Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 15/2009/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Ngô Thị Doãn Thanh |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 11/12/2009 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ------------------- Số: 15/2009/NQ-HĐND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
Về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2010
-------------------------
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 19
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 1908/2009/QĐ-TTg ngày 19/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; Quyết định số 2907/QĐ-BTC ngày 20/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ sung dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2010;Quyết định số 278/QĐ-BKH ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước năm 2010;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 106/BC-UBND ngày 25/11/2009 của UBND Thành phố về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2009; dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố, những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện dự toán ngân sách năm 2010; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách của HĐND Thành phố và ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp Thành phố Hà Nội năm 2010 với những nội dung chính như sau:
I. Dự toán thu ngân sách Thành phố Hà Nội năm 2010
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 88.747 tỷ đồng (Tám mươi tám ngàn bảy trăm bốn mươi bảy tỷ đồng); không bao gồm thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, các khoản phí, lệ phí thực hiện cơ chế quản lý qua ngân sách theo quy định của Trung ương.
Trong đó:
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 7.620 tỷ đồng (Bảy ngàn sáu trăm hai mươi tỷ đồng);
- Thu nội địa 76.027 tỷ đồng (Bảy mươi sáu ngàn không trăm hai mươi bảy tỷ đồng);
- Thu từ dầu thô 5.100 tỷ đồng (Năm ngàn một trăm tỷ đồng).
(Kèm theo phụ lục số 1 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010).
2. Tổng thu cân đối ngân sách địa phương 34.830,801 tỷ đồng (Ba mươi bốn ngàn tám trăm ba mươi tỷ, tám trăm linh một triệu đồng)
- Thu sau điều tiết: 32.314,296 tỷ đồng. Trong đó: Tiền sử dụng đất: 10.300 tỷ đồng, đã bao gồm số ghi thu, ghi chi các dự án BT và đầu tư hạ tầng.
- Thu ngân sách địa phương từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương 516,505 tỷ đồng.
- Thu huy động theo khoản 3 điều 8 Luật ngân sách nhà nước: 1.000 tỷ đồng
- Thu chuyển nguồn cải cách tiền lương năm trước chuyển sang 1.000 tỷ đồng.
3. Tổng thu các khoản quản lý qua ngân sách 1.506,954 tỷ đồng (Một ngàn năm trăm linh sáu tỷ, chín trăm năm mươi tư triệu đồng)
II. Dự toán chi ngân sách địa phương:
1. Tổng chi ngân sách địa phương 34.830,801 tỷ đồng (Ba mươi bốn ngàn tám trăm ba mươi tỷ, tám trăm linh một triệu đồng), bao gồm chi đầu tư phát triển 15.316,37 tỷ đồng, chi trả nợ 1.270 tỷ đồng, chi thường xuyên 14.759,033 tỷ đồng, chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương 1.051,073 tỷ đồng, dự phòng ngân sách 1.000 tỷ đồng, chi Chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu thành phố, dự án 5 triệu ha rừng và bổ sung chính sách khác 1.353,865 tỷ đồng, chi thoái trả tiền nhà và đất 70 tỷ đồng, chi bổ sung Quỹ Dự trữ Tài chính 10,46 tỷ đồng; được phân bổ như sau:
1.1. Tổng chi ngân sách cấp Thành phố trực tiếp quản lý 29.826,982 tỷ đồng (bao gồm số bổ sung các quận, huyện: 6.300,617 tỷ đồng và số chi từ nguồn ngân sách quận hoàn trả kinh phí sự nghiệp y tế do điều chỉnh phân cấp quản lý y tế về Thành phố 25,620 tỷ đồng)
Trong đó: chi đầu tư phát triển là 12.489,44 tỷ đồng, chi thường xuyên là 9.567,145 tỷ đồng, chi Chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu thành phố là 1.353,865 tỷ đồng, chi tạo nguồn cải cách tiền lương 586,105 tỷ đồng, dự phòng ngân sách là 770,403 tỷ đồng, số bổ sung từ ngân sách Thành phố cho các quận, huyện, thị xã là 6.300,617 tỷ đồng ( bổ sung cân đối 3.709,564 tỷ đồng, bổ sung có mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ khác 2.591,053 tỷ đồng)
1.2. Tổng số chi ngân sách các quận, huyện, thị xã 11.330,056 tỷ đồng (bao gồm chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu và nhiệm vụ khác từ ngân sách Thành phố: 2.591,053 tỷ đồng)
2. Tổng chi các khoản quản lý qua ngân sách 1.506,954 tỷ đồng (Một ngàn năm trăm linh sáu tỷ, chín trăm năm mươi tư triệu đồng)
(Kèm theo phụ lục số 2 về cân đối thu, chi ngân sách địa phương; phụ lục số 3 về dự toán chi ngân sách địa phương; phụ lục số 4 về chi ngân sách cấp Thành phố và chi ngân sách cấp quận, huyện; phụ lục số 5 về dự toán ngân sách cấp Thành phố theo lĩnh vực; phụ lục số 6 về cân đối thu chi ngân sách quận, huyện năm 2010; phụ lục số 7 về tổng hợp dự toán chi ngân sách quận, huyện xã phường năm 2010; phụ lục số 8 tổnghợp kinh phí hỗ trợ bổ sung có mục tiêu và nhiệm vụ khác cho ngân sách quận, huyện, thị xã năm 2010; phụ lục số 9 về chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình 135, dự án 5 triệu ha rừng năm 2010)
Điều 2. Thông qua các mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 do UBND Thành phố trình tại kỳ họp lần thứ 19 HĐND Thành phố khoá XIII. Đồng thời nhấn mạnh một số giải pháp trong công tác điều hành ngân sách sau:
- Thực hiện việc điều chuyển nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất các dự án Thành phố đang giao Chi cục Thuế Ba Đình, Hà Đông quản lý về các Chi cục Thuế các quận, huyện thu theo địa bàn phát sinh khoản thu để đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn thu. Tăng cường công tác ủy nhiệm thu giao UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện thu một số khoản thu gắn với công tác quản lý ở xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ Tài chính, nhằm chống thất thu, quản lý chặt chẽ nguồn thu.
- Thực hiện cơ chế thưởng 30% số thu thuế, phí, lệ phí vượt dự toán nộp về ngân sách cấp trên (ngân sách Thành phố, ngân sách Trung ương) đối với các khoản thu được phân cấp, nhưng tối đa bằng số chênh lệch thực hiện thu năm sau so với năm trước cho các quận, huyện để khuyến khích các quận, huyện, thị xã khai thác, quản lý, chống thất thu ngân sách và có thêm nguồn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Huy động 1.000 tỷ đồng để đầu tư các dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Giao UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố triển khai thực hiện theo nguyên tắc và yêu cầu thật cần thiết về cân đối nguồn và theo tiến độ thực tế thực hiện các dự án lớn kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội; Đồng thời giao UBND Thành phố tiếp tục báo cáo Trung ương để được bổ sung thêm nguồn từ ngân sách trung ương; trường hợp ngân sách trung ương không bổ sung kịp trình HĐND cho phép bố trí thêm 1.000 tỷ đồng từ nguồn ứng trước dự toán ngân sách năm 2011 để đảm bảo đủ nguồn thực hiện các dự án kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
- Thống nhất lập Quỹ Phát triển đất của cấp Thành phố (Theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP) và bố trí 1.000 tỷ đồng ngay từ dự toán đầu năm từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho Quỹ Phát triển đất, trong năm nếu có nguồn tăng thu, thì bổ sung tương ứng bằng 30% so với tổng nguồn thu tiền sử dụng đất để thực hiện các nhiệm vụ về giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch chủ động trong đầu tư xây dựng và giao nhà, đất tái định cư. Đồng thời, để quản lý theo chính sách chung của Chính phủ ; thống nhất chuyển số kinh phí 50 tỷ đồng đã bố trí cho Quỹ hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất vào Quỹ Phát triển đất và chấm dứt hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân thu hồi đất theo Nghị quyết số 04/2009/NQ-HĐND ngày 15/4/2008 của HĐND Thành phố.
- Thống nhất triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ ngân sách Thành phố để đầu tư xây dựng các dự án thuộc chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và hạ tầng làng nghề nông thôn từ nay đến năm 2015, mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách là 80% (trong đó ngân sách cấp Thành phố 40%, ngân sách các huyện không quá 40%), giao UBND Thành phố căn cứ các qui định của Trung ương xây dựng tiêu chí cụ thể để xác định đối tượng hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và tổ chức thực hiện; về nguồn thực hiện trong năm 2010: đối với số hỗ trợ từ ngân sách Thành phố cho ngân sách cấp huyện, giao UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố xem xét quyết định và báo cáo với HĐND việc bố trí bổ sung dự toán 2010 từ nguồn kết dư ngân sách 2009 và thưởng vượt thu 2009. Đối với phần thuộc nhiệm vụ ngân sách cấp huyện, giao các huyện chủ động sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện đã được phân cấp trong dự toán năm 2010 và sử dụng số tăng thu, kết dư ngân sách năm 2009 của huyện để thực hiện.
- Căn cứ khả năng ngân sách và yêu cầu nhiệm vụ chính trị, ngân sách địa phương có thể hỗ trợ đầu tư các dự án ngành dọc trên địa bàn Thành phố, nhưng không quá 50% tổng mức đầu tư của mỗi dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo qui định.
- Số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Thành phố cho ngân sách quận, huyện, thị xã, Thành phố chỉ giao tổng vốn và mục tiêu, không giao chi tiết danh mục dự án.
Điều 3. Giao UBND Thành phố triển khai giao kế hoạch dự toán ngân sách cho các đơn vị đúng quy định. Đối với các khoản chưa phân bổ theo đầu mối, UBND xây dựng phương án, thống nhất với Thường trực HĐND khẩn trương phân bổ, giao cho các đơn vị trong quý I năm 2010; đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, dự án thực hiện đầu tư chưa đủ thủ tục đầu tư theo qui định, UBND Thành phố chỉ được quyết định giao vốn khi có đủ thủ tục, trừ các dự án phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và các dự án tu bổ đê điều; đối với khoản chi hỗ trợ ngành dọc và các địa phương, UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố nội dung cụ thể trước khi thực hiện theo nguyên tắc đã được HĐND thông qua.
Giao UBND Thành phố lập phương án sử dụng các nguồn thu phát sinh trong năm (ngoài số đã cân đối đầu năm)` theo nguyên tắc: tập trung cho công trình, dự án trọng điểm và những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất, bức xúc mới phát sinh; lập phương án điều chỉnh dự toán nếu có, thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố xem xét quyết định và báo cáo lại với HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.
Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của HĐND và các vị Đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết này của HĐND Thành phố.
Nghị quyết này đã được HĐND thành phố Hà Nội khoá XIII kỳ họp thứ 19 thông qua./.
Nơi nhận: - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Chính phủ; - Ban công tác Đại biểu của Quốc hội: - VP Quốc hội, VP Chính phủ; - Các Bộ: Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, Tư pháp; - Kiểm toán Nhà nước; - TT TU; - Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHN; - TT HĐND, UBND; UBMTTQ TP; - Đại biểu HĐND TP; - VP TU, các ban Đảng; - VP ĐĐBQH&HĐND, VP UBND TP; - Các Sở, Ban, Ngành Thành phố có liên quan; - TT HĐND, UBND các quận, huyện,thị xã; - Lưu. | CHỦ TỊCH
Ngô Thị Doãn Thanh |
Không có văn bản liên quan. |
Nghị quyết 15/2009/NQ-HĐND dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Tp.Hà Nội năm 2010
In lược đồCơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội |
Số hiệu: | 15/2009/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Ngày ban hành: | 11/12/2009 |
Hiệu lực: | 11/12/2009 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Ngô Thị Doãn Thanh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!