hieuluat

Thông tư 52/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2004/NĐ-CP

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:28 - 6/2004
    Số hiệu:52/2004/TT-BTCNgày đăng công báo:20/06/2004
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Văn Tá
    Ngày ban hành:09/06/2004Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/07/2004Tình trạng hiệu lực:Không còn phù hợp
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Chính sách
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 52/2004/TT-BTC NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 124/2004/NĐ-CP NGÀY 18/5/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH
    ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

     

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

    Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh;

    Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

    Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh như sau:

     

    A- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

     

    1. Thông tư này hướng dẫn các quy định về cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh (dưới đây gọi tắt là Thành phố), bao gồm: cơ chế về quản lý ngân sách và cơ chế về huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển Thành phố.

    2. Ngoài các cơ chế tài chính ngân sách đặc thù quy định tại Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này, Thành phố thực hiện các quy định chung về quản lý tài chính ngân sách quy định tại Luật ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật khác về tài chính ngân sách.

    B. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

     

    I. VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦA THÀNH PHỐ

     

    1. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền thuộc Thành phố:

    1.1. Về phân cấp nguồn thu:

    Căn cứ quy định về phân cấp nguồn thu cho các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 32 Luật ngân sách nhà nước, Điều 22 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định phân cấp cụ thể các nguồn thu ngân sách cho các cấp thuộc Thành phố (thành phố, quận, huyện, phường, xã) cho phù hợp tình hình thực tế, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội của Thành phố. Riêng đối với ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu về: thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất.

    1.2. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố do Chính phủ trình Uỷ ban Thưường vụ Quốc hội quyết định; thời gian ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia này do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

    1.3. Phân cấp nhiệm vụ chi:

    Căn cứ nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại Điều 33 Luật ngân sách nhà nước, Điều 24 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, việc phân cấp cụ thể nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp thuộc Thành phố do Uỷ ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định trên nguyên tắc đảm bảo phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu quả.

    1.4. Hàng năm, căn cứ vào dự toán ngân sách Thành phố được Thủ tướng Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân quyết định: Dự toán thu, chi ngân sách Thành phố; nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan đơn vị thuộc ngân sách cấp thành phố; số bổ sung từ ngân sách Thành phố cho ngân sách cấp dưới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và bảo đảm thực hiện theo định hướng chung của ngân sách nhà nước.

    1.5. Để sử dụng có hiệu quả quỹ đất do Thành phố quản lý, Uỷ ban nhân dân Thành phố đưược tạm ứng từ nguồn ngân sách Thành phố hoặc từ nguồn huy động theo quy định tại tiết 1.2 Mục 1 Phần III thông tư này cho các dự án xây dựng hạ tầng thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách Thành phố để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, sau khi thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất sẽ thu hồi hoàn trả ngân sách hoặc hoàn trả nguồn vốn huy động. Việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo những quy định sau:

    - Căn cứ quy hoạch về sử dụng quỹ đất do Thành phố quản lý và các dự án đầu tưư hạ tầng thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách đã đưược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    - Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định tạm ứng từ nguồn ngân sách Thành phố hoặc từ nguồn vốn huy độngư cho các dự án. Mức vốn tạm ứng cho các dự án căn cứ khối lượng tiến độ thực hiện, tối đa bằng mức dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc quản lý, cấp phát thực hiện theo chế độ của nhà nước về quản lý vốn ngân sách nhà nước;

    - Số tiền thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện hoàn trả nguồn tạm ứng từ ngân sách Thành phố hoặc từ nguồn vốn huy động, phần còn lại nộp 100% vào ngân sách Thành phố (thu tiền sử dụng đất) để sử dụng cho đầu tưư phát triển cơ sở hạ tầng thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách theo quy định;

    - Tổ chức thực hiện hạch toán thu, chi ngân sách đối với các nhiệm vụ trên theo đúng chế độ quy định.


    II. VỀ CƠ CHẾ THƯỞNG VÀ HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU TỪ NGUỒN THU VƯỢT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG PHÁT SINH
    TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ:

     

    1. Về thưởng thu vượt dự toán ngân sách:

    Hàng năm, trong trưường hợp có tăng thu ngân sách trung ưương so với dự toán Thủ tưướng Chính phủ giao từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ưương và ngân sách thành phố quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật ngân sách nhà nưước, ngân sách Thành phố đưược ngân sách trung ương thưởng 30% của số tăng thu này, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Phương pháp xác định, mục đích sử dụng và hạch toán ngân sách đối với số tiền thưởng này thực hiện theo quy định tại Mục 17 - Phần IV thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính.

    2. Ngân sách trung ưương thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách Thành phố tương ứng 70% của số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố còn lại (sau khi thực hiện thưởng vượt thu theo quy định tại Mục 1 Phần II của Thông tư này) và tương ứng 30% số tăng thu so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao của các khoản thu ngân sách trung ưương hưởng 100%, trừ các khoản thu quy định tại tiết 2.2 Mục 2 Phần II của Thông tư này.

    2.1. Việc xác định số tăng thu đối với các khoản thu phân chia được tính theo nguyên tắc tổng số các khoản thu phân chia vượt dự toán, không tính riêng đối với từng khoản thu phân chia.

    2.2. Đối với các khoản thu ngân sách trung ương được hưởng 100% theo quy định tại Khoản 1, Điều 20, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, không bao gồm:

    - Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;

    - Các khoản thu không giao Thành phố quản lý thu, không phát sinh trên địa bàn Thành phố mà chỉ hạch toán nộp ở Thành phố;

    - Các khoản ghi thu, ghi chi theo quy định của pháp luật; các khoản thu được để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách theo quy định của pháp luật.

    Việc xác định số bổ sung có mục tiêu nêu trên căn cứ kết quả thu của tổng số các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% vượt so dự toán; không tính riêng đối với từng khoản thu.

    3. Căn cứ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Phần II của Thông tư này, hàng năm sau khi kết thúc năm ngân sách, Uỷ ban nhân dân Thành phố báo cáo gửi Bộ Tài chính về kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố các khoản thu liên quan đến việc thưởng và bổ sung có mục tiêu cho Thành phố trước ngày 31 tháng 01 năm sau để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

    4. Căn cứ số thưởng và số bổ sung có mục tiêu từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương quy định tại Mục 1 và Mục 2 Phần II của Thông tư này, Uỷ ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định sử dụng để đầu tưưưư các công trình kết cấu hạ tầng, hoàn trả các khoản huy động, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thành phố và thưởng cho ngân sách cấp dưưới theo chế độ quy định.

     

    III. VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO
    ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ:

     

    1. Về huy động vốn đầu tư cho các dự án thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách Thành phố.

    1.1. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):

    - Hàng năm căn cứ dự toán ngân sách về nguồn vốn vay ODA và các nội dung đã cam kết với các nhà tài trợ; trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng phương án phân bổ dự toán chi từ nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định, trong đó ưưu tiên bố trí vốn ODA để đầu tưư các chưương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường và phúc lợi công cộng trên địa bàn Thành phố.

    - Việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA thực hiện theo nguyên tắc:

    + Đối với các dự án, công trình do Bộ, cơ quan trung ưương làm chủ dự án, công trình do ngân sách trung ưương đảm bảo.

    + Đối với các dự án, công trình do Uỷ ban nhân dân Thành phố làm chủ dự án, công trìnhư, Thành phố có trách nhiệm bố trí từ nguồn ngân sách Thành phố để thực hiện.

    - Việc quản lý vốn đầu tư ODA thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn vay ODA.

    1.2. Về huy động vốn đầu tư:

    1.2.1. Huy động vốn trong nước:

    a. Thành phố huy động vốn đầu tưư thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính quyền địa phưương theo quy định tại Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật; ngân sách Thành phố có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi và các chi phí liên quan.

    b. Khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư, Uỷ ban nhân dân Thành phố lập phương án trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo hướng dẫn tại điểm 1.3.4 tiết 1.3 Mục 1 Phần II Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

    1.2.2. Huy động nguồn vốn ngoài nước: Thành phố đưược huy động vốn vay ngoài nưước cho đầu tưư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố theo nguyên tắc: Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng phương án, tìm nguồn vốn vay, lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi trình Thủ tưướng Chính phủ xem xét, quyết định theo cơ chế Chính phủ vay về cho Thành phố vay lại để thực hiện các dự án công trình theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân Thành phố. Thành phố có trách nhiệm bố trí từ ngân sách cấp Thành phố để hoàn trả gốc, lãi theo quy định của pháp luật.

    2. Tổng mức dư nợ huy động theo các hình thức quy định tại điểm 1.2.1 và điểm 1.2.2 tiết 1.2 Mục 1 Phần III của Thông tư này không được vượt quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Thành phố theo dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định của năm ngân sách hiện hành (không bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn huy động và vốn đầu tư các dự án từ nguồn bổ sung có mục tiêu không ổn định từ ngân sách trung ương cho ngân sách Thành phố - nếu có).

    3. Việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách Thành phố quy định tại điểm 1.2.1 và điểm 1.2.2 tiết 1.2 Mục 1 Phần II của Thông tư này phải thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ.

    4. Các nguồn vốn huy động nêu trên được hạch toán thu ngân sách cấp Thành phố để chi cho mục tiêu đã định và phải bố trí trong cân đối ngân sách cấp Thành phố để chủ động trả nợ khi đến hạn.

    5. Huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự án có khả năng thu hồi vốn:

    - Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và điều kiện thực tế về nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố, đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn, Uỷ ban nhân dân Thành phố quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Việc huy động đầu tư theo các hình thức: BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), BT (xây dựng - chuyển giao) và các hình thức khác. Thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư, bù một phần chênh lệch giữa chi phí và giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.

    - Việc huy động và tổ chức thực hiện đầu tư các dự án : BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BTO (xây dựng - chuyển giao - vận hành), BT (xây dựng- chuyển giao) và các hình thức khác được thực hiện theo quy định của pháp luật, Uỷ ban nhân dân Thành phố xây dựng dự toán chi hàng năm về hỗ trợ lãi suất, bù một phần chênh lệch giữa chi phí và giá dịch vụ trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định bố trí trong dự toán ngân sách Thành phố để thực hiện.

     

    C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Uỷ ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết.

     

    Ghi chú: Ngày 16/6/2004 Bộ Tài chính ban hành Công văn số 6617 TC/NSNN về việc đính chính Thông tư số 52/2004/TT-BTC ngày 9/6/2004 như sau:

    - Bỏ tiêu đề điểm 1 Mục I: phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách các cấp chính quyền thuộc Thành phố.

    - Tiết 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 sửa tương ứng thành điểm 1, 2, 3, 4, 5.

    Bộ Tài chính xin đính chính để Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh biết và tổ chức thực hiện.

     

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
    Ban hành: 06/06/2003 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 77/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
    Ban hành: 01/07/2003 Hiệu lực: 31/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 124/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh
    Ban hành: 18/05/2004 Hiệu lực: 10/06/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Thông tư 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
    Ban hành: 23/06/2003 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương
    Ban hành: 20/11/2003 Hiệu lực: 09/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 52/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2004/NĐ-CP

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:52/2004/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:09/06/2004
    Hiệu lực:05/07/2004
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Chính sách
    Ngày công báo:20/06/2004
    Số công báo:28 - 6/2004
    Người ký:Trần Văn Tá
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Không còn phù hợp
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X