Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: | 19/1994 |
Số hiệu: | 396-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/08/1994 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/10/1994 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
QUYếT địNH
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 396-TTG NGàY 4-8-1994
Về VIệC Bổ SUNG, SửA đổI MộT Số đIểM Về QUảN Lý
NGOạI Tệ TRONG TìNH HìNH MớI.
THủ TướNG CHíNH PHủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 27 tháng 4 năm 1994 về việc tăng cường một bước công tác quản lý ngoại tệ trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
QUYếT địNH:
Điều 1.-
Mọi nguồn thu ngoại tệ về xuất khẩu, làm dịch vụ với nước ngoài và các nguồn thu ngoại tệ khác ở trong nước của các tổ chức và đơn vị đều phải gửi vào tài khoản của mình mở tại các ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam. Riêng các tổ chức và đơn vị dưới đây được mở tài khoản tiền gửi ngoài tệ ở nước ngoài để phục vụ sản xuất, kinh doanh:
1- Các Ngân hàng và Công ty Tài chính có đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để kinh doanh và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng.
2- Các đơn vị thuộc ngành hàng không, hàng hải, bưu điện, bảo hiểm mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện thu, chi tại chỗ và thanh toán bù trừ cho hoạt động của mình theo thông lệ quốc tế.
3- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản ngoại tệ để vay vốn nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4- Các đơn vị kinh tế của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép đặt trụ sở ở nước ngoài để hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cho từng tổ chức, đơn vị cụ thể nói trên và kiểm tra sự hoạt động của tổ chức, đơn vị trên các tài khoản đó.
Điều 2.-
Các tổ chức, đơn vị được giữ lại một phần số ngoại tệ có trên tài khoản để đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Phần ngoại tệ còn lại chưa sử dụng trong quý phải bán cho các Ngân hàng và Công ty Tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ.
Ngân hàng Nhà nước cùng với các tổ chức, đơn vị có thu nhiều ngoại tệ tính toán số ngoại tệ đơn vị cần giữ lại từng quý để sử dụng ngay, làm cơ sở cho việc mua bán ngoại tệ với Ngân hàng, hướng dẫn các ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Tài chính thực hiện việc mua ngoại tệ của các đơn vị để sử dụng cho yêu cầu ngoại tệ chung; đồng thời tính toán, xác định mức chênh lệch giữa tỷ giá ngoại tệ mua vào, bán ra một cách hợp lý, không để các đơn vị bị thiệt do chênh lệch giá bán ngoại tệ cho Ngân hàng và mua lại ngoại tệ của Ngân hàng.
Điều 3.-
Các tổ chức và đơn vị (trừ các Ngân hàng, Công ty Tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ) không được trực tiếp cho vay, thanh toán, mua bán, chuyển nhượng ngoại tệ cho nhau. Mọi việc thanh toán, mua bán, chi trả ngoại tệ đều phải thực hiện qua các Ngân hàng hoặc Công ty Tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ.
Việc sử dụng ngoại tệ của các tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 2 chủ yếu là để thanh toán, chi trả tiền hàng nhập khẩu và dịch vụ với nước ngoài hoặc trả nợ tiền vay cho các chủ nợ ở trong nước, nước ngoài; việc thanh toán với nhau bằng ngoại tệ giữa các đơn vị trong nước chỉ thực hiện đối với các trường hợp sau:
1- Thanh toán qua tài khoản ngoại tệ giữa các đơn vị uỷ thác và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
2- Thanh toán các chi phí, dịch vụ cho các tổ chức làm đại lý cho nước ngoài như bán vé, cước vận tải hàng không, hàng hải, mua bảo hiểm, tái bảo hiểm nước ngoài, cước phí bưu điện quốc tế, thanh toán cho các đại lý nước ngoài.
Điều 4.-
Để tiến tới thực hiện mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành tiền Việt Nam, những tổ chức và đơn vị có các cửa hàng bán hàng hoặc làm dịch vụ thu ngoại tệ ở trong nước theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước nay đều phải chuyển sang thu bằng tiền Việt Nam. Các cửa hàng bán hàng miễn thuế và các cửa hàng dịch vụ phục vụ khác nước ngoài ở các sân bay, hải cảng, và những nơi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, được tiếp tục duy trì thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các Ngân hàng, Công ty Tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ trong việc tổ chức các bàn đổi tiền rộng khắp ở các khách sạn, trung tâm đô thị lớn và những nơi cần thiết khác để phục vụ những người có ngoại tệ đổi thành tiền Việt Nam một cách dễ dàng, thuận lợi.
Điều 5.-
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1994. Những quy định về quản lý ngoại tệ trong Quyết định này sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Điều 7 và Điều 9, chương II Nghị định số 161-HĐBT ngày 18-10-1988; Điều 1 Quyết định số 337-HĐBT ngày 25-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và các điểm 1 và 2 Chỉ thị số 330-CT ngày 13-9-1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Những quy định khác trong các văn bản trên không trái với Quyết định này đều được tiếp tục thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn thi hành Quyết định này.
Điều 6.-
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản hướng dẫn |
03 | Văn bản bị sửa đổi, bổ sung |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 |
Quyết định 396-TTg bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới
In lược đồCơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu: | 396-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 04/08/1994 |
Hiệu lực: | 01/10/1994 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | 19/1994 |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!