hieuluat

Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:547&548-04/2021
    Số hiệu:03/2021/TT-NHNNNgày đăng công báo:17/04/2021
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đoàn Thái Sơn
    Ngày ban hành:02/04/2021Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:17/05/2021Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

    VIỆT NAM

    ___________

    Số: 03/2021/TT-NHNN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    _________________________

    Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2021

     

     

    THÔNG TƯ

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19

    ___________________

     

    Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

    Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

    Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính;

    Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 (sau đây gọi là Thông tư số 01/2020/TT-NHNN).

     

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

    1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

    Điều 3. Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

    Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro không quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

    2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

    Điều 4. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

    1. Phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

    2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021.

    3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

    b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/03/2020;

    c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.

    4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid -19.

    5. Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

    6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

    7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

    8. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 31/12/2021.”

    3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

    “Điều 5. Miễn, giảm lãi, phí

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

    2. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 31/12/2021.”

    4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

    Điều 6. Giữ nguyên nhóm nợ và phân loại nợ

    1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm gần nhất trước ngày 23/01/2020 đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/01/2020 như sau:

    a) Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ quy định tại Điều 4 Thông tư này;

    b) Số dư nợ được miễn, giảm lãi quy định tại Điều 5 Thông tư này;

    c) Số dư nợ quy định tại điểm a, b khoản này bao gồm cả phần dư nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và điều chỉnh nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 29/3/2020.

    2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 như sau:

    a) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

    b) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

    c) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này.

    3. Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    4. Đối với số dư nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    5. Đối với số lãi phải thu của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo quy định tại Thông tư này, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không hạch toán thu nhập (dự thu) mà theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    6. Kể từ ngày 01/01/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để phân loại đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này.”

    5. Bổ sung Điều 6a vào sau Điều 6 như sau:

    Điều 6a. Trích lập dự phòng rủi ro

    Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với khách hàng có số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này như sau:

    1. Căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập số tiền dự phòng cụ thể đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với phần dư nợ được giữ nguyên nhóm nợ và kết quả phân loại nợ đối với dư nợ còn lại của khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này).

    3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung theo công thức sau:

    Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung = A – B

    Trong đó:

    - A: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích quy định tại khoản 2 Điều này.

    - B: Số tiền dự phòng cụ thể đã trích quy định tại khoản 1 Điều này.

    4. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau:

    a) Đến thời điểm 31/12/2021: Tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;

    b) Đến thời điểm 31/12/2022: Tối thiểu 60% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung;

    c) Đến thời điểm 31/12/2023: 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.

    5. Kể từ ngày 01/01/2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để trích lập dự phòng rủi ro đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư này.”

    6. Thay thế Phụ lục đính kèm Thông tư số 01/2020/TT-NHNN bằng Phụ lục đính kèm Thông tư này.

    Điều 2. Quy định chuyển tiếp

    Đối với các hợp đồng, thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, thỏa thuận nêu trên được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định pháp luật và các quy định có liên quan của Thông tư này.

    Điều 3. Tổ chức thực hiện

    Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

    Điều 4. Điều khoản thi hành

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2021./.

     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;

    - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
    - Ban lãnh đạo NHNN;

    - Bộ Tài chính;

    - Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
    - Công báo;
    - Lưu:VP, PC, TTGSNH6.

    KT. THỐNG ĐỐC

    PHÓ THỐNG ĐỐC

     

     

     

    Đoàn Thái Sơn

     
     
     

    PHỤ LỤC

    (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ngày 02 tháng 4 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020)

     

    TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI....

     

    BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁO GỠ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19

    Kỳ báo cáo tháng … năm …

     

    Đơn vị: tỷ đồng, khách hàng

     

    STT

    Chỉ tiêu

    Số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch

    Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

    Miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ

    Tổng dư nợ của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo

    Cho vay mới

    Nợ không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được giữ nguyên nhóm nợ

    Dự phòng cụ thể

    Lũy kế

    Tại cuối kỳ báo cáo

    Lũy kế

    Tại cuối kỳ báo cáo

    Tổng giá trị nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

    lũy kế

    Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ

    lũy kế

    (gốc và/hoặc lãi)

    Dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo

    Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ tại cuối kỳ báo cáo (gốc và/hoặc lãi)

    Tổng giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi

    lũy kế

    Số tiền lãi đã được miễn, giảm

    lũy kế

    Số khách hàng được miễn, giảm lãi lũy kế

    Dư nợ được miễn, giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo

    Số khách hàng được miễn, giảm lãi tại cuối kỳ báo cáo

    Doanh số lũy kế

    Dư nợ tại cuối kỳ báo cáo

    Số khách hàng còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo

    Tổng số dư nợ của khách hàng  không bị chuyển sang nhóm nợ xấu do được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo

    Trong đó:

    Số khách hàng không bị chuyển sang nhóm nợ xấu tại cuối kỳ báo cáo

    Số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung tại cuối kỳ báo cáo

    Trong đó:

    Gốc

    Lãi

    Gốc

    Lãi

    Dư nợ của khoản nợ có số dư nợ được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi không bị chuyển sang nhóm nợ xấu

    Số tiền dự phòng cụ thể đã trích bổ sung

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    (10)

    (11)

    (12)

    (13)

    (14)

    (15)

    (16)

    (17)

    (18)

    (19)

    (20)

    (21)

    (22)

    (23)

    I

    Phân theo khách hàng

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Cá nhân

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Doanh nghiệp

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

    Khác

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    II

    Phân theo 21 ngành kinh tế

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    1

    Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2

    Khai khoáng

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    3

    Công nghiệp chế biến, chế tạo

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    4

    Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    5

    Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    6

    Xây dựng

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    7

    Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    8

    Vận tải kho bãi

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    9

    Dịch vụ lưu trú và ăn uống

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    10

    Thông tin và truyền thông

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    11

    Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    12

    Hoạt động kinh doanh bất động sản

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    13

    Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    14

    Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    15

    Hoạt động của đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    16

    Giáo dục và đào tạo

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    17

    Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    18

    Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    19

    Hoạt động dịch vụ khác

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    20

    Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    21

    Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    III

    Tổng cộng (= I = II)

      

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO:

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo thông qua hệ thống báo cáo thống kê tập trung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm số liệu toàn hàng và số liệu từng chi nhánh tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo định kỳ hàng tháng. Riêng đối với số liệu tại cột (22) và cột (23), tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo định kỳ tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12.

    - Cột (3): Dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 theo đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    - Cột (4): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 tổng giá trị nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ).

    - Cột (5): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số tiền lãi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này.

    - Cột (6): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số khách hàng đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gốc và/hoặc lãi) và giữ nguyên nhóm nợ được thực hiện theo Thông tư này.

    - Cột (7): Số dư nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (lưu ý chỉ báo cáo nợ gốc phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 31/12/2021, không phải toàn bộ dư nợ của khoản nợ; Trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết nợ được cơ cấu, TCTD báo cáo số dư nợ cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).

    - Cột (8): Số tiền lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo. (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn cơ cấu nhưng khách hàng chưa trả hết tiền lãi được cơ cấu, TCTD báo cáo số tiền lãi được cơ cấu còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).
    - Cột (9): Số khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ (gốc và/hoặc lãi) tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 7, 8).

    - Cột (10): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 tổng giá trị nợ đã được áp dụng miễn, giảm lãi được thực hiện theo Thông tư này.

    - Cột (11): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số tiền lãi mà khách hàng đã được miễn, giảm được thực hiện theo Thông tư này.

    - Cột (12): Lũy kế từ ngày 13/3/2020 số khách hàng đã được miễn, giảm lãi được thực hiện theo Thông tư này.

    - Cột (13): Dư nợ được miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (Lưu ý trường hợp đã kết thúc thời hạn miễn, giảm lãi nhưng khách hàng chưa trả hết dư nợ được miễn, giảm lãi, TCTD báo cáo dư nợ đã được miễn, giảm lãi còn lại thực tế tại cuối kỳ báo cáo).

    - Cột (14): Số khách hàng được miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với số liệu tại cột 13).

    - Cột (15): Tổng dư nợ của khách hàng có số dư được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư này (tương ứng với các khách hàng được thống kê tại cột 9 và cột 14).

    - Cột (16): Lũy kế từ ngày 23/01/2020 doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 được thực hiện theo Thông tư này (bao gồm khách hàng vay mới sau khi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và các khách hàng khác thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19), trong đó thống kê cả phần cho vay mới theo các chương trình, gói sản phẩm tín dụng ưu đãi đã đăng ký, báo cáo NHNN.

    - Cột (17): Dư nợ cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với cột 16).

    - Cột (18): Số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 được vay mới còn dư nợ tại cuối kỳ báo cáo (tương ứng với cột 16, 17).

    - Cột (19): Tổng dư nợ của khách hàng có số dư nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.

    - Cột (20): Số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo quy định tại Thông tư này của khách hàng được thống kê tại cột 9 và cột 14 đang được phân loại ở nhóm 1, 2 nhưng sẽ phải chuyển sang nhóm 3, 4, 5 nếu thực hiện phân loại lại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối kỳ báo cáo.

    - Cột (21): Tổng số khách hàng có số dư nợ được thống kê tại Cột 19 tại cuối kỳ báo cáo.

    - Cột (22): Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 3 Điều 6a Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo.

    - Cột (23): Tổng số tiền dự phòng cụ thể đã trích bổ sung của các khách hàng có số nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại khoản 4 Điều 6a Thông tư này tại cuối kỳ báo cáo.

    - Dòng II báo cáo số liệu phân theo 21 ngành kinh tế theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 47/2010/QH12
    Ban hành: 16/06/2010 Hiệu lực: 01/01/2011 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của Quốc hội, số 46/2010/QH12
    Ban hành: 16/06/2010 Hiệu lực: 01/01/2011 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 16/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng của Quốc hội, số 17/2017/QH14
    Ban hành: 20/11/2017 Hiệu lực: 15/01/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19
    Ban hành: 13/03/2020 Hiệu lực: 13/03/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
    06
    Kế hoạch 2724/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
    Ban hành: 16/08/2021 Hiệu lực: 16/08/2021 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19
    Ban hành: 13/03/2020 Hiệu lực: 13/03/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hợp nhất
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Số hiệu:03/2021/TT-NHNN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:02/04/2021
    Hiệu lực:17/05/2021
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:17/04/2021
    Số công báo:547&548-04/2021
    Người ký:Đoàn Thái Sơn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X