Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/12/2016 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH LOẠI CÂY LÂU NĂM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu.
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan khác có liên quan; công chức địa chính ở xã, phường, thị trấn.
2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu cây lâu năm, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cây thân gỗ là loại cây thân hóa gỗ, có kích thước khác nhau tùy loài.
2. Cây thân bụi là loại cây thân có thể hóa gỗ, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh phát triển từ gốc của thân chính.
3. Cây thân leo là loại cây không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào cây khác hay vật thể làm giá đỡ hoặc nhờ các cơ quan như rễ phụ, cành, tua cuốn, lá để bám leo lên.
4. Cây công nghiệp lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.
5. Cây ăn quả lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài.
6. Cây dược liệu lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm làm dược liệu như cây hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm.
7. Cây lấy gỗ, cây bóng mát, cây cảnh quan lâu năm là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và phát triển trong nhiều năm như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng.
Chương II. LOẠI CÂY LÂU NĂM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU VÀ ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU
Điều 4. Quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
1. Loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu gồm:
a) Cây công nghiệp lâu năm;
b) Cây ăn quả lâu năm;
c) Cây dược liệu lâu năm;
d) Cây lấy gỗ, cây bóng mát và cây cảnh quan lâu năm.
2. Cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu phải có các đặc tính như sau:
a) Cây gieo trồng một lần, cho thu hoạch sản phẩm (mà thân chính vẫn giữ nguyên) hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên năm (05) năm:
b) Thuộc một trong các nhóm cây sau: cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.
Điều 5. Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát đề xuất bổ sung Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn.
2. Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt) để tổng hợp.
3. Căn cứ Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho chủ sở hữu cây lâu năm.
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì tổng hợp về loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn cả nước, cập nhật trên Website của Cục.
2. Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong đó có dữ liệu về các trường hợp đã được chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ sở hữu cây lâu năm;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến bằng văn bản xác định loài cây lâu năm có trong Danh mục loài cây trồng thuộc các loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu trên địa bàn (trong trường hợp có đề nghị của Văn phòng đăng ký đất đai);
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tuyên truyền, phổ biến việc đăng ký, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm trên địa bàn theo quy định.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân cần kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
|
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản được hướng dẫn |
Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT về việc quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số hiệu: | 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 |
Hiệu lực: | 01/12/2016 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Quốc Doanh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |