hieuluat

Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:107&108 - 02/2008
    Số hiệu:33/2008/TT-BNNNgày đăng công báo:14/02/2008
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đào Xuân Học
    Ngày ban hành:04/02/2008Hết hiệu lực:04/09/2018
    Áp dụng:29/02/2008Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 33/2008/TT-BNN

    NGÀY 04 THÁNG 02 NĂM 2008

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU THUỘC NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2007/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN ĐẬP

     

    Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;

    Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

    Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

    Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện và quy định chi tiết một số điều thuộc Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn đập như sau:

    I. ĐĂNG KÝ AN TOÀN ĐẬP

    Việc đăng ký an toàn đập thuộc trách nhiệm của chủ đập, được quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Nghị định về quản lý an toàn đập.

    1. Tổ chức thực hiện đăng ký an toàn đập

    1.1. Đối với các hồ chứa nước mới đưa vào khai thác:

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận bàn giao quản lý, chủ đập phải tiến hành việc kê khai đăng ký an toàn đập. Mẫu tờ khai có thể được nhận tại Cục Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoặc theo mẫu đăng tải trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (www.mard.gov.vn).

    1.2. Đối với hồ chứa hiện đang khai thác:

    a. UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm tổ chức việc đăng ký an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các việc sau đây:

    - Tổ chức quán triệt mục đích của việc kê khai, đăng ký an toàn đập.

    Việc kê khai đăng ký an toàn đập nhằm:

    + Giúp cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập các cấp kiểm kê, nắm chính xác số lượng đập hiện có trên từng địa bàn, địa phương và trong phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; nắm khái quát về hiện trạng chất lượng đập và công tác quản lý đập, để có biện pháp củng cố, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, chỉ đạo việc bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ.

    + Giúp chủ đập củng cố và tăng cường công tác quản lý an toàn đập, thông qua việc rà soát kê khai thấy được hiện trạng chung về chất lượng đập và công tác quản lý đập, tăng cường nhận thức về trách nhiệm của chủ đập đối với việc đảm bảo an toàn đập và an toàn cho vùng hạ du đập; tạo thuận lợi để tiếp nhận sự giúp đỡ của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập theo các quy định hiện hành.

    + Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa chủ đập với cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn đập, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật và hiệu quả quản lý

    - Phát và hướng dẫn để các chủ đập kê khai Tờ khai quản lý an toàn đập.

    - Đôn đốc các chủ đập kê khai, nộp Tờ khai.

    - Tiếp nhận Tờ khai.

    - Tổng hợp kết quả, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện).

    - Lưu trữ Tờ khai.

    b. Thời hạn hoàn thành việc đăng ký an toàn đập: 30/6/2008

    2. Hàng năm, chủ đập phải lập báo cáo về hiện trạng an toàn đập gửi cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại, theo nội dung và thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương (đối với các đập thủy điện), và lưu trữ hồ sơ theo quy định.

    3. Kinh phí cho công tác đăng ký an toàn đập được bố trí từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp của địa phương và các nguồn kinh phí khác theo các quy định hiện hành.

    II. KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN BẢO ĐẢM VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐẬP

    1. Việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng xây dựng đập nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có cơ sở xem xét quyết định nghiệm thu đập để đưa vào khai thác sử dụng theo Điều 8 của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập của Chính phủ

    2. Đập mới được xây dựng và đập đang khai thác sau khi được đầu tư khôi phục, sửa chữa, nâng cấp đều phải thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận bảo đảm về chất lượng trước khi xem xét để nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng.

    3. Nội dung kiểm tra, chứng nhận gồm:

    a. Sự phù hợp về mục tiêu khai thác hồ chứa theo quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    b. Sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng, thủy văn, hiện trạng công trình (đối với đập được sửa chữa nâng cấp).

    c. Sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng thiết kế công trình.

    d. Tuân thủ các quy định về quản lý thi công công trình.

    e. Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan đến chất lượng công trình.

    4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc nghiệm thu đập giao cơ quan chuyên môn về quản lý an toàn đập trực thuộc hoặc chỉ định đơn vị tư vấn có đăng ký hoạt động chứng nhận sự phù hợp về chất lượng xây dựng đập thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận theo các nội dung nêu trên (trừ đơn vị tư vấn là nhà thầu thiết kế, giám sát công trình); quyết định việc xử lý sau kiểm tra đối với các nội dung được kiểm tra hoặc các trường hợp đập không đảm bảo yêu cầu chất lượng.

    5. Chủ đầu tư xây dựng đập và các đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật, nhà thầu thi công, đơn vị giám sát thi công có trách nhiệm lập báo cáo, cung cấp thông tin và tài liệu cho đơn vị được phân giao nhiệm vụ kiểm tra, chứng nhận về chất lượng xây dựng đập; chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu mình cung cấp, để việc kiểm tra đảm bảo minh bạch, trung thực, chính xác, khách quan.

    6. Kinh phí để thực hiện việc kiểm tra được tính trong khoản kinh phí nghiệm thu công trình trong tổng dự toán của dự án theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng hiện hành.

    7. Thời hạn kiểm tra, chứng nhận bảo đảm chất lượng xây dựng đập không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, báo cáo hợp lệ.

    III. KIỂM ĐỊNH AN TOÀN ĐẬP

    1. Yêu cầu về năng lực của tư vấn kiểm định an toàn đập được quy định như sau:

    a. Tư vấn kiểm định an toàn đập phải là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký hành nghề hoạt động tư vấn thiết kế công trình thủy lợi.

    b. Phải đáp ứng điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế hồ, đập quy định tại Điều 61 Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005, phù hợp với cấp của hồ đập quy định tại Phụ lục I về phân cấp loại công trình xây dựng, kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng xây dựng công trình. Trường hợp có sự không đồng nhất giữa cấp công trình chọn theo dung tích hồ chứa và cấp công trình chọn theo chiều cao đập thì chọn cấp công trình cao hơn trong hai kết quả.

    2. Tổ chức thực hiện.

    a. Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn đập được phân giao trách nhiệm tại Điều 24 Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập căn cứ vào thời gian khai thác, sử dụng đập và hiện trạng an toàn đập để quyết định kế hoạch kiểm định các đập trong phạm vi quản lý; thông báo trước ngày 31/10 hàng năm cho chủ đập để chuẩn bị tài liệu, báo cáo, kế hoạch kinh phí và tiến hành lựa chọn tư vấn kiểm định;

    b. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm định an toàn đập, chủ đập phải triển khai các việc trình tự như sau:

    - Lập đề cương, dự toán kiểm định, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề cương phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung chi tiết, phương pháp, thời gian tiến hành công tác kiểm định. Dự toán phải dự trù đầy đủ kinh phí cho các công việc dự kiến theo chế độ, định mức hiện hành.

    - Lập kế hoạch kinh phí.

    - Lựa chọn và ký hợp đồng với tư vấn kiểm định đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định.

    - Lập báo cáo đánh giá công tác quản lý an toàn đập. Báo cáo đề cập các nội dung chính sau đây:

    + Việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định có liên quan đến quản lý an toàn đập, gồm:

    Quy trình điều tiết nước hồ chứa.

    Quy định vận hành cửa van công trình đập.

    Sổ theo dõi vận hành cửa van các công trình đập

    Quy định nội dung và chế độ duy tu, bảo dưỡng đập.

    + Đánh giá kết quả thực hiện các quy định nêu trên.

    + Kết quả công tác quan trắc đập (kèm theo tài liệu quan trắc đã hiệu chỉnh).

    + Đánh giá công tác kiểm tra định kỳ trước và sau mùa lũ (kèm theo báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền); công tác phòng chống lụt bão tại công trình.

    + Việc kiểm tra, phát hiện và khắc phục các sự cố trong quá trình quản lý đập.

    + Kết luận nêu đánh giá về công tác quản lý an toàn đập và đánh giá của chủ đập về an toàn của đập.

    + Chuẩn bị các tài liệu cần thiết có liên quan để tư vấn kiểm định tiến hành công việc.

    - Tổ chức để tư vấn triển khai thực hiện việc kiểm định an toàn đập theo đề cương đã được duyệt.

    - Lập hồ sơ báo cáo kết quả kiểm định kèm theo đánh giá của tư vấn kiểm định, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

    IV. LẬP PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ LỤT CHO VÙNG HẠ DU ĐẬP.

    1. Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do chủ đập lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý địa bàn bị ảnh hưởng ngập lụt phê duyệt; nhằm chủ động đối phó với tình huống ngập lụt do xả lũ khẩn cấp và tình huống vỡ đập.

    2. Tùy theo đặc điểm cụ thể của hồ, đập, chủ đập cần xây dựng các phương án thiết thực, nhằm chủ động đối phó và đối phó có hiệu quả với tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

    Mục đích của phương án nhằm:

    a. Xác định hoặc dự kiến được tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt khi xảy ra sự cố

    b. Đề ra được phương án bảo vệ, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại cho các khu dân cư, cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    c. Xây dựng được phương án sơ tán nhanh chóng, triệt để dân cư, bảo đảm tính mạng của nhân dân.

    3. Nội dung phương án cần đề cập các vấn đề sau đây:

    a. Dự kiến tình huống:

    Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý của công trình, vật liệu, kết cấu đập, đặc điểm nền đập, hiện trạng chất lượng đập, năng lực xả lũ của hồ chứa, đặc điểm về kinh tế, an ninh, quốc phòng vùng hạ du đập để dự kiến các tình huống cần phải xây dựng phương án đối phó.

    Đối với tình huống đối phó với lũ lớn, có 3 trường hợp cần xem xét để xây dựng phương án, bao gồm:

    - Trường hợp xả lũ kiểm tra qua công trình xả lũ kiên cố.

    - Trường hợp khả năng xả lũ của hồ chứa không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ thiết kế.

    -Trường hợp khả năng xả lũ của hồ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra.

    b. Xác định hoặc dự kiến tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt theo các tình huống.

    Việc xác định tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt là công việc phức tạp, nhìn chung phải do tư vấn chuyên ngành thực hiện trên cơ sở tính toán lũ và sóng lũ do vỡ đập, tài liệu địa hình, địa mạo, tài liệu lòng dẫn v.v… Khi chưa có điều kiện xác định tính toán cụ thể, cần dự kiến tuyến lũ quét dựa trên tài liệu bản đồ khu vực và điều tra nghiên cứu tại thực địa để quyết định.

    c. Liệt kê các đối tượng bị ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng theo các tình huống khác nhau.

    d. Đề xuất phương án chủ động đề phòng, đối phó, giảm nhẹ thiệt hại, khắc phục hậu quả, bao gồm công tác chuẩn bị trước, khi tình huống chưa xảy ra như xây dựng bổ sung đê bao, đường sơ tán, ứng cứu, trang bị các phương tiện thông tin, còi, kẻng báo động v.v..

    e. Phương án sơ tán dân cư: hướng sơ tán, lực lượng, phương tiện trợ giúp dân sơ tán, công tác bảo đảm hậu cần trong thời gian sơ tán …

    f. Dự kiến tổ chức thực hiện phương án:

    Để tổ chức thực hiện phương án, cần có quy định cụ thể về các vấn đề sau đây:

    - Chế độ thông tin, báo cáo tình hình hồ chứa của chủ đập về Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão cấp trên.

    - Công tác trực ban tại đập và tại Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp.

    - Thẩm quyền quyết định sơ tán (dự lệnh, động lệnh).

    - Trách nhiệm của các cấp chính quyền các địa phương đối với việc tổ chức sơ tán dân

    - Hiệu lệnh báo động cho các tình huống.

    - Tổ chức ứng cứu.

    4. Sau khi phương án được phê duyệt, hàng năm, trước khi bước vào mùa mưa lũ:

    a. Chủ đập phải chủ trì phối hợp với các địa phương dự kiến bị ảnh hưởng lũ lụt để bổ sung, cập nhật các thông tin cần thiết.

    b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã dự kiến bị ảnh hưởng lũ lụt phải cập nhật, cụ thể hóa phương án, phân công cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm từng công việc. Kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị tại các địa phương, cơ sở; phổ biến, quán triệt cho nhân dân biết để thực hiện.

    5. Kinh phí cho việc lập phương án phòng chống lụt bão vùng hạ du đập do chủ đập chi trả trên cơ sở kế hoạch chi ngân sách hàng năm cho công tác quản lý công trình thủy lợi và các nguồn kinh phí khác phù hợp với các quy định hiện hành.

    V. HIỆU LỰC THI HÀNH

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung.

    Thông tư này được áp dụng cho tất cả các hồ chứa trong phạm vi cả nước và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

      THỨ TRƯỞNG

        Đào Xuân Học

     

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ------------------------------------------------

    ……, ngày    tháng      năm 200……

     

    TỜ KHAI

    Quản lý an toàn đập

     

    1. Tên đập (hồ chứa): .....................................................................................................

    2. Địa điểm xây dựng thuộc tỉnh:..................................................................................

    Huyện ...............................................................................................................................

    Xã .....................................................................................................................................

    3. Nhiệm vụ: Cấp nước tưới           Phát điện                Phòng lũ 

    4. Năm xây dựng: ............................................................................................................

    5. Tên chủ đập:................................................................................................................

    Địa chỉ: .............................................................................................................................

    Điện thoại: …………….............…………. Fax: .............................................................

    Email: ...............................................................................................................................

    6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng: .....................................................................................

    7. Tổ chức chủ đập trực thuộc (có liên quan đến công tác quản lý đập): .....................

    ...........................................................................................................................................

    8. Hồ chứa:

    8.1. Diện tích lưu vực(Km2): ...........................................................................................

    8.2. Dung tích tổng cộng (106m3): ...................................................................................

    8.3. Dung tích hữu ích (106m3): .......................................................................................

    8.4. Dung tích chết (106m3):..............................................................................................

    8.5. Dung tích điều tiết lũ (106m3): ..................................................................................

    8.6. Mực nước dâng gia cường (m): ................................................................................

    8.7. Mực nước dâng bình thường (m): .............................................................................

    8.8. Mực nước chết (m) ...................................................................................................

    8.9. Mực nước lũ Max đã xảy ra (m): ..............................................................................

    9. Đập chính:

    9.1. Cấp công trình đầu mối .............................................................................................

    9.2. Tên đập: ....................................................................................................................

    9.3. Vị trí (xã, huyện, tỉnh): ..............................................................................................

    9.4. Chiều dài (m): ...........................................................................................................

    9.5. Chiều cao (m): ...........................................................................................................

    9.6. Cao trình đỉnh đập (m): .............................................................................................

    9.7. Cao trình đỉnh tường chắn sóng (m): ........................................................................

    9.8. Vật liệu: .....................................................................................................................

    9.9. Kết cấu: .....................................................................................................................

    1.10 Tình trạng chất lượng:       Xấu                          Bình thường  

    Miêu tả hư hỏng (nếu có):

    10. Các đập phụ:

    10.1. Tên đập: ..................................................................................................................

    10.2. Vị trí (xã, huyện, tỉnh): ............................................................................................

    10.3. Chiều dài (m): .........................................................................................................

    10.4. Chiều cao (m): .........................................................................................................

    10.5. Cao trình đỉnh đập (m): ...........................................................................................

    10.6. Cao trình đỉnh tường chắn sóng (m): ......................................................................

    10.7. Vật liệu: ...................................................................................................................

    10.8. Kết cấu: ...................................................................................................................

    10.9. Tình trạng chất lượng:       Xấu                          Bình thường   

    Miêu tả hư hỏng (nếu có):

    11. Các cống lấy nước, tháo nước

    11.1. Tên cống:

    11.2. Vị trí (dưới đập nào?):

    11.3. Lưu lượng thiết kế (Qtk; m3/s);

    11.4. Vật liệu:

    11.5. Kết cấu;

    11.6. Chế độ chảy:                   Không áp                       Có áp  

    11.7. Chiều dài cống (m):

    11.8. Kích thước cống (m):

    11.9. Cao trình đáy cống (m):

    11.10. Tình trạng chất lượng:       Bình thường                          Xấu   

    Miêu tả hư hỏng (nếu có):

    12. Các tràn xả lũ:

    12.1. Tên tràn:

    12.2. Vị trí:

    12.3. Lưu lượng xả thiết kế (Qxảtk;m3/s):

    12.4. Chiều rộng tràn (m):

    12.5. Vật liệu:

    12.6. Hình thức, kết cấu:

    12.7. Hình thức tiêu năng:

    12.8. Hình thức đóng mở:

    12.9 Cao trình ngưỡng tràn (m):

    Tình trạng chất lượng:       Bình thường                          Xấu  

    Miêu tả hư hỏng (nếu có):

    13. Đường quản lý:                Có                       không có 

    13.1. Chiều dài: (m)

    13.2. Mặt đường:           Đất                   Cấp phối                   Nhựa, bê tông 

    13.3. Chất lượng đường:                      Tốt                  Xấu 

    14. Thông tin liên lạc:

    Không có                   Điện thoại                           Vô tuyến 

    15. Các loại quan trắc đo đạc:

    Đo mưa                       Đo gió               Quan trắc MN hồ 

    Quan trắc thấm                      Quan trắc chuyển vị 

    16. Tài liệu lưu trữ:

    Đầy đủ                Không đầy đủ                         Không có 

    17. Quá trình quản lý khai thác:

    Tóm tắt các sự cố lớn, nội dung đại tu, sửa chữa nâng cấp đã được thực hiện, năm thực hiện.

    18. Đánh giá chung về an toàn đập:

    18.1. Đánh giá chung:

    18.2. Đề nghị

     

     

    Ngày….. tháng … năm 200

    (Chủ đập lý tên, đóng dấu)

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
    Ban hành: 04/04/2001 Hiệu lực: 01/07/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
    Ban hành: 16/12/2004 Hiệu lực: 04/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
    Ban hành: 07/02/2005 Hiệu lực: 05/03/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Ban hành: 03/01/2008 Hiệu lực: 26/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập
    Ban hành: 07/05/2007 Hiệu lực: 08/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Quyết định 454/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước
    Ban hành: 14/03/2014 Hiệu lực: 14/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 6399/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy trình kỹ thuật quản lý, duy trì và vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn Thành phố Hà Nội
    Ban hành: 25/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Chỉ thị 10/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc quản lý bảo đảm an toàn, an ninh hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh
    Ban hành: 14/04/2017 Hiệu lực: 14/04/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 687/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến hết ngày 31/12/2017
    Ban hành: 27/02/2018 Hiệu lực: 27/02/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 469/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 1815/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước
    Ban hành: 07/08/2013 Hiệu lực: 07/08/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    12
    Quyết định 321/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018
    Ban hành: 24/01/2019 Hiệu lực: 24/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    13
    Quyết định 469/QĐ-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
    Ban hành: 30/01/2019 Hiệu lực: 30/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 33/2008/TT-BNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:33/2008/TT-BNN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:04/02/2008
    Hiệu lực:29/02/2008
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:14/02/2008
    Số công báo:107&108 - 02/2008
    Người ký:Đào Xuân Học
    Ngày hết hiệu lực:04/09/2018
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X