số

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    Kế hoạch

    năm báo cáo

     
     

    A

    B

    C

    1

     

    A.

    NÔNG NGHIỆP

     

     

     

    I.

    TRỒNG TRỌT

     

     

     

    1.

    Cây hằng năm

     

     

     

    1.1.

    Cây lương thực có hạt

     

     

     

     

    Tổng diện tích cây lương thực có hạt

    Ha

     

     

     

    Tổng sản lượng cây lương thực có hạt

    Tấn

     

     

     1.1.1

    Lúa cả năm: (1+2+3)

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Diện tích thu hoạch

    ''

     

     

     

    - Năng suất thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     a

     Lúa cả năm chia theo vụ

     

     

     

     

    - Vụ Đông xuân:

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     -  Vụ Hè thu:      

    Ha

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     - Vụ Mùa:       

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     - Vụ Thu đông:   

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

    b

    Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đất lúa

    Ha

     

     

     

    - Chuyển sang trồng cây hằng năm

    Ha

     

     

     

    + ….

    ''

     

     

     

    + …..

    ''

     

     

     

    - Chuyển sang trồng câylâunăm

    ''

     

     

     

    + ….

    ''

     

     

     

    + …..

    ''

     

     

     

    - Chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản

    ''

     

     

     

    + ….

    ''

     

     

     

    + …..

    ''

     

     

    1.1.2 

    Ngô cả năm

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

    Ngô cả năm chia theo vụ:

     

     

     

     

    - Vụ Đông xuân

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     - Vụ Hè thu, Mùa

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.1.2

    Cây lương thực có hạt khác

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.2.

    Cây lấy củ có chất bột

    Ha

     

     

    1.2.1

    Khoai lang:

     

     

     
     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     Chia theo vụ:

     

     

     

     

     - Vụ Đông xuân

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

     

    - Vụ Hè thu, Mùa

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    + Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    + Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.2.2

    Sắn

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.2.3 

    Cây lấy củ có chất bột khác

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.3.

    Cây rau, đậu các loại và hoa

     

     

     

    1.3.1 

    Rau các loại

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     1.3.2

    Đậu các loại

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.3.3

    Hoa các loại

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    1.000 bông

     

     

    1.4.

    Cây có hạt chứa dầu

     

     

     

    1.4.1 

    Lạc

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.4.2 

    Đậu tương

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.4.3

    Vừng (mè)

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.4.5

    Cây có hạt chứa dầu khác

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.5

    Cây lấy sợi

     

     

     

    1.5.1

    Bông

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.5.1

    Đay

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.5.1

    Cói (Lác)

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.5.1

    Cây lấy sợi khác

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.6

    Mía

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.7 

    Thuốc lá, thuốc lào

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    1.8

    Cây hằng năm khác (gia vị, dược liệu, hương liệu… hàng năm)

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

    2

    Cây lâu năm

     

     

     

    2.1

    Cây công nghiệp lâu năm

     

     

     

     

    Một số cây chủ yếu:

     

     

     

    2.1.1 

    Chè búp

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (chè búp tươi)

    Tấn

     

     

    2.1.2 

    Cà phê

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (nhân khô)

    Tấn

     

     

    2.1.3 

    Cao su

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (mủ khô)

    Tấn

     

     

     2.1.4

    Điều

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (mủ khô)

    Tấn

     

     

    2.1.5

    Tiêu

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (mủ khô)

    Tấn

     

     

    ….

    …..

     

     

     

    2.2

    Cây ăn quả

     

     

     

     2.2.1

    Các cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới (Xoài, sầu riêng, vú sữa, hồng xiêm, chuối, đu đủ, thanh long, na, mít, ổi, chanh leo….)

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

    Một số cây chủ yếu:

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

    ….

     

     

     

    2.2.2 

    Các cây có múi thuộc họ cam, quýt (cam, quýt, chanh, bưởi…)

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

    Một số cây chủ yếu:

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

    ….

     

     

     

    2.2.3 

    Nhãn, vải, chôm chôm

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

     

    Một số cây chủ yếu:

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

    ….

     

     

     

    2.2.4 

    Nho

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

    2.2.3 

    Các cây ăn quả khác

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

    II.

    CHĂN NUÔI

     

     

     

    1.

    Đầu con

     

     

     

     

    - Số lượng trâu

    Con

     

     

     

    - Số lượng bò

    ''

     

     

     

    Trong đó: + Bò lai

    ''

     

     

     

    + Bò sữa

    ''

     

     

     

    - Số lượng lợn

    Con

     

     

     

    Trong đó: + Lợn nái

    ''

     

     

     

    + Lợn thịt

    ''

     

     

     

    - Số lượng gia súc khác

    Con

     

     

     

    Trong đó: + Ngựa

    ''

     

     

     

    + Dê, cừu

    ''

     

     

     

    ''

     

     

     

    - Số lượng gia cầm

    Con

     

     

     

    Trong đó: + Gà

    ''

     

     

     

    + Thuỷ cầm

    ''

     

     

     

    Trong đó: Vịt

    ''

     

     

     

    - Số lượng gia cầm khác

    Con

     

     

     

    Trong đó: - …

    ''

     

     

    2.

    Sản phẩm

     

     

     

     

    - Sản lượng thịt

     

     

     

     

    + Sản lượng thịt trâu hơi

    Tấn

     

     

     

    + Sản lượng thịt bò hơi

    ''

     

     

     

    + Sản lượng thịt lợn hơi

    ''

     

     

     

    + Sản lượng thịt gia cầm hơi

    ''

     

     

     

    - Sản lượng sữa tươi

    1.000 lít

     

     

     

    - Sản phẩm chăn nuôi khác:

     

     

     

     

         + Trứng các loại

    1.000 quả

     

     

     

    + ...

     

     

     

    B.

    LÂM NGHIỆP

     

     

     

    1

    Lâm sinh

     

     

     

    1.1

    Diện tích rừng trồng mới tập trung

    Ha

     

     

     

     Chia ra:

     

     

     

     

    - Rừng phòng hộ

    Ha

     

     

     

    - Rừng đặc dụng

    ''

     

     

     

    - Rừng sản xuất

    ''

     

     

     

    Diện tích được trồng lại sau khai thác

    ''

     

     

    1.2

    Diện tích rừng trồng được chăm sóc

     

     

     

    1.3

    Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

    ''

     

     

    1.4

    Diện tích rừng được bảo vệ

    ''

     

     

    1.5

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    1.000 cây

     

     

    2

    Khai thác

     

     

     

    2.1

    Sản lượng gỗ khai thác

    m3

     

     

     

     Trong đó: Gỗ rừng trồng

    ''

     

     

    2.2

    Lâm sản ngoài gỗ khai thác

     

     

     

     

    - Tre

    Nghìn cây

     

     

     

    - Nứa

    ''

     

     

     

    - Song

    Nghìn mét

     

     

     

    - Mây

    ''

     

     

     

    - Quế

    Tấn

     

     

     

    - Hồi

    ''

     

     

     

    - Mật ong tự nhiên

    ''

     

     

     

    -…

     

     

     

    3

    Lâm sản chế biến

     

     

     

    3.1

    Sản lượng gỗ chế biến

     

     

     

     

    Chia ra: - Sơ chế

    m3

     

     

     

    - Tinh chế

    ''

     

     

    3.2

    Sản lượng lâm sản ngoài gỗ chế biến

     

     

     

     

    - Bột giấy

    Tấn

     

     

     

    - Đũa

    Triệu đôi

     

     

     

    - Tinh dầu

    Tấn

     

     

     

    - …

     

     

    C.

    DIÊM NGHIỆP

     

     

     

    1.

    Diện tích sản xuất muối

    Ha

     

     

     

     Chia ra: - Sản xuất công nghiệp

    ''

     

     

     

    - Sản xuất thủ công

    ''

     

     

    2.

    Sản lượng muối

    Tấn

     

     

     

    Chia ra: - Sản xuất công nghiệp

    ''

     

     

     

    - Sản xuất thủ công

    ''

     

     

    D.

    THUỶ SẢN

     

     

     

    1.

    Diện tích nuôi

     

     

     

    1.1.

    Nuôi nước ngọt

    Ha

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi cá

    ''

     

     

     

      Trong đó: Diện tích nuôi cá tra, cá ba sa

    ''

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

    Trong đó: Diện tích nuôi tôm càng xanh

    ''

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi khác

    ''

     

     

    1.2.

    Nuôi nước mặn, lợ

    Ha

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi cá

     

     

     

     

    Trong đó: + Diện tích nuôi cá giò, cá song

    ''

     

     

     

    + …

     

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

      Trong đó: + Diện tích nuôi tôm sú

    ''

     

     

     

    + Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng

    ''

     

     

     

    - Tổng diện tích nuôi khác

     

     

     

    2.

    Thể tích nuôi lồng, bè

    m3

     

     

     

    - Nuôi cá

    ''

     

     

     

    - Nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

    - Nuôi nhuyễn thể

     

     

     

    3.

    Sản lượng con giống sản xuất

     

     

     

     

    - Cá giống

    Triệu con

     

     

     

    - Tôm giống

    ''

     

     

     

    - Nhuyễn thể giống

    ''

     

     

    4.

    Sản lượng nuôi

    Tấn

     

     

    4.1.

    Nuôi nước ngọt

    Tấn

     

     

     

    - Tổng sản lượng cá

    ''

     

     

     

     Trong đó: Sản lượng cá tra, cá ba sa

    ''

     

     

     

    - Tổng sản lượng giáp xác

    ''

     

     

     

    Trong đó: Sản lượng tôm càng xanh

    ''

     

     

     

    - Tổng sản lượng thủy sản khác

     

     

     

    4.2.

    Nuôi nước mặn, lợ

    Tấn

     

     

     

    - Tổng sản lượng cá nuôi

    ''

     

     

     

    Trong đó: Cá giò, cá song

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng sản lượng tôm nuôi

    ''

     

     

     

    Trong đó: + Sản lượng tôm sú

    ''

     

     

     

    + Sản lượng tôm thẻ chân trắng

    ''

     

     

     

    - Tổng sản lượng thủy sản khác

    ''

     

     

    5.

    Sản lượng khai thác

    Tấn

     

     

    5.1.

    Khai thác biển (Tổng sản lượng)

    Tấn

     

     

     

    - Sản lượng cá được khai thác

    Tấn

     

     

     

    Trong đó: + Loài ….

    ''

     

     

     

    + …

    ''

     

     

     

    - Sản lượng giáp xác được khai thác

    Tấn

     

     

     

    Trong đó: + Tôm…

    ''

     

     

     

    + …

    ''

     

     

     

    - Sản lượng nhuyễn thể được khai thác

    Tấn

     

     

     

    Trong đó: + Loài ….

    ''

     

     

     

    + …

    ''

     

     

     

    - Sản lượng các loại hải sản khác được khai thác

    ''

     

     

    5.2.

    Khai thác nội địa

    Tấn

     

     

     

    Trong đó: - Cá các loại

    ''

     

     

     

    - Tôm các loại

    ''

     

     

     

    - Nhuyễn thể các loại

    ''

     

     

     

    - Giáp xác các loại (không kể tôm)

    ''

     

     

     

    - Thuỷ sản khác

    ''

     

     

    6.

    Sản lượng chế biến

     

     

     

     

    - Nước mắm

    1.000 lít

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

     

    Ngày       tháng      năm 20...

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

     

     

    Biểu: 02/NN/T-Q

    Ban hành theo: Thông tư số ....../2020/TT-BNNPTNT

    Ngày nhận báo cáo:

    - Cấp tỉnh:

    + Ước tháng: 20 hàng tháng;

    + Ước quý: 20 tháng cuối quý.

    - Cấp toàn ngành:

    + Ước tháng: 22 hàng tháng;

    + Ước quý: 22 tháng cuối quý.

    BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, DIÊM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

    (Tháng, quý)

     

    Kỳ báo cáo:

    ………. năm 20…

    Đơn vị báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    Sở Nông nghiệp và PTNT

    - Cấp tỉnh: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện/ Phòng Kinh tế thị xã, thành phố thuộc tỉnh

    Đơn vị nhận báo cáo:

    - Cấp toàn ngành:

    TT Tin học và Thống kê

    - Cấp tỉnh:

    Sở Nông nghiệp và PTNT

     

    TT

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    Thực hiện

    So sánh với

    năm trước

    So sánh với kế hoạch năm (%)

    Chính thức tháng (/quý) trước

    Ước tháng (/quý) báo cáo

    Lũy kếthực hiệntừ đầu năm đến tháng (/quý) báo cáo

    So sánh với cùng kỳ năm trước (%)

    So sánh với cùng kỳ lũy kế năm trước (%)

    A

    B

    C

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    A

    TRỒNG TRỌT

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Cây hằng năm

     

     

     

     

     

     

     

    1.1

    Cây lương thực có hạt

     

     

     

     

     

     

     

     1.1.1

    Lúa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    a

    Kết quả sản xuất lúa chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Lúa Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Lúa Hè thu

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích chuyển đổi (trồng cây khác, mục đích phi nông nghiệp…)

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Lúa Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Lúa Thu đông

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    B

    Diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi sang mục đích khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Trồng cây khác

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Nuôi trồng thủy sản

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Làm đường

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Làm các công trình xây dựng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     1.1.2

    Ngô

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Diện tích ngô sinh khối

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất ngô chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Ngô vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Diện tích ngô sinh khối

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Ngô vụ Hè thu - Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Diện tích ngô sinh khối

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - …

     

     

     

     

     

     

     

    c

    Cây lương thực có hạt khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.2

    Cây lấy củ có chất bột

     

     

     

     

     

     

     

    a

    Khoai lang

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất khoai lang chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Khoai lang vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Khoai lang vụ Hè thu - Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - ….

     

     

     

     

     

     

     

     b

    Sắn

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     c

    Cây lấy củ có chất bột khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.3

    Cây rau, đậu các loại và hoa

     

     

     

     

     

     

     

    1.3.1

    Rau các loại

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất rau chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Rau các loại vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Rau các loại vụ Hè thu-Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    ……

     

     

     

     

     

     

     

    1.3.2 

    Đậu đỗ các loại

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất đậu đỗ các loại chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đậu đỗ các loại vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Đậu đỗ các loại vụ Hè thu - Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - ……

     

     

     

     

     

     

     

    1.3.3

    Hoa các loại

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    1000 bông

     

     

     

     

     

     

    1.4

    Cây có hạt chứa dầu

     

     

     

     

     

     

     

    1.4.1

    Lạc (đậu phộng)

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất lạc chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Lạc vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Lạc vụ Hè thu - Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - …..

     

     

     

     

     

     

     

    1.4.2

    Đậu tương (đậu nành)

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Kết quả sản xuất đậu tương chia theo vụ:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Đậu tương vụ Đông xuân

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Đậu tương vụ Hè thu - Mùa

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng ước tính trên diện tích

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - …..

     

     

     

     

     

     

     

    1.4.3

    Vừng (mè)

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích T đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.4.4 

    Cây có hạt chứa dầu khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.5

    Cây lấy sợi

     

     

     

     

     

     

     

    1.5.1

    Bông

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.5.2

    Đay

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.5.3

    Cói (lác)

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.5.4

    Cây lấy sợi khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.6

    Mía

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:Diện tích trồng mới

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.7

    Thuốc lá, thuốc lào

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    1.8

    Cây hằng năm khác(gia vị, dược liệu, hương liệu… hàng năm)

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích đã cho thu hoạch

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất ước trên diện tích thu hoạch

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng ước tính trên diện tích đã thu hoạch

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2

    Cây lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

    2.1

    Cây công nghiệp lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.1.1

    Chè búp

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó:Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.1.2

    Cà phê

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.1.3

    Cao su

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.1.4

    Điều

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.1.5

    Tiêu

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.2

    Cây ăn quả

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.2.1

    Các cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới(Xoài, sầu riêng, vú sữa, hồng xiêm, chuối, đu đủ, thanh long, na, mít, ổi, chanh leo….)

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

     Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích trồng mới

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích thanh lý, huỷ bỏ

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích cho sản phẩm

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    ….

     

     

     

     

     

     

     

    2.2.2

    Các cây có múi thuộc họ cam, quýt(Cam, quýt, chanh, bưởi…)

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích trồng mới

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích thanh lý, huỷ bỏ

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích cho sản phẩm

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    ….

     

     

     

     

     

     

     

    2.2.3

    Nhãn, vải, chôm chôm

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    a

    Cây….

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích trồng mới

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích thanh lý, huỷ bỏ

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích cho sản phẩm

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng (quả tươi)

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    ….

     

     

     

     

     

     

     

    2.2.4

    Nho

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó: Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    2.2.5

    Các cây ăn quả khác

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Tổng diện tích gieo trồng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Tr. đó:Diện tích trồng mới

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích cho sản phẩm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Năng suất

    Tạ/ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    II

    CHĂN NUÔI

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Đầu con

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Số lượng trâu

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    -Số lượng bò

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +Bò lai

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +Bò sữa

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    -Số lượng lợn

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +Lợn nái

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +Lợn thịt

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng gia súc khác

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +Ngựa

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +Dê, cừu

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    -Số lượng gia cầm

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +Thuỷ cầm

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Số lượng gia cầm khác

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:  …

    ''

     

     

     

     

     

     

    2

    Sản phẩm

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thịt trâu hơi

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thịt bò hơi

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thịt lợn hơi

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thịt gia cầm hơi

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    -Sản lượng sữa tươi

    1.000 lít

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản phẩm chăn nuôi khác:

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Trứng các loại

    1.000 quả

     

     

     

     

     

     

     

    +...

     

     

     

     

     

     

     

    B

    LÂM NGHIỆP

     

     

     

     

     

     

     

    I

    Lâm sinh

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Diện tích rừng trồng mới tập trung

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia ra:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Rừng phòng hộ

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Rừng đặc dụng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Rừng sản xuất

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Trong mục 1: Diện tích được trồng lại sau khai thác

    Ha

     

     

     

     

     

     

    2

    Diện tích rừng trồng được chăm sóc

    Ha

     

     

     

     

     

     

    3

    Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh

    Ha

     

     

     

     

     

     

    4

    Diện tích rừng được bảo vệ

    Ha

     

     

     

     

     

     

    5

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán

    1.000 cây

     

     

     

     

     

     

    II

    Khai thác

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Sản lượng gỗ khai thác

    m3

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Gỗ rừng trồng

    ''

     

     

     

     

     

     

    C

    DIÊM NGHIỆP

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Diện tích sản xuất muối

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia ra:

    - Sản xuất công nghiệp

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản xuất thủ công

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Sản lượng muối

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Chia ra:

    - Sản xuất công nghiệp

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản xuất thủ công

    ''

     

     

     

     

     

     

    D

    THUỶ SẢN

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Diện tích nuôi

    Ha

     

     

     

     

     

     

    1.1

    Nuôi nước ngọt

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi cá

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Diện tích nuôi cá tra, cá ba sa

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Diện tích nuôi tôm càng xanh

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    1.2

    Nuôi nước mặn, lợ

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi cá

     

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: + Diện tích nuôi cá giò, cá song

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + …

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: + Diện tích nuôi tôm sú

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích nuôi khác

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Thể tích nuôi lồng, bè

    m3

     

     

     

     

     

     

     

    - Nuôi cá

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Nuôi giáp xác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Nuôi nhuyễn thể

    ''

     

     

     

     

     

     

    3

    Sản lượng con giống sản xuất

    Triệu con

     

     

     

     

     

     

     

    - Cá giống

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Tôm giống

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Nhuyễn thể giống

    ''

     

     

     

     

     

     

    4

    Tổng sản lượng nuôi

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    4.1

    Nuôi nước ngọt

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng cá

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Sản lượng cá tra, cá ba sa

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng giáp xác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:Sản lượng tôm càng xanh

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thủy sản khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    4.2

    Nuôi nước mặn, lợ

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng cá nuôi

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Cá giò, cá song

    ''

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng giáp xác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: + Sản lượng tôm sú

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Sản lượng tôm thẻ chân trắng

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng thủy sản khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    5

    Tổng sản lượng khai thác

    Tấn

     

     

     

     

     

     

    5.1

    Khai thác biển

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng cá được khai thác

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +Cá ngừ

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng giáp xác được khai thác

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: +Tôm…

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng nhuyễn thể được khai thác

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:+Loài ….

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Sản lượng hải sản khác được khai thác

    ''

     

     

     

     

     

     

    5.2

    Khai thác nội địa

    Tấn

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:- Cá các loại

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Tôm các loại

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Nhuyễn thể các loại

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Giáp xác các loại  (không kể tôm)

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Thuỷ sản khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    E

    THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHÁC

     

     

     

     

     

     

     

    I

    Thiệt hại về trồng trọt

     

     

     

     

     

     

     

     1

    Diện tích cây trồng bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích lúa bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Bão lụt

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Hạn hán

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Sâu bệnh

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích ngô bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Bão lụt

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Hạn hán

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Sâu bệnh

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Diện tích các cây trồng khác bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Bão lụt

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    + Hạn hán

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Sâu bệnh

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    + Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    II.

    Thiệt hại về chăn nuôi

     

     

     

     

     

     

     

    Số lượng trâu, bò bị chết

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Rét

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    - Dịch bệnh

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Lở mồm - long móng

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    +…

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

     2

    Số lượng lợn bị chết

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    •   - Dịch bệnh

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Dịch tai xanh

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    + …

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

     3

    Số lượng gia cầm bị chết

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    Trong đó: Gà

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Dịch bệnh

     

     

     

     

     

     

     

     

    + Cúm gia cầm

    Con

     

     

     

     

     

     

     

    + …

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    III.

    Thiệt hại về lâm nghiệp

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    Diện tích rừng bị giảm

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Bị cháy

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    -Bị chặt phá

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    - Chuyển đổi mục đích sử dụng

    ''

     

     

     

     

     

     

     

    -Các nguyên nhân khác

    ''

     

     

     

     

     

     

    IV.

    Thiệt hại về diêm nghiệp

     

     

     

     

     

     

     

     

    Diện tích sản xuất muối bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân chính:

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ha

     

     

     

     

     

     

    V.

    Thiệt hại về thủy sản

     

     

     

     

     

     

     

     

    Diện tích nuôi bị mất trắng

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    Chia theo nguyên nhân:

     

     

     

     

     

     

     

     

    -Bão lụt

    Ha

     

     

     

     

     

     

     

    -Dịch bệnh

    "

     

     

     

     

     

     

     

    -Các nguyên nhân khác

    "

     

     

     

     

     

     

    C.

    GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

     

     

     

     

     

     

     

    I

    Giá bán buôn

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Cây hằng năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lúa

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ngô

     

     

     

     

     

     

     

     

    Khoai lang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Cây công nghiệp lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chè

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cà phê

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao su

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tiêu

     

     

     

     

     

     

     

     

    Điều

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Cây ăn quả

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cam

     

     

     

     

     

     

     

     

    Quýt

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bưởi

     

     

     

     

     

     

     

     

    Nhãn

     

     

     

     

     

     

     

     

    Vải

     

     

     

     

     

     

     

     

    …..

     

     

     

     

     

     

     

    II

    Giá bán lẻ

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Cây hằng năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    Lúa

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ngô

     

     

     

     

     

     

     

     

    Khoai lang

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Cây lâu năm

     

     

     

     

     

     

     

     

    Chè

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cà phê

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cao su

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tiêu

     

     

     

     

     

     

     

     

    Điều

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Cây ăn quả

     

     

     

     

     

     

     

     

    Cam

     

     

     

     

     

     

     

     

    Quýt

     

     

     

     

     

     

     

     

    Bưởi

     

     

     

     

     

     

     

     

    Nhãn

     

     

     

     

     

     

     

     

    Vải

     

     

     

     

     

     

     

     

    ……..

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người lập biểu

    (Ký, ghi họ tên)

     

    Ngày       tháng     năm 20....

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký, ghi họ tên, đóng dấu)

     

     

     

     

     

     

    III. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, PHÒNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HOẶC PHÒNG KINH TẾ Ở CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH

    Giải thích một số quy ước chung về ký hiệu biểu báo cáo áp dụng cho Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với địa bàn không có Phòng Nông nghiệp và PTNT): Các biểu được đánh số thứ tự bắt đầu từ số 01 đến 02. Chữ NN ký hiệu đối với lĩnh vực sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. Các chữ cái T, Q là ký hiệu tần suất báo cáo, cụ thể: T là báo cáo tháng, Q là báo cáo quý. Ngoài ra, trên góc phải của các biểu đều ghi rõ tên đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo và ngày nhận báo cáo.

    Quy định và quy ước chung về báo cáo:

    - Quy định thời hạn báo cáo: Các địa phương có thể báo cáo sớm hơn thời hạn báo cáo được ghi trên biểu nhưng không được muộn hơn thời hạn này.

    - Các biểu mẫu là biểu dùng chung cho toàn ngành. Địa phương không có hoạt động sản xuất về lĩnh vực/chỉ tiêu nào đó thì không phải báo cáo về lĩnh vực/chỉ tiêu đó.

    - Quy định và quy ước mầu nền của biểu:

    + Phần biểu có nền trắng là phần biểu dành cho báo cáo tháng. Hàng tháng, đơn vị báo cáo sẽ phải báo cáo về các chỉ tiêu liên quan trong phần này.

    + Phần biểu có nền mầu sẫm (  Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn  ) là phần bổ sung cho báo cáo quý. Đến kỳ báo cáo quý, đơn vị báo cáo sẽ phải báo cáo đầy đủ các chỉ tiêu ở cả phần biểu có nền trắng và nền mầu sẫm.

    - Quy định và quy ước cách ghi nội dung trong biểu: Ngoài những nội dung đã quy định sẵn trong biểu (không được thay đổi), các dòng để trống hoặc ghi các dấu chấm (.......) là dòng để địa phương ghi bổ sung thông tin phù hợp theo yêu cầu.Để phục vụ yêu cầu quản lý của địa phương mình, địa phương có thể bổ sungchi tiết những chỉ tiêu trong biểu có thu thập số liệu tại địa phương (nếu có nhu cầu) nhưng không được trùng với các chỉ tiêu đã ghi sẵn và phải phù hợp với nội dung, kết cấu của biểu.

    1. BIỂU SỐ 01/NN/N: Kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 

    a) Khái niệm

    Kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản là nội dung đề ra trong sản xuất nông lâm diêm nghiệp và thủy sản để đạt được mục tiêu trong kỳ kế hoạch, có thể là kế hoạch vụ sản xuất hoặc kế hoạch năm sản xuất.

    Các khái niệm khác có liên quan như hướng dẫn tại biểu số 02/NN/T-Q.

    b) Phương pháp tính

    Thống kê số liệu kế hoạch sản xuất tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột B trong Biểu số 01/NN/N.

    c) Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo kế hoạch năm là số liệu ước tính đến ngày 31/12 của năm sau năm báo cáo.

    Cột 1: Ghi số liệu về kế hoạch sản xuất của từng chỉ tiêu về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản ở cột B.

    d) Nguồn số liệu: Sở Nông nghiệp và PTNT.

    2. BIỂU SỐ 02/NN/T-Q: Báo cáo về kết quả sản xuất nông lâm diệm nghiệp và thủy sản 

    2.1. Khái niệm

    a) Lĩnh vực trồng trọt

    - Cây hằng năm

    + Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng năm lưu gốc.

    + Diện tích gieo trồng cây hằng năm là diện tích cây hằng năm được gieo trồng

    + Diện tích thu hoạch cây hằng năm là diện tích gieo trồng cây hằng năm được thu hoạch

    - Cây lâu năm

    + Cây trồng lâu năm (sau đây gọi tắt là cây lâu năm) là loại cây được gieo trồng một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.

    + Diện tích cây lâu năm là diện tích trồng các loại cây lâu năm. Diện tích trồng cây lâu năm có các loại sau:

    Diện tích hiện có là diện tích tại thời điểm điều tra; bao gồm diện tích trồng tập trung và diện tích trồng phân tán (sau khi quy đổi số cây phân tán về diện tích trồng tập trung) trên toàn bộ các loại đất như: Đất khoán, đất thầu, làm thêm trong vườn, trên đất mới khai hoang... Diện tích trồng tập trung là những diện tích trồng liền khoảnh từ 100m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương. Diện tích trồng phân tán là diện tích trồng cây lâu năm không đủ điều kiện tính cho diện tích trồng tập trung mà chỉ đếm số cây rồi dựa trên mật độ cây trồng của địa phương để quy đổi về diện tích trồng phân tán.

    Diện tích trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng tập trung từ 01/1 đến 31/12 năm báo cáo sau khi đã được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới. Những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời điểm điều tra số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới.

    Diện tích cho sản phẩm là diện tích trồng cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ kiến thiết cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định, không kể kỳ báo cáo có cho sản phẩm hay không; bao gồm diện tích cho sản phẩm trồng tập trung và diện tích quy đổi từ số cây trồng phân tán.

    - Năng suất cây trồng là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

    - Sản lượng cây trồng là khối lượng sản phẩm chính của từng loại cây hoặc một nhóm cây trồng thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương hay cả nước.

    b) Lĩnh vực chăn nuôi

    - Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi là số đầu con gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa, dê, cừu,...) gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng.,.) và động vật khác trong chăn nuôi (thỏ, chó, trăn, rắn...) còn sống trong quá trình chăn nuôi có tại thời điểm quan sát.

    - Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi là sản lượng sản phẩm chính của gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi do lao động chăn nuôi kết hợp với quá trình sinh trưởng tự nhiên của vật nuôi tạo ra trong một thời kỳ nhất định, gồm:

    + Sản lượng thịt hơi xuất chuồng là trọng lượng thịt hơi của đàn gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi đã xuất bán hoặc tự giết thịt trong kỳ; không tính gia súc, gia cầm và vật nuôi khác xuất chuồng bán cho nhu cầu nuôi sinh sản, đẻ trứng, cày kéo; những con còi cọc, những con bị bệnh nhưng vẫn giết mổ lấy thịt;

    + Sản lượng sản phẩm chăn nuôi không qua giết mổ là các loại sản phẩm thu được trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi nhưng không qua giết mổ như sữa tươi, trứng gia cầm, kén tằm, mật ong, lông cừu, nhung hươu,...

    c) Lĩnh vực lâm nghiệp

    - Diện tích rừng trồng mới là diện tích trồng mới tập trung các loại cây lâm nghiệp trên diện tích có quy mô từ 0,3 ha trở lên, hiện còn sống (đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật) đến thời điểm điều tra. Diện tích rừng trồng mới tập trung trong kỳ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba cũng chỉ được tính một lần diện tích. Không tính diện tích rừng trồng mới các loại cây nông nghiệp như cao su, cà phê, chè... trồng trên đất lâm nghiệp bằng nguồn vốn của các dự án trồng rừng. Diện tích rừng trồng mới bao gồm diện tích rừng trồng mới trên đất chưa có rừng (bao gồm diện tích rừng trồng theo chương trình trồng rừng thay thế); diện tích trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có. Diện tích rừng trồng mới không bao gồm diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

    Diện tích rừng trồng mới tập trung chia theo mục đích sử dụng bao gồm:

    + Diện tích rừng sản xuất trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

    + Diện tích rừng phòng hộ trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

    + Diện tích rừng đặc dụng trồng mới là diện tích rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

     - Diện tích rừng trồng được chăm sóc là diện tích rừng trồng mới trong năm báo cáo có hoạt động chăm sóc như làm cỏ, vun gốc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh (bao gồm cả diện tích tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác được chăm sóc). Trên một diện tích rừng trồng nếu trong năm được chăm sóc 2 - 3 lần cũng chỉ được tính 1 lần diện tích. Chỉ tính diện tích rừng trồng mới được chăm sóc trong những năm đầu, từ 2-3 năm tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây trồng đến khi cây trồng đạt tiêu chuẩn rừng trồng.

    - Diện tích rừng được khoanh nuôi xúc tiến tái sinh là diện tích đất trống có cây bụi, gỗ, tre rải rác hoặc có cây gỗ tái sinh (rừng tự nhiên nghèo kiệt) có độ tàn che dưới 10% được khoanh nuôi, bảo vệ và tác động bằng các biện pháp lâm sinh (trồng dặm, chăm sóc, chống cháy, chống chặt phá) để phát triển thành rừng đạt tiêu chuẩn (độ tán che từ 10% trở lên) trong thời kỳ nhất định.

    Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phá, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dọn dây leo, cây bụi để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

    - Diện tích rừng được bảo vệ là diện tích rừng giao, khoán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình quản lý bảo vệ kết hợp với khai thác hợp lý nhằm ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng như chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản và săn bắt động vật rừng trái phép.

    Diện tích rừng được bảo vệ gồm diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được giao, khoán cho các chủ rừng quản lý bảo vệ tính đến thời điểm nhất định.

    - Số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán là tổng số cây lâm nghiệp được trồng trên diện tích đất vườn, đất ven đường, ven kênh mương, bờ vùng bờ đồng, các mảnh đất nhỏ phân tán khác nhằm cung cấp cho nhu cầu tại chỗ về gỗ, củi của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư; đồng thời góp phần phòng hộ môi trường trong khoảng thời gian nhất định hiện còn sống đến thời điểm điều tra.

    Số cây lâm nghiệp trồng phân tán không bao gồm những cây trồng nhằm mục đích tạo cảnh quan, trang trí như: cây trồng trong công viên, khu vực đô thị hoặc khu đô thị mới.

    - Sản lượng gỗ khai thác là khối lượng gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, cây lâm nghiệp trồng phân tán trong một thời kỳ nhất định.

    - Sản lượng lâm sản ngoài gỗ là lượng sản phẩm được khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên, rừng trồng và từ cây lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định (như: các loại tre, nứa, vầu, luồng khai thác với mục đích làm nguyên liệu sản xuất giấy, nguyên liệu chế biến, đan lát,...) và các sản phẩm, nguyên liệu từ rừng (như: cánh kiến, nhựa cây, quả có dầu, quả có hạt,...).

    d) Lĩnh vực diêm nghiệp

    - Hình thức sản xuất muối:

    + Sản xuất muối theo phương pháp phơi cát là phương pháp sản xuất truyền thống, gồm các công đoạn:

    * Công đoạn cung cấp nước biển: Nước biển được lấy từ cống đầu mối dẫn vào kênh cấp 1, cấp 2 và các công trình nội đồng đến từng ô ruộng phơi cát;

    * Công đoạn sản xuất cát mặn, được thực hiện bằng sân phơi cát nhằm tăng độ mặn trong cát (nước biển thấm ngang theo nền ruộng muối và mao dẫn lên lớp cát rải phủ trên mặt ruộng);

    * Công đoạn sản xuất nước chạt: Được thực hiện trong bể lọc chạt lấy nước chạt chứa vào các thống (thống cái, thống con);

    * Công đoạn kết tinh muối (muối thô) được thực hiện trên ô nề kết tinh;

    * Công đoạn bảo quản thu gom muối thô từ các ruộng muối vào các kho chứa muối.

    - Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước phân tán là phương pháp sản xuất truyền thống, đồng muối bao gồm nhiều đơn vị sản xuất độc lập, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh, thu sản phẩm muối ăn, quy mô mỗi đơn vị sản xuất rất nhỏ (từ 1 đến 10 ha) do các hộ diêm dân sản xuất muối đảm nhận.

    - Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp): Cả đồng muối như 1 đơn vị sản xuất lớn, chia ra các khu: Khu chế chạt, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt và thu được 3 sản phẩm là muối, thạch cao và nước ót. Đồng muối phơi nước tập trung (công nghiệp) có ưu điểm là dễ quản lý sản xuất ở các khu, dễ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

    Phânnhóm theo phương pháp và trình độ sản xuất có thể nhóm các hình thức sản xuất muối trên thành 2 nhóm: sản xuất muối truyền thống và sản xuất muối công nghiệp.

    - Diện tích sản xuất muối là diện tích tự nhiên đồng muối trừ đi diện tích bờ kênh, mương, hồ chứa, bờ ô và các công trình phục vụ khác hay là diện tích mặt nước của đồng muối.

    - Sản lượng muối là tổng lượng muối thu được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là tháng, năm) theo các phương pháp sản xuất muối.

    đ) Lĩnh vực thủy sản

     - Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống (khoản 10 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017).

    - Diện tích nuôi trồng thủy sản

    Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ nhất định, gồm diện tích ao (ao đất, ao đào trên cát..), hồ, vuông, ruộng lúa, ruộng muối, mương vườn, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, bãi chiều ven biển... gồm cả hồ, đập thủy lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thủy sản, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc, ương nuôi giống và nuôi cá sấu...

    Diện tích nuôi trồng thủy sản không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.

    Diện tích nuôi trồng thủy sản bao gồm diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn:

    + Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt là phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như: Sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,...); có độ mặn của nước dưới 0,5‰.

    + Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20‰.

    + Diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là phần diện tích nuôi trồng thủy sản ở khu vực biển (có độ mặn của nước trên 20 phần nghìn (‰)). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.

    - Hình thức nuôi

    + Nuôi thủy sản lồng, bè là hình thức nuôi thủy sản trong các lồng, bè hình khối có khung làm bằng vật liệu cứng, được bao quanh bằng các phên tre, gỗ, lưới,... Và có thể di dời khi cần thiết trong các dòng chảy hoặc mặt nước lớn như sông, hồ, vịnh, đập và thường có hiệu suất nuôi cao (nuôi thâm canh).

    + Nuôi thủy sản bể, bồn là nuôi thủy sản trong các bể, bồn làm bằng composite hoặc thép, bê tông,… trên đất liền, hình dáng bề mặt có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn.

    + Nuôi thủy sản biển là nuôi thủy sản ở khu vực biển (thường có độ mặn của nước trên 20 ‰). Khu vực biển được tính từ mép nước triều kiệt trở ra.

    + Nuôi thủy sản nội địabao gồm nuôi thủy sản nước lợ và nuôi thủy sản nước ngọt.

    * Nuôi thủy sản nước lợ là nuôi thủy sản ở khu vực tiếp giáp giữa đất liền và biển (cửa sông, cửa lạch,... nơi giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt từ đất liền chảy ra); độ mặn của nước dao động từ 0,5 đến 20 ‰.

    * Nuôi thủy sản nước ngọt là nuôi thủy sản ở khu vực trong đất liền hoặc hải đảo, chưa có sự xâm thực của nước biển như; sông, suối, hồ đập thủy lợi, đất trũng ngập nước (ruộng trũng, sình lầy,..,); có độ mặn của nước dưới 0,5 ‰.

    - Đối tượng thủy sản nuôi

    + Nuôi cá: Diện tích/thể tích chuyên hoặc chủ yếu được sử dụng để nuôi các loại cá, cho sản phẩm chính là cá thịt, cá giống.

    + Nuôi tôm: Diện tích/thể tích chuyên hoặc chủ yếu được sử dụng để nuôi các loại tôm, như tôm sú, tôm càng xanh, tôm giống.

    + Nuôi thủy sản khác: Diện tích/thể tích chuyên hoặc chủ yếu được sử dụng để nuôi các loại thủy sản không thuộc 2 tổ trên, như cua, ốc, nghêu, ngao, sò, rong câu...

    - Sản lượng thủy sản

    + Sản lượng thủy sản nuôi trồng là khối lượng sản phẩm thủy sản thu được từ các hoạt động nuôi, trồng các loại thủy sản trong các vùng mặt nước mặn, lợ, ngọt trong khoảng thời gian nhất định.

    + Sản lượng khai thác thuỷ sản là khối lượng thuỷ sản đã đánh bắt và thu nhặt được từ nguồn lợi thuỷ sản sẵn có trong tự nhiên thuộc các loại mặt nước (mặn, lợ, ngọt) trong một thời kỳ nhất định.

    + Sản lượng sản phẩm giống thủy sản được sản xuất là sản lượng sản phẩm giống thủy sản (có thể là con giống, lượng trứng, phôi, tảo, …) được cơ sở sản xuất giống tạo ra.

    e) Lĩnh vực bảo vệ thực vật và một số lĩnh vực khác

    - Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm năng suất mà nguyên nhân chính là do thiên tai, dịch bệnh gây ra;

    - Diện tích cây trồng bị mất trắng do thiên tai, dịch bệnh là phần diện tích cây trồng không phát triển bình thường dẫn đến giảm ≥ 70 % năng suất mà nguyên nhân chính là do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

    g) Thị trường nông lâm thủy sản

    Giá bình quân một số vật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản chínhbiểu hiện bằng tiền của giá trịvật tư nông nghiệp và nông, lâm, thủy sản chính;nghĩa là số lượng tiền phải trả cho một đơn vị hàng hoá đó.

    2.2. Phương pháp tính

    Thống kê số liệu về kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản phát sinh trong kỳ báo cáo tháng, quý và số liệu lũy kế đến kỳ báo cáo tháng, quý tương ứng với từng chỉ tiêu ở cột B trong Biểu số 02/NN/T-Q. Phương pháp tính các chỉ tiêu cụ thể như sau:

    a) Phương pháp tính diện tích, năng suất, sản lượng cây hằng năm

    - Diện tích cây hằng năm:

    Thống kê toàn bộ diện tích gieo trồng, thu hoạch cây hằng năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo. Diện tích gieo trồng và thu hoạch cây hằng năm được tính theo từng vụ sản xuất.

    Do cây hằng năm có nhiều phương thức gieo trồng khác nhau, phương pháp tính diện tích gieo trồng được quy định như sau:

    + Diện tích trồng trần: Trên một diện tích trong một vụ chỉ trồng một loại cây hằng năm nhất định với mật độ cây trồng bình thường. Cây trồng trần, trồng bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng;

    + Diện tích trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần. Cây trồng chính được tính diện tích như cây trồng trần, cây trồng xen được tính dựa trên mật độ cây thực tế hay số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích cây trồng trần;

    + Diện tích trồng gối vụ: Diện tích khi cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau nhằm tranh thủ thời vụ. Cả cây trồng trước và cây trồng gối vụ được tính như trồng trần.

    + Diện tích trồng lưu gốc: Diện tích cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch ở nhiều vụ liên tiếp. Mỗi vụ tính một lần diện tích.

    - Năng suất cây hằng năm: Có hai là năng suất gieo trồng và năng suất thu hoạch.

    + Năng suất gieo trồng là năng suất tính cho toàn bộ diện tích gieo trồng gồm cả diện tích mất trắng.

    Công thức tính:

    Năng suất gieo trồng (vụ, năm)

    =

    Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

    Tổng diện tích gieo trồng (vụ, năm)

     

    + Năng suất thu hoạch là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không gồm diện tích mất trắng.

    Công thức tính:

    Năng suất thu hoạch
    (vụ, năm)

    =

    Sản lượng thu hoạch (vụ, năm)

    Diện tích thu hoạch (vụ, năm)

     

    - Sản lượng sản phẩm cây hằng năm

    Sản lượng cây hằng năm, gồm sản lượng: Lúa, ngô, khoai, sắn, rau, đậu, đỗ tương, mía, thuốc lá, lạc, cói,.., được tính theo vụ sản xuất;

    Sản lượng cây hằng năm được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: thóc, ngô, đỗ xanh, đỗ tương,... tính theo hình thái hạt khô; các loại như: khoai lang, khoai tây, sắn tính theo củ tươi.

    Sản lượng cây trồng được tính theo công thức:

    Sản lượng cây trồng

    =

    Diện tích thu hoạch

    x

    Năng suất thu hoạch

     

    b) Phương pháp tính diện tích, năng suất, sản lượng cây lâu năm

    - Diện tích cây lâu năm:

    Thống kê toàn bộ diện tích trồng, thu hoạch cây lâu năm trên địa bàn trong kỳ báo cáo. Chỉ tính diện tích cây lâu năm hiện cây còn sống đến thời điểm quan sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn, gồm diện tích trồng tập trung và số cây trồng phân tán quy về diện tích trồng tập trung trên toàn bộ diện tích đất như: Đất khoán, đấu thầu, đất vườn, đất mới khai hoang....

    + Diện tích cây lâu năm gồm:

    * Diện tích cây điều;

    * Diện tích cây hồ tiêu;

    * Diện tích cây cao su;

    * Diện tích cây cà phê;

    * Diện tích cây chè;

    * Diện tích cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo, chanh leo…;

    * Diện tích cây lấy quả chứa đầu: Dừa, cọ...;

    * Diện tích cây gia vị, cây dược liệu lâu năm: Gừng, sa nhân…;

    * Diện tích cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu không, cau...

    + Diện tích cây lâu năm hiện có (tính đến thời điểm điều tra, báo cáo). Diện tích cây lâu năm hiện có được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm hiện có

    =

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

    +

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi)

     

    + Diện tích cây lâu năm trồng tập trung gồm những diện tích trồng cây lâu năm từ 100 m2 trở lên.

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung là những diện tích trồng liền Khoảnh từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của địa phương.

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm trồng tập trung

    =

    Diện tích cây lâu năm trồng mới

    +

    Diện tích đang trong quá trình kiến thiết cơ bản

    +

    Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm

     

    Trong đó:

    * Diện tích cây lâu năm trồng mới là diện tích cây lâu năm được trồng từ 1/1 đến 31/12 năm báo cáo và được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Những diện tích không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trong năm phải trồng đi trồng lại nhiều lần mới đạt tiêu chuẩn nghiệm thu cũng chỉ tính một lần diện tích trồng mới đến thời Điểm quan sát cuối năm; hoặc những diện tích trồng trong năm nhưng đến thời Điểm quan sát mà số cây trên diện tích đó đã chết thì không tính là diện tích trồng mới;

    * Diện tích cây lâu năm đang trong quá trình kiến thiết cơ bản là diện tích cây lâu năm đang trong quá trình chăm sóc, chưa cho sản phẩm, gồm cả những diện tích cây lâu năm cho thu bói;

    * Diện tích cây lâu năm cho sản phẩm là diện tích cây lâu năm thực tế đã hoàn thành thời kỳ xây dựng cơ bản và đã cho thu hoạch sản phẩm ổn định. Ví dụ: cây cao su trung bình cho sản phẩm sau 7 năm trồng; cây cà phê cho thu quả ổn định sau 3 năm trồng, ươm.

    * Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm: Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản phẩm và mật độ cây trồng tập trung theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm được tính theo công thức:

    Diện tích cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha)

    =

    Tổng số cây trồng phân tán cho sản phẩm

    Mật độ cây trồng tập trung bình quân 1 ha

     

    - Năng suất cây lâu năm:

    Chỉ tính năng suất đối với những diện tích cho sản phẩm bất kể trong vụ, năm đó có cho sản phẩm hay không (còn gọi là diện tích đã đưa vào sản xuất kinh doanh) không gồm diện tích trồng mới, diện tích đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chưa đưa vào sản xuất kinh doanh.

    Năng suất cây lâu năm được tính theo công thức:

    Năng suất thu hoạch

    =

    Sản lượng thu hoạch

    Diện tích cho sản phẩm

     

    Năng suất trên diện tích cho sản phẩm:

    Năng suất trên diện tích cho sản phẩm trong kỳ báo cáo (tạ/ha)

    =

    Sản lượng thu hoạch trong kỳ (tấn)

    x 10

    Diện tích cho sản phẩm trong kỳ (ha)

    - Sản lượng cây lâu năm, gồm sản lượng: Chè búp, cà phê, cao su, hồ tiêu, cam, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, dứa,.... Sản lượng cây lâu năm gồm cả sản lượng của diện tích đã cho sản phẩm ổn định và sản lượng cây lâu năm cho thu bói. Sản lượng cây lâu năm được tính 1 năm 1 lần.

    Sản lượng cây trồng được tính theo hình thái sản phẩm quy định cho từng loại sản phẩm. Đối với các sản phẩm như: chè tính theo búp tươi, cà phê tính theo nhân khô, cao su tính theo mủ khô, cam tính theo quả tươi, ...

    Sản lượng cây lâu năm được tính theo công thức:

    Sản lượng cây trồng

    =

    Diện tích thu hoạch

    x

    Năng suất thu hoạch

     

    c) Phương pháp tính số lượng đầu con gia súc, gia cầm, động vật khác trong chăn nuôi và sản lượng sản phẩm chăn nuôi

    - Về số lượng đầu con gia súc, gia cầm, động vật khác trong chăn nuôi: Thống kê toàn bộ số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    Số lượng gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi được tính bằng tổng số đầu con gia súc, gia cầm hoặc động vật khác trong chăn nuôi có trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

    - Về sản phẩm chăn nuôi: Thống kê toàn bộ sản lượng từng loại sản phẩm chăn nuôi thu được trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    Sản lượng sản phẩm chăn nuôi được tính bằng tổng sản lượng từng loại sản phẩm chăn nuôi thu được trong kỳ báo cáo.

    d) Phương pháp tính các chỉ tiêu về lâm nghiệp

    Phương pháp tính diện tích rừng trồng mới tập trung, rừng trồng được chăm sóc, rừng được khoanh nuôi xác tiến tái sinh, rừng được bảo vệ, số lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán, sản lượng gỗ khai thác… theo quy định tại Mục II, Phụ lục I Thông tư số 12/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp.

    đ) Phương pháp tính diện tích, sản lượng muối

    - Diện tích sản xuất muối: Thống kê cộng dồn diện tích sản xuất theo các hình thức (công nghiệp, thủ công) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo;

    - Sản lượng muối: Thống kê cộng dồn sản lượng muối được sản xuất ra theo các hình thức (công nghiệp, thủ công) trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    e) Phương pháp tính diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản

    - Diện tích nuôi trồng thủy sản

    Thống kê cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
    Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Trong đó:

    + Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm trong kỳ báo cáo. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù, không có vụ nuôi rõ ràng (thường gặp ở nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến) thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp thả nuôi trong kỳ nhưng chưa thu hoạch thì không tính vào diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ mà thu hoạch kỳ nào thì tính vào kỳ đó.

    + Diện tích mặt nước thả nuôi là phần diện tích thực tế diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch.

    Diện tích mặt nước thả nuôi; ao lắng, ao lọc; kênh dẫn nước vào ra là phần diện tích mặt nước từ mép bờ (không tính toàn bộ bờ).

    Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.

    Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều...) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.

    Đối với hồ, đập, bãi triều có nuôi trồng thủy sản: chỉ tính phần diện tích được quây lại cho hoạt động nuôi thủy sản. Nếu nuôi theo hình thức lồng bè thì không tính diện tích mà tính thể tích.

    Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá... chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản từ 03 tháng trở lên.

    Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.

    - Thể tích nuôi thủy sản

    Thể tích nuôi thủy sản là thể tích của lồng bè, bể bồn thực tế có nuôi thủy sản thương phẩm hoặc ươm nuôi giống thủy sản trong kỳ. Được tính như sau:

    Thể tích nuôi trồng thủy sản bể bồn hoặc lồng bè

    =

    Diện tích mặt nổi của bể bồn hoặc lồng bè

    x

    Chiều sâu    ngập nước

    Nếu bể bồn hoặc lồng bè có hình vuông hoặc hình chữ nhật thì:

    Diện tích mặt nổi của bể bồn hoặc lồng bè = Chiều dài    x    Chiều rộng

    Nếu bể bồn hoặc lồng bè có hình tròn:

    Diện tích mặt nổi của bể bồn hoặc lồng bè = (Bán kính)2   x    3,14

    Lưu ý: Thể tích lồng bè, bể bồn nuôi được tính cho từng vụ nuôi và được tính cho loại thủy sản nuôi chính.

    - Sản lượng thủy sản

    + Sản lượng thủy sản nuôi trồng: Thống kê cộng dồn toàn bộ sản lượng từng loại tôm, cá và các loài thuỷ sản khác trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    + Sản lượng thủy sản khai thác: Thống kê cộng dồn toàn bộ sản lượng khai thác của từng loài thủy sản trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

    + Sản lượng giống thủy sản: Thống kê cộng dồn sản lượng từng loại giống thuỷ sản trên địa bàn trong kỳ báo cáo. Chi tính sản phẩm giống thủy sản bán ra của các cơ sở. Không được tính sản phẩm giống của cơ sở sản xuất giống để sử dụng cho nuôi trồng thủy sản của cơ sở

    e) Phương pháp thống kê thiệt hại về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản

    Thống kê cộng dồn diện tích, sản lượng cây trồng bị mất; số lượng đầu con gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi bị ốm, chết; diện tích rừng bị giảm; diện tích, sản lượng sản xuất muối bị mất; diện tích nuôi trồng thủy sản bị mất trăng…. trên địa bàn trong kỳ báo cáo do ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và một số nguyên nhân khác.

    g) Phương pháp thống kê giá cả sản phẩm nông lâm thủy sản

    Giá bình quân một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản chính được tổng hợp từ kết quả điều tra, thông tin từ các cộng tác viên hoặc báo cáo của các địa phương.

    Giá bình quân một sản phẩm nông, lâm, thủy sản được tính bằng tiền của giá trị bình quân giá của một đơn vị sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong kỳ báo cáo.

    2.3. Cách ghi biểu

    Số liệu thể hiện trong biểu báo cáo: Số liệu thực hiện chính thức của tháng, quý trước là số liệu chính thức tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng, quý báo cáo trước; số liệu thực hiện ước tính của tháng, quý là số liệu ước tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng, quý báo cáo đó.

    Cột B (Chỉ tiêu): Gồm tên, nội dung các chỉ tiêu cụ thể cần báo cáo đã được ghi sẵn trong biểu. Địa phương được phép bổ sung nội dung liên quan trong các dòng trống để các dấu chấm (…) cho phù hợp với thực tế sản xuất tại địa phương nhưng phải đảm bảo phù hợp với nội dung, kết cấu chung của biểu.

    Cột C: Ghi đơn vị tính tương ứng của từng chỉ tiêu trong biểu.

    Cột 1: Ghi số liệu thực hiện chính thức của kỳ báo cáo trước. Nếu kỳ báo cáo là tháng thì số liệu thực hiện chính thức của kỳ báo cáo trước là tháng trước; nếu là quý thì số liệu thực hiện chính thức của kỳ báo cáo trước là quý trước.

    Cột 2: Ghi số liệu ước thực hiện trong kỳ báo cáo. Nếu kỳ báo cáo là tháng thì ghi số liệu ước thực hiện của tháng hiện tại (thời gian tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo); nếu là quý thì ghi số liệu ước thực hiện của quý hiện tại (thời gian tính từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý đến hết ngày cuối cùng của quý báo cáo đó).

    Cột 3: Ghi số liệu lũy kế thực hiện từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo. Nếu kỳ báo cáo là tháng thì ghi số liệu lũy kế thực hiện từ tháng 01 đến hết tháng báo cáo; nếu là quý thì ghi số liệu lũy kế thực hiện từ quý I đến hết quý báo cáo.

    Cột 4: Ghi số liệu so sánh tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số liệu thực hiện trong kỳ báo cáo với số liệu thực hiện cùng kỳ báo cáo năm trước. Nếu kỳ báo cáo là tháng thì ghi tỷ lệ % so sánh giữa số liệu thực hiện trong tháng báo cáo với số liệu thực hiện trong tháng cùng kỳ năm trước.

    Cột 5: Ghi số liệu so sánh tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số liệu lũy kế thực hiện từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo với số lũy kế thực hiện cùng kỳ báo cáo năm trước. Nếu kỳ báo cáo là tháng thì ghi tỷ lệ % so sánh giữa số liệu lũy kế thực hiện từ đầu năm đến hết tháng báo cáo với số liệu lũy kế thực hiện của tháng báo cáo cùng kỳ năm trước.

    Cột 6: Ghi số liệu so sánh tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số liệu lũy kế thực hiện từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo với số kế hoạch năm.

    2.4. Nguồn số liệu

    - Sở Nông nghiệp và PTNT;

    - Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế thị xã, thành phố thuộc tỉnh (đối với địa bàn không có Phòng Nông nghiệp và PTNT).

    MỤC LỤC

     

    Phụ lục I. Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Phụ lục II. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    Phần I. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Lâm nghiệp

    Phần II. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục Trồng trọt,   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật  hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về trồng trọt cấp tỉnh

    Phần III. Biểu mẫu và giải thích biểu báo cáo áp dụng đối với Cục Bảo vệ thực vật,   Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật cấp tỉnh

    Phần IV. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục Chăn nuôi,  Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chăn nuôi cấp tỉnh

    Phần V. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh

    Phần VI. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy sản cấp tỉnh

    Phần VII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về thủy lợi cấp tỉnh

    Phần VIII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Tổng cục Phòng chống thiên tai hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về đê điều; phòng, chống thiên tai cấp tỉnh

    Phần IX. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

    Phần X. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp tỉnh

    Phần XI. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn cấp tỉnh

    Phần XII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Văn phòng Điều phối trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh

    Phần XIII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Vụ Kế hoạch và cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý đầu tư hoặc tổng hợp kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh

    Phần XIV. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Vụ Tài chính

    Phần XV. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Vụ Tổ chức cán bộ

    Phần XVI. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường

    Phần XVII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu áp dụng đối với Vụ Hợp tác quốc tế

    Phần XIII. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và cơ quan được giao  nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về khuyến nông cấp tỉnh

    Phần XIX. Biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Trung tâm Tin học và thống kê

    Phần XX. Biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo áp dụng đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thống kê của Quốc hội, số 89/2015/QH13
    Ban hành: 23/11/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 94/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
    Ban hành: 01/07/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 85/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ
    Ban hành: 19/07/2017 Hiệu lực: 05/09/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 60/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia
    Ban hành: 20/04/2018 Hiệu lực: 15/06/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra
    Ban hành: 23/11/2015 Hiệu lực: 30/12/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 12/2019/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thống kê ngành lâm nghiệp
    Ban hành: 25/10/2019 Hiệu lực: 01/01/2020 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:17/2020/TT-BNNPTNT
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:28/12/2020
    Hiệu lực:11/02/2021
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:18/01/2021
    Số công báo:từ 65 đến 74-01/2021
    Người ký:Lê Quốc Doanh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Thông tư 17/2020/TT-BNNPTNT chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X