hieuluat

Quyết định 28/2008/QĐ-NHNN Quy định xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành Ngân hàng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:583&584 - 10/2008
    Số hiệu:28/2008/QĐ-NHNNNgày đăng công báo:25/10/2008
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đặng Thanh Bình
    Ngày ban hành:10/10/2008Hết hiệu lực:20/01/2014
    Áp dụng:09/11/2008Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • QUYẾT ĐỊNH

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 28/2008/QĐ-NHNN

    NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 2008

    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ TIỀN GIẢ, TIỀN NGHI GIẢ

    TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG

     

     

    THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

     

                Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;

                Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Căn cứ Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam;

                Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng”.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    KT.THỐNG ĐỐC

    PHÓ THỐNG ĐỐC

    Đặng Thanh Bình

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    QUY ĐỊNH

    Về việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2008/QĐ-NHNN

    ngày 10  tháng 10  năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

     

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Quy định này quy định việc thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, giám định tiền giả, tiền nghi giả, đóng dấu tiền giả, đóng gói, giao nhận, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giả trong ngành Ngân hàng.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng (sau đây viết tắt là ngân hàng).

    2. Tổ chức, cá nhân có tiền giả, tiền nghi giả do ngân hàng phát hiện, thu giữ trong giao dịch tiền mặt với ngân hàng.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong quy định này, những từ ngữ đưới đây được hiểu như sau:

    1. Tiền giả là tiền được làm giống như tiền giấy (tiền cotton, tiền polymer), tiền kim loại Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức in, đúc, phát hành.

    2. Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.

    Chương II

    QUY ĐỊNH CỤ THỂ

    Điều 4. Thu giữ tiền giả

    1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn, ngân hàng căn cứ vào thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an) về đặc điểm nhận biết của tiền giả, đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại để kết luận.

    a) Trường hợp khẳng định đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an), ngân hàng phải lập biên bản (Phụ lục số 1), thu giữ và đóng dấu, bấm lỗ tiền giả; nếu có nghi vấn về việc lưu hành tiền giả hoặc phát hiện từ 5 tờ tiền giấy giả (hoặc 5 miếng đối với tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả của ngân hàng thì ngân hàng phải thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo Điều 6 Quy định này.

    b) Đối với loại tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), ngân hàng lập biên bản (Phụ lục số 1), thu giữ (không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả); thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất; thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn. Khi nhận được thông tin về tiền giả loại mới, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo ngay cho cơ quan công an cùng cấp và Cục Phát hành và Kho quỹ.

    2. Nhân viên ngân hàng thu giữ tiền giả phải là người được đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả.

    3. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.

    Điều 5. Tạm thu giữ tiền nghi giả

    Đối với tiền nghi giả, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng lập biên bản và tạm thu giữ tiền nghi giả (Phụ lục số 2). Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày tạm thu giữ, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng gửi tiền nghi giả và đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan Công an trên địa bàn giám định. Kết quả giám định phải được thông báo bằng văn bản cho khách hàng có tiền nghi giả biết.

    Điều 6. Đóng dấu tiền giả

    1. Con dấu tiền giả

    Con dấu tiền giả hình chữ nhật; kích thước: 20mm x 60mm; phần tên ngân hàng: 5mm x 60mm, phần chữ “TIỀN GIẢ”: 15mm x 60mm; sử dụng mực màu đỏ.

    2. Cách thức đóng dấu, bấm lỗ tiền giả

    Đóng dấu tiền giả lên 2 mặt của tờ tiền giả và bấm 4 lỗ trên tờ tiền giả (mỗi cạnh chiều dài tờ tiền giả bấm 2 lỗ cân đối bằng dụng cụ bấm lỗ dùng cho văn phòng).

    Điều 7. Đóng gói, bảo quản tiền giả

    1. Đóng gói, niêm phong tiền giả

    a) Tiền cotton giả, tiền polymer giả: 100 tờ tiền giả cùng mệnh giá, cùng chất liệu đóng thành 1 thếp; 10 thếp tiền giả đóng thành 1 bó (1.000 tờ) và niêm phong. Trường hợp không đủ 1.000 tờ cũng thực hiện đóng bó và niêm phong.

    b) Tiền kim loại giả: 100 miếng được đóng thành 1 túi nhỏ và niêm phong; 10 túi nhỏ đóng thành một túi lớn (1.000 miếng), niêm phong. Trường hợp không đủ 100 miếng, đóng vào túi nilon và niêm phong.

    c) Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đóng gói, niêm phong bó, túi tiền giả và niêm phong phải ghi rõ và đầy đủ các yếu tố theo quy định hiện hành về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của ngân hàng.

    Điều 8. Giao nhận, vận chuyển tiền giả

    1. Giao nhận tiền giả giữa tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo tờ (hoặc miếng đối với tiền kim loại giả), giao nộp hàng tháng (trừ trường hợp tiền giả loại mới giao nộp theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 Quy định này). Ngân hàng giao lập biên bản giao nhận tiền giả (Phụ lục số 3).

    Phương thức vận chuyển tiền giả do Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng giao quyết định, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

    2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của từng tờ tiền giả do tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng nộp.

    Trường hợp phát hiện tiền thật trong số tiền giả giao nộp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước lập biên bản, yêu cầu ngân hàng đã thu giữ phải hoàn trả ngang giá trị cho khách hàng và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 1 tháng. Ngân hàng, nhân viên ngân hàng thu giữ tiền thật của khách hàng phải chịu trách nhiệm về hậu quả (nếu có) đối với khách hàng .

    Tờ tiền thật đã đóng dấu “Tiền giả” được thu hồi, đổi ngang giá trị (ghi Có) cho ngân hàng nộp và được cắt góc (1/8 diện tích tờ tiền), đóng gói, giao nhận như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giao nộp tiền giả về Kho tiền Trung ương, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định ít nhất 6 tháng 1 lần, có thể kết hợp với việc điều chuyển tiền đi, đến của Ngân hàng Nhà nước. Phương thức giao nhận theo bó, túi nguyên niêm phong của ngân hàng giao.

    4. Đối với tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nộp tiền giả loại mới theo yêu cầu của Cục Phát hành và Kho quỹ; phương thức vận chuyển do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời.

    Điều 9. Giám định tiền giả, tiền nghi giả

    1. Mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả phải có đề nghị bằng văn bản (Phụ lục số 4) và chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ.

    2. Kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Phát hành và Kho quỹ; Chi cục Phát hành và Kho quỹ được thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị giám định. Việc giám định được thực hiện miễn phí.

    3. Xử lý kết quả giám định tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    a) Kết quả giám định là tiền thật, tiền thật này được trả lại tổ chức, cá nhân đề nghị giám định hoặc thu đổi và ghi Có cho ngân hàng đề nghị giám định.

    b) Kết quả giám định là loại tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thu giữ tiền giả; đóng dấu, bấm lỗ tiền giả (nếu tờ tiền giả chưa được đóng dấu, bấm lỗ).

    c) Kết quả giám định là loại tiền giả chưa có thông báo (tiền giả loại mới), Ngân hàng Nhà nước thu giữ tiền giả (không đóng dấu, bấm lỗ) và chuyển tiền giả về Cục Phát hành và Kho quỹ theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Quy định này.

    d) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không kết luận được là tiền thật hay tiền giả thì chuyển số tiền cần giám định trong thời gian sớm nhất về Cục Phát hành và Kho quỹ để giám định.

    4. Xử lý kết quả giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ:

    a) Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được trả lại cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định hoặc được nộp vào Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh) để báo Có cho ngân hàng đề nghị giám định.

    b) Kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc của Bộ Công an), tiến hành thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ và nộp vào Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh). Đối với tiền giả loại mới (chưa có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an), thực hiện thu giữ, không đóng dấu, bấm lỗ.

    5. Tiền giả, tiền nghi giả giám định theo yêu cầu của cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, sau khi giám định được trả lại đơn vị yêu cầu giám định; không đóng dấu, bấm lỗ đối với tiền giả.

    6. Cán bộ làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đã qua đào tạo tập huấn về nghiệp vụ giám định tiền do Ngân hàng Nhà nước cấp.

    Điều 10. Lưu giữ, bảo quản tiền giả tại Cục Phát hành và Kho quỹ

     Tiền giả loại mới sau khi giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ được lưu giữ, bảo quản để phục vụ công tác nghiệp vụ (ngoại trừ tiền giả, tiền nghi giả giám định theo Khoản 5, Điều 9 Quy định này). Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc quyết định về số lượng, loại tiền giả cần lưu giữ, bảo quản.

    Điều 11. Thu hồi và tiêu huỷ tiền giả

    1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu huỷ tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.

    2. Việc tiêu huỷ tiền giả, tiền thật bị đóng dấu “Tiền giả” của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định như đối với tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

    3. Việc tiêu huỷ tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án.

    Điều 12. Thông tin, báo cáo về tiền giả

    1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng báo cáo số liệu tiền giả thu giữ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

    2. Ngân hàng khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả phải kịp thời thông báo cho cơ quan công an và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn. Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) thông báo kịp thời cho Bộ Công an (Cục Bảo vệ An ninh kinh tế) thông tin về tiền giả loại mới. Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo bằng văn bản về đặc điểm tiền giả loại mới gửi Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (Bộ Công an); Cục Trinh sát (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng); Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức tín dụng Nhà nước; Kho bạc Nhà nước để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả

    Điều 13. Hạch toán, kiểm kê về tiền giả

    Tiền giả được hạch toán ngoại bảng và kiểm kê định kỳ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

     

    Chương III

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm

    1. Khen thưởng

    Hàng năm, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy định này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc khen thưởng theo quy định của pháp luật và của ngành ngân hàng.

    2. Xử lý vi phạm

    Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Điều 15. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện

    Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này trong ngành ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc thực hiện Quy định này đối với các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn./.

     

    KT.THỐNG ĐỐC

    PHÓ THỐNG ĐỐC

    Đặng Thanh Bình

     

     

     

     

     Phụ lục số 1

     
     

     

     


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     


    BIÊN BẢN

    Về việc thu giữ tiền giả

     

    Hôm nay, vào hồi .......h......, tại…….................………, chúng tôi gồm:

    1. Đơn vị thu giữ tiền giả:

    (Tên đơn vị)…………………….. , địa chỉ: …………………………..

    - Ông (bà): …………...........……       Chức vụ: …………....…….......…     

    - Ông (bà): …………..........……        Chức vụ:…….....………………..                  

    2. Người nộp tiền (khách hàng):

                CMND (hộ chiếu) số: .........................., cấp ngày............ tại ..................

                ĐT: ..................................

    Địa chỉ: ...................................................................................................

    Số tiền nộp:      ......................  , bằng chữ: .................................................

    Căn cứ vào Công văn số .... /PHKQ9.m ngày... /..../.... của Ngân hàng Nhà nước về đặc điểm tiền giả loại..... ; đối chiếu đặc điểm bảo an của tiền mẫu (tiền thật) cùng loại.

    Trong khi kiểm đếm số tiền khách hàng nộp đã phát hiện tiền giả như sau:

     

    STT

    Loại tiền giả

    Số tờ (miếng)

    Sêri

    Ghi chú

    1

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

    Căn cứ Khoản 5, Điều 4, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam và Quyết định số ..../2008/QĐ-NHNN ngày... tháng... năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi lập biên bản thu giữ số tiền giả nêu trên.

    Biên bản được lập thành 3 bản, 1 bản giao cho khách hàng, 2 bản lưu tại đơn vị thu giữ tiền giả./.

     

     

       Khách hàng                           Người thu giữ tiền giả                            Thủ trưởng đơn vị

    (ký, ghi rõ họ tên)                       (ký, ghi rõ họ tên)                           (ký, ghi rõ họ tên

                                                                                                                    và đóng dấu)

     

    Ghi chú:

    Người thu giữ tiền giả: kiểm ngân, thủ quỹ, giao dịch viên

     

     

     Phụ lục số 2

     
     


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     


    BIÊN BẢN

    Về việc tạm thu giữ tiền nghi giả

    Hôm nay, vào hồi ....h......, ngày .... /.../...   tại ........ , chúng tôi gồm:

    1. Đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả:

    (Tên đơn vị)…………………………,             địa chỉ: ………………………

    - Ông (bà): ……………………..                    Chức vụ: …...........………......

    - Ông (bà): ……………………..                    Chức vụ: ………….......…......           

    2. Người nộp tiền (khách hàng):

    Họ và tên: …………………………….

                CMND (hộ chiếu) số: ………………  , cấp ngày ................... tại ...................

                ĐT: ……………..

    Địa chỉ: ………………………………………………………………..

    Số tiền nộp:      ……………. bằng chữ: ………………………………….

     

    Trong khi kiểm đếm tiền khách hàng nộp đã phát hiện tiền nghi giả như sau:

     

    STT

    Loại tiền nghi giả

    Số tờ (miếng)

    Sêri

    Ghi chú

    1

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

    Căn cứ Khoản 5, Điều 4, Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/ 2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v bảo vệ tiền Việt Nam và Quyết định số ..../2008/QĐ-NHNN ngày....tháng....năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi lập biên bản tạm thu giữ số tiền nghi giả nêu trên để gửi đi giám định. Khi có kết quả giám định, chúng tôi sẽ thông báo kết quả cho khách hàng.

    Biên bản được lập thành 3 bản, 1 bản giao cho người nộp tiền, 2 bản lưu tại đơn vị tạm thu giữ tiền nghi giả./.

     

      Khách hàng                            Người tạm thu giữ                                        Thủ trưởng đơn vị

    (ký, ghi rõ họ tên)                   (ký, ghi rõ họ tên)                                        (ký, ghi rõ họ tên

           và đóng dấu)

     

     

     

    Ghi chú: Người tạm thu giữ: kiểm ngân, thủ quỹ, giao dịch viên

     

     

     

     

     

     Phụ lục số 3

     
     


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     


    BIÊN BẢN

    V/v giao, nhận tiền giả

     

    Hôm nay, ngày ...... tháng ........ năm ........, chúng tôi gồm:

    1.      Bên giao: (Tên đơn vị ngân hàng) ………………………

    - Ông (bà)................................      Chức vụ: ........................................

    - Ông (bà) ...............................      Chức vụ: ........................................

    - Ông (bà) ..............................       Chức vụ: ........................................

    2. Bên nhận: (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, TP....)

    - Ông (bà) ..............................       Chức vụ: ........................................

    - Ông (bà) ..............................       Chức vụ: ........................................

    - Ông (bà) ..............................       Chức vụ: ........................................

     

    Hai bên đã giao, nhận số tiền giả như sau:

     

    Số TT

    Loại tiền giả

    Số lượng (tờ, miếng)

    Chất liệu     tiền giả (nilon, giấy)

    Vần sêri

    Ghi chú

    1

    500.000đ

     

     

     

     

    2

    200.000đ

     

     

     

     

    3

    100.000đ

     

     

     

     

    4

    50.000đ

     

     

     

     

    5

    20.000đ

     

     

     

     

    ....

     

     

     

     

     

     

    Phương thức giao, nhận: theo tờ.

    Biên bản được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

     

     

                BÊN GIAO                                                      BÊN NHẬN   

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ghi chú: ngân hàng giao lập biên bản này

     

     

     

     

     

     

     Phụ lục số 4

     
     


    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     


    ....., ngày ....... tháng ...... năm......

     

     

    GIẤY ĐỀ NGHỊ

     

                Kính gửi: (tên cơ quan giám định – NHNN, Cục PH&KQ...)

               

                Tên tổ chức (cá nhân) đề nghị giám định: ..............................................

                Địa chỉ: ..........................................................................

                Điện thoại: .....................................................................

     

                Đề nghị (tên cơ quan giám định) giám định số tiền nghi giả như sau:

     

    STT

    Loại tiền

    Số tờ (miếng)

    Sêri

    Ghi chú

    1

     

     

     

     

    2

     

     

     

     

    3

     

     

     

     

    4

     

     

     

     

    5

     

     

     

     

    ...

     

     

     

     

     

               

                                                                  TỔ CHỨC (CÁ NHÂN) ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH

                                                                                         (ký tên, đóng dấu nếu có)

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10
    Ban hành: 12/12/1997 Hiệu lực: 01/10/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 17/06/2003 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 96/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Ban hành: 26/08/2008 Hiệu lực: 23/09/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 28/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng
    Ban hành: 05/12/2013 Hiệu lực: 20/01/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Quyết định 130/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam
    Ban hành: 30/06/2003 Hiệu lực: 31/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 158/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố danh mục các văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2014
    Ban hành: 09/02/2015 Hiệu lực: 09/02/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 211/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
    Ban hành: 31/01/2019 Hiệu lực: 31/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 211/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
    Ban hành: 31/01/2019 Hiệu lực: 31/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 28/2008/QĐ-NHNN Quy định xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành Ngân hàng

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Số hiệu:28/2008/QĐ-NHNN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:10/10/2008
    Hiệu lực:09/11/2008
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:25/10/2008
    Số công báo:583&584 - 10/2008
    Người ký:Đặng Thanh Bình
    Ngày hết hiệu lực:20/01/2014
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X