ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------- Số: 932/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
----------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 và Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành và sửa đổi bổ sung Quỹ bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện;
Căn cứ Quyết định số 2756/QĐ-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu phí đường bộ theo đầu phương tiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2014/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 4623/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 3139/TTr-SGTVT ngày 13 tháng 8 năm 2014 và của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1222/STC-ĐTSC ngày 09 tháng 02 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Quỹ Bảo trì đường bộ TW; - Bộ Tài chính; - Bộ Giao thông vận tải; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT và UV; - Ủy ban MTTQ VN TP; - VPUB: Các PVP; - Các Phòng CV; - Lưu: VT, (ĐTMT/Thg) D. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Hoàng Quân |
1. Quyết định này quy định về chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Quỹ) được thành lập tại Quyết định số 581/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thành lập Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
2. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô được Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương phân chia cho Quỹ.
2. Nguồn bổ sung từ số thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô.
3. Nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ (như thông qua các hình thức khai thác đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu).
4. Nguồn thu do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo trì đường bộ.
1. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định; hàng năm việc lập kế hoạch, phân bổ, giao kế hoạch và quản lý, thanh toán, quyết toán thu - chi Quỹ thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Quỹ phải công khai tình hình quản lý, sử dụng Quỹ và báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính theo quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Mở tài khoản:
a) Hội đồng quản lý Quỹ mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh để phản ánh các nguồn thu - chi của Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để tiếp nhận nguồn kinh phí và thực hiện chi từ Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Hàng năm căn cứ vào hướng dẫn chế độ thu, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đã ban hành; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập kế hoạch thu phí sử dụng đường bộ cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của đơn vị gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện xem xét, tổng hợp gửi Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ban Điều hành Quỹ lập kế hoạch thu, kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán; trong đó xác định phần trích để lại chi phục vụ công tác thu phí và nộp về Quỹ Bảo trì đường bộ Thành phố; báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ để gởi Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính.
3. Sở Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp kế hoạch thu của Quỹ, kèm thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán vào phương án xây dựng dự toán thu ngân sách hàng năm của Sở Giao thông vận tải, gửi Sở Tài chính.
4. Sở Tài chính xem xét, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kế hoạch thu Quỹ Bảo trì đường bộ Thành phố.
5. Sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kế hoạch thu, Hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ Thành phố ban hành kế hoạch thu và giao kế hoạch thu cho Ủy ban nhân dân các quận huyện. Quyết định này phải gởi Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Thành phố và Kho bạc nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
6. Kinh phí tổ chức thu phí được trích tỉ lệ phần trăm trên số thu để phục vụ cho công tác thu phí. Tỷ lệ để lại phục vụ công tác thu phí cho các quận huyện thực hiện theo Nghị quyết số 31/2014/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân về tổ chức thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Đối với Ủy ban nhân dân các phường, thị trấn được để lại 10% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.
- Đối với Ủy ban nhân dân các xã được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.
7. Tỷ lệ phân chia nguồn thu của quận - huyện trên cơ sở hiện trạng hạ tầng giao thông, khối lượng đường bộ được phân cấp quản lý, quy mô dân số, và nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô sau khi trừ tỷ lệ % phục vụ công tác thu phí cho các quận, huyện, để lại một phần cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện chi cho công tác bảo trì hệ thống cầu đường bộ trên địa bàn phụ trách, cụ thể:
Khu vực 1 (Quận 1): 10%
Khu vực 2 (Quận 3, Quận 5, Quận 10): 40%
Khu vực 3 (Quận 2, Quận 4, Quận 6, Quận 7, Quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân bình, quận Tân Phú, quận Phú Nhuận): 50%
Khu vực 4 (Quận 8, Quận 9, Quận 12, quận Gò vấp, quận Bình Tân, quận Thủ Đức): 60%
Khu vực 5 (huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Cần Giờ): 100%.
8. Trình tự thủ tục thu, nộp tiền phí: Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thực hiện theo Quyết định số 2756/QĐ-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu phí đường bộ theo đầu phương tiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
1. Chi bảo trì đường bộ theo phân cấp quản lý, gồm:
a) Chi bảo dưỡng thường xuyên.
b) Chi sửa chữa định kỳ (gồm: sửa chữa lớn, sửa chữa vừa) đường bộ.
c) Chi sửa chữa đột xuất (khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão hoặc các nguyên nhân bất thường khác để đảm bảo giao thông và an toàn giao thông).
2. Chi quản lý công trình đường bộ do các tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích bảo trì đường bộ thực hiện.
3. Chi hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc Thành phố quản lý, gồm: chi phí hoạt động thường xuyên, chi không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa thiết bị; sửa chữa, nâng cấp nhà trạm).
4. Chi bù hoạt động các bến phà, cầu phao do ngân sách Thành phố đầu tư theo đối tượng được quy định tại Thông tư số 110/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí qua phà.
5. Chi đảm bảo hoạt động của Hội đồng Quản lý, Ban kiểm soát, Ban điều hành Quỹ.
6. Chi khác liên quan đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ do Hội đồng quản lý Quỹ quyết định.
Sở Giao thông vận tải lập dự toán chi quản lý, bảo trì đường bộ đối với các tuyến đường Sở quản lý; Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập dự toán chi bảo trì đường bộ thuộc phân cấp được giao quản lý theo nội dung chi quy định tại Điều 5 quy chế này và chi tiết theo từng công trình gắn với đoạn đường, tuyến đường, khối lượng và kinh phí thực hiện
1. Lập kế hoạch chi:
a) Hàng năm, căn cứ vào hiện trạng và điều kiện khai thác công trình đường bộ, chi hoạt động các bến phà, trạm kiểm tra tải trọng …; định mức kinh tế kỹ thuật; đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền quy định; chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập kế hoạch bảo trì đường bộ chi tiết theo nội dung chi quy định tại Điều 5 của Quyết định này cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách của địa phương, gửi về Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố.
b) Ban điều hành Quỹ tổng hợp kế hoạch chi, kèm theo thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán, định hướng, nguyên tắc phân bổ và xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhóm nhiệm vụ chi thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ để gửi Sở Tài chính.
2. Giao kế hoạch chi
a) Căn cứ kết quả thẩm định của Sở Tài chính, Hội đồng quản lý Quỹ thông báo kế hoạch chi quản lý bảo trì đường bộ cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. Thông báo này đồng thời được gửi cho Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Thành phố, Kho bạc nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện nhưng không vượt quá kế hoạch thu của từng đơn vị.
c) Căn cứ vào kế hoạch chi quản lý, bảo trì đường bộ được giao, các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ thực hiện đấu thầu, đặt hàng, bảo trì, quản lý công trình đường bộ theo quy định hiện hành.
d) Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư, như: sửa chữa định kỳ, sửa chữa lớn công trình đường bộ; thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư của Nhà nước hiện hành.
e) Đối với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí bảo trì đường bộ) số trích phục vụ cho công tác thu phí được tổng hợp chung vào nguồn kinh phí của đơn vị và quản lý sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách.
Lưu ý: Biểu giao kế hoạch chi bảo trì, chuyển vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ cho các đơn vị theo phụ lục I và II kèm theo Thông tư số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ.
1. Quy định về phương thức chuyển kinh phí Quỹ
Hàng quý, căn cứ số thực thu của Quỹ (nguồn thu phí sử dụng đường bộ, nguồn thu khác), kế hoạch chi của Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ quyết định phân khai nguồn kinh phí của Quỹ cho cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện) gửi Kho Bạc Nhà nước Thành phố, Kho bạc Nhà nước Thành phố chuyển kinh phí vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch của các cơ quan đơn vị.
a) Nguồn kinh phí thu từ xe mô tô: Căn cứ số thu của các quận, huyện nộp về quỹ, danh mục cụ thể các nội dung chi, tỷ lệ để lại và tỷ lệ điều tiết cho các quận, huyện; Hội đồng quản lý Quỹ quyết định số kinh phí chuyển cho các đơn vị.
b) Đối với nguồn thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô được Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương phân chia cho Quỹ: Căn cứ nguồn thu do Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương phân chia hàng năm, căn cứ danh mục chi do Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố trình trong phương án phân bổ chi ngân sách Thành phố đã được Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định; Hội đồng quản lý Quỹ quyết định số kinh phí chuyển cho các đơn vị thực hiện.
2. Quy định về tạm ứng, thanh toán của Kho Bạc Nhà nước
a) Căn cứ vào kế hoạch chi quản lý, bảo trì đường bộ được giao, các cơ quan, đơn vị dự toán được sử dụng Quỹ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích về quản lý, bảo trì đường bộ theo quy định hiện hành.
b) Căn cứ để Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán:
- Kế hoạch chi được cấp có thẩm quyền giao;
- Số dư trong tài khoản của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch;
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (đối với nhiệm vụ có tính chất đầu tư); kết quả đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện quản lý, bảo trì công trình đường bộ;
- Biên bản nghiệm thu sản phẩm và bản thanh toán kinh phí sản phẩm quản lý, bảo trì công trình đường bộ hoàn thành;
- Duyệt chi của Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán sử dụng kinh phí của Quỹ, cùng hồ sơ chứng từ theo quy định hiện hành.
c) Kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước: thực hiện kiểm soát các khoản chi từ Quỹ trước khi tạm ứng, thanh toán theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị được giao dự toán sử dụng kinh phí của Quỹ theo quy định hiện hành, cụ thể:
Đối với nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Đối với khoản chi có tính chất đầu tư việc tạm ứng và thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
1. Lập báo cáo quyết toán thu, chi.
a) Quyết toán thu:
Hàng tháng, các đơn vị được giao thu phí sử dụng đường bộ (Ủy ban nhân dân phường, xã) lập Tờ khai phí sử dụng đường bộ thu được cho cơ quan thuế và Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh chậm nhất vào ngày 20 của tháng sau.
Số tiền phí thu được (sau khi trừ số tiền được trích để phục vụ công tác thu phí), đơn vị thu phí phải nộp (hàng tuần) vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh mở tại Kho bạc nhà nước.
Ban Điều hành Quỹ có trách nhiệm mở sổ theo dõi số thu của từng quận, huyện. Định kỳ vào ngày 25 của tháng báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ về số thu, số để lại phục vụ công tác thu phí, số phí đã phân bổ cho từng quận, huyện và số phí còn lại sẽ phân bổ cho quận, huyện theo tỷ lệ quy định tại điểm 6 Điều 4 của Quy chế này.
Báo cáo quyết toán năm phí sử dụng đường bộ nộp cho Cơ quan thuế và Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố chậm nhất ngày thứ 90 khi kết thúc năm dương lịch theo mẫu Tờ khai quyết toán phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô. Mẫu tờ khai phí sử dụng đường bộ tháng và Tờ khai quyết toán phí sử dụng đường bộ năm theo phụ lục 1 và 2 đính kèm quy chế này.
b) Quyết toán chi:
Các đơn vị được giao dự toán sử dụng kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ lập báo cáo quyết toán kinh phí bảo trì đường bộ đã được giao theo các biểu mẫu quyết toán được ban hành tại các văn bản sau:
- Đối với chi hoạt động: Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Đối với chi có tính chất đầu tư: Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Nội dung, quy trình xét duyệt, thẩm định, thông báo quyết toán năm: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp (hiện nay là Thông tư 01/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính) và các văn bản có liên quan khác. Cụ thể:
- Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm xét duyệt quyết toán năm của các đơn vị trực thuộc được giao dự toán sử dụng bảo trì đường bộ; tổng hợp gửi Hội đồng quản lý Quỹ.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện có ý kiến về quyết toán năm của các đơn vị được giao dự toán sử dụng bảo trì đường bộ do Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý, tổng hợp gửi Hội đồng quản lý Quỹ.
- Ban Điều hành Quỹ có trách nhiệm tổng hợp quyết toán chi Quỹ bảo trì đường bộ thông qua Hội đồng quản lý Quỹ gửi Sở Tài chính.
- Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm của Quỹ.
2. Đối với nhiệm vụ chi có tính chất đầu tư, thực hiện theo quy trình quản lý vốn đầu tư, thì ngoài việc thực hiện quyết toán hàng năm theo quy định; khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, còn phải thực hiện quyết toán công trình hoàn thành theo quy định hiện hành.
3. Cuối năm, nguồn kinh phí Quỹ đã chuyển cho các đơn vị nếu chưa sử dụng hết phải nộp trả hoặc đề nghị Quỹ bảo trì đường bộ TP chuyển số dư tiếp tục sử dụng. Đối với nguồn kinh phí của Quỹ còn dư được chuyển sang năm sau, để chi cho công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ.
1. Để đảm bảo việc sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ đúng mục đích, có hiệu quả; Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ.
2. Trong quá trình quản lý, kiểm tra phát hiện các khoản chi không đúng chế độ, chi sai nội dung quy định tại Quyết định này và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đều phải xuất toán thu hồi; đồng thời cá nhân ra quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng quản lý Quỹ có trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ánh về Hội đồng quản lý Quỹ, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để kịp thời xem xét, hướng dẫn./.