Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 425/1998/QĐ-NHNN2 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đỗ Quế Lượng |
Ngày ban hành: | 17/12/1998 | Hết hiệu lực: | 01/12/2015 |
Áp dụng: | 01/01/1999 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 425/1998/QĐ- NHNN2 | Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 1998 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam số 01/1997/QH10 ngày 12-12-1997
- Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 10-5-1998
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang bộ
- Căn cứ Nghị định số 100/1998/NĐ- CP ngày 10-12-1998 của Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Được sự thống nhất của Bộ Tài chính tại Công văn số 5333 – TC/CĐKT ngày 12-12-1998 về việc chấp thuận ban hành Hệ thống tài khoản kế toán
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành kèm theo Quyết định này HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
| PHÓ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 425/1998/QĐ- NHNN2 ngày 17-12-1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
ĐIỀU 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2- Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước gồm 2 phần:
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán;
- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán;
Trong từng phần có phân ra loại:
- Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại.
- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại.
Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài ngoài bảng cân đối kế toán (từ đây gọi tắt là tài khoản trong bảng và tài khoản ngoài bảng) được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp.
2.1/ Tài khoản trong bảng được bố trí 8 loại (từ loại 1 đến loại 8) và trong mỗi loại có tối đa 3 cấp tài khoản: tài khoản cấp I, II và III.
+ Tài khoản cấp I: Mỗi loại tài khoản có tối đa 10 tài khoản cấp I;
Tài khoản cấp I có 2 chữ số từ 10 đến 89, trong đó chữ số đầu là ký hiệu của loại, chữ số thứ 2 là số thứ tự của tài khoản cấp I trong loại.
+ Tài khoản cấp II: Mỗi tài khoản cấp I có tối đa 10 tài khoản cấp II;
Tài khoản cấp II có 3 chữ số, trong đó 2 chữ số đầu là ký hiệu của tài khoản cấp I, chữ số thứ 3 là số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I.
+ Tài khoản cấp III: mỗi tài khoản cấp II có tối đa 10 tài khoản cấp III;
Tài khoản cấp III có 4 chữ số, trong đó 3 chữ số đầu là ký hiệu của tài khoản cấp II, chữ số thứ 4 là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II.
2.2/ Các tài khoản ngoài bảng được bố trí một loại (loại 9) và cũng bố trí thành 3 cấp tài khoản: tài khoản cấp I, II và III.
Tài khoản cấp I có 2 chữ số từ 90 đến 99. Việc đánh số các cấp tài khoản ngoài bảng cũng được tiến hành như đối với các tài khoản trong bảng quy định tại điểm 2.1 trên đây.
2.3/ Các tài khoản cấp I, II, III trong bảng và các tài khoản cấp I, II, III ngoài bảng là những tài khoản tổng hợp dùng để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và lập bảng cân đối tài khoản kế toán thống nhất trong tất cả các đơn vị Ngân hàng Nhà nước.
Để thuận tiện cho việc hạch toán trên các chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán, đối với các tài khoản chỉ có đến cấp II thì ghi thêm chữ số 0 vào bên phải số hiệu tài khoản cấp II để đủ 4 chữ số (bằng số lượng chữ số của tài khoản cấp III).
2.4/ Ký hiệu tiền tệ:
Để phân biệt đồng Việt Nam, ngoại tệ và giữa các loại ngoại tệ khác nhau, ký hiệu tiền tệ được quy định bằng 2 chữ số theo quy định sau:
Ký hiệu đồng Việt Nam – hai chữ số: 00
Ký hiệu từng loại ngoại tệ - hai chữ số : từ 10 đến 99 (trong phụ lục kèm với Hệ thống tài khoản kế toán này).
Ký hiệu tiền tệ được ghi vào bên phải số hiệu tài khoản tổng hợp cấp III (trước ký hiệu tiểu khoản).
Các ghi số hiệu tài khoản chi tiết:
Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
- Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ gồm 6 chữ số.
- Phần thứ hai: Số thứ tự tài khoản chi tiết trong tài khoản tổng hợp.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp được có dưới 100 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng ba chữ số từ 01 đến 99
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tài khoản chi tiết, số thứ tự tài khoản chi tiết được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999…
Số lượng chữ số của các tài khoản chi tiết trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên (một, hai, ba, chữ số…) nhưng không bắt buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tài khoản chi tiết giữa các tài khoản tổng hợp khác nhau.
Riêng các tài khoản tiền gửi, tiền vay của các Ngân hàng thương mại ký hiệu tiểu khoản được ghi bằng 3 chữ số: chữ số đầu chỉ là ký hiệu loại Ngân hàng thương mại, 2 chữ số sau là ký hiệu số thứ tự đơn vị Ngân hàng thương mại mở tài khoản. Ký hiệu loại Ngân hàng thương mại được đánh số như sau:
1- Ngân hàng Công thương Việt Nam
2- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
3- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
4- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
8- Ngân hàng thương mại cổ phần thành thị
9- Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
Số thứ tự tài khoản chi tiết được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp và sau ký hiệu tiền tệ. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và số thứ tự tài khoản chi tiết phải ghi dấu chấm (.) để phân biệt.
Ví dụ: Tài khoản 4551.13.114
4551 là số hiệu của tài khoản tổng hợp – tiền gửi của Ngân hàng thương mại bằng ngoại tệ
13 là ký hiệu ngoại tệ.
114 là số thứ tự tài khoản chi tiết của đơn vị gửi tiền (đơn vị thứ mười bốn thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam).
Số thứ tự tài khoản chi tiết của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.
4- Phương pháp hạch toán trên các tài khoản:
4.1/ Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng được chia làm ba loại:
- Loại tài khoản thuộc tài sản Có: luôn luôn có số dư Nợ.
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ: luôn luôn có số dư Có.
- Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có: lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc cả hai số dư.
4.2/ Việc hạch toán trên các tài khoản ngoài bảng được tiến thành theo phương pháp ghi sổ đơn (Nhập – Xuất – Còn lại).
- “Tổ chức tín dụng ở Việt Nam” là các Tổ chức tín dụng thuộc Người cư trú bao gồm:
+ Tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động trong nước;
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài (gồm Tổ chức tín dụng liên doanh, Tổ chức tín dụng phi Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài) hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian từ 12 tháng trở lên;
- « Tổ chức tín dụng ở nước ngoài » là các Tổ chức tín dụng thuộc Người không cư trú bao gồm:
+ Tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với thời gian dưới 12 tháng.
+ Tổ chức tín dụng Việt Nam hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam với thời gian từ 12 tháng trở lên.
01 | Văn bản hết hiệu lực |
02 | Văn bản thay thế |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
07 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
08 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
09 |
Quyết định 425/1998/QĐ-NHNN2 Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước
In lược đồCơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số hiệu: | 425/1998/QĐ-NHNN2 |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 17/12/1998 |
Hiệu lực: | 01/01/1999 |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Đỗ Quế Lượng |
Ngày hết hiệu lực: | 01/12/2015 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!