Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | 787-788 |
Số hiệu: | 30/VBHN-BNNPTNT | Ngày đăng công báo: | 27/08/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Cao Đức Phát |
Ngày ban hành: | 12/08/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 30/VBHN-BNNPTNT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2014 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP GẮN VỚI CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦ TỤC HỖ TRỢ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÁC VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA
Thông tư 80/2007/TT-BNN ngày 24/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 3 năm 2008.
Căn cứ Điều 26, khoản 4 Điều 34 của Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản, trình tự thủ tục xây dựng và thực hiện phương án hỗ trợ sản xuất tại các vùng, khu, điểm tái định cư của Dự án thủy điện Sơn La1
I. QUY HOẠCH, BỐ TRÍ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP GẮN VỚI CHẾ BIẾN NÔNG LÂM SẢN
Căn cứ quy hoạch tổng thể di dân tái định cư thủy điện Sơn La và quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ vào quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo:
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các xã có các khu, điểm tái định cư, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thuộc vùng tái định cư thủy điện Sơn La tiến hành lập và phê duyệt quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tại các khu, điểm tái định cư.
Trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch cần lưu ý một số nội dung sau đây:
1. Định hướng chung
a) Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động và truyền thống văn hoá ở các khu, điểm tái định cư để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá đa dạng, độc đáo, bền vững và hiệu quả nhằm tăng thu nhập, ổn định và từng bước cải thiện đời sống các hộ dân vùng tái định cư.
- Nhóm các sản phẩm chủ lực: lúa, ngô, đậu tương, chè chất lượng cao, mía, cây ăn quả (nhãn, xoài, hồng, chuối), cao su (theo dự án đầu tư), chăn nuôi (trâu, bò, dê, ngựa, lợn, gia cầm, thủy sản nước ngọt); sản phẩm lâm nghiệp (gỗ và ngoài gỗ).
- Nhóm sản phẩm đa dạng độc đáo: lúa đặc sản, cây ăn quả ôn đới (mận, đào), rau hoa ôn đới, cà phê chè, bông, dâu tằm, cây dược liệu.
- Nhóm các sản phẩm chế biến: chế biến chè, cà phê, chế biến rau quả, đường, thức ăn gia súc, chế biến lâm sản.
b) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản chế biến để tăng năng suất, chất lượng, tăng giá trị thu nhập và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai.
c) Huy động mọi nguồn vốn đầu tư: vốn dự án tái định cư thủy điện Sơn La và các dự án đầu tư khác trên địa bàn, vốn tín dụng và vốn tự có của các tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến nông lâm sản và phát triển dịch vụ thương mại trong vùng.
2. Hướng bố trí cụ thể
a) Đối với đất trồng trọt
- Đối với đất ruộng:
+ Khai thác tốt diện tích đất ruộng để sản xuất lúa nước: ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ thâm canh tăng vụ; đối với diện tích đất ruộng mới khai hoang cần tăng cường cải tạo đồng ruộng, bón phân hữu cơ để tăng khả năng giữ nước. Sử dụng giống lúa có khả năng chịu hạn; các giống lúa lai có năng suất cao; bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời để tăng năng suất và sản lượng lúa. Ở các khu, điểm tái định cư có điều kiện đất đai khí hậu phù hợp, khuyến khích phát triển một số giống lúa đặc sản, các giống lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
+ Đối với diện tích đất ruộng không có nguồn nước tưới ổn định, sản xuất lúa bấp bênh bố trí trồng màu (ngô, các loại cây có củ), lạc, đậu tương hoặc trồng cỏ chăn nuôi để tăng hiệu quả kinh tế.
+ Những khu, điểm tái định cư gần các thị trấn, thị xã cần quy hoạch diện tích trồng rau, hoa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và sản xuất hàng hoá.
- Đối với đất vườn gắn với đất ở: do diện tích không lớn nên chủ yếu bố trí trồng rau, đậu, cây ăn quả ngắn ngày (chuối, đu đủ, gấc) phục vụ tiêu dùng tại chỗ và làm hàng hóa.
- Đối với đất nương rẫy, đất đồi núi:
+ Nương rẫy có độ dốc dưới 150: bố trí trồng ngô, lúa nương luân canh, xen canh với các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, đậu đỗ); đẩy mạnh việc thiết kế nương bậc thang, trồng cây phân xanh và tận dụng tàn dư thực vật tủ đất tăng chất hữu cơ cho đất. Hạn chế mở rộng diện tích đất trồng sắn, chỉ trồng sắn ở những vùng đã được quy hoạch là vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; thực hiện làm nương bậc thang và trồng xen cây họ đậu để hạn chế xói mòn.
+ Đối với đất đồi, núi độ dốc từ 150 đến 200 chủ yếu phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương để lựa chọn và bố trí các loại cây trồng phù hợp trong số các loại sản phẩm nêu ở điểm 1, khoản 1, Mục 1 trên đây, theo nguyên tắc:
Những loại cây trồng, giống cây trồng đang phát triển tốt ở vùng sở tại, có thị trường tiêu thụ cần quy hoạch mở rộng diện tích và thâm canh để tạo vùng hàng hóa có sản lượng và chất lượng cao.
Những cây trồng mới dự kiến đưa vào sản xuất trong vùng cần điều tra, khảo sát kỹ để xác định các tiểu vùng có điều kiện đất đai khí hậu phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây trồng đó; đồng thời phải xây dựng các mô hình trồng khảo nghiệm, trình diễn để rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng.
- Một số loại cây trồng chính cần nghiên cứu phát triển ở các khu vực tái định cư thủy điện Sơn La:
+ Cây chè: tập trung phát triển các giống chè Shan chọn lọc, các giống chè nhập nội và một số giống chè trong nước trên cơ sở các vườn đầu dòng đã được công nhận, áp dụng kỹ thuật sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ và sử dụng công nghệ chế biến tiên tiến để sản xuất các sản phẩm chè chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Cây cà phê chè: chỉ phát triển ở một số tiểu vùng đã có quy hoạch hoặc liền kề với vùng đã có quy hoạch để phát triển cà phê chè ở các tỉnh Tây Bắc. Phải đảm bảo các điều kiện về độ cao so mực nước biển, loại đất, tầng dày, độ dốc, điều kiện khí hậu thích hợp đối với cà phê chè, áp dụng các biện pháp trồng cây che bóng, tủ gốc cà phê về mùa đông để hạn chế tác hại sương muối. Vùng trồng cà phê chè phải bố trí tập trung thuận lợi cho thu mua chế biến; Quy mô sản xuất phù hợp với khả năng đầu tư và nguồn nhân lực của từng hộ. Sử dụng giống cà phê chè chọn lọc, thử nghiệm trồng các giống cà phê chè mới được công nhận để có cơ sở mở rộng diện tích.
+ Cây cao su: là cây trồng mới ở vùng miền núi phía Bắc, nhất thiết phải gắn với các vùng đã được quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, không phát triển tự phát, manh mún. Đảm bảo các điều kiện về đất đai, khí hậu, hệ thống giao thông, cơ sở nhân giống, cơ sở thu mua chế biến, nguồn vốn đầu tư và đào tạo tập huấn kỹ thuật cho người dân tái định cư để sản xuất có hiệu quả và bền vững.
+ Cây ăn quả: trước mắt phát triển những cây ăn quả đang có ưu thế ở địa phương như nhãn, mận, đào, hồng, xoài. Tăng cường quản lý cây giống đảm bảo chất lượng, thực hiện kỹ thuật canh tác tiên tiến như trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây che phủ và cải tạo đất, tăng cường bón phân hữu cơ, tủ gốc, đốn tỉa, tạo tán để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Cây mía: trước mắt phát triển ở những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây mía, gần vùng nguyên liệu của các nhà máy chế biến đồng thời tăng cường sử dụng giống mới và thâm canh trong sản xuất mía.
b) Đối với chăn nuôi, thủy sản
Về chăn nuôi:
+ Đối tượng vật nuôi chủ yếu là các loại gia súc ăn cỏ (trâu, bò, dê, ngựa), lợn và gia cầm. Ngoài ra, phát triển chăn nuôi ong, thỏ, nhím ở những hộ có đủ điều kiện và có tiểu vùng sinh thái thích hợp.
+ Sử dụng hợp lý các giống gia súc, gia cầm của địa phương kết hợp kỹ thuật cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò thịt, đàn lợn, đàn dê bằng phương pháp phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo; kiểm soát chặt chẽ việc nhập giống từ nơi khác về và làm tốt công tác thú y để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm.
+ Khai thác và áp dụng các biện pháp chế biến phù hợp để sử dụng có hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chăn nuôi; phát triển các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao và áp dụng kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất cỏ. Sử dụng các giống vật nuôi bản địa đã chọn lọc, giống ưu thế lai để tăng năng suất và chất lượng đàn gia súc gia cầm.
+ Xây dựng các mô hình trồng cỏ nuôi trâu, bò thâm canh; vỗ béo trâu, bò trước khi giết thịt hoặc bán; mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học. Tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, thăm quan, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi an toàn cho người chăn nuôi ở vùng tái định cư.
+ Tổ chức chợ buôn bán, trao đổi giống gia súc, gia cầm, vật tư và thức ăn chăn nuôi.
- Về thủy sản:
+ Đất ruộng trũng có nguồn nước lưu thông thường xuyên, cải tạo thành ao nuôi thủy sản hoặc bố trí 1 vụ lúa + 1 vụ cá; đảm bảo bờ bao, bờ tràn đăng chắn để tránh lũ.
+ Phát triển các giống thủy sản có năng suất cao và thích ứng rộng như: trắm cỏ, chép lai; mè, trôi ấn Độ, những hộ có điều kiện vốn và kỹ thuật tốt phát triển nuôi các loài thủy sản có giá trị cao như ba ba, lươn, ếch.
+ Khai thác các nguồn thức ăn tự nhiên kết hợp sử dụng thức ăn chế biến để nuôi thủy sản theo hướng thâm canh đạt năng suất và hiệu quả cao.
c) Đối với đất lâm nghiệp
Đất có độ dốc trên 200, chủ yếu bố trí trồng cây lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp và quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên phạm vi vùng tái định cư thủy điện Sơn La phải tuân theo cơ cấu quy hoạch phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc giai đoạn 2006-2020 theo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007; Việc giao rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Những diện tích đã quy hoạch rừng phòng hộ cần ưu tiên tập trung nguồn vốn của Chương trình 661 cho các địa phương của vùng tái định cư; đối với diện tích quy hoạch rừng sản xuất cần căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình và khả năng thị trường để bố trí cơ cấu cây lâm nghiệp cho phù hợp, tập trung cho nhóm cây nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ, măng tre, kết hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả lâu năm ở những nơi có điều kiện phù hợp.
d) Về chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản
Trong quá trình lập quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại các khu, điểm tái định cư cần gắn với quy hoạch các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản theo hướng:
- Đối với các cơ sở chế biến tập trung quy mô công nghiệp: trên cơ sở rà soát lại năng lực các đơn vị chế biến hiện có trên địa, cân đối với nguồn nguyên liệu hàng hoá khi sản xuất đi vào ổn định, nếu nguồn nguyên liệu vượt công suất chế biến hiện tại, có giải pháp cải tạo mở rộng quy mô hoặc tăng công suất, đổi mới công nghệ thiết bị để nâng cao năng lực chế biến và tăng chất lượng, giá trị sản phẩm chế biến. Việc xây dựng mới các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp cần cân nhắc kỹ trên cơ sở đảm bảo vùng sản xuất nguyên liệu ổn định lâu dài.
- Đối với các cơ sở chế biến thủ công hoặc bán công nghiệp tại các khu, điểm tái định cư cần quy hoạch cụ thể gắn với các vùng nguyên liệu có các sản phẩm quy mô không lớn và yêu cầu sơ chế nhanh (chè chất lượng cao, sản phẩm rau quả). Cần quản lý về số lượng cơ sở chế biến và công nghệ chế biến để tránh tình trạng tranh chấp nguyên liệu với các cơ sở chế biến tập trung hoặc sản xuất các sản phẩm chất lượng thấp.
Tiêu thụ sản phẩm: khuyến khích các cơ sở chế biến ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu các sản phẩm hàng hoá tập trung tại các điểm tái định cư theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Phát triển các chợ nông thôn tại các vùng, khu tái định cư để tạo điều kiện giao lưu và tiêu thụ các sản phẩm quy mô nhỏ lẻ.
II. TRÌNH TỰ LẬP VÀ PHÊ DUYỆT CÁC PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ SẢN XUẤT TẠI CÁC KHU, ĐIỀM TÁI ĐỊNH CƯ
1. Theo nội dung của khoản 1 Điều 26 Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ tái định cư để được hỗ trợ sản xuất cần đảm bảo các điều kiện sau:
Tái định cư theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Được giao đất sản xuất; Có phương án sản xuất có hiệu quả kinh tế đảm bảo ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư, phù hợp với quy hoạch sản xuất của địa phương, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện chấp thuận; Cam kết sử dụng kinh phí đúng mục đích.
Dưới đây hướng dẫn trình tự lập và phê duyệt các phương án hỗ trợ sản xuất tại các khu, điểm tái định cư:
a) Ban quản lý di dân, tái định cư huyện, Trạm khuyến nông huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) tổ chức họp các hộ tái định cư phổ biến các chính sách hiện hành của nhà nước và hướng dẫn các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã được giao đất sản xuất, lập phương án sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với quy hoạch sản xuất của các khu, điểm tái định cư đã được phê duyệt phù hợp định mức kinh tế, kỹ thuật đối với từng loại cây trồng, vật nuôi và vật tư đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, phù hợp với đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Trường hợp chưa có đơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định, giá được căn cứ theo báo giá của nhà cung cấp trên cơ sở thẩm định giá của Sở Tài chính2.
b) Nội dung phương án sản xuất của hộ tái định cư, trên cơ sở mẫu phương án sản xuất nêu tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, căn cứ điều kiện của địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành mẫu phương án sản xuất cụ thể cho phù hợp với điều kiện sản xuất của các khu, điểm tái định cư trên địa bàn3
c) Căn cứ mẫu phương án sản xuất được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và điều kiện cụ thể của hộ, các hộ tái định cư lập phương án sản xuất. Trường hợp hộ không có khả năng lập phương án sản xuất thì Ủy ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố) quy định cán bộ xã hoặc cán bộ quản lý di dân, tái định cư hoặc cán bộ khuyến nông huyện (thị xã, thành phố) có trách nhiệm tư vấn cho các hộ tái định cư trên xây dựng phương án sản xuất4
d) Các hộ tái định cư gửi phương án sản xuất cho Trưởng thôn hoặc Trưởng bản để trình Ủy ban nhân dân xã xác nhận và gửi Ban quản lý di dân, tái định cư huyện (thị xã, thành phố). Sau khi nhận phương án sản xuất, Ban quản lý di dân, tái định cư huyện (thị xã, thành phố) lập tờ trình, gửi Phòng Kinh tế huyện (thị xã, thành phố) thẩm định, trình Ủy ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố) phê duyệt phương án sản xuất của các hộ tái định cư. Trường hợp Ban quản lý di dân, tái định cư tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp quản lý thực hiện dự án, thì Ban giao cho phòng chức năng của Ban thẩm định, trình Trưởng ban duyệt chấp thuận phương án sản xuất của các hộ tái định cư5
e) Phương án sản xuất của mỗi hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La được lập thành 06 bản, sau khi được phê duyệt gửi đến Ban quản lý di dân, tái định cư tỉnh, Ban quản lý di dân, tái định cư huyện (thị xã, thành phố), Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi thực hiện giải ngân vốn tái định cư thủy điện Sơn La, Phòng Kinh tế huyện (thị xã, thành phố), Ủy ban nhân dân xã và hộ tái định cư6
2. Mức hỗ trợ và nội dung hỗ trợ sản xuất đối với hộ tái định cư
a) Mức hỗ trợ cho các hộ tái định cư quy định tại mục b khoản 1 Điều 26 của Quyết định 02/2007/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Nội dung hỗ trợ bao gồm hỗ trợ tiền mua giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để trồng cây hàng năm, cây lâu năm và chăn nuôi.
c) Căn cứ tổng số tiền được hỗ trợ, từng hộ tính toán đề xuất trong phương án sản xuất của mình số lượng tiền hỗ trợ, thời gian hỗ trợ để mua các loại giống, vật tư sản xuất thuộc các nội dung nêu trên.
3. Phương thức hỗ trợ
a) Hỗ trợ theo tiến độ thực hiện phương án sản xuất đã được chấp thuận. Ban quản lý dự án di dân, tái định cư huyện cùng Trạm Khuyến nông huyện và Trưởng thôn hoặc Trưởng bản tổ chức họp với các hộ dân tái định cư được hỗ trợ sản xuất để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, bố trí cơ cấu giống, vật tư để các hộ đăng ký.
b) Căn cứ phương án sản xuất của hộ tái định cư đã được Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận, hộ chủ động tìm nguồn cung ứng giống vật tư và có ý kiến thẩm định về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả và đơn vị cung ứng của Ban quản lý dự án di dân, tái định cư huyện và Trạm Khuyến nông huyện. Trên cơ sở đó hộ tái định cư lập bảng kê nhu cầu sử dụng tiền hỗ trợ sản xuất có xác nhận của Ban quản lý dự án di dân, tái định cư huyện làm cơ sở cho việc giải ngân vốn hỗ trợ sản xuất;
Trường hợp hộ tái định cư không chủ động tìm được nguồn cung ứng giống, vật tư, thực hiện như sau: Ban quản lý dự án di dân, tái định cư huyện thống nhất với phòng Kinh tế huyện lựa chọn đơn vị có đủ năng lực cung ứng giống, vật tư đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Ban quản lý di dân, tái định cư huyện ký hợp đồng với đơn vị đó để cung ứng đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng, thời gian theo đăng ký của các hộ tái định cư, với giá cả phù hợp với mặt bằng chung của thị trường tại địa phương ở thời điểm cung ứng
c) Hộ tái định cư trực tiếp nhận giống, vật tư từ đơn vị cung ứng. Chứng từ giao nhận cần có chữ ký của chủ hộ, Trưởng thôn hoặc Trưởng bản. Kết thúc đợt cung ứng đơn vị cung ứng tập hợp chứng từ, lập danh sách để Ủy ban nhân dân xã xác nhận là cơ sở để thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng.
4. Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với nội dung tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
a) Căn cứ vào các Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 và số 50/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 21/5/2007 của liên Bộ: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản về hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; căn cứ vào nhu cầu các hộ dân tái định cư, Ban quản lý dự án di dân, tái định cư huyện chủ trì phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện xây dựng kế hoạch về nội dung, đối tượng, thời gian, địa điểm và dự toán kinh phí phục vụ cho đào tạo tập huấn chuyển giao kỹ thuật các loại cây trồng vật nuôi, ngành nghề mới cho các hộ dân tái định cư trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và gửi Ban quản lý dự án di dân, tái định cư của tỉnh để bố trí kinh phí khuyến nông từ nguồn vốn hàng năm của Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La.
b) Căn cứ vào kế hoạch, dự toán kinh phí khuyến nông đã được phê duyệt và nguồn vốn được thông báo, Ban Quản lý dự án di dân, tái định cư huyện ký hợp đồng với Trạm Khuyến nông huyện hoặc Trung tâm Khuyến nông tỉnh (đối với những nội dung Trạm Khuyến nông huyện không có khả năng thực hiện) để thực hiện các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật hoạt động khuyến nông và thanh toán kinh phí cho đơn vị thực hiện hợp đồng. Các khoản chi theo dự toán được duyệt do đơn vị thực hiện hợp đồng chi trả trực tiếp cho người tham gia đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có khu, điểm tái định cư và Ban quản lý di dân, tái định cư tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo các nội dung của Thông tư này và các văn bản liên quan để hỗ trợ các hộ tái định cư phát triển sản xuất, sớm ổn định và từng bước cải thiện đời sống.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy Ban nhân dân các huyện, thị xã có khu, điểm tái định cư xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm sản; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả giống, vật tư của các đơn vị cung ứng cho các hộ tái định cư, xử lý nghiêm các trường hơp vi phạm.
3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo7
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung, điều chỉnh kịp thời./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT |
PHỤ LỤC 8
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
PHƯƠNG ÁN
SẢN XUẤT HỘ TÁI ĐỊNH CƯ DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SƠN LA
(Từ tháng.....năm.......đến tháng....năm.........)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La)
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG
- Họ và tên chủ hộ:...................................................................................................
- Nơi ở hiện nay: bản.............................. xã..................................... huyện.............
- Tổng số khẩu trong gia đình:.................................................................................
- Số tiền sẽ được hỗ trợ sản xuất theo chính sách ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 và Quyết định số 141/2007/QĐ-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ là:................................................... đồng.
- Diện tích đất sản xuất được giao.................................................... (ha hoặc m2),
Trong đó:
+ Diện tích ruộng lúa nước.............................................................. (ha hoặc m2);
+ Diện tích ruộng mầu (nương)....................................................... (ha hoặc m2).
II. PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ (Phương án này được xây dựng theo Phương án sản xuất đã được phê duyệt trong Quy hoạch chi tiết và định mức, đơn giá do UBND tỉnh quy định)
A. TRỒNG TRỌT
1. Tên loại cây trồng thứ nhất:.................................................................................
1.1. Diện tích sẽ trồng là:................................................................... (ha hoặc m2).
1.2. Số lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần để trồng loại cây trên là:
a. Giống:
- Tổng số giống cần là:....................................................................................... kg;
(Số tiền cần để mua giống là........................................................................... đồng)
- Tổng số cây giống cần là................................................................................ cây;
(Số tiền cần để mua cây giống là.................................................................... đồng)
b. Phân bón:
- Tổng số phân bón là.......................................................................................... kg;
- Loại phân bón là (ghi cụ thể)..................................................................................
(Số tiền cần để mua phân bón là.................................................................... đồng).
c. Thuốc bảo vệ thực vật.
- Tổng số thuốc bảo vệ thực vật:......................................................................... kg.
+ Tổng số gói:.......................; tên loại thuốc (nếu biết).............................................
+ Tổng số chai:.....................; tên loại thuốc (nếu biết).............................................
(Số tiền cần để mua thuốc bảo vệ thực vật là................................................. đồng).
1.3. Tổng số tiền cần để trồng loại cây thứ nhất là (tổng cộng số tiền cần để mua giống, mua phân bón, mua thuốc bảo vệ thực vật): .......................................... đồng.
1.4. Thời điểm cần hỗ trợ: vụ:...........................................năm.................................
2. Tên loại cây trồng thứ hai:....................................................................................
2.1.Diện tích sẽ trồng là:..................................................................... (ha hoặc m2);
2.2. Số lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần để trồng loại cây trên là:
a. Giống:
- Tổng số giống cần là:....................................................................................... kg;
(Số tiền cần để mua giống là......................................................................... đồng).
- Tổng số cây giống cần là................................................................................ cây;
(Số tiền cần để mua cây giống là.................................................................. đồng).
b. Phân bón:
- Tổng số phân bón là........................................................................................ kg;
- Loại phân bón là (ghi cụ thể)................................................................................
(Số tiền cần để mua phân bón là.................................................................. đồng).
c. Thuốc bảo vệ thực vật:
- Tổng số thuốc bảo vệ thực vật:....................................................................... kg.
+ Tổng số gói:..................; tên loại thuốc (nếu biết)...............................................
+ Tổng số chai:.................; tên loại thuốc (nếu biết)...............................................
(Số tiền cần để mua thuốc bảo vệ thực vật là............................................... đồng).
2.3. Tổng số tiền cần để trồng loại cây thứ hai là (tổng cộng số tiền cần để mua giống, mua phân bón, mua thuốc bảo vệ thực vật):...............................................đồng.
2.4. Thời điểm cần hỗ trợ: vụ:......................................năm......................................
3 - Tên loại cây trồng thứ ba:....................................................................................
3.1. Diện tích sẽ trồng là:.................................................................... (ha hoặc m2).
3.2. Số lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần để trồng loại cây trên là:
a. Giống:
- Tổng số giống cần là:....................................................................................... kg;
(Số tiền cần để mua giống là......................................................................... đồng).
- Tổng số cây giống cần là................................................................................ cây;
(Số tiền cần để mua cây giống là.................................................................. đồng).
b. Phân bón:
- Tổng số phân bón là........................................................................................ kg;
- Loại phân bón là (ghi cụ thể).................................................................................
(Số tiền cần để mua phân bón là................................................................... đồng).
c. Thuốc bảo vệ thực vật:
- Tổng số thuốc bảo vệ thực vật:....................................................................... kg.
+ Tổng số gói:.......................; tên loại thuốc (nếu biết)...........................................
+ Tổng số chai:.....................; tên loại thuốc (nếu biết)...........................................
(Số tiền cần để mua thuốc bảo vệ thực vật là............................................... đồng.)
3.3 Tổng số tiền cần để trồng loại cây trồng thứ ba là: (tổng cộng số tiền cần để mua giống, mua phân bón, mua thuốc bảo vệ thực vật):....................................... đồng.
3.4 Thời điểm cần hỗ trợ: vụ:...........................................năm................................
4. Tổng số tiền cần để trồng các loại cây trên là:
- Loại cây thứ nhất (ở mục 1.3):.................................................................... đồng;
- Loại cây thứ hai (ở mục 2.3):...................................................................... đồng;
- Loại cây thứ ba (ở mục 3.3):....................................................................... đồng;
Tổng số tiền là:.............................................................................................. đồng.
B. CHĂN NUÔI:
1. Loại vật nuôi thứ nhất là:......................................................................................
1.1 Giống:
- Số lượng con giống:.................................................................................... con;
- Trọng lượng một con giống:......................................................................... kg;
(Tổng số tiền cần để mua giống là:............................................................. đồng).
1.2 Thức ăn:
Khối lượng thức ăn cần là:............................................................................... kg;
(Số tiền cần để mua thức ăn là:.................................................................. đồng).
1.3 Thuốc thú y:
(Số tiền cần để mua thuốc thú y:................................................................. đồng)
1.4 Tổng số tiền cần để chăn nuôi vật nuôi thứ nhất là (tổng cộng số tiền cần để mua con giống, mua thức ăn, mua thuốc thú y):......................................................đồng
1.5 Thời điểm cần hỗ trợ: tháng.................... năm...................................................
2. Loại vật nuôi thứ hai là:........................................................................................
2.1 Giống:
- Số lượng con giống:...................................................................................... con;
- Trọng lượng một con giống:.............................................................................. kg;
(Số tiền cần để mua giống là:......................................................................... đồng).
2.2 Thức ăn:
Khối lượng thức ăn cần là:................................................................................. kg;
(Số tiền cần để mua thức ăn là:..................................................................... đồng).
2.3 Thuốc thú y:
(Số tiền cần để mua thuốc thú y là:............................................................... đồng).
2.4 Tổng số tiền cần để chăn nuôi vật nuôi thứ hai là (tổng cộng số tiền cần để mua con giống, mua thức ăn, mua thuốc thú y):.................................................. đồng.
2.5 Thời điểm cần hỗ trợ: tháng................... năm....................................................
3. Loại vật nuôi thứ ba là:.........................................................................................
3.1 Giống:
- Tổng số con giống:.......................................................................................... con;
- Trọng lượng một son giống:.............................................................................. kg;
(Số tiền cần để mua giống là:......................................................................... đồng).
3.2 Thức ăn:
Khối lượng thức ăn cần là:................................................................................. kg;
(Số tiền cần để mua thức ăn là:.................................................................... đồng).
3.3 Thuốc thú y:
(Số tiền cần để mua thuốc thú y là:.............................................................. đồng).
3.4 Tổng số tiền cần để chăn nuôi vật nuôi thứ ba là (tổng cộng số tiền cần để mua con giống, mua thức ăn, mua thuốc thú y):..................................................... đồng.
3.5 Thời điểm cần hỗ trợ: tháng...................... năm..................................................
4. Tổng số tiền cần để chăn nuôi là:
- Loại vật nuôi thứ nhất (ở mục 1.4):................................................................ đồng;
- Loại vật nuôi thứ hai (ở mục 2.4):.................................................................. đồng;
- Loại vật nuôi thứ ba (ở mục 3.4):................................................................... đồng;
Tổng số tiền là:................................................................................................. đồng.
C. TỔNG SỐ TIỀN CẦN HỖ TRỢ ĐỂ TRỒNG TRỌT VÀ CHĂN NUÔI LÀ (cộng tổng số tiền cần hỗ trợ để trồng trọt với tổng số tiền cần hỗ trợ để chăn nuôi):.............................. đồng.
III. CAM KẾT CỦA CHỦ HỘ:
Sẽ sử dụng tiền hỗ trợ đúng như phương án sản xuất trên. Nếu sử dụng không đúng mục đích, tiến độ thời gian như trên sẽ không được nhận các hỗ trợ sản xuất tiếp theo mà không có bất kỳ lý do gì./.
| ......., ngày...... tháng…… năm…… |
Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) | Ý kiến của UBND huyện (thị xã, thành phố) |
1 Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có căn cứ ban hành sau:
“Ngày 24 tháng 9 năm 2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 80/2007/TT-BNN hướng dẫn quy hoạch sản xuất nông, lâm gắn với chế biến, tiêu thụ nông lâm sản và thủ tục hỗ trợ sản xuất đối với các vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Sau một thời gian thực hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung khoản 1 Mục II, phụ lục 1 tại Thông tư này như sau:”
2 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7 Mục II của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 3 năm 2008 quy định như sau:
“II. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.”
8 Phụ lục này được thay thế theo quy định tại Khoản 2, Mục I của Thông tư số 34/2008/TT-BNN ngày 14/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Sửa đổi, bổ sung một số điểm Thông tư số 80/2007/TT-BNN ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
01 | Văn bản được hợp nhất (sửa đổi) |
02 | Văn bản được hợp nhất |
Văn hợp nhất