Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6226/NHNN-TTGSNH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Huyền Anh |
Ngày ban hành: | 07/08/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 07/08/2017 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 6226/NHNN-TTGSNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2017 |
Kính gửi: | - Tổ chức tín dụng; |
Hiệp định song phương để thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản ở nước ngoài của công dân Hoa Kỳ (FATCA) giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Hoa Kỳ (Hiệp định IGA) và các văn kiện liên quan đã được đại diện Chính phủ hai nước ký kết, phê chuẩn và đã có hiệu lực thực hiện từ ngày 7/7/2016. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có 07 văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đề nghị thực hiện báo cáo FATCA theo yêu cầu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Để thống nhất thực hiện đúng yêu cầu của IRS và tránh phải tham chiếu các văn bản trước đây, văn bản hướng dẫn này hợp nhất toàn bộ nội dung yêu cầu của FATCA tại Phụ lục I (đính kèm) và được áp dụng cho việc thực hiện báo cáo FATCA từ năm tài khóa 2016.
Ngoài ra, do mẫu biểu báo cáo của từng năm có thể thay đổi theo yêu cầu của IRS, NHNN đã bổ sung đường link để truy cập trực tiếp mẫu biểu báo cáo và hướng dẫn chi tiết để điền mẫu biểu này tại Phụ lục II (đính kèm) để giúp các TCTD truy cập đầy đủ các mẫu biểu của các năm trước và các năm sau khi IRS thực hiện điều chỉnh mẫu biểu báo cáo trong tương lai.
Riêng đối với báo cáo FATCA của năm tài khóa 2016, đề nghị các TCTD gửi báo cáo bằng file điện tử định dạng XML cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước ngày 15/8/2017.
Nơi nhận: | TL. THỐNG ĐỐC |
PHỤ LỤC I
(đính kèm văn bản số 6226/NHNN-TTGSNH ngày 7/8/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện FATCA)
HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Đối tượng thực hiện báo cáo FATCA
Hướng dẫn này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: Tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
2. Đối tượng được miễn trừ (theo Phụ lục II - Hiệp định IGA)
Các đối tượng được miễn trừ trách nhiệm báo cáo theo Hiệp định IGA bao gồm các tổ chức có tiêu chí sau:
2.1. Các chủ sở hữu hưởng lợi được miễn trừ mà không phải là các quỹ, gồm: cơ quan nhà nước; tổ chức quốc tế; ngân hàng trung ương; và trung tâm lưu ký chứng khoán.
2.2. Các chủ sở hữu hưởng lợi được miễn trừ là các quỹ đạt chuẩn, gồm: quỹ hưu trí đạt chuẩn Hiệp ước; quỹ hưu trí mở rộng; quỹ hưu trí hạn chế; quỹ lương hưu của chủ sở hữu hưởng lợi được miễn trừ; đơn vị đầu tư sở hữu toàn phần bởi chủ sở hữu hưởng lợi được miễn trừ.
2.3. Các đối tượng có quy mô nhỏ hoặc hạn chế đạt chuẩn, gồm: đối tượng có phạm vi khách hàng là người địa phương; ngân hàng địa phương; tổ chức tài chính không phải tổ chức đầu tư và duy trì các tài khoản có giá trị thấp với số dư thấp hơn 50.000 USD; tổ chức tài chính có tổng tài sản dưới 50 triệu USD; tổ chức phát hành thẻ đạt chuẩn.
2.4. Các tổ chức đầu tư đạt tiêu chí là đối tượng được cho là đã tuân thủ, gồm: quỹ ủy thác thành lập tại Việt Nam nhưng người được ủy thác là một tổ chức tài chính Hoa Kỳ phải báo cáo; tổ chức đầu tư được tài trợ; tổ chức tài chính chịu sự kiểm soát của tập đoàn nước ngoài; tổ chức tài chính được thành lập chỉ với mục đích là tổ chức đầu tư, mà không phải là trung gian tài chính đạt chuẩn; cố vấn đầu tư và quản lý đầu tư; loại hình đầu tư tập thể với toàn bộ lãi suất được quản lý bởi một hoặc nhiều tổ chức là đối tượng hưởng lợi được miễn trừ.
2.5. Các tài khoản không thuộc tài khoản tài chính: tài khoản tiết kiệm được xác định (tài khoản hưu trí và trợ cấp, tài khoản tiết kiệm không dành cho hưu trí); hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xác định (hợp đồng đáp ứng một số điều kiện cụ thể theo quy định tại Phụ lục II của Hiệp định IGA); tài khoản nắm giữ bởi tổ chức quản lý di sản; tài khoản ký quỹ; tài khoản của nước đối tác.
3. Đăng ký mã số nhận dạng tổ chức trung gian toàn cầu (GIIN)
Các đối tượng thực hiện báo cáo FATCA lần đầu đề nghị truy cập trang điện tử của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) theo địa chỉ: https://sal.www4.irs.gov/fatca-rup/ và thực hiện đăng ký mã GIIN trực tuyến để có tên trong danh sách các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia tuân thủ FATCA.
4. Trách nhiệm báo cáo
Các đối tượng thực hiện báo cáo FATCA sẽ thu thập thông tin liên quan đến từng tài khoản Hoa Kỳ, cụ thể là:
4.1. Tên, địa chỉ và mã số thuế (U.S. TIN) của mỗi cá nhân Hoa Kỳ được xác định là chủ tài khoản; và trong trường hợp một tổ chức không phải là Hoa Kỳ nhưng có một hoặc nhiều người kiểm soát là cá nhân Hoa Kỳ, thì phải thu thập tên, địa chỉ và U.S. TIN (nếu có) của tổ chức đó và từng cá nhân Hoa Kỳ được xác định;
4.2. Số tài khoản (hoặc thông tin tương đương trong trường hợp không có số tài khoản);
4.3. Tên và số nhận dạng của Đối tượng báo cáo;
4.4. Số dư tài khoản hoặc giá trị tài khoản tại thời điểm cuối năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo phù hợp hoặc ngay trước khi đóng, nếu tài khoản bị đóng trong năm tài khóa;
4.5. Trong trường hợp tài khoản quản lý giám hộ:
i. Tổng giá trị lãi, tổng giá trị cổ tức và tổng giá trị của các thu nhập khác phát sinh liên quan đến các loại tài sản trong tài khoản đó, trong từng trường hợp, được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản (hoặc liên quan đến tài khoản đó) trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp; và
ii. Tổng số tiền thu được từ việc bán tài sản đã được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp khác liên quan đến các Đối tượng báo cáo mà các đối tượng này đứng ra quản lý giám hộ, môi giới, chỉ định hoặc đại diện cho chủ tài khoản dưới một hình thức khác.
4.6. Trong trường hợp tài khoản tiền gửi, tổng số tiền lãi được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản trong năm dương lịch hoặc các kỳ báo cáo thích hợp khác;
4.7. Trong trường hợp bất kỳ tài khoản nào khác ngoài các loại tài khoản được nhắc đến trong mục (5) hoặc (6) trên đây, tổng số tiền được thanh toán hoặc ghi có cho chủ tài khoản liên quan đến tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp mà các Đối tượng báo cáo là bên có nghĩa vụ hoặc bên nợ, bao gồm tổng số tiền được thanh toán bồi hoàn cho chủ tài khoản trong năm dương lịch hoặc kỳ báo cáo thích hợp.
5. Thời hạn báo cáo
Các Đối tượng báo cáo thực hiện báo cáo định kỳ một năm một lần theo yêu cầu của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS). Thời điểm báo cáo cho NHNN chậm nhất là ngày 15/8 hàng năm. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày lễ, ngày nghỉ, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc cuối cùng ngay trước ngày lễ, ngày nghỉ đó.
6. Nghĩa vụ rà soát để xác định và báo cáo về chủ tài khoản Hoa Kỳ
Các Đối tượng báo cáo thực hiện theo Hiệp định IGA, trong đó lưu ý 07 dấu hiệu Hoa Kỳ khi rà soát tài khoản cá nhân, tổ chức để xác định đối tượng phải báo cáo cho Hoa Kỳ, cụ thể:
6.1. Bằng chứng chứng minh chủ tài khoản là công dân hoặc đối tượng cư trú Hoa Kỳ.
6.2. Bằng chứng rõ ràng về nơi sinh tại Hoa Kỳ.
6.3. Địa chỉ gửi thư hoặc nơi cư trú hiện hành ở Hoa Kỳ (bao gồm hộp nhận thư ở bưu điện Hoa Kỳ).
6.4. Số điện thoại hiện hành tại Hoa Kỳ.
6.5. Lệnh chuyển tiền vào tài khoản được duy trì ở Hoa Kỳ.
6.6. Giấy ủy quyền thông qua luật sư hoặc giấy cho phép toàn quyền đã ký tên đang có hiệu lực cấp cho người có địa chỉ ở Hoa Kỳ.
6.7. Địa chỉ “nhờ chuyển” hoặc “hộp lưu thư” là địa chỉ duy nhất mà Đối tượng báo cáo có trong hồ sơ của chủ tài khoản. Trong trường hợp tài khoản cá nhân hiện có là tài khoản giá trị thấp thì địa chỉ “nhờ chuyển” hoặc địa chỉ “hộp lưu thư” nằm ngoài Hoa Kỳ không được coi là dấu hiệu Hoa Kỳ.
7. Biểu mẫu báo cáo và các hướng dẫn chi tiết để điền biểu mẫu
Các Đối tượng thực hiện báo cáo FATCA theo các mẫu biểu báo cáo được đính kèm tại Phụ lục II để triển khai chính xác các yêu cầu của IRS. Các Đối tượng báo cáo truy cập theo địa chỉ dưới đây:
https://apps.irs.gov/app/picklist/list/priorFormPublication.html?resultsPerPage=200&sortColumn=sortOrder&indexOfFirstRow=0&criteria=formNumber&value=8966&isDescending=false
8. Quy tắc cộng dồn số dư tài khoản và quy đổi ngoại tệ
8.1. Cộng dồn các tài khoản của cá nhân: Hiệp định IGA yêu cầu báo cáo tổng số dư hoặc tổng giá trị tài khoản tài chính đồng sở hữu của mỗi chủ sở hữu. Nhằm xác định tổng số dư hoặc giá trị cộng dồn của các tài khoản tài chính do một cá nhân nắm giữ, Đối tượng báo cáo phải tiến hành cộng dồn tất cả các tài khoản tài chính do Đối tượng báo cáo hoặc tổ chức liên quan duy trì, nhưng chỉ trong phạm vi hệ thống máy tính của Đối tượng báo cáo kết nối với các tài khoản tài chính bằng cách tham chiếu tới các yếu tố dữ liệu (ví dụ như mã số khách hàng hoặc mã số thuế) và hệ thống máy tính của Đối tượng báo cáo cho phép cộng dồn số dư hoặc giá trị tài khoản.
8.2. Cộng dồn các tài khoản của tổ chức: Nhằm xác định tổng số dư hoặc tổng giá trị cộng dồn của các tài khoản tài chính do một tổ chức nắm giữ, Đối tượng báo cáo phải tiến hành cộng dồn tất cả các tài khoản tài chính do Đối tượng báo cáo hoặc tổ chức liên quan duy trì, nhưng chỉ trong phạm vi kết nối của hệ thống máy tính của Đối tượng báo cáo với các tài khoản tài chính bằng cách tham chiếu các yếu tố dữ liệu (ví dụ như mã số khách hàng hoặc mã số thuế) và hệ thống máy tính cho phép cộng dồn số dư hoặc giá trị tài khoản.
8.3. Quy định cộng dồn đặc biệt áp dụng đối với cán bộ quan hệ khách hàng: Nhằm xác định số dư hoặc giá trị cộng dồn của các tài khoản tài chính của một cá nhân để xác định xem tài khoản tài chính có phải là tài khoản giá trị cao hay không, Đối tượng báo cáo sẽ phải cộng dồn tất cả các tài khoản tài chính trong trường hợp cán bộ quan hệ khách hàng biết hoặc có lí do để biết một tài khoản tài chính được sở hữu, kiểm soát, mở trực tiếp hoặc gián tiếp (trừ trường hợp ủy thác) bởi cùng một người.
8.4. Nguyên tắc quy đổi đồng tiền: Nhằm xác định số dư hoặc giá trị của tài khoản tài chính có đơn vị tiền tệ khác với đô la Mỹ, Đối tượng báo cáo sẽ phải quy đổi ngưỡng phải báo cáo bằng đô la Mỹ (ví dụ: ngưỡng 50.000 USD) sang loại tiền tệ khác bằng cách sử dụng tỷ giá giao ngay được công bố vào ngày cuối cùng của năm dương lịch liền kề trước năm mà Đối tượng báo cáo xác định số dư hoặc giá trị nêu trên (Ví dụ: trong báo cáo thông tin phát sinh năm 2016, sử dụng tỷ giá giao ngay được công bố vào ngày 31/12/2015).
9. Bảo mật
Các thông tin liên quan đến báo cáo FATCA sẽ được bảo mật theo quy định tại Điều 5 Hiệp định IGA và chỉ được công khai nếu thấy cần thiết để thực hiện những quy định của Hiệp định IGA và có thể được công khai thông qua quy trình tố tụng liên quan tới việc thực hiện các quy định tại Hiệp định IGA.
10. Hình thức và phương pháp báo cáo bằng file điện tử
10.1. Đối tượng thực hiện báo cáo FATCA bằng tệp (file) điện tử (sau đây gọi tắt là báo cáo FATCA), truyền file qua mạng truyền thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các thông tin liên quan đến tài khoản khách hàng Hoa Kỳ phát sinh trong năm tài khóa. Đơn vị nhận báo cáo là Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cơ quan TTGSNH).
10.2. Đối tượng báo cáo phải lập báo cáo FATCA trên cơ sở tổng hợp số liệu của toàn hệ thống và gửi cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
10.3. Báo cáo FATCA tuân thủ định dạng và các yêu cầu về dữ liệu của Hoa Kỳ. Ngoài việc Cục Phòng, chống rửa tiền hỗ trợ công cụ để xây dựng báo cáo, Đối tượng báo cáo phải định kỳ cập nhật các thông tin hướng dẫn trên trang web của IRS (www.irs.gov/FATCA) để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của báo cáo FATCA.
10.4. Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của báo cáo FATCA. Khi phát hiện sai sót trong các báo cáo đã gửi hoặc số liệu trong kỳ báo cáo có biến động khác thường thì Đối tượng báo cáo phải kịp thời có văn bản giải trình và gửi lại báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền.
10.5. Đối tượng báo cáo phải cài đặt phần mềm hỗ trợ kết xuất báo cáo và truyền dữ liệu do Cục Phòng, chống rửa tiền cung cấp và phải có biện pháp bảo mật số liệu báo cáo theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
10.6. Đối tượng báo cáo phải chấp hành đúng các quy định về báo cáo FATCA tại hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc Đối tượng báo cáo kịp thời phản ánh về Cục Phòng, chống rửa tiền để xử lý.
Địa chỉ liên hệ: Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc
Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Fax: 024.39392236
Email: fatca@sbv.gov.vn
Điện thoại:
- Phòng Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền (các vấn đề liên quan đến thời hạn, hình thức và nội dung báo cáo): 024.32668821.
- Phòng Kỹ thuật và Quản trị mạng (phụ trách các vấn đề liên quan đến hệ thống báo cáo, dữ liệu báo cáo, file báo cáo): 024.39392252.
PHỤ LỤC II
(đính kèm văn bản số 6226/NHNN-TTGSNH ngày 7/8/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện FATCA)
BIỂU MẪU BÁO CÁO FATCA
Phụ lục II sẽ được sử dụng để thực hiện báo cáo của năm tài khóa 2016 và các năm tiếp theo. Trường hợp biểu mẫu của các năm tài khóa sau năm 2016 có sự thay đổi, NHNN sẽ có hướng dẫn thực hiện theo yêu cầu của IRS.
Biểu mẫu 8966 | FATCA Report | OMB số 1545-224 | |||||||||
Bộ Tài chính | Thông tin về Biểu mẫu 8966 và các hướng dẫn được đăng tải trên trang www.irs.gov/form8966 | ||||||||||
Sở Thuế vụ | 2016 | ||||||||||
Tích vào ô nếu báo cáo đang được điều chỉnh, sửa đổi, hủy, hoặc không có tài khoản để báo cáo Báo cáo được điều chỉnh □ Báo cáo được sửa đổi □ Báo cáo được hủy □ Không có tài khoản phải báo cáo (xem phần hướng dẫn) □ | |||||||||||
Phần I. Nhận dạng đối tượng khai biểu mẫu | |||||||||||
1a. Tên | 1b. Mã nhận dạng (xem hướng dẫn) □□ | ||||||||||
2. Địa chỉ (nếu là hộp thư bưu chính, xem hướng dẫn) | |||||||||||
3a. Thành phố | 3b. Bang, tỉnh hoặc vùng | 3c. Quốc gia, bao gồm mã bưu chính | |||||||||
4. Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu (GIIN) | 5. TIN | ||||||||||
□□□□□□ . □□□□□ . □□ . □□□ | |||||||||||
6. Tên của đơn vị bảo trợ hoặc trung gian, nếu có | |||||||||||
7. Địa chỉ (nếu là hộp thư bưu chính, xem hướng dẫn) | |||||||||||
8a. Thành phố | 8b. Bang, tỉnh hoặc vùng | 8c. Quốc gia, bao gồm mã bưu chính | |||||||||
9. Mã số nhận dạng trung gian toàn cầu (GIIN) | 10. TIN | ||||||||||
□□□□□□ . □□□□□ . □□ . □□□ | |||||||||||
Phần II. Thông tin về chủ tài khoản hoặc người được thanh toán | |||||||||||
1a. Tên của chủ tài khoản hoặc người được thanh toán | 1b. Cho biết chủ tài khoản hoặc người được thanh toán là cá nhân hay tổ chức □ Cá nhân □ chức | ||||||||||
2. Địa chỉ (nếu là hộp thư bưu chính, xem hướng dẫn) | |||||||||||
3a. Thành phố | 3b. Bang, tỉnh hoặc vùng | 3c. Quốc gia, bao gồm mã bưu chính | |||||||||
4. TIN | |||||||||||
5. Nếu chủ tài khoản hoặc người được thanh toán là tổ chức, tích vào ô thích hợp để xác định loại hình tổ chức: □ FFI có chứng từ thể hiện chủ sở hữu có dấu hiệu Hoa Kỳ được xác định □ FFI không tham gia □ NFFE bị động có chủ sở hữu Hoa Kỳ là cổ đông lớn □ Cá nhân Hoa Kỳ được xác định | |||||||||||
Phần III. Thông tin về chủ sở hữu (khai biểu mẫu riêng đối với từng Chủ sở hữu Hoa Kỳ là cá nhân Hoa Kỳ được xác định) | |||||||||||
2. Địa chỉ (nếu là hộp thư bưu chính, xem hướng dẫn) | |||||||||||
3a. Thành phố | 3b. Bang, tỉnh hoặc vùng | 3c. Quốc gia, bao gồm mã bưu chính | |||||||||
4. TIN của chủ sở hữu | |||||||||||
Phần IV. Thông tin tài chính | |||||||||||
1. Số tài khoản | 2. Đơn vị tiền tệ (xem hướng dẫn) | ||||||||||
3a. Số dư tài khoản | 3b. Tích vào ô nếu tài khoản bị đóng trong năm (xem hướng dẫn) □ | ||||||||||
4a. Lãi | 4c. Các khoản thu ròng/thu hồi | ||||||||||
4b. Cổ tức | 4d. Khác | ||||||||||
Phần V. Loại báo cáo gộp | |||||||||||
1. Tích vào loại báo cáo phù hợp (chỉ tích một ô): □ Chủ tài khoản chống đối có dấu hiệu Hoa Kỳ □ Tài khoản không hoạt động □ Chủ tài khoản chống đối là đối tượng Hoa Kỳ | □ Chủ tài khoản chống đối không có dấu hiệu Hoa Kỳ □ FFI không tham gia □ Chủ tài khoản chống đối là NFFE bị động | ||||||||||
2. Số lượng tài khoản | 3. Tổng số tiền thanh toán | ||||||||||
4. Tổng số dư tài khoản | 5. Đơn vị tiền tệ | ||||||||||
2016 Hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu 8966 Báo cáo FATCA | Bộ tài chính Sở Thuế Vụ Hoa Kỳ |
Phần tài liệu tham khảo thuộc Bộ Luật Thuế Vụ, trừ khi có ghi chú khác.
Những thay đổi trong thời gian tới
Đối với thông tin mới nhất về những thay đổi liên quan đến Biểu mẫu 8966 hoặc hướng dẫn thực hiện Biểu mẫu cũng như các quy định của pháp luật có hiệu lực sau khi được công bố, vui lòng truy cập địa chỉ www.irs.gov/form8966
HƯỚNG DẪN CHUNG
Thông tin mới
Mã nhận dạng người khai. Kể từ năm 2016, các đối tượng thực hiện khai biểu mẫu sẽ phải khai mã nhận dạng tại Phần I, dòng 1b. Đối với năm 2015, dòng này là tùy chọn đối với các đối tượng thực hiện khai biểu mẫu không phải là NFFE báo cáo trực tiếp và đối tượng bảo trợ thực hiện biểu mẫu thay cho một NFFE bảo trợ báo cáo trực tiếp.
Tài khoản đóng trong năm. Kể từ năm 2016, hộp đánh dấu trong Phần IV, dòng 3b, là phần bắt buộc đối với các đối tượng thực hiện khai biểu mẫu là FFI phải báo cáo tài khoản đã đóng trong năm. Ngoài ra, các hướng dẫn cho Phần IV, dòng 3b, đã được chỉnh sửa nhằm làm rõ báo cáo về tài khoản khi chủ tài khoản chuyển tiền từ một tài khoản này sang một tài khoản khác (cùng loại hoặc khác loại tài khoản).
Nhận dạng một chủ tài khoản NFFE thụ động. Khi báo cáo thông tin tài khoản của một tài khoản sở hữu bởi một NFFE thụ động, thông tin về mã TIN không bắt buộc phải có khi xác định tài khoản đó thuộc sở hữu của một NFFE thụ động. Yêu cầu báo cáo chỉ bao gồm tên, địa chỉ của NFFE thụ động. Yêu cầu đối với việc xác định chủ tài khoản có phải là một chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể không thay đổi. Tham khảo Thông tin tài khoản phải báo cáo - tài khoản sở hữu bởi một NFFE thụ động dưới mục tài khoản và các khoản thanh toán có thể chặn thu phải báo cáo dưới đây.
Đại lý khấu trừ. Theo quy định đặc biệt đối với một số đối tượng thực hiện khai biểu mẫu 8966 dưới đây, điểm đầu tiên đã được điều chỉnh để áp dụng cho tất cả các đại lý khấu trừ (không chỉ đối với các đại lý khấu trừ của Hoa Kỳ). Ngoài ra, phần lưu ý đối với các đại lý khấu trừ Hoa Kỳ đã được điều chỉnh bởi vì các đại lý khấu trừ đó báo cáo các khoản thanh toán cho tất cả đối tượng phải nộp thuế của Hoa Kỳ (không chỉ các cá nhân Hoa Kỳ) tại biểu mẫu 1099 theo yêu cầu tại Chương 61.
Các tổ chức FFI thực hiện báo cáo theo mô hình 2. Tại Ai phải thực hiện biểu mẫu sau đây điểm về các FFI báo cáo theo mô hình 2 đã được điều chỉnh để có thêm cấu phần về các tài khoản nắm giữ bởi ODFFI phải báo cáo.
Các chi nhánh Hoa Kỳ và các tổ chức tài chính vùng được coi là đối tượng Hoa Kỳ. Quy định về các chi nhánh Hoa Kỳ và các tổ chức tài chính vùng đã được sửa đổi để bao gồm các tổ chức tài chính vùng được coi là một đối tượng Hoa Kỳ chỉ phải báo cáo khi nhận được khoản thanh toán chặn thu, và một chi nhánh Hoa Kỳ không được coi là đối tượng Hoa Kỳ sẽ chỉ báo cáo đối với các tài khoản mà chi nhánh Hoa Kỳ phải coi là một tài khoản Hoa Kỳ hoặc tài khoản sở hữu bởi ODFFI.
Không cần mã TIN đối với các chủ tài khoản, trung gian, hoặc tổ chức bảo trợ. Hướng dẫn đối với Phần I, dòng 10, và Phần II, dòng 4, đã được điều chỉnh cho năm 2016. Đối tượng khai biểu mẫu sẽ không thực hiện khai chín số “0” nếu chủ tài khoản, trung gian, hoặc tổ chức bảo trợ (nếu có) không có mã TIN, thay vào đó phải để trống những dòng này.
Mã GIIN của tổ chức bảo trợ. Hướng dẫn đối với Phần I, dòng 9, đã được chỉnh sửa để có thêm yêu cầu về mã GIIN đối với các tổ chức FFI bảo trợ (ngoài các tổ chức bảo trợ, các tổ chức đầu tư ...) hoặc NFFE bảo trợ báo cáo trực tiếp bắt đầu từ năm 2016.
Số tài khoản của một chủ sở hữu đáng kể Hoa Kỳ của NFFE báo cáo trực tiếp hoặc NFFE bảo trợ báo cáo trực tiếp. Kể từ năm 2016, NFFE báo cáo trực tiếp và NFFE bảo trợ báo cáo trực tiếp bắt buộc phải thực hiện khai “NANUM" (nếu không có số tài khoản) vào Phần IV, dòng 1, thay vì để trống.
Tóm tắt Chương 4 và các Vấn đề liên quan
• Theo Chương 4 của Bộ Luật Thuế Vụ (Bộ Luật) (các đoạn 1471-1474 và Quy định Tài chính (Quy định) căn cứ vào những đoạn trên, thông thường được gọi là Đạo Luật Tuân Thủ Thuế đối với các Tài khoản Nước ngoài hay là FATCA), đại lý khấu trừ phải khấu trừ và giữ lại khoản thuế khấu trừ với mức tương đương 30% của khoản thanh toán cho một tổ chức tài chính nước ngoài (FFI) trừ khi FFI đó đã tham gia một hiệp định FFI với IRS để được đối xử như một FFI tham gia (PFFI). Căn cứ vào hiệp định FFI, bên cạnh những vấn đề khác, một PFFI đồng ý thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ theo từng năm về các tài khoản Hoa Kỳ, các tài khoản nắm giữ bởi các FFIs có chủ sở hữu được ghi nhận là Hoa Kỳ (ODFFI) và thông tin chung liên quan đến các tài khoản của chủ tài khoản chống đối, và trong khoảng thời gian chuyển tiếp, các khoản thanh toán đến tài khoản do các FFIs không tham gia nắm giữ. Một FFI cũng có thể là FFI được miễn trừ đối với Chương 4 nếu FFI đó được coi là tuân thủ các điều khoản của đoạn 1471(b) theo Quy định đoạn 1.1471-5(f) hoặc được miễn thực hiện việc khấu trừ nếu là chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ đối với mục tiêu của Chương 4 theo Quy định đoạn 1.1471-6. Chương 4 cũng yêu cầu đại lý khấu trừ thực hiện khấu trừ và giữ lại khoản thuế tương đương 30% khoản thanh toán vào tài khoản của tổ chức phi tài chính nước ngoài thụ động (NFFE) trừ khi NFFE thụ động xác nhận với đại lý khấu trừ rằng NFFE thụ động không có bất kỳ chủ sở hữu chính nào là người Hoa Kỳ hoặc cung cấp thông tin chứng minh về chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ. Đại lý khấu trừ cũng được yêu cầu báo cáo thông tin về chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ của NFFE thụ động và những người Hoa Kỳ xác định nắm giữ vốn hoặc lãi vay trả người được thanh toán mà đại lý khấu trừ đồng ý đối xử như một ODFFI.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện FATCA đối với các FFIs hoạt động ở các quốc gia có quy định gây khó khăn cho các FFIs trong việc tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận FFI, Bộ Tài chính đã xây dựng hai Mô hình Hiệp định Liên Chính phủ (IGAs) (IGA Mô hình 1 và IGA Mô hình 2) cho phép các FFIs hoạt động tại những quốc gia này thực hiện việc cập nhật thông tin và báo cáo về các chủ tài khoản nhằm đạt được mục tiêu của FATCA. Các FFIs báo cáo theo IGA Mô hình 1 (FFIs mô hình báo cáo 1) báo cáo các thông tin về các tài khoản Hoa Kỳ có thể báo cáo và những người được thanh toán theo yêu cầu của Hiệp định IGA cho cơ quan thuế của họ. FFIs báo cáo theo mô hình 1 không thực hiện khai trực tiếp Biểu Mẫu 8966 cho IRS. FFIs báo cáo theo Mô hình 2 (FFIs báo cáo theo mô hình 2) báo cáo trực tiếp cho IRS theo Biểu Mẫu 8966 các thông tin về các tài khoản của Hoa Kỳ, và các thông tin chung liên quan đến các chủ tài khoản là những người đồng ý từ bỏ quyền pháp lý đối với việc cho phép FFI báo cáo những thông tin này (tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận), và trong giai đoạn chuyển tiếp, các khoản thanh toán vào tài khoản tại các FFIs không tham gia theo yêu cầu tại Hiệp định IGA và theo các Quy định. Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) là đối tượng của IGA Mô hình 2 do người được ủy thác của Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) báo cáo.
Mục đích của Biểu Mẫu
Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu 8966 được liệt kê trong danh sách “Ai Phải Thực hiện khai Biểu mẫu” sau đây, báo cáo những thông tin liên quan đến các tài khoản Hoa Kỳ, các chủ sở hữu chính người Hoa Kỳ của các NFFEs thụ động, người Hoa Kỳ xác định là chủ sở hữu khoản nợ hoặc khoản lợi ích cổ phần trong các ODFFIs, và một số tài khoản khác căn cứ vào tình trạng pháp lý của đối tượng thực hiện khai biểu mẫu theo Chương 4. Đối với các năm 2015 và 2016, các PFFIs, FFI đăng ký tuân thủ (RDC FFIs), và các FFIs báo cáo theo Mô hình 2 phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo về các khoản thanh toán được trả cho các chủ tài khoản của FFIs không tham gia. Trừ khi được yêu cầu khác đi, FFI báo cáo theo mô hình 2 cần gửi Biểu Mẫu 8966 báo cáo về các tài khoản của mình nhất quán với hướng dẫn dành cho các PFFIs.
Lưu ý: Một biểu mẫu 8966 riêng biệt sẽ phải được khai cho mỗi chủ sở hữu chính Hoa Kỳ của NFFE thụ động và mỗi cá nhân Hoa Kỳ xác định sở hữu nguồn vốn hoặc tiền lãi vay tại một ODFFI và mỗi nhóm tài khoản của một FFI được phép báo cáo chung theo quy định tại Phần V.
Đối tượng phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966
Trừ các trường hợp khác được đề cập trong hướng dẫn này, đối tượng được yêu cầu phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
• PFFI. Một PFFI phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo các thông tin liên quan đến các tài khoản mở tại Hoa Kỳ, các tài khoản do các đối tượng phản động/chống đối sở hữu (căn cứ vào các nhóm được quy định trong Phần V), và các tài khoản của các FFI không được phép tham gia (đơn lẻ hoặc theo nhóm, nếu được cho phép).
• Chi nhánh tại Hoa Kỳ của PFFI không được coi như một chủ thể Hoa Kỳ. chi nhánh tại Hoa Kỳ của một PFFI không được coi như một chủ thể Hoa Kỳ,và phải đáp ứng các yêu cầu báo cáo theo Biểu mẫu 8966 như là một PFFI. Xem Quy Định tại đoạn 1.1471-4(d)(2)(iii)(C).
• RDC FFI. RDC FFI phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo tài khoản Hoa Kỳ theo nghĩa vụ báo cáo của mình, áp dụng theo đúng điều kiện của một RDC FFI. Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(f)(1)(i) hoặc Mô hình IGA 2 thích hợp.
• Chi nhánh tuân thủ hạn chế hoặc FFI tuân thủ hạn chế (bao gồm cả tổ chức hoặc chi nhánh liên quan được mô tả tại Mô hình ứng dụng 1 hoặc Mô hình IGA 2). Một chi nhánh tuân thủ hạn chế hoặc FFI tuân thủ hạn chế phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo tài khoản tại Hoa Kỳ trong phạm vi được cho phép căn cứ theo các quy định liên quan đến chi nhánh hoặc FFI đó. Xem Quy Định các đoạn 1.1471-4(e)(2)(iv)(B) và (e)(3)(iii)(B).
• FFI báo cáo theo mô hình 2. Một FFI báo cáo theo mô hình 2 phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo các tài khoản tại Hoa Kỳ, các tài khoản của ODFFIs, các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận, và các tài khoản tại các FFIs không tham gia (riêng lẻ hoặc theo nhóm, khi cho phép).
• Trung gian đủ tiêu chuẩn (Ql), Đối tác khấu trừ nước ngoài (WP), hoặc Quỹ tín thác khấu trừ nước ngoài (WT). Các Ql, WP, hoặc WT phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo về các tài khoản, đối tác, và chủ sở hữu hưởng lợi nếu được áp dụng và nếu được quy định trong thỏa thuận Ql, WP, hoặc WT của mình.
• NFFE báo cáo trực tiếp. Một NFFE báo cáo trực tiếp phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo về các chủ tài khoản chính người Hoa Kỳ hoặc báo cáo về việc họ không có gì. Xem Quy định đoạn 1.1472-1 (c)(3).
• Đơn vị Bảo trợ. Đơn vị Bảo trợ phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo về tài khoản của FFI hoặc chủ sở hữu chính Hoa Kỳ của một NFFE có nguồn thu ổn định đã được chấp thuận như một FFI được bảo trợ hoặc một NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ. Xem Quy định tại đoạn 1.1471-4(d)(2)(ii)(C) liên quan đến các yêu cầu báo cáo đối với Đơn vị Bảo trợ thực hiện nhân danh một FFI được bảo trợ. Xem Quy định tại đoạn 1.1472-1(c)(5) liên quan đến các yêu cầu báo cáo đối với Đơn vị Bảo trợ thực hiện nhân danh một NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ.
• TIP: Các FFIs được bảo trợ và các NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ không cần thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nếu Đơn vị Bảo trợ đang thay mặt thực hiện báo cáo cho tổ chức đó.
• Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts). Người được ủy thác của một Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) có trách nhiệm báo cáo theo Biểu Mẫu 8966 tất cả các thông tin được yêu cầu phải báo cáo theo IGA đối với mỗi tài khoản của Hoa Kỳ được duy trì bởi Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác.
Các yêu cầu đặc biệt dành cho một số đối tượng đặc thù thực hiện khai Biểu Mẫu 8966
• Các đại lý khấu trừ. Đại lý khấu trừ không phải là một FFI và thực hiện thanh toán các khoản khấu trừ cho một NFFE thụ động có một chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một thực thể luân chuyển cũng là một NFFE thụ động) nếu NFFE đề cập đầu tiên là chủ sở hữu thực sự của khoản thanh toán, hoặc một ODFFI có cá nhân người Hoa Kỳ cụ thể sở hữu khoản vốn hoặc lãi vay tại ODFFI đó phải báo cáo về chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ hoặc cá nhân người Hoa Kỳ cụ thể xác định theo Biểu Mẫu 8966.
• Đối tượng trả tiền Hoa Kỳ ( trừ chi nhánh Hoa Kỳ) là một PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) không bắt buộc phải thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 để báo cáo về một tài khoản nếu đối tượng đó đã báo cáo các khoản thanh toán cho chủ tài khoản đó theo Biểu Mẫu 1099 trong phạm vi được quy định tại đoạn 1.1471-4(d)(2)(iii)(A). Đối với tài khoản tại NFFE thụ động có chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ hoặc tài khoản tại một FFI mà PFFI đó (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) được thỏa thuận coi như một ODFFI, thì PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) lựa chọn báo cáo theo Biểu Mẫu 1099 vẫn phải khai theo Biểu Mẫu 8966 để báo cáo về những tài khoản này.
Lưu ý: Đại lý khấu trừ là đối tượng thanh toán Hoa Kỳ báo cáo các khoản thanh toán cho các cá nhân Hoa Kỳ phải báo cáo những khoản thanh toán này theo Biểu Mẫu 1099 trong phạm vi được yêu cầu tại Chương 61. Không thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 để báo cáo các khoản thanh toán này.
Lưu ý: Một FFI không phải là PFFI, FFI báo cáo theo mô hình 2, hoặc RDC FFI không được yêu cầu thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 vẫn có thể bị yêu cầu báo cáo khoản thanh toán theo Chương 61.
TIP: Biểu Mẫu 8966 không được sử dụng để báo cáo bất kỳ khoản khấu trừ thuế nào theo Chương 4 cho IRS. Bên cạnh Biểu Mẫu 8966, đại lý khấu trừ cũng có thể phải khai Biểu Mẫu 1042, về việc khấu trừ hoàn thuế hàng năm đối với thu nhập có nguồn gốc Hoa Kỳ của người nước ngoài, và Biểu Mẫu 1042-S về thu nhập có nguồn gốc Hoa Kỳ của người nước ngoài là đối tượng khấu trừ, để báo cáo về bất kỳ khoản khấu trừ thuế nào theo Chương 4. Để có thêm thông tin, xem các Biểu Mẫu 1042, 1042-S, và các hướng dẫn kèm theo.
• PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI chọn báo cáo theo Chương 61. Một PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI lựa chọn thực hiện báo cáo theo Chương 61 để đáp ứng các yêu cầu báo cáo theo Chương 4 đối với một số tài khoản thì không phải thực hiện báo cáo theo Biểu Mẫu 8966 đối với những tài khoản do người Hoa Kỳ xác định nắm giữ. Thay vào đó, PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI sẽ phải báo cáo tài khoản này theo Biểu Mẫu 1099. Xem Quy Định đoạn 1.1471-4(d)(5). Đối với tài khoản do NFFE thụ động sở hữu với chủ sở hữu đáng kể là người Hoa Kỳ hoặc tài khoản sở hữu bởi một FFI đã được PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI đã thỏa thuận để được đối xử như một ODFFI, thì PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI lựa chọn báo cáo theo Chương 61 vẫn phải thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 để báo cáo về những tài khoản này.
• Chi nhánh Hoa Kỳ của PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc RDC FFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 1) được coi như một chủ thể Hoa Kỳ. Chi nhánh Hoa Kỳ của PFFI (FFI báo cáo theo mô hình 2), hoặc RDC FFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 1) được đối xử như một chủ thể Hoa Kỳ phải thực hiện Biểu Mẫu 8966 để báo cáo về các tài khoản hoặc người được thanh toán theo phương thức giống như một đại lý khấu trừ (xem phần trên). Xem Quy Định các đoạn 1.1471-1(b)(135), và 1.1471-4(d)(2)(iii)(B).
• Chi nhánh Hoa Kỳ của một RDC FFI hoặc FFI hạn chế không được coi như một chủ thể Hoa Kỳ. Một chi nhánh của RDC FFI hoặc FFI hạn chế không được coi như một chủ thể Hoa Kỳ sẽ thực hiện báo cáo theo Biểu mẫu 8966 theo cùng một cách mà đại lý khấu trừ phải thực hiện (xem phần trên) đối với các tài khoản mà chi nhánh Hoa Kỳ ấy phải đối xử như là các tài khoản Hoa Kỳ hoặc tài khoản sở hữu bởi ODFFIs. Xem Quy Định các đoạn 1.1471-4(d)2(lii)(C).
• Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được coi là một chủ thể Hoa Kỳ. Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ là tổ chức trung chuyển hoặc trung gian đối với các khoản thanh toán khấu trừ và đồng ý được coi là chủ thể Hoa Kỳ phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 như một đại lý khấu trừ (xem trên đây). Xem Quy định các đoạn 1.147-1 (b)(131) và 1.1471-2(a)(2)(iv).
Khi nào, Ở đâu và Thực hiện khai biểu mẫu như thế nào
Khi nào khai. Biểu Mẫu 8966 được yêu cầu khai cho năm 2016 vào hoặc trước ngày 31/03/2017. FFI báo cáo theo mô hình 2 phải thực hiện Biểu Mẫu 8966 vào ngày áp dụng đối với PFFI, trừ khi có ngày báo cáo khác được xác định trong IGA mô hình 2.
Gia hạn thời gian khai. Tự động gia hạn 90 ngày để thực hiện Biểu Mẫu 8966 có thể được đề xuất. Để đề nghị tự động gia hạn 90 ngày thực hiện khai Biểu mẫu 8966, Biểu Mẫu 8809-I, Xem hướng dẫn thực hiện khai Biểu mẫu 8809-I đối với nơi để thực hiện khai Biểu mẫu này. Bạn cần đề nghị gia hạn ngay khi bạn nhận thấy việc gia hạn là cần thiết, nhưng không muộn hơn thời hạn phải thực hiện khai các Biểu Mẫu 8966. FFI báo cáo theo mô hình 2 không được phép gia hạn việc khai Biểu Mẫu 8966 để báo cáo tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận hoặc FFI không tham gia không đồng thuận. FFI báo cáo theo mô hình 2 cần tham khảo IGA mô hình 2 để xác định thời hạn thực hiện khai những biểu mẫu này.
Đối với những trường hợp khó khăn, IRS có thể cho phép gia hạn thêm 90 ngày đối với việc thực hiện khai Biểu Mẫu 8966. Xem Quy định đoạn 1.1471-4(d)(3)(vii). Để đề nghị gia hạn thêm 90 ngày đối với việc thực hiện khai Biểu mẫu 8966, phải khai Biểu Mẫu 8809-I lần thứ hai trước khi kết thúc đợt gia hạn lần đầu. Xem hướng dẫn đối với Biểu Mẫu 8809-I để có thêm thông tin về việc yêu cầu gia hạn bổ sung việc thực hiện khai Biểu mẫu 8966.
Yêu cầu nộp báo cáo điện tử. Một tổ chức tài chính được yêu cầu phải khai Biểu Mẫu 8966 bằng file điện tử, dù bất kể số lượng Biểu Mẫu 8966 được thực hiện khai Biểu mẫu là bao nhiêu. Tất cả các tổ chức khác có từ 250 Biểu Mẫu 8966 trở lên cho một năm phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 bằng file điện tử. Để đề nghị không thực hiện khai Biểu mẫu 8966 điện tử, phải gửi Biểu Mẫu 8508-I. Yêu cầu này phải được khai ít nhất 45 ngày trước ngày hết hạn của dữ liệu. Xem hướng dẫn thực hiện khai Biểu mẫu 8508-I để thực hiện khai Biểu mẫu và biết thêm thông tin.
Thực hiện khai Biểu mẫu điện tử như thế nào. Việc thực hiện khai Biễu Mẫu điện tử cần tham chiếu theo Công báo 5124, Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FATCA) XML v2.0 - hướng dẫn cụ thể về phương pháp khai các trường thông tin trong Biểu Mẫu 8966 bằng file điện tử. Thông thường, những hướng dẫn này được sử dụng để bổ sung cho Công báo 5124. Thông tin về việc làm thế nào để gửi Biểu Mẫu 8966 điện tử cho IRS được trình bày trong Công báo 5190, Hướng dẫn sử dụng dịch vụ trao đổi dữ liệu quốc tế (IDES), và Công báo 5188, Hướng dẫn sử dụng giản đồ siêu dữ liệu XML v1.1 - hướng dẫn dành cho người sử dụng.
Nếu đối tượng báo cáo được yêu cầu phải nộp Biểu Mẫu điện tử nhưng không thực hiện, và cũng không được chấp thuận về việc không phải nộp Biểu Mẫu điện tử, các biện pháp xử vùng lãnh thổ theo các đoạn 6721 đến 6724 có thể được áp dụng.
Nộp Biểu Mẫu 8966 giấy ở đâu. Nếu đối tượng báo cáo nhận được văn bản chấp thuận việc miễn trừ các yêu cầu thực hiện khai Biểu mẫu 8966 điện tử từ IRS hoặc bạn không phải khai Biểu Mẫu 8966 điện tử, bạn có thể gửi tất cả Biểu Mẫu 8966 giấy cùng với Biểu Mẫu 8966-C, Thư Bìa của Biểu Mẫu 8966 nộp bằng bản cứng, theo địa chỉ sau:
Sở Thuế Vụ
FATCA, Stop 6052 AUSC
3651 South IH 35
Austin, Texas 78741
Thông tin bổ sung và cập nhật đối với Biểu Mẫu 8966. Đối với thông tin về FATCA, bao gồm những cập nhật đối với Biểu Mẫu 8966 và hướng dẫn thực hiện khai Biểu mẫu, cũng như các câu trả lời cho các Câu hỏi thường gặp, truy cập www.irs.gov/fatca.
Định nghĩa
Đối với các thông tin chi tiết về các khái niệm chung áp dụng cho FATCA, xem Quy Định đoạn 1.1471-1 (b). Fl báo cáo theo IGA mô hình 1 và IGA mô hình 2 cũng cần tham khảo các khái niệm được thể hiện trong hiệp định IGA hoặc áp dụng căn cứ vào bất kỳ luật trong nước nào liên quan đến nghĩa vụ thực hiện FATCA. Riêng đối với việc sử dụng để thực hiện khai Biểu Mẫu 8966, các khái niệm sau được cung cấp để hướng dẫn đối tượng thực hiện khai.
Tài khoản/Tài khoản tài chính. Tài khoản hoặc tài khoản tài chính là tài khoản tài chính được quy định trong Quy Định đoạn 1.1471-5(b).
Chủ tài khoản. Chủ tài khoản là đối tượng nắm giữ tài khoản tài chính, như được xác định trong Quy Định đoạn 1.1471-5(a)(3).
Tài khoản được duy trì bởi PFFI hoặc FFI báo cáo theo mô hình 2. Tài khoản được duy trì bởi PFFI hoặc FFI báo cáo theo mô hình 2 là tài khoản mà PFFI hoặc FFI báo cáo theo mô hình 2 duy trì theo Quy Định đoạn 1.1471-5(b)(5).
Chi nhánh. Chi nhánh là một đơn vị, công ty hoặc văn phòng của FFI được đối xử như một chi nhánh theo cơ chế quản lý của quốc gia hoặc được quản lý theo các luật của quốc gia, khác với các văn phòng, đơn vị hoặc chi nhánh khác của FFI đó, và bao gồm thực thể một thành viên trực thuộc (disregarded entity) của FFI. Chi nhánh bao gồm các đơn vị, các công ty và các văn phòng của FFI được đặt tại quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) mà ở đó FFI đặt trụ sở cũng như các đơn vị, công ty và văn phòng của FFI được đặt tại quốc gia mà FFI được thành lập hoặc hoạt động. Tất cả các đơn vị, công ty hoặc văn phòng của PFFI được đặt tại một quốc gia đơn lẻ (hoặc vùng lãnh thổ), bao gồm tất cả các thực thể một thành viên trực thuộc được đặt tại quốc gia đơn lẻ đó (hoặc vùng lãnh thổ), phải được đối xử như chi nhánh đơn lẻ.
Chi nhánh duy trì một tài khoản. Chi nhánh, bao gồm thực thể của một thành viên trực thuộc, duy trì tài khoản nếu quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản đó và của FFI liên quan đến tài khoản (bao gồm tất cả tài sản liên quan đến tài khoản đó) được quản lý bởi luật của quốc gia mà chi nhánh đó đang hoạt động hoặc là thực thể của một thành viên trực thuộc.
NFFE báo cáo trực tiếp. NFFE báo cáo trực tiếp là NFFE được lựa chọn để báo cáo về các chủ tài khoản Hoa Kỳ chính cho IRS theo Quy Định đoạn 1.1472-1 (c)(3).
FFI được coi là tuân thủ. FFI được coi là tuân thủ là FFI được xem là đáp ứng các yêu cầu của đoạn 1471 (b) theo đoạn 1471(b) (2) và Quy Định đoạn 1.1471-5(f).
NFFEs miễn trừ. NFFEs miễn trừ bao gồm các NFFEs là Qls, WPs, và WTs, các tập đoàn thương mại công (bao gồm các công ty liên kết của tập đoàn này), các thực thể thuộc vùng lãnh thổ, NFFEs có thu nhập không ổn định, tổ chức phi tài chính miễn trừ, NFFEs báo cáo trực tiếp và NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ như đã được đề cập tại Quy Định đoạn 1.1472-1(c)(1).
Chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ. Chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ là bất kỳ cá nhân nào được đề cập trong Quy Định từ đoạn 1.1471 -6(b) đến (g) và bao gồm bất kỳ cá nhân nào được đối xử là chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ theo IGA mô hình 2.
Tổ chức tài chính (Fl). Tổ chức tài chính là tổ chức nhận tiền gửi, tổ chức quản lý giám hộ, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm (hoặc công ty mẹ của công ty bảo hiểm) phát hành bảo hiểm giá trị giải ước hoặc hợp đồng kim niên, hoặc công ty mẹ hoặc trung tâm quản lý nguồn vốn là một phần của gousp liên kết được mở rộng của các FFIs, và bao gồm tổ chức tài chính được định nghĩa theo IGA mô hình 1 hoặc IGA mô hình 2. Xem Quy định đoạn 1.1471-5(e)(1).
Tổ chức tài chính nước ngoài (FFI). Ngoại trừ các chi nhánh nước ngoài của tổ chức tài chính Hoa Kỳ hoặc Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính nước ngoài là thực thể nước ngoài. Thuật ngữ tổ chức tài chính nước ngoài cũng bao gồm chi nhánh nước ngoài của tổ chức tài chính Hoa Kỳ tham gia thỏa thuận Ql có hiệu lực.
Khoản tiền nước ngoài phải báo cáo. Thuật ngữ “khoản tiền nước ngoài phải báo cáo” là tổng số tiền thanh toán có nguồn gốc nước ngoài được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471- 4(d)(4)(iv).
Mã số nhận dạng tổ chức trung gian toàn cầu (GIIN). Mã số nhận dạng tổ chức trung gian toàn cầu hoặc GIIN là mã số được cấp cho PFFI, FFI báo cáo mô hình 1, FFI báo cáo mô hình 2, RDC FFI, và các thực thể đăng ký khác (chẳng hạn: NFFE báo cáo trực tiếp). Một mã số GIIN riêng lẻ được cung cấp cho một FFI để nhận dạng từng vũng lãnh thổ mà FFI có chi nhánh không được đối xử là chi nhánh tuân thủ hạn chế. NFFE báo cáo trực tiếp chỉ được cấp một mã số GIIN, bất kỳ tổ chức đó có chi nhánh ở đâu.
Chi nhánh tuân thủ hạn chế. Đối với PFFI, chi nhánh tuân thủ hạn chế là chi nhánh được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471-4(e)(2)(iii). Đối với FFI báo cáo theo mô hình 2, chi nhánh tuân thủ hạn chế là chi nhánh của FFI báo cáo theo mô hình 2 hoạt động ở vùng lãnh thổ ngăn cản chi nhánh đó thực hiện đầy đủ các yêu cầu của hoặc FFI được coi là tuân thủ và được đối xử như FFI không tham gia.
FFI tuân thủ hạn chế. FFI tuân thủ hạn chế là FFI được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471-4(e)(3)(H). Đối với FFI báo cáo theo mô hình 2, FFI tuân thủ hạn chế là một thực thể liên quan hoạt động tại vùng lãnh thổ ngăn cản thực thể đó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của PFFI hoặc FFI được coi là tuân thủ và được đối xử như một FFI không tham gia.
IGA mô hình 1. IGA mô hình 1 là Hiệp định giữa Hoa Kỳ hoặc Bộ Tài chính Hoa Kỳ và chính phủ nước ngoài hoặc một hoặc nhiều cơ quan nước ngoài để thực hiện FATCA thông qua việc báo cáo của các tổ chức tài chính cho chính phủ nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài, theo đó việc trao đổi thông tin được báo cáo với IRS được thực hiện tự động, về danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là tham gia một IGA có hiệu lực, truy cập www.treasury.gov/resource-center/tax-policy/treaties/Pages/FATCA-Archive.aspx.
IGA mô hình 2. IGA mô hình 2 là hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Hoa Kỳ hoặc Bộ Tài chính Hoa Kỳ với chính phải nước ngoài hoặc một hoặc nhiều cơ quan nước ngoài để thực hiện FATCA thông qua việc các tổ chức tài chính báo cáo trực tiếp cho IRS theo các yêu cầu của hiệp định FFI được sửa đổi bởi IGA mô hình 2 được áp dụng và được bổ sung việc trao đổi thông tin giữa chính phủ hoặc cơ quan nước ngoài và IRS. Về danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là tham gia một IGA có hiệu lực, truy cập www.treasury.gov/resource-center/tax-policy/treaties/Pages/FATCA-Archive.aspx.
Tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận. Đối với các mục đích của FFI báo cáo mô hình 2, tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận có nghĩa là tài khoản đó được căn cứ theo IGA mô hình 2 được áp dụng. Đối với các mục đích của biểu mẫu này, tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận được đối xử như một chủ tài khoản chống đối.
Thực thể phi tài chính nước ngoài (NFFE). Thực thể phi tài chính nước ngoài (NFFE) là thực thể nước ngoài nhưng không phải là tổ chức tài chính. NFFE bao gồm NFFE vùng lãnh thổ được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471-1(b)(132) và thực thể nước ngoài được đối xử như một NFFE theo IGA mô hình 1 hoặc IGA mô hình 2.
FFI không tham gia. FFI không tham gia là FFI ngoài PFFI, FFI được coi là tuân thủ, hoặc chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ.
Fl không báo cáo. Fl không báo cáo là một thực thể cư trú tại hoặc được thành lập tại vùng lãnh thổ tham gia IGA mô hình 1 hoặc IGA mô hình 2 có hiệu lực và được đối xử như một Fl không báo cáo trong Phụ lục II của IGA mô hình 1 hoặc IGA mô hình 2 được áp dụng hoặc được đối xử như một FFI được coi là tuân thủ hoặc chủ sở hữu hưởng lợi miễn trừ theo Quy định các đoạn 1.1471-5 hoặc 1.1471-6.
Các FFIs ký thỏa thuận báo cáo về chủ sở hữu(ODFFI). ODFFI là một FFI được miêu tả trong Quy Định đoạn 1.1471-5(f)(3).
FFI tham gia (PFFI). PFFI là một FFI, hoặc chi nhánh của FFI tham gia hiệp định FFI với IRS, và bao gồm FFI báo cáo mô hình 2.
NFFE thụ động. NFFE thụ động là một NFFE không phải là NFFE miễn trừ. Đối với FFI báo cáo mô hình 2 thực hiện khai Biểu mẫu 8966 này báo cáo về các tài khoản và người nhận thanh toán của mình, thì NFFE thụ động là một NFFE không phải là NFFE có nguồn thu không cố định (như đã được định nghĩa trong IGA mô hình 2).
Báo cáo gộp. Để phục vụ mục đích của biểu mẫu này, FFI được cho phép báo cáo về các chủ tài khoản chống đối, các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận, và các FFIs không tham gia trên cơ sở tổng hợp báo cáo chứ không phải báo cáo về thông tin chủ tài khoản cụ thể. Đối với các chủ tài khoản chống đối và các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận, báo cáo gộp bao gồm chủ tài khoản nằm trong danh mục cụ thể được miêu tả trong Quy định đoạn 1.1471-4(d)(6).
Trung gian đủ tiêu chuẩn (Ql), Đối tác khấu trừ ngoại quốc (WP), ủy thác khấu trừ ngoại quốc (WT). Ql là thực thể nước ngoài (hoặc chi nhánh nước ngoài của tổ chức tài chính Hoa Kỳ) tham gia thỏa thuận Ql với IRS. WP là đối tác nước ngoài tham gia thỏa thuận đối tác ngoại quốc với IRS. WT là quỹ ủy thác nước ngoài tham gia thỏa thuận quỹ ủy thác khấu trừ ngoại quốc với IRS.
Chủ tài khoản chống đối. Chủ tài khoản chống đối là chủ tài khoản (ngoài chủ tài khoản của FFI) của PFFI hoặc FFI đăng ký tuân thủ không cung cấp cho FFI duy trì tài khoản các thông tin theo yêu cầu tại Quy Định đoạn 1.1471-5(g).
FFI đăng ký tuân thủ (RDC FFI). FFI đăng ký tuân thủ là FFI được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471-5(f)(1), và bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 1, chi nhánh IQ của tổ chức tài chính Hoa Kỳ là FFI báo cáo theo mô hình 1 và Fl không báo cáo được đối xử như FFI đăng ký tuân thủ theo IGA mô hình 2.
FFI báo cáo theo mô hình 1. FFI báo cáo theo mô hình 1 là Fl, bao gồm chi nhánh nước ngoài của tổ chức tài chính Hoa Kỳ, được đối xử như tổ chức tài chính báo cáo theo IGA mô hình 1.
FFI báo cáo theo mô hình 2. FFI báo cáo theo mô hình 2 là Fl hoặc chi nhánh của Fl được đối xử như tổ chức tài chính báo cáo theo IGA mô hình 2.
Cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định. Cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định là bất kỳ cá nhân Hoa Kỳ nào được miêu trả trong Quy Định đoạn 1.1.473-1 (c).
NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ. NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ là NFFE báo cáo trực tiếp có Đơn vị Bảo trợ thực hiện các yêu cầu về cập nhật và báo cáo nhân danh NFFE Báo cáo trực tiếp được bảo trợ như được miêu tả trong Quy Định đoạn 1.1472-1 (c)(5).
FFI được bảo trợ. FFI được bảo trợ là một FFI là thực thể đầu tư, tập đoàn nước ngoài được quản lý hoặc tổ chức đầu tư kiểu gia đình (closely held investment vehicle) có Đơn vị Bảo trợ thực hiện nghĩa vụ báo cáo, khấu trừ và cập nhật nhân danh FFI được bảo trợ.
Đơn vị bảo trợ. Đơn vị bảo trợ là thực thể đăng ký với IRS để thực hiện các nghĩa vụ về cập nhật, khấu trừ và báo cáo của một hoặc nhiều FFIs được bảo trợ hoặc các NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ.
Chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể. Chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định được miêu trả tại Quy Định đoạn 1.1473-1(b). Trong phạm vi mục đích thực hiện khai Biểu mẫu này, FFI báo cáo theo mô hình 2 báo cáo tài khoản do NFFE có thu nhập cố định nắm giữ cần thay thuật ngữ “cá nhân kiểm soát là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định” bằng thuật ngữ “chủ sở hữu Hoa Kỳ có vốn lớn” và tham chiếu đến IGA mô hình 2 được áp dụng đối với định nghĩa về cá nhân kiểm soát Hoa Kỳ. NFFE vùng lãnh thổ không phải NFFE miễn trừ cần xác định chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể bằng cách áp dụng ngưỡng 10% theo Quy Định đoạn 1.1473-1 (b)(1).
Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ. Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ là tổ chức tài chính được hợp nhất hoặc được tổ chức theo luật của Vùng lãnh thổ Hoa Kỳ, trừ thực thể vùng lãnh thổ là tổ chức tài chính là công ty đầu tư.
Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được đối xử như một đối tượng Hoa Kỳ. Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được đối xử như một đối tượng Hoa Kỳ là Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được đối xử như một đối tượng Hoa Kỳ theo Quy Định đoạn 1.1471-3(a)(3)(iv).
Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts). Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) là quỹ ủy thác được miêu tả tại IGA mô hình 1 hoặc IGA mô hình 2.
Tài khoản Hoa Kỳ. Tài khoản Hoa Kỳ là bất kỳ tài khoản nào do một hoặc nhiều cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định nắm giữ. Tài khoản Hoa Kỳ cũng bao gồm bất kỳ tài khoản nào được nắm giữ bởi NFFE có thu nhập cố định có một hoặc nhiều chủ sở hữu Hoa Kỳ có vốn lớn, hoặc đối với FFI báo cáo theo mô hình 2, thì tài khoản Hoa Kỳ là bất kỳ tài khoản nào được nắm giữ bởi NFFE có thu nhập cố định có một hoặc nhiều cá nhân kiểm soát là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định. Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(a) và IGA mô hình 2 được áp dụng.
Chi nhánh Hoa Kỳ được đối xử như đối tượng Hoa Kỳ. Chi nhánh Hoa Kỳ được đối xử như đối tượng Hoa Kỳ là chi nhánh Hoa Kỳ của PFFI, FFI báo cáo theo mô hình 1, FFI báo cáo theo mô hình 2 hoặc RDC FFI được đối xử như đối tượng Hoa Kỳ theo Quy Định đoạn 1.1441-1(b)(2)(iv)(A)
Đại lý khấu trừ. Đối với khoản thanh toán có thể bị khấu trừ, Đại lý khấu trừ là đối tượng được miêu tả trong Quy Định đoạn 1.1473-1 (d).
Khoản thanh toán có thể bị khấu trừ. Khoản thanh toán có thể bị khấu trừ là khoản thanh toán được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1473-1 (a).
Các tài khoản và các khoản thanh toán khấu trừ phải báo cáo
Tài khoản phải báo cáo. PFFI, FFI báo cáo theo mô hình 2 hoặc RDC FFI hàng năm phải khai Biểu Mẫu 8966 riêng đối với từng tài khoản được yêu cầu phải báo cáo, hoặc đối với từng nhóm tài khoản được phép báo cáo gộp theo thỏa thuận FFI và Quy Định đoạn 1.1471-4(d). FFI phải báo cáo các tài khoản được yêu cầu báo cáo được duy trì tại bất kỳ thời điểm nào trong năm dương lịch. Điều này có nghĩa là sẽ bao gồm các tài khoản mà FFI được yêu cầu coi là tài khoản Hoa Kỳ hoặc tài khoản do ODFFIs nắm giữ, bao gồm các tài khoản được xác định là tài khoản Hoa Kỳ sau khi có sự thay đổi về tình hình tài chính trong năm đó hoặc do thời hạn kết thúc trong năm quy định trong quy trình cập nhật thông tin đối với chủ tài khoản. FFI này cũng phải báo cáo các tài khoản do các chủ tài khoản chống đối nắm giữ vào cuối năm dương lịch. Nếu PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) duy trì tài khoản cho FFI không tham gia, thì sau đó, PFFI phải báo cáo các thông tin được miêu tại theo Thông Tin Tài khoản được báo cáo- Tài khoản do FFI không tham gia nắm giữ.
Mặc dù vậy, tài khoản do FFI nắm giữ chỉ phải báo cáo nếu chủ tài khoản đó được xếp vào danh mục là FFI không tham gia vào cuối năm đó hoặc vào ngày tài khoản bị đóng. Xem Quy Định đoạn 1.1471-4(d)(2)(i) và (ii). Nếu chủ tài khoản chuyển tiền trong một loại tài khoản này sang một loại tài khoản khác trong cùng FFI trong năm đó, không phải báo cáo tài khoản này lần 2.
Báo cáo theo Biểu Mẫu 8966 yêu cầu báo cáo đối với các tài khoản sau:
• Tài khoản Hoa Kỳ được duy trì bởi PFFI, FFI báo cáo theo mô hình 2 hoặc RDC FFI cá nhân Hoa kỳ bị chỉ định nắm giữ hoặc tài khoản cho từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (hoặc, trong trường hợp là FFI báo cáo theo mô hình 2, đối với từng cá nhân kiểm soát là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định) của NFFE thụ động mà FFI duy trì tài khoản. Báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (hoặc cá nhân kiểm soát) của NFFE thụ động (như đã được xác định tại Quy Định hoặc IGA mô hình 2) là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định.
Lưu ý: Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(b) để biết thêm chi tiết đối với từng loại tài khoản là đối tượng phải báo cáo, bao gồm tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý giám hộ, vốn góp hoặc vốn vay trong từng loại tổ chức tài chính, và các hợp đồng bảo hiểm giá trị giải ước và hợp đồng niêm kim. Trường hợp miễn trừ, bao gồm các tài khoản tiền gửi cá nhân có số dư hoặc giá trị dưới $50,000 (trừ khi việc lựa chọn đã được thực hiện trước khi có miễn trừ này), tài khoản hưu trí và các tài khoản khác. Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(a)(4) và 1.1471-5(b)(2). Cũng xem thêm Quy Định đoạn 1.1471-5(a)(3) liên quan đến đối tượng nào được xem là chủ tài khoản được liệt kê trong danh sách chủ tài khoản là quỹ ủy thác hoặc đại lý, hoặc khi nào một tài khoản được nắm giữ chung.
• Tài khoản được nắm giữ bởi ODFFI được định nghĩa trong Quy Định đoạn 1.1471 -5(f)(3). Báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI theo Quy Định đoạn 1.1471- 3(d)(6)(iv)(A)(1) và (2) và 1.1471-4(d)(2)(iii)(D).
• Tài khoản được duy trì bởi Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) là FFI mô hình 2 không báo cáo được định nghĩa trong IGA mô hình 2. Người được ủy thác phải thực hiện khai Biểu mẫu 8966 để báo cáo về từng tài khoản Hoa Kỳ (trong phạm vi định nghĩa tại IGA mô hình 2) được duy trì bởi Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) nếu người được ủy thác đó là FFI duy trì tài khoản.
• Tài khoản được nắm giữ bởi Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ không được đối xử như đối tượng Hoa Kỳ. Báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định hoặc chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE thụ động đối với Tổ chức Tài chính Vùng lãnh thổ hoạt động như một trung gian tài chính hoặc một thực thể chuyển thu nhập (flow-through entity) và cung cấp cho PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) thông tin và tài liệu được yêu cầu theo Quy Định đoạn 1.1471-3(c)(3)(iii)(G). Xem Quy Định đoạn 1.1471 -4(d)(2)(ii)(B)(2).
• Tài khoản được nắm giữ bởi FFI không tham gia. Đối với năm 2016, báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng tài khoản được duy trì bởi FFI không tham gia đã được phân loại vào cuối năm hoặc vào ngày đóng tài khoản (bao gồm chi nhánh tuân thủ hạn chế hoặc FFI tuân thủ hạn chế bị đối xử như một FFI không tham gia) để báo cáo về tổng số tiền nhất định. Tuy nhiên, cần xem trong phần sau của hướng dẫn này đối với việc báo cáo theo nhóm các FFI không tham gia không đồng thuận nếu việc báo cáo về người nhận thanh toán bị cấm theo quy định của luật trong nước mà không có sự đồng ý của chủ tài khoản.
• Các tài khoản báo cáo gộp theo nhóm được cho phép. Các tài khoản do các cá nhân sau nắm giữ được báo cáo gộp theo Biểu Mẫu 8966: chủ tài khoản phản động/chống đối có yếu tố Hoa Kỳ, chủ tài khoản phản động/chống đối không có yếu tố Hoa Kỳ, chủ tài khoản chống đối là cá nhân Hoa Kỳ, chủ tài khoản chống đối là NFFEs thụ động và chủ tài khoản chống đối của các tài khoản không hoạt động. Xem Quy Định đoạn 1.1471- 4(d) (6). FFI báo cáo theo mô hình 2, theo thuật ngữ trong IGA mô hình 2, phải báo cáo các thông tin chung liên quan đến tài khoản mà FFI được yêu cầu phải đối xử như tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận theo Biểu Mẫu 8966 theo phương thức được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471- 4(d)(6) (cụ thể: các loại báo cáo gộp). Đối với năm 2016, nếu việc báo cáo về người nhận thanh toán bị ngăn cấm theo luật trong nước mà không có sự đồng ý của chủ tài khoản thì PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) có thể báo cáo gộp các FFIs không tham gia không đồng thuận vào một Biểu Mẫu 8966 đơn lẻ. (Xem hướng dẫn cụ thể, Phần V, Loại báo cáo gộp).
• Thông tin tài khoản phải báo cáo. Các thông tin sau phải được báo cáo theo Biểu Mẫu 8966. Xem phần Hướng dẫn cụ thể để xác định thông tin bạn phải báo cáo căn cứ vào tình trạng khai thuế của bạn.
• Tài khoản nắm giữ bởi cá nhân Hoa Kỳ xác định. Thông tin nhận dạng chủ tài khoản (tên, địa chỉ và mã số thuế Hoa Kỳ), số tài khoản, số dư hoặc giá trị tài khoản, các khoản thanh toán được liệt kê liên quan đến tài khoản (miêu tả trong Phần Part IV), và các thông tin khác theo yêu cầu của Biểu Mẫu 8966 hoặc theo các hướng dẫn này. Xem Quy Định đoạn 1.1471- 4(d)(3)(ii).
• Tài khoản nắm giữ bởi NFFE thụ động. Đối với NFFE thụ động, trong việc báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng chủ sở hữu Hoa Kỳ có vốn lớn, thông tin nhận dạng của NFFE (tên, địa chỉ, và mã số thuế, nếu có) và chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (tên, địa chỉ và mã số thuế Hoa Kỳ), số tài khoản, số dư hoặc giá trị tài khoản, các khoản thanh toán được liệt kê liên quan đến tài khoản (miêu tả trong Phần IV), và các thông tin khác theo yêu cầu của Biểu Mẫu 8966 hoặc theo các hướng dẫn này. Xem Quy Định đoạn 1.1471-4(d) (3)(iii).
• Tài khoản nắm giữ bởi ODFFI. Đối với tài khoản do ODFFI nắm giữ, thông tin nhận dạng của ODFFI, đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay của ODFFI theo Quy Định đoạn 1.1471-3(d)(6)(iv)(A)(1) và (2), (ngoại trừ một số chủ sở hữu gián tiếp được Quy định tại đoạn 1.1471-5(f)(3)(ii)(E)), thông tin nhận dạng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định (tên, địa chỉ và mã số thuế Hoa Kỳ), số tài khoản, số dư hoặc giá trị tài khoản, các khoản thanh toán được liệt kê liên quan đến tài khoản (miêu tả trong Phần IV), và các thông tin khác theo yêu cầu của Biểu Mẫu 8966 hoặc theo các hướng dẫn này. Biểu Mẫu 8966 phải được khai riêng lẻ đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định. Xem Quy định các đoạn 1.1471-3(d)(6)(iv) (A)(1) và (2), và 1.1471-4(d)(3)(iv)(B).
• Tài khoản nắm giữ bởi FFI không tham gia. Đối với năm 2016, liên quan đến FFI không tham gia nhận khoản thanh toán phải báo cáo có nguồn gốc nước ngoài, thông tin nhận dạng của FFI không tham gia (tên, địa chỉ và mã số thuế), số tài khoản và tổng các khoản thanh toán phải báo cáo có nguồn gốc nước ngoài mà FFI không tham gia thực hiện (chia theo từng loại thanh toán hoặc gộp lại thành một theo quy định trong Phần IV, các dòng từ 4a đến 4d). Một lựa chọn khác đối với việc báo cáo các khoản phải báo cáo có nguồn gốc nước ngoài, đó là PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) có thể báo cáo tất cả các khoản thu nhập, tiền thu gộp, và các khoản mua lại (không kể nguồn gốc) được thanh toán cho FFI không tham gia trong năm dương lịch đó. Ngoài ra, nếu PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) báo cáo gộp các tài khoản do FFIs không tham gia nắm giữ mà không báo cáo cụ thể các khoản thanh toán cho từng FFI tham gia (xem Các tài khoản được phép báo cáo gộp), thì PFFI (bao gồm FFI báo cáo theo mô hình 2) có thể báo cáo tổng số tiền phải báo cáo có nguồn gốc nước ngoài, hoặc tất cả các khoản thu nhập, tiền thu gộp, và các khoản mua lại (không kể nguồn gốc) được thanh toán vào các tài khoản do các FFIs không tham gia nắm giữ, và tổng số tài khoản được đưa vào báo cáo gộp. Xem Phần V.
• Tài khoản nắm giữ bởi các chủ tài khoản chống đối. Báo cáo tổng số tài khoản được đưa vào báo cáo gộp và tổng số dư hoặc giá trị của những tài khoản này.
Đại lý khấu trừ báo cáo
Đại lý khấu trừ (không phải là FFI báo cáo các tài khoản mà FFI đó nắm giữ theo các nguyên tắc báo cáo được miêu tả trên đây trong phần Các Tài khoản và Các khoản bị khấu trừ được yêu cầu phải báo cáo, thực hiện khai Biểu mẫu 8966 báo cáo các tài khoản sau liên quan đến khoản thanh toán bị khấu trừ.
• Số tiền được thanh toán cho ODFFI. Đối với mỗi người thanh toán cho ODFFI, thực hiện khai riêng lẻ Biểu Mẫu 8966 đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp và vốn vay tại ODFFI theo Quy Định đoạn 1.1471- 3(d)(6)(iv)(A)(1) và (2), (ngoại trừ một số chủ sở hữu gián tiếp được Quy định tại đoạn 1.1471- 5(f)(3)(ii)(E)), thông tin nhận dạng của ODFFI và cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định (tên, địa chỉ, và mã số thuế), tổng số tất cả các khoản thanh toán bị khấu trừ được thanh toán cho ODFFI, số dư hoặc giá trị tài khoản và các thông tin khác theo yêu cầu tại Biểu Mẫu 8966 hoặc các hướng dẫn này. Xem Quy Định đoạn 1.1474-1(i)(2).
• Số tiền được thanh toán cho NFFE thụ động. Đối với người thanh toán cho NFFE thụ động, thực hiện khai riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định là chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (hoặc cá nhân kiểm soát trong trường hợp là FFI báo cáo theo mô hình 2), các thông tin nhận dạng về NFFE và từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (tên, địa chỉ và mã số thuế), tổng tất cả các khoản thanh toán bị khấu trừ được trả cho NFFE, và các thông tin khác theo yêu cầu của Biểu Mẫu 8966 hoặc các hướng dẫn. Xem Quy Định đoạn 1.1474-1(i)(1). Đại lý khấu trừ không phải báo cáo những thông tin về NFFE thụ động có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (hoặc cá nhân kiểm soát trong trường hợp đại lý khấu trừ đó là một FFI báo cáo theo mô hình 2) nếu đại lý khấu trừ nhận được thông báo khấu trừ từ PFFI (bao gồm cả FFI báo cáo theo mô hình 2) hoặc từ FFI báo cáo theo mô hình 1 nhận khoản thanh toán bị khấu trừ được chuyển cho NFFE thụ động xác nhận nó đang báo cáo NFFE thụ động này là một tài khoản Hoa Kỳ theo các điều khoản của thỏa thuận FFI hoặc IGA và đại lý khấu trừ không có lý do để biết rằng việc xác nhận này là không đúng hoặc không đáng tin cậy.
Hướng dẫn cụ thể
Trước khi bắt đầu
Có 5 phần trong Biểu Mẫu 8966. Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu chỉ phải hoàn thành các phần liên quan của biểu mẫu áp dụng đối với trường hợp của mình, theo quy định trong bảng sau.
Hoàn thiện Biểu mẫu 8966
Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu | Mẫu 8966 riêng cho từng đối tượng | Các phần cần hoàn thành |
PFFI | Tài khoản Hoa Kỳ được nắm giữ bởi cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định | I, II và IV |
Chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể (hoặc cá nhân có quyền kiểm soát trong trường hợp là FFI báo cáo theo mô hình 2) của NFFE thụ động (NFFE thụ động là chủ tài khoản Hoa Kỳ) | I, II, III và IV | |
Cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI mà đối với tổ chức này, bạn hoạt động như một đại lý khấu trừ chỉ định | I, II, III và IV | |
Tài khoản được nắm giữ bởi FFI không tham gia (trừ trường hợp áp dụng báo cáo gộp) | I, I, IV | |
Báo cáo gộp đối với các chủ sở hữu tài khoản chống đối (hoặc các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận) hoặc các FFI không tham gia | I và V | |
ĐẠI LÝ KHẤU TRỪ | Cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn gộp hoặc vốn vay trong ODFFI mà ở đó đại lý khấu trừ thực hiện khấu trừ | I, II, III và IV |
Chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE thụ động mà ở đó đại lý khấu trừ thực hiện khấu trừ. | I, II, III và IV | |
NFFE BÁO CÁO TRỰC TIẾP | Chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE báo cáo trực tiếp | I, III và IV |
Hướng dẫn đặc biệt dành cho các đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không được liệt kê cụ thể trong bảng. Với mục đích áp dụng các hướng dẫn cụ thể này (bao gồm cả bảng trên), đại lý khấu trừ ở đây bao gồm chi nhánh Hoa Kỳ hoặc Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được đối xử như một đối tượng Hoa Kỳ. FFI báo cáo theo mô hình 2 thực hiện khai Biểu mẫu thống nhất với các yêu cầu đối với PFFI trừ khi có quy định khác. Đơn vị bảo trợ của FFI được bảo trợ thực hiện khai Biểu mẫu theo yêu cầu đối với một PFFI. RDC FFI điền Biểu mẫu theo yêu cầu đối với PFFI đối với tài khoản phải báo cáo theo điều kiện của tình trạng được coi là tuân thủ của mình. Người được ủy thác của Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee- Documented Trusts) thực hiện khai Biểu mẫu theo các yêu cầu đối với PFFI. Đơn vị bảo trợ của NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ thực hiện khai Biểu mẫu theo các yêu cầu đối với NFFE báo cáo trực tiếp. Chi nhánh tuân thủ hạn chế hoặc FFI tuân thủ hạn chế, trong phạm vi cho phép báo cáo, thực hiện khai Biểu mẫu theo yêu cầu đối với PFFI trừ khi có quy định khác. Các thực thể thực hiện khai Biểu mẫu phù hợp với PFFI cần thay đổi tình trạng theo Chương 4 đối với PFFI ở đó thuật ngữ này được sử dụng trong hướng dẫn, trừ khi có ghi chú khác.
Số tiền và tính chất của các khoản thanh toán. Số tiền và tính chất của các khoản thanh toán được thực hiện liên quan đến tài khoản có thể được xác định theo các nguyên tắc mà đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu sử dụng để báo cáo các thông tin về chủ sở hữu tài khoản cư trú cho cơ quan thuế trong nước. Vì vậy, số tiền và tính chất của các khoản mục về thu nhập được yêu cầu phải báo cáo không cần được xác định theo các nguyên tắc thuế liên bang Hoa Kỳ. Nếu bất kỳ khoản thanh toán nào không được báo cáo cho cơ quan thuế trong nước, thì số tiền này có thể được xác định theo phương thức đã được sử dụng để báo cáo về chủ tài khoản. Nếu không, việc báo cáo phải được thực hiện theo nguyên tắc thuế liên bang Hoa Kỳ hoặc theo một phương thức phù hợp thống nhất với các nguyên tắc kế toán mà PFFI đó áp dụng. Việc thay đổi phương thức cần có sự chấp thuận của IRS, trừ khi thay đổi việc dựa vào nguyên tắc thuế thu nhập liên bang Hoa Kỳ được tự động cho phép. Xem Quy Định đoạn 1.1471-4(d)(4)(iv)(E).
Việc chuyển đổi đồng tiền. Số dư hoặc giá trị tài khoản và tất kỳ khoản thanh toán phải báo cáo nào có thể được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ hoặc bằng đồng tiền mà tài khoản hoặc khoản thanh toán đó được tính bằng. Trong trường hợp, tài khoản hoặc các khoản thanh toán được tính bằng nhiều đồng tiền khác nhau, đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu có thể chọn báo cáo số dư hoặc giá trị tài khoản hoặc các khoản thanh toán bằng đồng tiền mà tài khoản hoặc các khoản thanh toán đó được tính bằng và yêu cầu phải xác nhận đồng tiền đó, bao gồm mã tiền tệ được áp dụng, mà tại đó tài khoản được báo cáo. Xem Quy Định đoạn 1,1471-4(d) (4)(iv)(B) and (F). Nếu số dư tài khoản hoặc khoản thanh toán được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thì đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu phải tính toán số tiền theo phương thức được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471- 5(b)(4).
Làm tròn tổng số tiền. Bạn có thể làm tròn số lẻ của tổng số tiền lên (hoặc xuống) để có tổng số tiền chẵn gần nhất. Nếu tổng số tiền có lẻ tương đương hoặc lớn hơn nửa giá trị của đơn vị tiền tệ cơ bản, thì làm tròn lên thành số chẵn tiếp theo. Nếu tổng số tiền có lẻ ít hơn nửa giá trị của đơn vị tiền tệ cơ bản, thì làm tròn xuống số chẵn tiếp theo. Nếu bạn chọn làm tròn tổng số tiền, bạn phải làm tròn tất cả các khoản tiền phải báo cáo.
Phần sau đây minh họa việc áp dụng nguyên tắc này đối với khoản tiền tính bằng đô-la Mỹ. Làm tròn số tiền lên số tiền chẵn gần nhất, giảm số tiền dưới 50 cents và tăng số tiền từ 50 đến 99 cents lên số đô-la tiếp. Ví dụ, $1.39 làm tròn là $1 và $2.50 làm tròn là $3. Nếu bạn phải cộng thêm hai hoặc nhiều giá trị để tính tổng giá trị thực hiện khai Biểu mẫu vào một dòng, thì chỉ tính đến hàng cents (với số tiền có lẻ của mình) khi thêm và chỉ làm tròn tổng.
Sửa Biểu Mẫu 8966 đã khai trước đây: Các báo cáo được điều chỉnh, sửa đổi và hết giá trị. Nếu bạn đang thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 để điều chỉnh hoặc sửa đổi Biểu Mẫu 8966 đã khai trước đây, phải gửi thông tin được điều chỉnh trên Biểu Mẫu 8966 áp dụng cho năm của báo cáo ban đầu như sau:
Báo cáo được điều chỉnh. Nếu bạn đang điều Biểu Mẫu 8966 để điều chỉnh các thông tin đã báo cáo IRS trong Biểu Mẫu 8966 đã thực hiện khai Biểu mẫu trước đây để phản hồi thông báo nhận được của IRS, hãy hoàn thành Biểu Mẫu 8966 với các thông tin được điều chỉnh giống như nó là Biểu Mẫu 8966 gốc của năm và tích vào ô “Báo cáo được điều chỉnh”. Bạn không cần phải gửi kèm Biểu Mẫu 8966 được đánh dấu “báo cáo hết giá trị” cùng với Biểu Mẫu 8966 được điều chỉnh.
Lưu ý: Nếu Biểu Mẫu 8966 bạn đang điều chỉnh đã được gửi bằng đường điện tử cho IRS, thì Biểu Mẫu 8966 được điều chỉnh cũng phải gửi bằng điện tử cho IRS. Nếu Biểu mẫu 8966 bạn đang điều chỉnh được gửi bằng bản giấy cho IRS, thì Biểu Mẫu 8966 được điều chỉnh cũng phải gửi bằng bản giấy cho IRS. Nếu không tuân thủ theo nguyên tắc này, thì IRS sẽ không xem xét Biểu Mẫu 8966 được điều chỉnh.
Báo cáo được sửa đổi. Nếu bạn đang thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 để điều chỉnh Biểu Mẫu 8966 đã khai trước đây mà IRS chưa gửi thông báo, thì bạn cần hoàn thiện Biểu Mẫu 8966 bao gồm các thông tin được điều chỉnh giống như đây là Biểu Mẫu 8966 gốc và tích vào ô “báo cáo được sửa đổi”. Một bản sao Biểu Mẫu 8966 gốc được đánh dấu “báo cáo hủy” phải được gửi cùng với Biểu mẫu 8966 được sửa đổi.
Lưu ý: Nếu Biểu Mẫu 8966 mà bạn đang sửa đổi đã được gửi bằng điện tử cho IRS thì Biểu Mẫu 8966 sửa đổi cùng với Biểu Mẫu 8966 hết giá trị cũng phải được gửi bằng điện tử cho IRS. Nếu Biểu Mẫu 8966 mà bạn đang sửa đổi đã được gửi bằng bản giấy cho IRS, thì Biểu mẫu 8966 sửa đổi cùng với Biểu Mẫu 8966 hết giá trị cũng phải được gửi bằng bản giấy cho IRS. Nếu không tuân thủ theo nguyên tắc này, thì IRS sẽ không xem xét Biểu Mẫu 8966 sửa đổi.
Báo cáo hủy. Nếu bạn đang gửi một báo cáo sửa đổi, thì bạn cũng phải gửi bản sao của Biểu Mẫu 8966 gốc đã được gửi cho IRS và được cập nhật bằng cách đánh dấu vào ô “Báo cáo hủy”.
Không có tài khoản để báo cáo. NFFE báo cáo trực tiếp hoặc Đơn vị bảo trợ báo cáo nhân danh NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ không có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể để báo cáo trong năm chỉ cần tích vào ô này và chỉ cần hoàn thành Phần I. Ô này là ô tùy chọn đối với các đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không phải là NFFE báo cáo trực tiếp và Đơn vị bảo trợ báo cáo nhân danh NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ.
Phần I - Nhận dạng đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu
Sử dụng Phần I để cung cấp các thông tin nhận dạng về đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu 8966. Tất cả các đối tượng thực hiện khai biểu mẫu phải hoàn thành các dòng từ 1a đến 3c. Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu cung cấp thông tin tại các dòng từ 4 đến 10 theo yêu cầu của hướng dẫn cụ thể đối với các dòng này.
Dòng 1a. Điền tên đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu
TIP: NFFE báo cáo trực tiếp phải xác định mình chính là đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu và cung cấp các thông tin nhận dạng tại các dòng từ 1a đến 3c.
TIP: Đơn vị Bảo trợ hoặc người được ủy thác thực hiện các nghĩa vụ báo cáo của FFI được bảo trợ, NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ hoặc Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts), nếu áp dụng, phải xem mình chính là đối tượng thực hiện khai Biểu Mẫu 8966 và phải cung cấp các thông tin nhận dạng của mình trong các dòng từ 1a đến 3c. FFIs được bảo trợ, NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ và Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee- Documented Trusts) được nhận dạng tại dòng 6.
Dòng 1b. Điền một trong những mã danh mục đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu được liệt kê dưới đây. Đối với báo cáo năm 2016, dòng này là bắt buộc đối với tất cả các đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu.
• PFFI (không phải là FFI báo cáo theo mô hình 2 và bao gồm chi nhánh Hoa Kỳ của PFFI không được đối xử như một chủ thể Hoa Kỳ) - nhập mã 01
• RDC FFI - nhập mã 02
• Chi nhánh hạn chế hoặc FFI hạn chế - nhập mã 03
• FFI báo cáo theo mô hình 2 - nhập mã 04
• Ql, WP, hoặc WT - nhập mã 05
• NFFE báo cáo trực tiếp nhập mã 06
• Tổ chức bảo trợ của một FFI bảo trợ - nhập mã 07
• Tổ chức bảo trợ của một NFFE bảo trợ báo cáo trực tiếp - nhập mã 08
• Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác - nhập mã 09
• Đại lý khấu trừ (bao gồm chi nhánh Hoa Kỳ của một PFFI, FFI báo cáo theo mô hình 1, FFI báo cáo theo mô hình 2, hoặc RDC FFI được đối xử như chủ thể Hoa Kỳ và chi nhánh Hoa Kỳ của một FFI báo cáo theo mô hình 1 (bao gồm bất kỳ RDC FFI khác) hoặc FFI hạn chế không được đối xử như một chủ thể Hoa Kỳ - nhập mã 10
• Các tổ chức tài chính vùng lãnh thổ được đối xử như một chủ thể Hoa Kỳ - nhập mã 11
Từ dòng 2 đến 3c. Thực hiện khai địa chỉ thư tín của đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu, bao gồm tên quốc gia và mã bưu chính. Nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu là PFFI, cung cấp địa chỉ thư tín của văn phòng chi nhánh duy trì tài khoản phải báo cáo trong Phần II. Nếu bưu điện ở nơi đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không chuyển thư đến địa chỉ phố và đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu có hộp thư bưu điện, thì thực hiện khai Biểu mẫu số hộp thư bưu điện của đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu thay vì địa chỉ phố.
Dòng 4. Nếu IRS cấp mã GIIN cho đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu, thì đối tượng báo cáo phải điền mã số này vào dòng 4. Sử dụng mã số GIIN của chi nhánh của FFI duy trì tài khoản (nếu thích hợp). Nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu là NFFE báo cáo trực tiếp, điền mã số GIIN của mình không kể có hay không có tài khoản được duy trì tại chi nhánh. Đơn vị bảo trợ hoặc người được ủy quyền thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nhân danh FFI được bảo trợ, NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ hoặc Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee- Documented Trusts), trong trường hợp có thể áp dụng, cần điền mã số GIIN của Đơn vị bảo trợ hoặc của người được ủy thác.
TIP: Đơn vị bảo trợ cần điền mã số GIIN dành cho Đơn vị Bảo trợ, không phải là một mã số GIIN riêng biệt (nếu có) mà đơn vị này nhận được khi đăng ký là một PFFI hoặc RDC FFI. Người được ủy thác cần điền mã số GIIN mà họ nhận được khi đăng ký hoạt động như một người được ủy thác của Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts), chứ không phải là mã số GIIN riêng biệt (nếu có) mà họ nhận được khi đăng ký là một PFFI hoặc RDC FFI.
Dòng 5. Nếu IRS cấp cho đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu mã số thuế Hoa Kỳ (TIN), điền mã số này vào dòng 5. Nếu bạn đã điền Biểu mẫu mã số GIIN vào dòng 4, thì không điền dòng 5. Tuy nhiên, Ql, WP, hoặc WT điền vào dòng 5 mã số nhận dạng công ty (EIN) được IRS cấp cho Ql, WP, hoặc WT sử dụng khi hoạt động với tư cách là Ql, WP hoặc WT (thêm vào việc điền mã GIIN của họ vào dòng 4). Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không phải xin TIN Hoa Kỳ để thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không được cấp một TIN Hoa Kỳ. Không điền TIN nước ngoài vào dòng này. Nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không có TIN Hoa Kỳ, để trống dòng này.
Từ dòng 6 đến 10. Chỉ phải hoàn thành từ dòng 6 đến dòng 10 nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu là Đơn vị Bảo trợ hoặc người được ủy thác của Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts), hoặc nếu đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu đang thực hiện một khoản thanh toán cho Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ hoạt động như một trung gian và không được đối xử như cá nhân Hoa Kỳ hoặc khoản thanh toán cho FFI được cho là tuân thủ được xác nhận hoạt động như một trung gian và cung cấp cho đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu các thông tin về chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của chủ tài khoản NFFE có thu nhập cố định hoặc của người được thanh toán.
Thực hiện khai Biểu mẫu các thông tin được yêu cầu vào dòng từ 6 đến 10 để báo cáo về những thông tin liên quan đến một trong những trường hợp sau:
• FFI được bảo trợ mà nhân danh FFI này, Đơn vị bảo trợ đang thực hiện khai Biểu mẫu 8966.
• NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ mà nhân danh NFFE này, Đơn vị bảo trợ đang thực hiện khai Biểu mẫu 8966.
• Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) mà nhân danh quỹ này, người được ủy thác đang thực hiện khai Biểu mẫu 8966.
• Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ không được đối xử như cá nhân Hoa Kỳ đang hoạt động như một trung gian và nhận được khoản thanh toán bị khấu trừ từ đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu 8966.
• FFI được coi là tuân thủ được xác nhận đang hoạt động như một trung gian và cung cấp cho đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu thông tin về chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của chủ tài khoản NFFE có thu nhập cố định hoặc người được thanh toán.
Từ dòng 6 đến 8c. Xem các hướng dẫn dành cho các dòng từ 1a đến 3c để cung cấp thông tin được yêu cầu tại các dòng từ 6 đến 8c. Thực hiện khai Biểu mẫu tên và địa chỉ thư tín, bao gồm quốc gia và mã bưu chính của FFI được bảo trợ, NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ, Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts), Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ, hoặc FFI được coi là tuân thủ được xác nhận đang hoạt động như một trung gian. Nếu bưu điện không chuyển thư đến địa chỉ phố và thực thể được xác định trong tại dòng 6 có hộp thư bưu điện, thì thực hiện khai Biểu mẫu số hộp thư bưu điện thay vì địa chỉ phố.
Dòng 9. Nếu chủ thể được báo cáo tại dòng 6 là FFI được bảo trợ (không phải là tổ chức đầu tư được tổ chức chặt chẽ, được bảo trợ) hoặc NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ, thì thực hiện khai Biểu mẫu mã GIIN của chủ thể được bảo trợ vào dòng 9, nếu chủ thể đó có mã số GIIN. Nếu chủ thể được báo cáo tại dòng 6 là Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ, Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts), FFI được bảo trợ là tổ chức đầu tư được tổ chức chặt chẽ được bảo trợ, hoặc FFI được coi là tuân thủ được xác nhận hoạt động như một tổ chức trung gian, thì bỏ trống dòng này.
Lưu ý: Không thực hiện khai Biểu mẫu mã số GIIN của Đơn vị bảo trợ hoặc người được ủy thác của Quỹ Tín thác ký thỏa thuận báo cáo về người được ủy thác (Trustee-Documented Trusts) vào dòng 9. Thông tin này đã được báo cáo tại dòng 4.
Dòng 10. Nếu tổ chức được đề cập tại dòng 6 được cấp mã TIN Hoa Kỳ, thì thực hiện khai Biểu mẫu mã TIN này vào dòng 10. Nếu bạn đã thực hiện khai Biểu mẫu mã số GIIN của tổ chức này tại dòng 9, thì không phải thực hiện khai Biểu mẫu dòng 10. Nếu tổ chức được đề cập tại dòng 6 là một Tổ chức tài chính vùng lãnh thổ không được IRS cấp mã TIN Hoa Kỳ, thì báo cáo mã EIN mà lãnh thổ Hoa Kỳ liên quan cấp cho tổ chức này. Nếu tổ chức được đề cập tại dòng 6 không có mã GIIN cũng không có TIN, để trống dòng 10.
Phần II - Thông tin về chủ tài khoản hoặc người nhận thanh toán
Xem bảng tại phần Hướng dẫn cụ thể và Hướng dẫn đặc biệt đối với những đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu không được liệt kê cụ thể trong bảng trước khi bạn bắt đầu phần này để xác định xem bạn có phải là đối tượng được yêu cầu thực hiện khai Biểu mẫu thông tin Phần II hay không.
NFFEs báo cáo trực tiếp và NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ. Nếu bạn là một NFFE báo cáo trực tiếp hoặc Đơn vị Bảo trợ đang thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nhân danh NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ, thì không phải thực hiện khai Biểu mẫu Phần II. Thông tin nhận dạng NFFE báo cáo trực tiếp hoặc NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ cần được cung cấp trong Phần I của Biểu mẫu 8966.
Lưu ý: Các tài khoản được mở chung. Nếu bạn đang báo cáo một tài khoản được mở chung tại Phần II, bạn phải báo cáo từng chủ tài khoản là cá nhân Hoa Kỳ được chỉ định vào từng Biểu Mẫu 8966 riêng lẻ.
Các dòng từ 1a đến 5. Thông tin về chủ tài khoản và người được thanh toán. Hoàn thành các dòng từ 1a đến 5 báo cáo về các thông tin liên quan đến:
• Tài khoản Hoa Kỳ được nắm giữ bởi cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định và được duy trì bởi PFFI.
• NFFE nguồn thu cố định có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể hoặc ODFFI có vốn góp hoặc vốn vay do cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định nắm giữ mà cá nhân đó:
• 1. là chủ tài khoản của PFFI, hoặc
• 2. Nhận khoản thanh toán bị khấu trừ từ đại lý khấu trừ trừ khi trước đó đại lý khấu trừ nhận được giấy xác nhận từ PFFI hoặc RDC FFI nhận được khoản thanh toán, được miêu tả tại Đại lý khấu trừ báo cáo theo các tài khoản và các khoản thanh toán khấu trừ được yêu cầu phải báo cáo.
• Tài khoản do FFI không tham gia nắm giữ không nằm trong một báo cáo gộp.
Dòng 1a. Thực hiện khai tên của chủ tài khoản hoặc người được thanh toán.
Dòng 1b. Tích vào ô thích hợp thể hiện chủ tài khoản hoặc người được thanh toán là cá nhân hay tổ chức.
Các dòng từ 2 đến 3c. Thực hiện khai địa chỉ cư trú của chủ tài khoản hoặc người được thanh toán, bao gồm quốc gia và mã bưu chính, vào các dòng từ 2 đến 3c. Nếu địa chỉ cư trú không được báo cáo theo yêu cầu, thì báo cáo địa chỉ được sử dụng để FFI hoặc đại lý khấu trừ gửi thư đến cho chủ tài khoản hoặc người được thanh toán.
Dòng 3c. Nếu bạn đang báo cáo địa chỉ tại Hoa Kỳ, thì chỉ thực hiện khai Biểu mẫu mã zip 9 chữ số (zip + 4) đối với địa chỉ này.
Dòng 4. Nếu chủ tài khoản hoặc người được thanh toán được cấp một số TIN, điền số này vào dòng 4. Nếu chủ tài khoản hoặc người được thanh toán không có số TIN, để trống dòng 4.
Dòng 5. Tích vào ô thích hợp tại dòng 5 liên quan đến chủ tài khoản hoặc người được thanh toán đã được báo cáo tại dòng 1a.
Phần III - Thông tin về chủ sở hữu (Báo cáo riêng lẻ đối với từng chủ sở hữu Hoa Kỳ là cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định)
Xem Bảng Hướng dẫn cụ thể và hướng dẫn đặc biệt dành cho người thực hiện khai Biểu mẫu không được liệt kê cụ thể trong bảng ở phần trước, trước khi bạn bắt đầu phần này để xem bạn có thuộc đối tượng phải hoàn tất Phần III hay không.
Sử dụng Phần III để báo cáo thông tin về chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE thụ động và chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE báo cáo trực tiếp, chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ và cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI đã được xác định ở Phần II, dòng 1a. Hoàn tất các dòng từ 1 đến 4 để báo cáo các thông tin về chủ sở hữu Hoa Kỳ như sau:
Dòng 1. Thực hiện khai tên của chủ sở hữu Hoa Kỳ
Các dòng từ 2 đến 3c. Thực hiện khai địa chỉ cư trú của chủ sở hữu Hoa Kỳ, bao gồm quốc gia và mã bưu chính vào các dòng từ 2 đến 3c.
Dòng 3c. Nếu bạn đang báo cáo địa chỉ tại Hoa Kỳ, thì chỉ thực hiện khai mã zip 9 chữ số (zip + 4) đối với địa chỉ này.
Dòng 4. Thực hiện khai số an ninh xã hội (SSN), mã số thuế cá nhân (ITIN), hoặc mã số thuế doanh nghiệp (EIN) của chủ sở hữu Hoa Kỳ.
Lưu ý: Chủ sở hữu Hoa Kỳ. Nếu bạn là PFFI hoặc đại lý khấu trừ báo cáo về chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể của NFFE thụ động hoặc cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI, bạn phải báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 về các thông tin được yêu cầu tại Phần III đối với từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể hoặc cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định. Nếu bạn là NFFE báo cáo trực tiếp hoặc Đơn vị bảo trợ đang thực hiện khai Biểu mẫu nhân danh NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ, bạn phải báo cáo riêng lẻ theo Biểu Mẫu 8966 đối với từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể.
Phần IV - Thông tin tài chính
Xem Bảng Hướng dẫn cụ thể và hướng dẫn đặc biệt dành cho người thực hiện khai Biểu mẫu không được liệt kê cụ thể trong bảng ở phần trước, trước khi bạn bắt đầu phần này để xem bạn có thuộc đối tượng phải hoàn tất Phần IV hay không.
Sử dụng Phần IV để cung cấp các thông tin tài chính về:
• Tài khoản do PFFI duy trì và được nắm giữ bởi cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định, NFFE thụ động có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể, ODFFI có cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định nắm giữ vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI đó, hoặc FFI không tham gia được báo cáo tại Phần II, dòng 1a.
• Khoản khấu trừ được thực hiện cho NFFE thụ động có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể hoặc ODFFI có cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định nắm giữ vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI đó, đã được đại lý khấu trừ không phải là PFFI báo cáo trong Phần II, dòng 1a.
• Giá trị của khoản vốn góp của từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể trong NFFE báo cáo trực tiếp hoặc NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ.
• Tổng giá trị tất cả các khoản thanh toán liên quan đến vốn góp của từng chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể trong NFFE mà NFFE báo cáo trực tiếp hoặc NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ đã thực hiện trong năm cho từng chủ sở hữu đáng kể này.
Đối tượng thực hiện khai Biểu mẫu là PFFI
Thực hiện khai Biểu mẫu các thông tin sau vào các dòng từ 1 đến 4d đối với từng tài khoản mà PFFI được yêu cầu báo cáo và tài khoản được nắm giữ bởi cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định, NFFE thụ động liên quan đến chủ tài khoản Hoa Kỳ đáng kể của mình, ODFFI liên quan đến khoản vốn góp hoặc vốn vay được nắm giữ bởi một hoặc nhiều cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định, hoặc FFI không tham gia.
Dòng 1 Điền số tài khoản vào dòng 1. Số tài khoản là số nhận dạng do PFFI cấp không phải với mục đích thực hiện khai Biểu mẫu này, hoặc nếu không có số này được cấp cho tài khoản, thì thực hiện khai Biểu mẫu một dãy số duy nhất hoặc con số khác mà PFFI cấp cho tài khoản nhằm mục đích thực hiện khai Biểu mẫu này, số này nhằm phân biệt tài khoản này với các tài khoản khác mà PFFI duy trì. Chẳng hạn, số tài khoản có thể là số tài khoản của tài khoản quản lý giám hộ hoặc tài khoản tiền gửi, mã (ISIN hoặc mã khác) liên quan đến vốn vay hoặc vốn góp (nếu không được nắm giữ trong tài khoản quản lý giám hộ), hoặc mã nhận dạng của hợp đồng bảo hiểm giá trị giải ước hoặc hợp đồng niên kim. Nếu PFFI không có hệ thống đánh số tài khoản, điền NANUM đối với trường hợp không có số tài khoản.
Dòng 2. Nếu số tiền được báo cáo tại dòng 3a và các dòng từ 4a đến 4d không được báo cáo bằng đô-la Mỹ, thì thực hiện khai Biểu mẫu mã của đồng tiền mà số tiền đó được báo cáo. Mã tiền tệ phải là mã tiền tệ theo ISO 4217 3 ký tự hợp lệ. Nếu số tiền đó được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thực hiện khai Biểu mẫu “USD.”
Dòng 3a. Thực hiện khai Biểu mẫu số dư tài khoản hoặc giá trị trung bình trong năm nếu số tiền được báo cáo đến chủ tài khoản. Nếu không, báo cáo số dư tài khoản hoặc giá trị tài khoản tại thời điểm cuối năm báo cáo. Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(b)(4) để biết thêm nguyên tắc chi tiết trong việc xác định số dư hoặc giá trị tài khoản. Nếu chủ tài khoản là một FFI không tham gia, điền “0" vào dòng này.
TIP: Nếu tài khoản bị đóng hoặc được chủ tài khoản chuyển hết trong năm, thì điền tổng số tiền hoặc giá trị được rút hoặc chuyển từ tài khoản này liên quan đến việc đóng hoặc chuyển khoản được nêu tại dòng 3a và tích vào ô tại dòng 3b dành cho “Tài khoản bị đóng trong năm."
Mỗi chủ tài khoản của một tài khoản chung chịu trách nhiệm về tổng số dư tài khoản hoặc giá trị của toàn bộ tài khoản đó.
Dòng 3b. Tài khoản bị đóng trong năm. Tích vào ô này nếu tài khoản được báo cáo tại Phần IV đã bị đóng hoặc được chuyển khoản toàn bộ trong năm. Nếu chủ tài khoản đã chuyển số tiền trong một tài khoản sang một tài khoản khác (cùng loại hoặc khác loại) trong cùng một FFI trong năm, thì không báo cáo tài khoản đó là bị đóng.
Lưu ý: Bắt đầu với việc báo cáo năm 2016, dòng 3b là bắt buộc đối với các PFFI bị yêu cầu báo cáo tài khoản đã bị đóng hoặc được chuyển khoản toàn bộ trong năm.
Dòng 4a. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền lãi ròng được trả hoặc được ghi có vào tài khoản được báo cáo trong năm.
Dòng 4b. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số cổ tức được trả hoặc được ghi có liên quan đến tài khoản được báo cáo trong năm.
Dòng 4c. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng doanh thu từ bán hàng hoặc mua lại tài sản được thanh toán hoặc được ghi có vào tài khoản được báo cáo trong năm.
Dòng 4d. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền ròng của tất cả các khoản thu nhập được thanh toán hoặc được ghi có vào tài khoản được báo cáo trong năm, trừ đi các khoản lãi, cổ tức và các khoản thu ròng đã được báo cáo tại các dòng 4a đến 4c. Đối với các tài khoản được miêu tả tại Quy Định đoạn 1.1471-5(b)(1)(iii) (vốn góp hoặc vốn vay) hoặc 1.1471-5(b)(1)(iv) (các hợp đồng bảo hiểm giá trị giải ước và các hợp đồng niên kim), thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền được thanh toán hoặc ghi có vào tài khoản được báo cáo trong năm, bao gồm các khoản thanh toán từ việc mua lại (toàn bộ hoặc một phần) của tài khoản, và không điền giá trị nào vào dòng 4a cho đến 4c.
TIP: Đối với năm 2016, liên quan đến chủ tài khoản FFI không tham gia nhận khoản thanh toán số tiền nước ngoài phải báo cáo, thì phải báo cáo tổng số tiền nước ngoài được thanh toán cho FFI không tham gia bằng cách hoặc là chia nhỏ số tiền theo từng loại thanh toán tại các dòng từ 4a đến 4d, hoặc báo cáo theo tổng tại dòng 4d. Thay cho việc báo cáo các khoản phải báo cáo nước ngoài, PFFI có thể báo cáo tất cả các khoản thu nhập, tiền thu và mua bán lại (không phân biệt nguồn) được trả cho FFI không tham gia trong năm. Thực hiện khai Biểu mẫu số tiền này vào dòng 4d.
TIP: Nếu tài khoản bị đóng hoặc bị chủ tài khoản chuyển khoản toàn bộ trong năm, thì báo cáo tổng số tiền được trả hoặc được ghi có vào tài khoản trong năm đó cho đến ngày chuyển khoản hoặc đóng tài khoản vào các dòng từ 4a đến 4d. Xem Quy Định đoạn 1.1471-4(d)(4)(iv)(D).
Đại lý khấu trừ
Đại lý khấu trừ không phải là một FFI cần thực hiện khai Biểu mẫu các thông tin sau vào các dòng từ 1 đến 4d liên quan đến các khoản khấu trừ được thực hiện cho:
• Tài khoản được đại lý khấu trừ duy trì và được nắm giữ bởi NFFE thụ động có chủ sở hữu đáng kể hoặc ODFFI có cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay tại ODFFI đó.
• Khoản thanh toán theo nghĩa vụ được thực hiện cho người được thanh toán mà ở đó đại lý khấu trừ được đối xử như một NFFE thụ động có chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể hoặc một ODFFI có cá nhân Hoa Kỳ bị chỉ định sở hữu vốn góp hoặc vốn vay trong ODFFI đó.
Dòng 1. Nếu khoản thanh toán được trả vào tài khoản, thì điền số tài khoản tại dòng 1. Nếu khoản thanh toán không được trả vào tài khoản được duy trì bởi người thanh toán, thì điền NANUM trong trường hợp không có số tài khoản.
Dòng 2. Nếu các khoản tiền được báo cáo tại dòng 3a và các dòng từ 4a đến 4d không được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thì điền mã tiền tệ mà các khoản tiền này được báo cáo. Mã tiền tệ phải là mã tiền tệ theo ISO 4217 3 ký tự hợp lệ. Nếu số tiền đó được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thực hiện khai Biểu mẫu “USD.”
Dòng 3a. Liên quan đến tài khoản do ODFFI nắm giữ, thì điền số dư hoặc giá trị trung bình trong năm của tài khoản nếu số tiền được báo cáo đến chủ tài khoản. Nếu không, báo cáo số dư hoặc giá trị tài khoản tại thời điểm cuối năm. Xem Quy Định đoạn 1.1471-5(b)(4) để biết thêm nguyên tắc chi tiết trong việc xác định số dư hoặc giá trị tài khoản. Nêu khoản thanh toán không được chuyển tới tài khoản, điền “0” vào dòng này.
Dòng 3b. Không tích vào ô tại dòng 3b.
Dòng 4a. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền lãi được trả (hoặc được ghi có vào tài khoản của người được thanh toán) là khoản thanh toán khấu trừ trong năm.
Dòng 4b. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền cổ tức được trả (hoặc được ghi có vào tài khoản của người được thanh toán) là khoản thanh toán khấu trừ trong năm.
Dòng 4c. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền thu được (hoặc được ghi có vào tài khoản của người được thanh toán) là khoản thanh toán khấu trừ trong năm.
Dòng 4d. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng tất cả các khoản thu nhập được trả (hoặc được ghi có vào tài khoản của người được thanh toán) là khoản thanh toán khấu trừ trong năm, trừ các khoản lãi, cổ thức và khoản thu ròng đã được báo cáo tại các dòng từ 4a đến 4c.
NFFEs báo cáo trực tiếp và NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ
Nếu bạn là NFFE báo cáo trực tiếp hoặc Đơn vị bảo trợ thực hiện khai Biểu mẫu 8966 nhân danh NFFE báo cáo trực tiếp được bảo trợ, thì hoàn tất các dòng từ 1 đến 4d như sau:
Dòng 1. Điền “NANUM” (trong trường hợp không có số tài khoản) vào dòng 1.
Dòng 2. Nếu số tiền được báo cáo tại dòng 3a và các dòng từ 4a đến 4d không được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thì thực hiện khai Biểu mẫu mã tiền tệ mà các khoản tiền này được báo cáo. Mã tiền tệ phải là mã tiền tệ theo ISO 4217 3 ký tự hợp lệ. Nếu số tiền đó được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thực hiện khai Biểu mẫu “USD.”
Dòng 3a. Điền giá trị của lãi suất từ vốn góp tại NFFE của chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể đã nhận dạng tại Phần III.
Dòng 3b. Không tích vào ô tại dòng 3b.
Các dòng từ 4a đến 4d. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng tất cả các khoản thanh toán mà NFFE trả cho chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể được xác định tại Phần III trong năm (hoặc được chia theo loại thanh toán hoặc theo một số tiền tại dòng 4d), bao gồm các khoản ròng được trả hoặc được ghi có cho chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể liên quan đến khoản vốn góp của chủ sở hữu này tại NFFE trong năm, bao gồm các khoản thanh toán mua lại hoặc thanh lý (toàn bộ hoặc một phần) vốn góp của chủ sở hữu Hoa Kỳ đáng kể tại NFFE.
Biểu mẫu Biểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuChươngBiểu mẫuBiểu mẫu Biểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫuBiểu mẫu
Phần V - Loại báo cáo gộp
Xem Bảng Hướng dẫn cụ thể và hướng dẫn cụ thể dành cho người thực hiện khai Biểu mẫu không được liệt kê cụ thể trong bảng ở phần trước trước khi bạn bắt đầu phần này để xem bạn có thuộc đối tượng phải hoàn tất Phần V hay không.
Nếu bạn là PFFI, sử dụng Phần V để thông báo thông tin về các tài khoản được nắm giữ bởi chủ tài khoản chống đối (hoặc, đối với FFIs mô hình báo cáo 2, các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận) và số tiền được trả cho FFIs không tham gia mà bạn đang báo cáo theo cơ sở gộp. Nếu bạn được yêu cầu báo cáo nhiều hơn một loại tài khoản báo cáo gộp, thì bạn cần thực hiện khai Biểu mẫu riêng lẻ từng Biểu Mẫu 8966 cho từng loại.
Lưu ý: NFFEs báo cáo trực tiếp và NFFEs báo cáo trực tiếp được bảo trợ. Không thực hiện khai Biểu mẫu Phần V.
Các dòng từ 1 đến 5. Hoàn tất các dòng từ 1 đến 5 như sau để báo cáo các thông tin về tài khoản được cho phép báo cáo gộp. PFFI không phải hoàn tất dòng 3 đối với các tài khoản do chủ tài khoản chống đối nắm giữ (hoặc đối với FFIs mô hình báo cáo 2, các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận).
Dòng 1. Tích vào ô thích hợp đối với loại báo cáo gộp được áp dụng. Đối với các danh mục tài khoản báo cáo gộp, xem Các tài khoản và các khoản thanh toán khấu trừ được yêu cầu báo cáo:
Các tài khoản được cho phép báo cáo gộp.
TIP: Đối với năm 2016, nếu luật trong nước không cho phép PFFI báo cáo FFI không tham gia về một người được thanh toán cụ thể khi không có sự đồng ý của chủ tài khoản FFI không tham gia và PFFI không thể có được sự đồng ý này, thì PFFI có thể báo cáo những tài khoản này theo nhóm. Xem Quy Định đoạn 1.1471- 4(d)(2)(ii)(F).
TIP: Đối với việc báo cáo gộp các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận, báo cáo “tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận" thay cho “các tài khoản chống đối”.
Dòng 2. Thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền được báo cáo tại Phần V.
Dòng 3. Chỉ hoàn tất dòng 3 nếu bạn đang báo cáo các tài khoản do FFIs không tham gia nắm giữ.
TIP: Đối năm 2016, nếu bạn đang báo cáo các tài khoản do FFIs nắm giữ, thì thực hiện khai Biểu mẫu tổng số tiền phải báo cáo nước ngoài được trả vào tài khoản đã được báo cáo trong Phần V. Xem khái niệm về khoản phải báo cáo nước ngoài ở phần trên. Thay vì báo cáo các khoản nước ngoài, bạn có thể báo cáo tất cả các khoản thu nhập, khoản thu ròng và các được trả nợ (không kể nguồn gốc) được trả vào tài khoản đã được báo cáo tại Phần V trong năm.
Dòng 4. Thực hiện khai Biểu mẫu số dư hoặc giá trị của tài khoản do chủ tài khoản chống đối nắm giữ (hoặc, đối với FFIs mô hình báo cáo 2, các tài khoản Hoa Kỳ không đồng thuận) tại thời điểm kết thúc năm. Không hoàn tất dòng 4 nếu bạn đang báo cáo các tài khoản do FFIs không tham gia nắm giữ.
Line 5. Nếu số tiền được báo cáo tại các dòng 3 và 4 (trong phạm vi áp dụng) không được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thì thực hiện khai Biểu mẫu mã tiền tệ mà các khoản tiền này được báo cáo. Mã tiền tệ phải là mã tiền tệ theo ISO 4217 3 ký tự hợp lệ. Nếu số tiền đó được báo cáo bằng đồng đô-la Mỹ, thực hiện khai Biểu mẫu “USD.”
Thông báo về Đạo luật giảm thủ tục giấy tờ (Paperwork Reduction Act). Chúng tôi yêu cầu các thông tin trong biểu mẫu này để thực hiện các luật Thuế vụ của Hoa Kỳ Chương 4 của Đạo luật yêu cầu các đại lý khấu trừ và các tổ chức tài chính nước ngoài báo cáo các thông tin liên quan đến tài khoản Hoa Kỳ, chủ sở hữu Hoa Kỳ của NFFEs thụ động, tài khoản Hoa Kỳ do các FFIs ký thỏa thuận báo cáo về chủ sở hữu, và các tài khoản khác áp dụng trên cơ sở tình trạng Chương 4 của người thực hiện khai Biểu mẫu. Biểu mẫu 8966 được sử dụng nhằm tuân thủ yêu cầu báo cáo này.
Bạn không bắt buộc phải cung cấp thông tin được yêu cầu theo tuân theo Đạo Luật giảm thủ tục giấy tờ trừ khi biểu mẫu này hiển thị một số kiểm soát OMB hợp lệ. Sách hoặc hồ sơ liên quan đến biểu mẫu hoặc hướng dẫn của nó phải được giữ lại miễn là nội dung của họ có thể trở thành tài liệu trong quản lý của bất cứ luật Sở Thuế vụ nào. Nhìn chung, các thông tin về thu nhập và thuế là thông tin mật, theo yêu cầu tại đoạn 6103.
Thời gian cần thiết để hoàn tất và thực hiện khai Biểu mẫu này sẽ khác nhau tùy thuộc và từng hoàn cảnh cụ thể. Thời gian trung bình là khoảng 25 phút.
Nếu bạn có thắc mắc về tính chính xác của khoảng thời gian ước lượng này hoặc có gợi ý để làm biểu mẫu này đơn giản hơn, chúng tôi rất sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn. Bạn có thể gửi ý kiến cho chúng tôi từ địa chỉ www.irs.gov/formsDubs. Click chuột vào “More Information" và sau đó là “Give US feedback.” Hoặc bạn có thể gửi thư đến Sở Nội vụ, Biểu Mẫu Thuế, SE:W:CAR:MP:TFP, 1111 Constitution Ave. NW, IR-6526, Washington, DC 20224. Không gửi biểu mẫu đến địa chỉ này. Đề nghị xem phần Khi nào, Như thế nào và ở đâu ở phần trước.
Không có văn bản liên quan. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Công văn 6226/NHNN-TTGSNH hướng dẫn thực hiện Đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản ở nước ngoài của công dân Hoa Kỳ
In lược đồCơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số hiệu: | 6226/NHNN-TTGSNH |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 07/08/2017 |
Hiệu lực: | 07/08/2017 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Thuế-Phí-Lệ phí |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Phạm Huyền Anh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |