hieuluat

Thông tư 135/2018/TT-BTC quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:137&138-02/2019
    Số hiệu:135/2018/TT-BTCNgày đăng công báo:04/02/2019
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
    Ngày ban hành:28/12/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/02/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • BỘ TÀI CHÍNH

    -------------

    Số: 135/2018/TT-BTC

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

    --------------------

    Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018


     

     THÔNG TƯ

    Quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi,

    tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản

     

    Căn cứ Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính Phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng;

    Căn cứ Nghị định số 70/2013/NĐ-CP ngày 02/7/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định số 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính Phủ;

    Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

    Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

    Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quản lý đối với tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định về việc quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ (sau đây gọi chung là tài sản) do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

    2. Các tổ chức, cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc giao, nhận tài sảngửibảo quản với các đơn vị Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

    1.Tiền mặt:Là các loại tiền giấy (bao gồm tiền cotton, tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

    2. Giấy tờ có giá: Gồm trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.

    3. Tài sản quý: Gồm vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác.

    4. Niêm phong: Là việc sử dụng giấy niêm phong hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu trên hòm/túi/gói tài sản đã được đóng gói, đảm bảo giữ đượcnguyên vẹn, đầy đủ.

    Điều 4. Nguồn gốc tài sản do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản

    1. Tài sản có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    2. Tài sản do các cơ quan chức năng tạm gửi, tạm giữ đang chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

    Điều 5. Hình thức nhận bảo quản

    1.Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản theo hòm/túi/gói đã được niêm phong của đơn vị gửi tài sản; trên niêm phong đóng dấucủa đơn vị gửi, chữ ký của người niêm phong.

    2. Trường hợp đơn vị gửi tài sản bảo quản là tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị thực hiện như sau:

    a) Đối với tiền mặt nộp tại Kho bạc Nhà nước: Kho bạc Nhà nướckiểm đếm xác định giá trị tài sản và hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính.

    b) Đối với tiền mặt và ngoại tệ tiền mặt (các loại ngoại tệ mà Kho bạc Nhà nước có tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại Ngân hàng) nộp tại Ngân hàng: Đơn vị nộp trực tiếp tại Ngân hàng thương mại để chuyển vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước. Đơn vị thực hiện nộp tiền theo hướng dẫn của Ngân hàng thương mại. Kho bạc Nhà nước hạch toán vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước theo quy định.

    Điều 6. Hồ sơ, trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản

    1. Đối với loại tài sản có nguồn gốc quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

    a)Tài sản có quyết định tịch thu hoặcquyết định xác lập quyềnsở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền khi chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước bảo quản, đơn vị gửi tài sản cần cócác loại giấy tờ như sau:

    - Công văn đề nghị gửi tài sản bảo quản (Mẫu số 01 tại Phụ lụckèm theo Thông tư này).

    - Quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân của cơ quan, người có thẩm quyền.

    - Phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.

    - Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).

    - Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đến gửi tài sản.

    - Tài liệu khác về tài sản (nếu có).

    Trường hợp khi gửi tài sản vào Kho bạc Nhà nước bảo quản chưa có phương án xử lý tài sản; sau khi đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý, cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản phải gửiphương án xử lý tài sảnđến Kho bạc Nhà nước.

    b) Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản

    - Kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    - Kiểm tra niêm phong, đảm bảo trên niêm phong có dấu của đơn vị gửi và chữ ký của người niêm phong. Kho bạc Nhà nước không nhận bảo quản tài sản của nhiều vụ việc trong một gói niêm phong.

    - Lập Biên bản bàngiao, tiếp nhận để bảo quản(Mẫu số 02tại Phụ lục kèm theo thông tư này).

    - Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước cho hòm/túi/gói của đơn vị gửivào hòm/túi/gói của Kho bạc Nhà nước niêm phong lạivà ký tên trên niêm phong. Mỗi hòm/túi/gói chỉ đựng tài sản của một vụ việc.

    - Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.

    Khi có phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền,Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với giấy tờ có giá, đơn vị chủ trì xử lý tài sản thực hiện chuyển đổi thành tiền mặt và nộp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp giấy tờ có giá không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền thìgửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.

    2. Đối với loại tài sản có nguồn gốc quy định tại khoản2 Điều 4 Thông tư này.

    a)Hồ sơ Kho bạc Nhà nước nhận tài sản: Khi gửi tài sản vào Kho bạc Nhà nước, bên gửi phải có các loại giấy tờ sau:

    - Công văn đề nghị gửi tài sản bảo quản (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    - Biên bản tạm giữ tài sản; biên bản giao nhận tài sản.

    - Giấy chứng nhận kết quả kiểm định tài sản (nếu có).

    - Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người đến gửi tài sản.

    - Tài liệu khác về tài sản (nếu có).

    b) Trình tự Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản tài sản.

    - Kiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

    - Kiểm tra niêm phong theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    - Lập Biên bản giao nhận(Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    - Ban Quản lý kho của Kho bạc Nhà nước thực hiệnbảo quản hòm/túi/gói tài sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    - Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản2 Điều này, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận tài sản.

    Điều 7. Hồ sơ, trình tự Kho bạc Nhà nước giao tài sản

    1. Hồ sơKho bạc Nhà nướcgiao tài sản: Khi nhận lại tài sản, bên gửi phải có các loại giấy tờ sau:

    a) Công văn đề nghị nhận tài sản(Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    b) Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền.

    c) Phương án xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.

    d) Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người nhận tài sản.

    2. Trình tự Kho bạc Nhà nước giao tài sản:

    a) Khi giao tài sản, Kho bạc Nhà nướckiểm tra các giấy tờ theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này và lập biên bản giao nhận tài sản (Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

    b) Trước khi giao tài sản,Kho bạc Nhà nước phải yêu cầu bên gửi kiểm tra lại tình trạng, niêm phong của hòm/túi/gói bảo quản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng niêm phong thì hai bên cùng nhau xác nhận và lập biên bản. Bên gửi có quyền mời cơ quan giám định để kiểm tra niêm phong của hòm/túi/gói trước sự chứng kiến của Kho bạc Nhà nước.

    Trường hợp khi kiểm tra thấy hòm/túi/gói mất niêm phong hoặc không còn nguyên vẹn thì hai bên phải lập biên bản đồng thời mời cơ quan chức năng đến giải quyết theo quy định của pháp luật.

    c) Giao tài sản theo hòm/túi/gói niêm phong của bên gửi.

    3. Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục giao tài sản.

    Điều 8. Trách nhiệm của các bên trong giao, nhận và xử lý tài sản

    1. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:

    a) Mở các loại sổ để ghi chép, theo dõi từng lần nhập, xuất tài sản.

    b) Hướng dẫn thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho bên gửi đến giao và nhận lại tài sản.

    c) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện: Giấy gói, dây buộc, túi, hòm, niêm phong.

    d) Giữ bí mật và bảo đảm an toàn tuyệt đối hòm/túi/gói niêm phong tài sản của bên gửi tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng tài sản.

    đ) Trả đúng, đủ tài sản theo hòm/túi/gói niêm phong cho bên gửi khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

    e) Thông báo kịp thời cho bên gửi tài sản biết để có biện pháp xử lý trong trường hợp niêm phong hòm/túi/gói bảo quản có thể bị hư hỏng.

    g) Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xử lý tài sản, không chịu trách nhiệm về nội dung của quyết định xử lý tài sản.

    h) Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản trong hòm/túi/gói còn nguyên niêm phong của bên gửi tài sản.

    i) Trước ngày 15/01 hàng năm, Kho bạc Nhà nướcgửi thông báo cho đơn vị gửi tài sản về số liệu hòm/túi/gói tài sảnchưa được xử lý gửi tại Kho bạc Nhà nướcđến thời điểm ngày 31/12 năm trước.

    k) Trường hợp KBNN phát hiện mất tài sản củađơn vị gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước thì Kho bạc Nhà nước nơi để mất tài sản phải báo ngay cho cho cơ quan chức năng và đơn vị đã gửi tài sản để phối hợp giải quyết.

    2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức gửi tài sản tại Kho bạc Nhà nước

    a) Chấp hành các thủ tục, quy trình giao và nhận lại tài sản theo quy định.

    b) Thực hiệnniêm phong tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này,đảm bảo nguyên tắc tài sản thuộc mỗi vụ việc được niêm phong riêng trong một hòm/túi/gói.

    c) Kiểm tra niêm phong hòm/túi/gói khi nhận lại tài sản; chịu trách nhiệm về danh mục tài sản trong hòm/túi/gói niêm phong gửi tại Kho bạc Nhà nước và toàn bộ số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản của mình khi nhận lại gói tài sản còn nguyên niêm phong.

    d) Trường hợp bên gửi phát hiện mất hồ sơ tài sản gửi bảo quản phải báo ngay cho Kho bạc Nhà nước bằng văn bản để phối hợp ngăn ngừa kẻ gian lấy tài sản.

    đ)Trên cơ sở thông báo của Kho bạc Nhà nước về số liệu hòm/túi/gói tài sản, đơn vị gửi tài sản có trách nhiệm kiểm tra số liệu trên sổ sách, đồng thời phản hồi bằng văn bản về Kho bạc Nhà nước nơi nhận gửi tài sản trước ngày 30/01 hàng năm.

    e)Báo cáo kịp thờicấp có thẩm quyền xử lý những tài sản tồn đọng gửitại Kho bạc Nhà nước hoặc những tài sản đã có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền nhưng chưa xử lý.

    g) Khi thay đổi đơn vị gửi tài sảnđể bàn giao cho đơn vị khác, đơn vị nhận bàn giao phải có công văn đề nghị Kho bạc Nhà nước tiếp tục bảo quản tài sản theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.

    Điều 9. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.

    2. Thông tư này thay thế Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản.

    3. Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; các tổ chức, cơ quan Nhà nướccó liên quan trong việc giao, nhận tài sản gửi bảo quản chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

     

     Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Văn phòng Chính phủ;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

    - HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

    - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;

    - Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
    - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
    - Lưu: VT, KBNN ( 500  ).

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG


     

     

     


     

    Đỗ Hoàng Anh Tuấn

     

     

    Phụ lục

    MỘT SỐ MẪU BIỂU VỀ THỦ TỤC GIAO NHẬN TÀI SẢN

    (Kèm theo Thông tư số 135/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

     

    Thứ tự

    Mẫu biểu

    Nội dung

    1

    Mẫu biểu số 01

    Công văn đề nghị nhận hoặc gửi tài sản bảo quản.

    2

     

    Mẫu biểu số 02

    Biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản để bảo quản

    3

    Mẫu biểu số 03

    Biên bản giao nhận tài sản

     

     

     

    Mẫu số: 01

    TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN    

    TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

    Số:       /   

    V/v ….

                             

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

    --------------------

    ......., ngày..... tháng..... năm 20….

     

     

     

    Kính gửi: Kho bạc Nhà nước…………

     

    Căn cứ……………       

    Tên đơn vị gửi (nhận) tài sản:................................................ Địa chỉ....................................

     Cử ông (bà): chức vụ, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân………..  đến quý cơ quan để gửi (hoặc nhận) tài sản sau:

    Tên tài sản:

    Nguồn gốc tài sản:

    Đã được kiểm định tại biên bản (nếu có):

    Số lượng tài sản:                hòm/túi/gói

    Trọng lượng tài sản:             gram

    Ngày tháng năm gửi; ký hiệuhòm/túi/gói tài sản (trong trường hợp nhận lại tài sản).

     

    (theo bảng kê chi tiết tài sản giao nhận đính kèm)

     

    Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản (nếu có) gồm:

     

     

     

    Nơi nhận:                                                                   THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

    -Như trên;(ký tên, đóng dấu)     

    -Lưu: VT,…(bản)                                                                                   

               

     

    Nguyễn Văn A

     

     

                                        BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI SẢN GIAO NHẬN

    (Kèm theo Công văn     ngày….tháng…. năm…. của….)

     

     

    STT

     

    Tên tài sản

     

    Đơn vị tính

    Số lượng (nếu có)

    Trọng lượng, chất lượng hoặc Số sê ri (đối với tiền, giấy tờ có giá) (nếu có)

     

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

                                                               

     

    Mẫu số 02

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    BIÊN BẢN BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN ĐỂ BẢO QUẢN

    Số:......./....(1)/BBBQ-....(2)

                 Căn cứ...........................

    Hôm nay, ngày…. tháng.... năm………, tại……………………….., chúng tôi gồm:

    1. Đại diện bên gửi tài sản:

    1. Ông, bà.................................................... chức vụ......................................................................

        Cơ quan......................................................................................................................................

    2. Ông, bà.................................................... chức vụ......................................................................

        Cơ quan......................................................................................................................................

    B. Đại diện bên nhận tài sản:

    1. Ông, bà.................................................... chức vụ......................................................................

        Cơ quan......................................................................................................................................

    2. Ông, bà.................................................... chức vụ......................................................................

        Cơ quan......................................................................................................................................

    C. Đại diện bên chứng kiến (nếu có):

    Ông, bà........................................................ chức vụ......................................................................

     Cơ quan.........................................................................................................................................

    Cùng nhau tiến hành bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản như sau:

    I. Tài sản bàn giao, tiếp nhận:

    1. Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao:

    STT

    Tên tài sản

    Nhãn hiệu

    Số Đăng ký (nếu có)

    Đơn vị tính

    Số lượng

    Giá trị tài sản (nếu có)

    Tình trạng chất lượng (nếu có)

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2. Danh Mục các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản(3):

    ..........................................................................................................................................

    ..........................................................................................................................................

    II. Hình thức bàn giao, tiếp nhận: theo hòm/túi/gói nguyên niêm phong (Mô tả chi tiết tình trạng hòm/túi/gói)

    III. Trách nhiệm của các bên:

    1. Bên gửi có trách nhiệm bàn giao đầy đủ tài sản và hồ sơ tài sản nêu tại Mục I Biên bản này.

    2. Bên nhận có trách nhiệm:

    - Tiếp nhận tài sản để bảo quản;

    - Thực hiện việc quản lý, bảo quản tài sản đúng chế độ quy định;

    - Bàn giao tài sản cho cơ quan, đơn vị tiếp nhận để quản lý, xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

    IV. Ý kiến của các bên tham gia bàn giao:

    ..........................................................................................................................................

    Biên bản đã được các bên cùng nhất trí thông qua và được lập thành 05 bản, bên giao giữ 02 bản, bên nhận giữ 02 bản, bên chứng kiến giữ 01 bản./.

     

    ĐẠI DIỆN BÊN GỬI

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

     

     

    ĐẠI DIỆN BÊN CHỨNG KIẾN
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

     

    (1) Năm tiến hành bàn giao.

    (2) Chữ viết tắt tên cơ quan bàn giao tài sản.

    (3) Đối với từng loại hồ sơ, giấy tờ phải ghi rõ bản chính hay bản sao.

     

    Mẫu số: 03

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                            BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN

    Số:......./....(1)/BBBG-....(2)

    Căn cứ….

                Hôm nay, ngày.............. tháng............năm......... , tại Kho bạc Nhà nước............................

    chúng tôi gồm có:

                I. THÀNH PHẦN

    1. BÊN GIAO TÀI SẢN:

    - Địa chỉ:.............................................................................................................................

    - Đại diện:...........................................................................................................................

    Ông, (bà)..................................................... chức vụ....................................... số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân..............................................................................................................................

    2. BÊN NHẬN TÀI SẢN

    - Địa chỉ:

    - Đại diện:

    Ông, (bà)..................................................... chức vụ....................................... số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân..............................................................................................................................

    3. Đại diện bên chứng kiến (nếu có):

    - Địa chỉ:

    - Đại diện:

    Ông, (bà)..................................................... chức vụ....................................... số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân............................................................................................................................

    Cùng nhau tiến hành bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản như sau:

    II. NỘI DUNG GIAO NHẬN TÀI SẢN

    1. Số lượng giao nhận (hòm/túi/gói):
    2. Hình thức giao nhận: nguyên niêm phong hòm/túi/gói tài sản
    3. Tình trạng hòm/túi/gói (Mô tả chất liệu hòm/túi/gói, dây buộc hòm/túi/gói, niêm phong và mã số, ký hiệu của hòm/túi/gói bảo quản):

    (Đính kèm bảng kê chi tiết tài sản giao nhận)

    Biên bản được lập thành 05 bản có giá trị pháp lý như nhau: Bên giao: 02 bản; Bênnhận: 02 bản; Bên chứng kiến: 01 bản.

     

    ĐẠI DIỆN BÊN GIAO

    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
    (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

     

     

     

    ĐẠI DIỆN BÊN CHỨNG KIẾN
    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    (1) Năm tiến hành bàn giao.

    (2) Chữ viết tắt tên cơ quan bàn giao tài sản.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 18/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý kho vật chứng
    Ban hành: 18/02/2002 Hiệu lực: 05/03/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 70/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý kho vật chứng ban hành kèm theo Nghị định 18/2002/NĐ-CP ngày 18/02/2002 của Chính phủ
    Ban hành: 02/07/2013 Hiệu lực: 16/08/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
    Ban hành: 26/07/2017 Hiệu lực: 26/07/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
    Ban hành: 05/03/2018 Hiệu lực: 05/03/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 122/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi và bảo quản
    Ban hành: 27/07/2012 Hiệu lực: 15/09/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Thông tư 77/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước
    Ban hành: 28/07/2017 Hiệu lực: 12/09/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 71/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính năm 2018
    Ban hành: 07/01/2019 Hiệu lực: 07/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 190/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014 - 2018
    Ban hành: 29/01/2019 Hiệu lực: 29/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 135/2018/TT-BTC quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý tạm gửi, tạm giữ do Kho bạc Nhà nước nhận bảo quản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:135/2018/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:28/12/2018
    Hiệu lực:15/02/2019
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:04/02/2019
    Số công báo:137&138-02/2019
    Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X