hieuluat

Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Quốc hộiSố công báo:1285&1286-12/2023
    Số hiệu:104/2023/QH15Ngày đăng công báo:06/12/2023
    Loại văn bản:Nghị quyếtNgười ký:Vương Đình Huệ
    Ngày ban hành:10/11/2023Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:10/11/2023Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • QUỐC HỘI
    ______

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _________________________

    Nghị quyết số: 104/2023/QH15

    Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023 

     

     

    NGHỊ QUYẾT

    Về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

     

    QUỐC HỘI

     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 59/2020/QH14;

    Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 42/BC-CP ngày 21 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 95/BC-UBTCNS15-m ngày 22 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 681/BC-UBTVQH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đại biểu Quốc hội,

     

    QUYẾT NGHỊ:

     

    Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2024

    1. Số thu ngân sách nhà nước là 1.700.988 tỷ đồng (một triệu, bảy trăm nghìn, chín trăm tám mươi tám tỷ đồng).

    2. Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng (mười chín nghìn, không trăm bốn mươi tỷ đồng) để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

    3. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 2.119.428 tỷ đồng (hai triệu, một trăm mười chín nghìn, bốn trăm hai mươi tám tỷ đồng).

    4. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 399.400 tỷ đồng (ba trăm chín mươi chín nghìn, bốn trăm tỷ đồng), tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:

    Bội chi ngân sách trung ương là 372.900 tỷ đồng (ba trăm bảy mươi hai nghìn, chín trăm tỷ đồng), tương đương 3,4%GDP;

    Bội chi ngân sách địa phương là 26.500 tỷ đồng (hai mươi sáu nghìn, năm trăm tỷ đồng), tương đương 0,2%GDP.

    5. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 690.553 tỷ đồng (sáu trăm chín mươi nghìn, năm trăm năm mươi ba tỷ đồng).

    (Kèm theo các phụ lục số I, II, III và IV)

    Điều 2. Về điều hành ngân sách nhà nước năm 2023

    1. Cho phép sử dụng 145,9 tỷ đồng nguồn thu hồi kinh phí đã tạm cấp trong năm 2022 cho một số địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư, chuyển nguồn để bổ sung cho các địa phương còn thiếu nguồn thực hiện chính sách và quyết toán niên độ ngân sách năm 2023.

    2. Cho phép chuyển nguồn toàn bộ 13.796 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để bố trí dự toán, kế hoạch đầu tư công hằng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 cho Bộ Giao thông vận tải và 08 địa phương để triển khai thực hiện 03 dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/2022/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15.

    3. Cho phép chuyển nguồn dự toán ngân sách nhà nước thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 (bao gồm vốn đầu tư phát triển, kinh phí thường xuyên của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) sang năm 2024 tiếp tục thực hiện.

    4. Giao Chính phủ rà soát, phân bổ chi tiết từng nhiệm vụ chi cụ thể cho từng Bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Tờ trình số 586/TTr-CP ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ; chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, sự cần thiết, tính đầy đủ, hợp lệ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi và các điều kiện bổ sung, giao dự toán và giải ngân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật liên quan. Đối với số vốn còn lại chưa phân bổ, căn cứ quy định tại Nghị quyết số 70/2022/QH15, Chính phủ khẩn trương rà soát, báo cáo Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Quá thời hạn theo quy định của pháp luật, thực hiện hủy dự toán.

    5. Chính phủ xem xét, quyết định bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 bảo đảm đúng quy định của pháp luật để tiếp tục thực hiện, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng Dự án kè sông Nậm Mộ, đoạn qua khối 4, khối 5 thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An theo Báo cáo số 569/BC-CP ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ.

    Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương

    1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

    2. Đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước ở Trung ương đang thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù:

    a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024: Mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

    b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024: Bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước. Giao Chính phủ tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

    3. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. Cho phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội.

    Điều 4. Giao Chính phủ

    1. Tập trung điều hành chính sách tài khóa chủ động, hợp lý, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, nhịp nhàng với chính sách tiền tệ và các chính sách khác; kịp thời ứng phó với biến động phức tạp của tình hình trong nước và ngoài nước, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; nghiên cứu có giải pháp báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về thuế để khắc phục đà suy giảm các chỉ tiêu về tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước trên GDP và tỷ lệ huy động từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước.

    2. Sớm trình Quốc hội các dự án sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, để tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, mở rộng cơ sở thu; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống thất thu, chuyển giá trốn thuế; gian lận thương mại, đặc biệt trong các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng số; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

    Có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả, chặt chẽ, tránh gây thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tài chính trong lĩnh vực đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; có giải pháp củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương.

    3. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách; điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế; phấn đấu tăng cao hơn nữa tỉ lệ chi đầu tư phát triển; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án đầu tư công, chậm giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng thực hiện và giải ngân nhưng thiếu vốn, hạn chế tối đa việc chuyển nguồn.

    Có giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đề xuất, công tác chuẩn bị, phê duyệt dự án ODA, xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho từng giai đoạn thực hiện. Xem xét trách nhiệm trong xây dựng dự toán không sát thực tế, tổ chức thực hiện thiếu hiệu quả dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công thấp. Nghiên cứu, có chế tài xử lý đối với các trường hợp trả lại kế hoạch vốn hằng năm do nguyên nhân chủ quan.

    4. Tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

    5. Chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Chú trọng tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    6. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ; đánh giá, dự báo rủi ro về khả năng vay, khả năng trả nợ để có phương án quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách nhà nước; chủ động thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả khi mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ; điều hành kinh phí chi trả chi phí phát hành, mua lại, hoán đổi, thanh toán trái phiếu Chính phủ trong phạm vi dự toán chi trả nợ lãi của ngân sách trung ương năm 2024 được Quốc hội quyết định.

    7. Trình cấp có thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết theo thẩm quyền việc thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này.

    Điều 5. Giám sát và kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết

    1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

    2. Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiến hành kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

    Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2023.

     

     

    CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




    Vương Đình Huệ

    Phụ lục I

    CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

    (Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)

     

    Đơn vị: Tỷ đồng

    STT

    NỘI DUNG

    DỰ TOÁN NĂM 2024

    A

    B

    1

    A

    TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    1.700.988

    1

    Thu nội địa

    1.444.413

    2

    Thu từ dầu thổ

    46.000

    3

    Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

    204.000

    4

    Thu viện trợ

    6.575

    B

    THU CHUYÊN NGUỒN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG

    19.040

     

     

     

    C

    TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    (1)    2.119.428

    1

    Chi đầu tư phát triển

    677.349

    2

    Chi dự trữ quốc gia

    1.160

    3

    Chỉ trả nợ lãi

    111.714

    4

    Chi viện trợ

    2200

    5

    Chi thường xuyên

    (2)   1.175.720

    6

    Dành nguồn xử lý bù mặt bằng chi cân đối NSĐP năm 2024

    19.271

    7

    Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

    100

    8

    Dự phòng NSNN

    57.866

    9

    Chi cải cách tiền lương và điều chỉnh lương hưu, một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, chính sách an sinh xã hội

    (3)    74.048

    D

    BỘI CHI NSNN

    399.400

     

    (Tỷ lệ bội chi so GDP)

    3,6%

    1

    Bội chi NSTW

    372.900

    2

    Bội chi NSĐP

    26.500

    Đ

    CHI TRẢ NỢ GỐC

    291.153

    1

    Chi trả nợ gốc NSTW

    287.034

     

    - Từ nguồn vay trả nợ gốc

    287.034

     

    - Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư

     

    2

    Chi trả nợ gốc NSĐP

    4.119

     

    - Từ nguồn vay để trả nợ gốc

    3.795

     

    - Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư

    324

    E

    TỔNG MỨC VAY CỦA NSNN

    690.553

    1

    Vay để bù đắp bội chi

    399.724

    2

    Vay để trả nợ gốc

    290.829

     

    Ghi chú:

    (1) Nếu loại trừ chi từ nguồn thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 thì dự toán chi cân đối NSNN năm 2024 khoảng 2.100,4 nghìn tỷ đồng. Chưa bao gồm số dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

    (2) Tính theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.

    (3) Kinh phí đảm bảo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW từ 01/7/2024 (đã bao gồm 19.040 tỷ đồng thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 sang năm 2024 để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành; chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024).

     

     

    Phụ lục II

    DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2024

    (Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)

     

    Đơn vị: Tỷ đồng

    STT

    NỘI DUNG THU

    DỰ TOÁN NĂM 2024

    A

    B

    1

     

    TỔNG THU NSNN

    1.700.988

    I

    Thu nội địa

    1.444.413

    1

    Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

    178.349

    2

    Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    232.781

    3

    Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

    324.747

    4.

    Thuế thu nhập cá nhân

    159.124

    5

    Thuế bảo vệ môi trường

    37.101

    6

    Các loại phí, lệ phí

    77.612

     

    Trong đó: Lệ phí trước bạ

    33.823

    7

    Các khoản thu về nhà, đất

    257.295

     

    - Thuế sử dụng đất nông nghiệp

    3

     

    - Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

    2.817

     

    - Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

    26.936

     

    - Thu tiền sử dụng đất

    226.833

     

    - Thu tiền chữ thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

    706

    8

    Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

    42.990

    9

    Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tài nguyên nước, sử dụng khu vực biển

    4.825

    10

    Thu khác ngân sách (1)

    39.176

    11

    Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

    1.064

    12

    Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước

    89.349

    II

    Thu từ dầu thô

    46.000

    III

    Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

    204.000

    1

    Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

    375.000

     

    - Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu

    279.400

     

    - Thuế xuất khẩu

    8.200

     

    - Thuế nhập khẩu

    47.500

     

    - Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu

    38.000

     

    - Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu

    1.200

     

    - Thu khác

    700

    2

    Hoàn thuế giá trị gia tăng

    -171.000

    IV

    Thu viện trợ

    6.575

     

    Ghi chú:

    (1) Đã bao gồm thu từ nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.


    Phụ lục III

    CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2024

    (Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)

     

    Đơn vị: Tỷ đồng

    STT

    NỘI DUNG

    DỰ TOÁN NĂM 2024

    A

    B

    1

     

     

     

    A

    NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

     

    I

    Thu NSTW hưởng theo phân cấp

    852.682

    1

    Thu thuế, phí và các khoản thu khác

    846.107

    2

    Thu từ nguồn viện trợ

    6.575

    II

    Tổng chi NSTW

    1.225.582

    I

    Chi NSTW theo phân cấp (không kể bổ sung cho NSĐP)

    799.316

    2

    Chi bổ sung cho NSĐP

    426.266

     

    - Chi bổ sung cân đối

    243.008

     

    - Chi bổ sung có mục tiêu

    149.055

     

    - Chi bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024

    14.932

     

    - Chi bù mặt bằng chi cân đối NSĐP

    19.271

    III

    Bội chi NSTW

    372.900

     

     

     

    B

    NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

     

    I

    Tổng thu NSĐP

    1.293.611

    1

    Thu NSĐP hưởng theo phân cấp

    848.305

    2

    Thu bổ sung từ NSTW

    426.266

     

    - Thu bổ sung cân đối

    243.008

     

    - Thu bổ sung có mục tiêu

    149.055

     

    - Bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/ tháng cả năm 2024

    14.932

     

    - Bù mặt bằng chi cân đối NSĐP

    19.271

    3

    Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương

    19.040

    II

    Tổng chi NSĐP

    1320.111

    1

    Chi cân đối NSĐP theo phân cấp (không kể bổ sung có mục tiêu từ NSTW)

    (1) 1.136.853

    2

    Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của NSTW, bổ sung đảm bảo tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và bù mặt bằng chi cân đối NSĐP năm 2024

    183.258

    III

    Bội chi NSĐP (2)

    26.500

    1

    Bội chi của các địa phương có bội chi NSĐP

    26.824

    2

    Bội thu của các địa phương có bội thu NSĐP

    324

     

    Ghi chú:

    (1) Đã bao gồm 19.040 tỷ đồng kiến nghị huy động thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2023 sang bổ dự toán chi NSĐP năm 2024 của một số địa phương.

                (2) Chênh lệch giữa số bội chi của các địa phương có bội chi NSĐP và số bội thu của các địa phương có bội thu NSĐP.

    Phụ lục IV

    DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2024

    (Kèm theo Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023)

     

    Đơn vị: Tỷ đồng

    SỐ TT

    NỘI DUNG

    NSNN

    CHIA RA

    NSTW

    NSĐP

    A

    B

    1=2+3

    2

    3

     

    TỔNG CHI NSNN

    (1)  2.119.428

    (2)  948.371

    (3)  1.171.057

    I

    Chi đầu tư phát triển

    677.349

    245.000

    432349

    II

    Chi dự trữ quốc gia

    1.160

    1.160

     

    III

    Chi trả nợ lãi

    111.714

    108.840

    2.874

    IV

    Chi viện trợ

    2.200

    2.200

     

    V

    Chi thường xuyên(4)

    1.259.631

    553.257

    706374

     

    Trong đó:

     

     

     

     

    - Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

    306.128

    24.568

    281.560

     

    - Chi khoa học và công nghệ

    10.912

    7.480

    3.432

    VI

    Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

    100

     

    100

    VII

    Dự phòng NSNN

    57.866

    34.934

    22.932

    VIII

    Chi cải cách tiền lương

    9.408

    2.980

    6.428

     

     

    Ghi chú:

    (1) Nếu loại trừ chi từ nguồn thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư của NSĐP năm 2023 sang năm 2024 thì dự toán chi cân đối NSNN năm 2024 khoảng 2.100,4 nghìn tỷ đồng. Chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

    (2) Chưa bao gồm khoảng 30 nghìn tỷ đồng dự kiến sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của NSTW để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024.

    (3) Đã bao gồm 19.040 tỷ đồng kiến nghị huy động thu chuyển nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2023 sang bố trí dự toán chi NSĐP năm 2024 của một số địa phương.

    (4) Đã bao gồm kinh phí đảm bảo thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/ tháng cả năm 2024. Đã bao gồm bổ sung hỗ trợ để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối NSĐP 19.271 tỷ đồng.

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Hiến pháp năm 2013
    Ban hành: 28/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Doanh nghiệp của Quốc hội, số 59/2020/QH14
    Ban hành: 17/06/2020 Hiệu lực: 01/01/2021 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Quản lý nợ công của Quốc hội, số 20/2017/QH14
    Ban hành: 23/11/2017 Hiệu lực: 01/07/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp
    Ban hành: 21/05/2018 Hiệu lực: 21/05/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị quyết 34/2021/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022
    Ban hành: 13/11/2021 Hiệu lực: 13/11/2021 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Quốc hội
    Số hiệu:104/2023/QH15
    Loại văn bản:Nghị quyết
    Ngày ban hành:10/11/2023
    Hiệu lực:10/11/2023
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:06/12/2023
    Số công báo:1285&1286-12/2023
    Người ký:Vương Đình Huệ
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X