hieuluat

Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND Bình Dương định mức phân bổ vốn đầu tư công

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng nhân dân tỉnh Bình DươngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:06/2020/NQ-HĐNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Võ Văn Minh
    Ngày ban hành:10/12/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/12/2020Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Đầu tư
  • HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
    TỈNH BÌNH DƯƠNG

    --------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Số: 06/2020/NQ-HĐND

    Bình Dương, ngày 10 tháng 12 năm 2020

     

     

    NGHỊ QUYẾT

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

    __________

    HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
    KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 17

     

    Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

    Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

    Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;

    Xét Tờ trình số 5611/TTr-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 98/BC-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

    Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

    Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá IX, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./. 

     

     Nơi nhận:
    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
    - Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
    - Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
    - Ban Công tác đại biểu - UBTVQH;
    - Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp;
    - Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
    - Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
    - Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
    - Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
    - Thường trực HĐND, UBND cấp huyện;
    - LĐVP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
    - Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (Sở Tư pháp);
    - CV phòng TH, phòng HC-TC-QT;
    - TT Công báo, Website, Báo, Đài PTTH Bình Dương;
    - Lưu: VT, Phương.

    CHỦ TỊCH




    Võ Văn Minh

     

    QUY ĐỊNH

    NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
    (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương)

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy định này quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giai đoạn 2021-2025.

    2. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

    Điều 3. Ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025

    Vốn đầu tư công thuộc nguồn ngân sách địa phương được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp hoặc không có khả năng xã hội hóa thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi là Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14); Điều 3 của Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg).

    Điều 4. Nguyên tắc chung và thứ tự ưu tiên về phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025

    1. Thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 và Điều 4 của Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg.

    2. Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý giai đoạn 2021-2025 phải phục vụ cho thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, các Chương trình hành động, Chương trình đột phá của Tỉnh ủy; Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021- 2025 của tỉnh; các Kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực, địa phương... bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.

    3. Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện chống ùn tắc giao thông, ngập úng, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án trọng điểm, các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước.

    4. Ưu tiên phân bổ vốn đối ứng thực hiện đồng bộ các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

    5. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:

    a) Phân bổ vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch.

    b) Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch.

    c) Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.

    d) Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.

     

    Chương II. NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ PHÂN BỔ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

     

    Điều 5. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn của Trung ương cho địa phương

    1. Nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 và Điều 7 của Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg.

    2. Nguồn ngân sách Trung ương đầu tư các dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững: việc phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch, danh mục cho các dự án này đảm bảo theo đúng thông báo của Trung ương.

    3. Nguồn vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi Trung ương cấp phát, nguồn vốn vay khác (nếu có): phân bổ nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vốn đối ứng Trung ương cấp phát theo Hiệp định đối với các dự án đang triển khai, các dự án chuyển tiếp, các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư. Phân bổ theo kế hoạch của Trung ương. Thực hiện theo cam kết và các quy định hiện hành.

    Điều 6. Nguyên tắc phân bổ nguồn ngân sách địa phương

    1. Ngân sách địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách tỉnh theo Điều 3 và các nguyên tắc theo tại Điều 4 của quy định này. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết được sử dụng phân bổ cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, an sinh xã hội và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

    2. Hàng năm, ngoài việc bố trí vốn tỉnh hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu cho một số dự án theo tiêu chí tại Điều 8 của quy định này; ngân sách tỉnh sẽ tiếp tục phân cấp cho cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách huyện theo quy định, đảm bảo nguồn vốn phân cấp cho các địa phương cao hơn giai đoạn 2016 - 2020 với mức tăng không dưới 10%. Việc phân bổ vốn đầu tư phân cấp giữa các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện theo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ tại Điều 7 của Quy định này.

    Điều 7. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công cho ngân sách cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025

    1. Nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ vốn:

    a) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các địa phương có số thu lớn, có đóng góp cao về ngân sách tỉnh và giữa các ngành, lĩnh vực; ưu tiên khu vực phía Bắc của tỉnh và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các địa phương trong tỉnh.

    b) Đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các dự án phải đồng bộ, gắn với việc thực hiện Đề án thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo và kết nối hạ tầng thành phố phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh.

    c) Các địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho các chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực đúng quy định pháp luật theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết này và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển.

    d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư công.

    2. Các tiêu chí phân bổ vốn đầu tư cho cấp huyện:

    a) Tiêu chí dân số:

    Điểm của tiêu chí dân số được tính như sau:

    Số dân

    Điểm

    Dưới 160.000 người

    10

    Từ 160.000 đến 300.000 người, cứ tăng thêm 30.000 người được thêm

    01

    Trên 300.000 người, cứ tăng thêm 30.000 người được thêm

    1,5

    Dân số của các huyện, thị, thành phố được xác định căn cứ vào số liệu dân số trung bình năm 2019 do Cục Thống kê công bố.

    b) Tiêu chí về trình độ phát triển:

    Bao gồm 03 tiêu chí: số hộ nghèo, thu nội địa và điều tiết về ngân sách tỉnh. Điểm của tiêu chí về trình độ phát triển là tổng số điểm của tiêu chí số hộ nghèo, tiêu chí thu nội địa và tiêu chí huyện, thị xã, thành phố có điều tiết về ngân sách tỉnh.

    (1) Điểm của tiêu chí số hộ nghèo:

    Số hộ nghèo

    Điểm

    Đến 100 hộ

    05

    Trên 100 hộ, cứ tăng thêm 50 hộ được thêm

    0,25

    Số hộ nghèo được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đến hết năm 2019.

    (2) Điểm của tiêu chí thu nội địa:

    Thu nội địa

    Điểm

    Dưới 400 tỷ đồng

    15

    Từ 400 tỷ đồng đến dưới 1.200 tỷ đồng, cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

    0,5

    Từ 1.200 tỷ đồng trở lên, cứ 100 tỷ đồng tăng thêm được tính thêm

    1,5

    Số thu nội địa được xác định căn cứ vào tổng số thu ngân sách của cấp huyện năm 2019 theo số liệu quyết toán của Sở Tài chính.

    (3) Điểm của tiêu chí huyện, thị xã, thành phố có điều tiết về ngân sách tỉnh:

    Điều tiết về ngân sách tỉnh

    Điểm

    Huyện, thị xã, thành phố có điều tiết về ngân sách tỉnh

    05

    (c) Tiêu chí về diện tích tự nhiên:

    Điểm của tiêu chí diện tích tự nhiên được tính như sau:

    Diện tích tự nhiên

    Điểm

    Dưới 200 km2

    10

    Từ 200 km2 trở lên, cứ 50 km2 tăng thêm được tính thêm

    1,5

    Diện tích tự nhiên của từng huyện, thị xã, thành phố được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê năm 2019.

    (d) Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã:

    Bao gồm: số đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).

    Điểm của tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã như sau:

    Đơn vị hành chính cấp xã

    Điểm

    Mỗi xã được tính

    01

    (e) Tiêu chí đặc thù:

    Địa phương

    Điểm

    Trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh: Thành phố Thủ Dầu Một

    20

    Nâng loại đô thị:

    - Thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An (đô thị loại II lên loại I)

    - Thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát (đô thi loại III lên loại II)

     

    20

    15

    Thành phố Thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo

    05

    Kết nối hạ tầng thành phố phía Đông

    05

    3. Cách tính định mức phân bổ vốn cho từng huyện, thị xã, thành phố

    a) Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính số điểm cho từng huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện) và tổng điểm của 9 huyện làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư trong cân đối theo các công thức sau:

    Tổng số điểm của từng huyện (Mi) = Ai + Bi + Ci + Di + Ei

    Trong đó:

    Mi: Tổng số điểm của huyện i;

    Ai: Số điểm của tiêu chí dân số huyện i;

    Bi: Số điểm của tiêu chí trình độ phát triển huyện i;

    Ci: Số điểm của tiêu chí diện tích tự nhiên của huyện i;

    Di: Số điểm của tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện i;

    Ei: Số điểm của tiêu chí đặc thù huyện i;

    b) Số vốn định mức cho 01 điểm phân bổ được tính theo công thức:

    Y =

    X

    MT

    MT : là tổng số điểm của 9 huyện;

    X là tổng số vốn đầu tư phân bổ cho cấp huyện;

    Y là số vốn định mức cho 01 điểm phân bổ vốn đầu tư.

    c) Tổng số vốn đầu tư trong cân đối của từng huyện được tính theo công thức:

    Gọi Si là số vốn trong cân đối của huyện i:

    Si = Y x Mi

    Điều 8. Nguyên tắc, tiêu chí ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đầu tư và bổ sung có mục tiêu trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2021 - 2025

    1. Nguyên tắc chung:

    a) Về nguyên tắc hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu:

    Sau khi đảm bảo các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của tỉnh, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh sẽ thực hiện hỗ trợ vốn đầu tư theo hướng bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện hoặc bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách cấp huyện theo tiêu chí tại khoản 2 điều này.

    Phải tuân thủ các nguyên tắc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm cho chương trình, dự án và điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được quy định tại Luật Đầu tư công, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và nguyên tắc phân bổ vốn tại Điều 4 Quy định này.

    b) Về cơ chế hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu:

    Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ vốn cho các dự án quy mô lớn, trọng điểm, có tính lan tỏa, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

    UBND cấp huyện lựa chọn danh mục dự án đề nghị hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tham mưu cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ chủ đầu tư và lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

    Trường hợp bổ sung có mục tiêu, thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, căn cứ yêu cầu của địa phương đề nghị bổ sung và sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và tổng hợp danh mục dự án bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện trình cấp có thẩm quyền thông qua theo quy định.

    c) Về phương thức hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu:

    Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 được lập sau khi Nghị quyết này có hiệu lực: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các bước lập và trình HĐND cùng cấp cho ý kiến trước khi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định.

    Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tỉnh hỗ trợ cấp huyện đã được quyết định đầu tư trong giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức vốn hỗ trợ cụ thể.

    2. Về đối tượng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh:

    a) Các dự án theo mục tiêu đầu tư của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thực hiện các chương trình hành động của Tỉnh ủy đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025.

    b) Các chương trình đầu tư công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công theo quy định.

    c) Các dự án cấp huyện để nâng cấp đô thị, chỉnh trang đô thị nhằm đạt mục tiêu nâng cấp đô thị tỉnh Bình Dương lên đô thị loại I.

    d) Các dự án nhóm B (đối với dự án chuẩn bị đầu tư mới), dự án nhóm B, nhóm C có quy mô lớn (đối với các dự án đã sử dụng nguồn vốn tỉnh hỗ trợ trong giai đoạn 2016 - 2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025), tạo động lực phát triển, tác động lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

    đ) Các dự án gắn với việc thực hiện Đề án thành phố thông minh, Vùng đổi mới sáng tạo và kết nối hạ tầng thành phố phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh.

    e) Các dự án khác theo chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh./.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức chính quyền địa phương của Quốc hội, số 77/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13
    Ban hành: 22/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Đầu tư công của Quốc hội, số 39/2019/QH14
    Ban hành: 13/06/2019 Hiệu lực: 01/01/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025
    Ban hành: 08/07/2020 Hiệu lực: 08/07/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Quyết định 26/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025
    Ban hành: 14/09/2020 Hiệu lực: 14/09/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND Bình Dương định mức phân bổ vốn đầu tư công

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương
    Số hiệu:06/2020/NQ-HĐND
    Loại văn bản:Nghị quyết
    Ngày ban hành:10/12/2020
    Hiệu lực:10/12/2020
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Đầu tư
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Võ Văn Minh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND Bình Dương định mức phân bổ vốn đầu tư công (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND Bình Dương định mức phân bổ vốn đầu tư công (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X