hieuluat

Nghị định về việc phát hành trái phiếu quốc tế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:23/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:22/03/1995Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:22/03/1995Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • NGHị địNH

    CủA CHíNH PHủ Số 23/CP NGàY 22 THáNG 3 NâM 1995

    Về VIệC PHáT HàNH TRáI PHIếU QUốC Tế

     

    CHíNH PHủ

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng các ngành có liên quan,

    NGHị địNH

    Điều 1.- Trái phiếu quốc tế là chứng chỉ vay nợ có mệnh gia, có thời hạn, có lãi, phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam.

     

    Điều 2.- Trái phiếu quốc tế bao gồm 3 loại:

    - Trái phiếu Chính phủ.

    - Trái phiếu Ngân hàng thương mại quốc doanh (sau đây gọi tắt là trái phiếu Ngân hàng).

    - Trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước.

     

    Điều 3.- Trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính phát hành để vay vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế.

     

    Điều 4.- Trái phiếu Ngân hàng do các Ngân hàng thương mại quốc doanh phát hành để vay vốn nước ngoài cho mở rộng tín dụng đầu tư của Ngân hàng.

     

    Điều 5.- Trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước do các doanh nghiệp Nhà nước phát hành, để vay vốn nước ngoài cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

     

    Điều 6.- Các doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng thương mại quốc doanh muốn phát hành trái phiếu quốc tế phái đảm bảo các điều kiện sau:

    1/ Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

    2/ Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tiếp trong 3 năm trước khi phát hành trái phiếu, tình hình tài chính lành mạnh và có triển vọng phát triển, không vi phạm pháp luật và kỷ luật tài chính, có chứng nhận của Công ty kiểm toán độc lập.

    3/ Dự án đầu tư có hiệu quả được cấp có thẩm quền phê duyệt.

    4/ Phương án phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ cho phép.

    Điều 7.- Trái phiếu quốc tế được phát hành từng đợt theo quyết định của Chính phủ. Việc tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

     

    Điều 8.- Cơ quan tổ chức phát hành trái phiếu có trách nhiệm thanh toán đúng hạn, đầy đủ cả gốc, lãi trái phiếu và các chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu có liên quan.

     

    Điều 9.- Nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ được sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch Ngân sách Nhà nước đã được phê duyệt, hoặc cho các doanh nghiệp Nhà nước vay lại để đầu tư vào các dự án được duyệt theo phương thức có hoàn trả.

    Nguồn vốn thanh toán trái phiếu Chính phủ (bao gồm cả tiền gốc, lãi) do ngân sách Nhà nước bảo đảm và vốn thu hồi của các doanh nghiệp.

     

    Điều 10.- Nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu ngân hàng được sử dụng để mở rộng tín dụng đầu tư trung và dài hạn của ngân hàng.

    Nguồn vốn thanh toán trái phiếu ngân hàng (bao gồm cả tiền gốc, lãi) do Ngân hàng Thương mại quốc doanh tự bảo đảm.

     

    Điều 11.- Nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước chỉ được sử dụng để đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp đã được duyệt.

    Nguồn vốn thanh toán trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm cả tiền gốc, lãi) do doanh nghiệp Nhà nước tự bảo đảm từ các nguồn thu do dự án mang lại sau khi đã nộp thuế cho Nhà nước theo luật định và các nguồn vốn hợp pháp khác của doanh nghiệp Nhà nước.

     

    Điều 12.- Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

    - Lập kế hoạch và các phương án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế trình Chính phủ quyết định.

    - Lựa chọn và ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài có liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ sau khi Chính phủ đồng ý.

    - Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo đúng thông lệ quốc tế và phù hợp với luật pháp Việt Nam.

    - Cùng với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để trình Chính phủ quyết định.

    - Quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đính, có hiệu quả vốn vay trái phiếu Chính phủ. Bố trí kế hoạch và thực hiện thanh toán vốn vay đúng hạn cả gốc, lãi và các khoản chi phí có liên quan đến phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.

    - Xem xét và thẩm định phương án phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước trình Chính phủ quyết định; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xem xét và thẩm định phương án phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại quốc doanh trước khi Ngân hành Nhà nước trình Chính phủ quyết định.

    - Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp Nhà nước trong việc xác định hệ số tín nhiệm, tổ chức phát hành, sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn để thanh toán trái phiếu.

     

    Điều 13.- Cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp của doanh nghiệp Nhà nước phát hành trái phiếu có nhiệm vụ:

    - Thẩm tra, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    - Có ý kiến về phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước gửi Bộ Tài chính thẩm định để trình Chính phủ quyết định.

    - Kiểm tra, giám sát việc phát hành, việc sử dụng vốn, bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn để thanh toán trái phiếu đến hạn.

     

    Điều 14.- Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ:

    - Thẩm tra, quyết định dự án mở rộng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại quốc doanh.

    - Thẩm định phương án phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh, trình Chính phủ quyết định.

    - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các ngân hành thương mại trong việc tổ chức phát hành, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn để thanh toán trái phiếu.

     

    Điều 15.- Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp của các doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của minh, thực hiện việc quản lý phát hành và sử dụng có hiệu quả các loại trái phiếu trên đây.

     

    Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành.

     

    Điều 17.- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X