Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 4068/LĐTBXH-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành: | 29/10/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 29/10/2014 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Lao động-Tiền lương |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4068/LĐTBXH-KHTC | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Phúc đáp công văn số 7421/BTC-NSNN ngày 05/6/2014 của Bộ Tài chính về việc đánh giá kết quả thực hiện định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách nhà nước theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về triển khai hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg:
Thực hiện Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, xây dựng nguyên tắc và thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc theo đúng quy định. Trên cơ sở định mức được phân bổ, các đơn vị đã chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí phục vụ công tác của đơn vị.
2. Đánh giá mức độ đáp ứng kinh phí của hệ thống định mức hiện hành trong hoạt động của Bộ:
Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg đã bao quát hoạt động thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị quản lý nhà nước; đã xây dựng hệ thống tiêu chí phân bổ cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đảm bảo tính công bằng, hợp lý, công khai và minh bạch trong phân bổ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN theo Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg vẫn còn một số hạn chế như:
- Định mức phân bổ rất thấp so với nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao (Định mức ban hành năm 2010 khi tiền lương tối thiểu 730.000 đ/tháng và hiện nay mức tiền lương tối thiểu là 1.150.000 đ/tháng, trong khi giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao, giá xăng dầu, điện, nước hàng năm đều tăng), vì vậy không đảm bảo được các nhiệm vụ theo phân công quản lý, không có khả năng tiết kiệm để tăng thu nhập nhằm nâng cao đời sống cho cán bộ, công chức trong đơn vị.
- Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xã hội, dư luận quan tâm nhiều (như: Lao động, việc làm, đình công, thất nghiệp...) nên việc phải xử lý những công việc phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội rất nhiều, phức tạp, mang tính cấp thiết, trong khi kinh phí được phân bổ trong định mức chi thường xuyên rất thấp sẽ không đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao làm trụ cột văn hóa xã hội trong cộng đồng ASEAN nên kinh phí phục vụ các đoàn ra, đoàn vào với tư cách thành viên hàng năm rất lớn, trong khi kinh phí hoạt động được đưa vào phân bổ theo định mức sẽ không đảm bảo để thực hiện đầy đủ trách nhiệm của nước thành viên theo quy định.
- Thực hiện Luật thi đua khen thưởng, để động viên cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và các tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạt động của ngành, hàng năm kinh phí thực hiện thi đua khen thưởng rất lớn, theo phân cấp việc chi tiền khen thưởng, các hiện vật khen thưởng đều do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đảm bảo khi các đối tượng của ngành được Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khen thưởng. Tuy nhiên, kinh phí khen thưởng cũng được tính vào định mức phân bổ chi thường xuyên hàng năm của Bộ. Vì vậy, không đảm bảo được kinh phí thực hiện, gây phản hồi không tốt từ phía các đối tượng được khen thưởng.
3. Kiến nghị, đề xuất:
Nhằm khắc phục những hạn chế của giai đoạn trước, trong xây dựng định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề sau:
- Định mức phân bổ NSNN được xác định cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, các năm tiếp theo cần tính đến yếu tố trượt giá hàng năm hoặc tăng theo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, khi thực hiện cải cách tiền lương (khoảng 20%). Trường hợp cần thiết do Chính phủ quy định tỷ lệ trình Quốc hội quyết định trên cơ sở khả năng đảm bảo của ngân sách hàng năm.
- Bố trí riêng kinh phí phục vụ đoàn ra, đoàn vào khỏi định mức chi thường xuyên theo biên chế, vì kinh phí thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế rất lớn, nếu để trong định mức chi thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến các nội dung chi khác.
- Xây dựng tiêu chí phân bổ chi thường xuyên theo biên chế được giao kết hợp với tiêu chí địa giới hành chính của đơn vị hành chính để phù hợp với việc thực hiện khoán chi quản lý hành chính (như định mức ở đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khác với các đô thị loại I).
- Sửa đổi Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ theo hướng không quy định cứng mức chi khen thưởng mà chỉ quy định mức tối đa chi khen thưởng để phù hợp với khả năng bố trí của ngân sách nhà nước.
Đề nghị Quý Bộ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
Công văn 4068/LĐTBXH-KHTC của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đánh giá kết quả thực hiện định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước theo Quyết định 59/2010/QĐ-TTg
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 4068/LĐTBXH-KHTC |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 29/10/2014 |
Hiệu lực: | 29/10/2014 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Lao động-Tiền lương |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |