TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------- Số: 887/QĐ-TLĐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------------- Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KINH PHÍ CHỈ ĐẠO PHỐI HỢP
---------------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI;
Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về kinh phí chỉ đạo phối hợp.
Điều 2. Quy định về nộp, cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp giữa Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công đoàn ngành TW và tương đương tại Khoản 1a Điều 3, Khoản 2 Điều 4 của Quy định kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành từ năm tài chính 2015, các nội dung khác thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Điều 3: Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Công đoàn ngành TW và tương đương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các đ/c UVĐCT TLĐ (Để báo cáo); - Lưu VTTLĐ. | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH CHỦ TỊCH Đặng Ngọc Tùng |
QUY ĐỊNH
VỀ KINH PHÍ CHỈ ĐẠO PHỐI HỢP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02 tháng 07 năm 2015
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
I- QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng thực hiện.
1- Phạm vi điều chỉnh:
a- Quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Công đoàn ngành TW và tương đương đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên do Công đoàn ngành TW và tương đương quản lý tài chính công đoàn.
b- Quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố khác quản lý tài chính công đoàn.
c- Quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác trong cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên do công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác quản lý tài chính công đoàn.
d- Đối tượng chỉ đạo phối hợp là công đoàn cơ sở; công đoàn cơ sở thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân).
2- Đối tượng thực hiện.
Đối tượng thực hiện là Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công đoàn ngành TW và tương đương (không bao gồm Công đoàn Công an Nhân dân và Công đoàn Quốc phòng); Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố.
Điều 2. Nguyên tắc nộp và cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp. 1- Kinh phí chỉ đạo phối hợp phải nộp tính trên số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng (35% số thu kinh phí công đoàn), ngoài kinh phí phải nộp Tổng Liên đoàn theo Quyết định số 270/QĐ-TLĐ ngày 7/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
2- Tổng Liên đoàn cấp trả kinh phí chỉ đạo phối hợp cho Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở cân đối nguồn thu kinh phí chỉ đạo phối hợp của Tổng Liên đoàn.
3- Kinh phí chỉ đạo phối hợp giữa các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên mà công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác quản lý tài chính công đoàn, do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
4- Đơn vị thuộc đối tượng phải nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp nhưng khi giao dự toán không cân đối được thu, chi tài chính của đơn vị theo định mức chi do Tổng Liên đoàn thông báo, không phải nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp của năm đó.
Điều 3. Mức nộp, phương thức nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp.
1 - Mức nộp.
a- Công đoàn ngành TW và tương đương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
b- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp về Tổng Liên đoàn bằng 4% số thu kinh phí công đoàn của đơn vị chỉ đạo phối hợp phần công đoàn cấp trên được sử dụng.
2- Phương thức nộp:
a- Tổng Liên đoàn giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp cho Công đoàn ngành TW và tương đương trong dự toán tài chính hàng năm để các đơn vị thực hiện.
b- Căn cứ đề nghị cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp của Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tổng Liên đoàn tổng hợp, xem xét và giao chỉ tiêu nộp kinh phí chỉ đạo phối hợp trong dự toán tài chính hàng năm cho Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác quản lý tài chính công đoàn đơn vị chỉ đạo phối hợp để các đơn vị thực hiện.
Điều 4. Cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp. 1- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống kê danh sách đơn vị chỉ đạo phối hợp do Công đoàn ngành TW và tương đương quản lý tài chính công đoàn (Ghi tên Công đoàn ngành TW và tương đương), số lao động, số thu kinh phí công đoàn (theo biểu số 1a) báo cáo về Tổng Liên đoàn cùng với hồ sơ dự toán.
2- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống kê danh sách đơn vị chỉ đạo phối hợp do Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác quản lý tài chính công đoàn (ghi rõ tên LĐLĐ tỉnh, thành phố quản lý), số lao động, số thu kinh phí công đoàn (theo biểu số 1b) báo cáo về Tổng Liên đoàn cùng với hồ sơ dự toán.
3- Căn cứ báo cáo thống kê của các đơn vị, Tổng Liên đoàn xét duyệt thông báo kinh phí chỉ đạo phối hợp được cấp trong dự toán của các đơn vị.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thống kê chính xác danh sách đơn vị chỉ đạo phối hợp và các nội dung theo Khoản 1, 2 Điều 4 Quy định này báo cáo về Tổng Liên đoàn cùng hồ sơ dự toán (mỗi năm duyệt 1 lần cùng với dự toán).
2. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm:
a- Tổng hợp số thu và cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt.
b- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa đơn vị được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở và đơn vị đề nghị cấp kinh phí chỉ đạo phối hợp nếu số liệu đề nghị cao hơn số liệu kiểm tra thì giảm kinh phí chỉ đạo phối hợp được cấp năm sau.