hieuluat

Quyết định 216/QĐ-NH7 Quy chế quản lý và điều hành quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:216/QĐ-NH7Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Văn Châu
    Ngày ban hành:07/08/1995Hết hiệu lực:01/06/2001
    Áp dụng:07/08/1995Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • QUYếT địNH

    QUYếT địNH

    CủA THốNG đốC NGâN HàNG NHà NướC Số 216/QĐ-NH7

    NGàY 7 THáNG 8 NăM 1995 BAN HàNH QUY CHế QUảN Lý
    Và đIềU HàNH QUỹ VàNG CủA NGâN HàNG NHà NướC

     

    THốNG ĐốC NGâN HàNG NHà NướC

     

    - Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước công bố tại Lệnh số 37-LTC/HĐNN8 ngày 24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước CHXNCH Việt Nam.

    - Căn cứ Nghị định số: 15/CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối.

    QUYếT địNH

    Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế quản lý và điều hành quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước".

     

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

     

    Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ Kế toán tài chính, Vụ trưởng vụ phát hành và kho quỹ, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng, Cục trưởng có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    QUY CHế

    QUảN Lý Và đIềU HàNH QUỹ VàNG CủA NGâN HàNG NHà NướC

    (Ban hành theo Quyết định số 216/QĐ-NH7

    ngày 7 tháng 8 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1: Mục đích quản lý và điều hành quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước là nhằm bình ổn giá vàng và tỷ giá hối đoái, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng Việt Nam.

     

    Điều 2: Quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý và điều hành, phải được bảo toàn bằng hiện kim và được bảo quản tại Kho tiền I (Thành phố Hà Nội), Kho tiền II (Thành phố Hồ Chí Minh) và Kho tiền III (tỉnh Bình Định).

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể giao cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước một số tỉnh, Thành phố bảo quản một phần quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước.

     

    II. NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH QUỸ VÀNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

     

    Điều 3: Việc xuất vàng ra bán để can thiệp thị trường hoặc bán cho các đơn vị và việc nhập khẩu vàng để bổ sung cho quỹ phải theo lệnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    3.1. Ngân hàng Nhà nước chỉ bán vàng khi giá vàng trong nước biến động lớn (giá trong nước cao hơn giá vàng quốc tế từ 3% trở lên) hoặc khi có quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    3.2. Đối tượng mua vàng của Ngân hàng Nhà nước là các doanh nghiệp Nhà nước có giấy phép kinh doanh vàng (bao gồm các Công ty kinh doanh vàng, các Ngân hàng thương mại quốc doanh), các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Công ty Tài chính cổ phần và các tổ chức tín dụng khác có giấy phép kinh doanh vàng.

    3.3. Số lượng vàng đưa ra bán phụ thuộc vào yêu cầu can thiệp thị trường và lượng vàng dự trữ trong kho của Ngân hàng Nhà nước.

    3.4. Ngân hàng Nhà nước bán vàng thu Đồng Việt Nam theo tỷ lệ bán ngoại tệ (USD) hàng ngày của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

    Giá bán = giá CIF + Thuế nhập khẩu + Chi phí ngân hàng.

    (Chi phí Ngân hàng = 0,1% trên giá CIF).

    3.5 Hàng năm Vụ quản lý ngoại hối phải lập kế hoạch nhập vàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.

    3.6. Vàng nhập khẩu phải đảm bảo số lượng, chất lượng, có đầy đủ ký hiệu, nhãn hiệu của nước sản xuất.

    3.7. Giá vàng nhập khẩu tính trên cơ sở giá CIF, là giá vàng thấp nhất trong số giá chào của các công ty vàng nước ngoài vào thời điểm giao dịch (trong ngày) dựa trên sàn giá được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt.

    3.8. Việc thanh toán tiền thực hiện theo hợp đồng thương mại đã ký với nước ngoài.

    3.9. Công tác giao nhận, vận chuyển vàng về kho của Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo đúng quy trình vận chuyển hàng hoá đặc biệt.

     

    III. QUY TRÌNH BÁN VÀNG VÀ NHẬP KHẨU VÀNG

     

    Điều 4: Quy trình bán vàng

    Sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt lệnh bán vàng cho các doanh nghiệp, Vụ quản lý ngoại hối tiến hành các thủ tục sau:

    4.1. Thông báo cho từng doanh nghiệp số lượng vàng được mua và giá cả.

    4.2. Chuyển cho Vụ Kế toán tài chính lệnh bán vàng (bản chính) và thông báo bán vàng. Trong đó ghi rõ số vàng xuất bán, số tiền phải thanh toán, phương thức thanh toán để làm thủ tục xuất vàng cho các doanh nghiệp.

    4.3. Khi có đủ chứng từ (lệnh bán vàng của Thống đốc, Hợp đồng mua vàng, chứng từ thanh toán tiền mua vàng, kèm theo giá vàng do Vụ Quản lý ngoại hối thông báo, phiếu xuất kho vàng của Vụ Kế toán Tài chính, giấy uỷ nhiệm và chứng minh nhân dân của người nhận hàng), Vụ phát hành và kho quỹ làm thủ tục xuất vàng cho các doanh nghiệp.

    4.4. Đối với số vàng gửi bảo quản tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Thành phố chỉ được xuất bán vàng cho các doanh nghiệp khi có lệnh của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    4.5. Sau mỗi đợt bán vàng của Ngân hàng Nhà nước, Vụ quản lý ngoại hối phải quyết toán và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về khối lượng vàng đã bán, số lượng tiền thu được, lỗ lãi so với giá đã nhập.

     

    Điều 5: Quy trình nhập khẩu vàng

    Sau khi có lệnh nhập khẩu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ quản lý ngoại hối sẽ tiến hành các thủ tục nhập vàng như sau:

    5.1. Đàm phán với các công ty vàng nước ngoài để thoả thuận giá nhập khẩu có lợi nhất.

    5.2. Ký hợp đồng Mua - bán vàng với nước ngoài.

    5.3. Phối hợp với các Vụ, Cục có liên quan (Vụ Kế toán Tài chính, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước) để thực hiện thanh toán tiền cho nước ngoài.

    5.4. Phối hợp với Vụ Phát hành và kho quỹ làm các thủ tục Hải quan và nhận vàng từ sân bay, vận chuyển về kho Ngân hàng Nhà nước.

    5.5. Quyết toán nhập khẩu vàng và đề nghị Vụ Kế toán tài chính chuyển tiền nộp thuế nhập khẩu vàng cho ngân sách, làm báo cáo cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

     

    Điều 6: Dựa vào những nguyên tắc và quy trình nói trên, Vụ quản lý ngoại hối kết hợp việc nhập và bán vàng theo hình thức đảo kho, mục đích nhằm bảo đảm cho quỹ vàng không bị thiệt hại trên cơ sở bảo toàn vốn hiện kim.

     

    IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 7: Sau mỗi đợt bán vàng, Vụ quản lý ngoại hối đối chiếu số liệu vàng nhập, vàng bán với Vụ Kế toán tài chính và Vụ phát hành kho quỹ, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan, đồng thời làm báo cáo phản ánh tình hình thực hiện, những khó khăn vướng mắc và những kiến nghị cụ thể về việc quản lý và điều hành quỹ vàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

     

    Điều 8: Mọi sửa đổi bổ sung những quy định trong quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 216/QĐ-NH7 Quy chế quản lý và điều hành quỹ vàng của Ngân hàng Nhà nước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Số hiệu:216/QĐ-NH7
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:07/08/1995
    Hiệu lực:07/08/1995
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Lê Văn Châu
    Ngày hết hiệu lực:01/06/2001
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X