hieuluat

Thông tư 65/1999/TT-BTC thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:65/1999/TT-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Văn Tá
    Ngày ban hành:07/06/1999Hết hiệu lực:24/05/2005
    Áp dụng:22/06/1999Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 65/1999 TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 1999
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
    DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    - Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước;

    - Căn cứ Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/04/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ;

    - Căn cứ Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước;

    - Căn cứ Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế công khai tài chính đối với ngân sách Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp Nhà nước và các quĩ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân;

    Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước như sau:

     

    I. MỤC ĐÍCH CÔNG KHAI TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
    DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    - Thực hiện đúng đắn quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp Nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

    - Thông báo cho các cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp.

    - Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

     

    II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

     

    1. Công khai đối với Nhà nước:

    - Hàng năm doanh nghiệp Nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và phần hạch toán tập trung của Tổng công ty Nhà nước phải lập và gửi báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước theo quy định hiện hành. Các Tổng công ty Nhà nước phải tổng hợp và gửi báo cáo tài chính toàn Tổng công ty cho cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước cùng cấp. Tổng cục Thuế và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

    - Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị) có trách nhiệm giải trình các vấn đề tài chính theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý theo quy định của Chính phủ.

    2. Công khai đối với tổ chức Đảng, đoàn thể và người lao động trong nội bộ doanh nghiệp:

    Sau khi kết thúc quý, năm tài chính, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) có nghĩa vụ công khai một số tình hình tài chính và việc giải quyết quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp như sau:

    a) Nội dung công khai:

    + Công khai tình hình tài sản, các khoản nợ phải trả, vốn nhà nước, các quĩ, các khoản doanh thu, tổng hợp chi phí sản xuất, kết quả kinh doanh, tình hình nộp ngân sách Nhà nước, nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, tình hình lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, các khoản cấp phát của Ngân sách Nhà nước theo mẫu biểu đính kèm.

    + Bản báo cáo giải trình (hoặc thuyết minh) tình hinh quản lý vốn, tài sản, quản lý doanh thu, chi phí, tinh hình thực hiện các chính sách chế độ tài chính, việc áp dụng các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng tại doanh nghiệp. Đặc biệt là việc thực hiện các quyền lợi của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT và các phúc lợi khác.

    Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đối tượng tiếp nhận thông tin của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị) thoả thuận với Thường vụ Đảng uỷ, Ban chấp hành công đoàn những nội dung nào cần thông báo định kỳ đối với lãnh đạo chủ chốt của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các phòng ban trong doanh nghiệp, những nội dung nào cần thông báo đến các phân xưởng, tổ đội sản xuất và người lao động trong doanh nghiệp. Văn bản công bố công khai phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có HĐQT) ký tên và đóng dấu.

    b) Hình thức công khai:

    Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, cụ thể:

    - Đại hội công nhân viên chức (toàn thể hoặc đại biểu) tiến hành từ tổ (đội) sản xuất, phòng (ban), đến toàn doanh nghiệp.

    - Thông báo trong các cuộc họp định kỳ cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp.

    - Phổ biến trong các cuộc họp doanh nghiệp ở phân xưởng, tổ (đội), phòng (ban) do chuyên môn tổ chức.

    - Thông báo tại các cuộc họp của tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.

    - Thông báo bằng văn bản hoặc ấn phẩm gửi đến từng tổ (đội) sản xuất, từng phân xưởng, phòng (ban), hoặc niêm yết công khai tại địa điểm thuận lợi trong doanh nghiệp.

    - Thông báo qua hệ thống truyền thanh trong doanh nghiệp.

    3. Công khai ra ngoài doanh nghiệp là để các nhà đầu tư, các khách hàng có căn cứ quyết định các quan hệ kinh tế với doanh nghiệp:

    Những nội dung cần công bố công khai với các nhà đầu tư và khách hàng là: Vốn điều lệ thực có tại thời điểm công khai, các khoản nợ phải trả, (trong đó nêu rõ khoản nợ quá hạn), cơ cấu tài sản và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm trả lời theo các yêu cầu khác tuỳ theo mỗi quan hệ với các chủ nợ và các nhà đầu tư.

    Đối với những doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không được phép công khai số liệu về tài sản chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

     

    III. THỜI ĐIỂM CÔNG KHAI

     

    Thời điểm công khai tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước quy định tại Điều 11 của Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

    Công khai tài chính của doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện định kỳ theo quí và năm. Thời điểm công khai tài chính hàng quí và năm được qui định cho từng hình thức công khai như sau:

    - Sau 60 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức phát hành ấn phẩm (Căn cứ số liệu để công khai là các báo cáo quyết toán tài chính hàng quý và năm đã được lập theo qui định hiện hành).

    - Sau 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức công khai niêm yết tại doanh nghiệp (căn cứ số liệu báo cáo nhanh của các doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan).

    - Sau 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của quí và năm đối với hình thức báo cáo trong các kỳ họp hội nghị của doanh nghiệp (Căn cứ số liệu báo cáo nhanh của doanh nghiệp).

     

    IV- TRẢ LỜI CHẤT VẤN

     

    1. Các tổ chức, cá nhân được tiếp nhận thông tin công khai tài chính theo quy định tại Thông tư này có quyền chất vấn về các nội dung công khai tài chính.

    2. Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp thực hiện công khai tài chính phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai tài chính.

    3. Các chất vấn phải được trả lời cho người chất vấn chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn. Trường hợp nội dung chất vấn phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị trả lời thì phải hẹn lại ngày trả lời cụ thể cho từng người chất vấn, nhưng tối đa không quá 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận nội dung chất vấn.

    4. Nội dung các chất vấn và trả lời chất vấn phải được công khai cùng với những nội dung công khai tài chính khác tới những đối tượng tiếp nhận thông tin công khai vào những thời điểm và bằng các hình thức công khai theo quy định của Thông tư này.

     

    V- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Mục II về "Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước" qui định tại Thông tư số 73 TC/TCDN ngày 12/11/1996 "Hướng dẫn lập, công bố công khai và kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước" và điểm 3, Mục IV về "Công khai báo cáo tài chính hàng năm" qui định tại Thông tư số 06 TC/TCDN ngày 24/02/1997 "Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích" của Bộ Tài chính.

    2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các doanh nghiệp Nhà nước phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi.

     

    CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
    ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG, ĐOÀN THỂ VÀ
    NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

     

    Chỉ tiêu

    Năm (quý) trước

    Năm (quý) báo cáo

    1- Tài sản lưu động

    - Vốn bằng tiền

     

     

    - Đầu tư tài chính ngắn hạn

     

     

    - Các khoản nợ phải thu

     

     

    - Các khoản nợ khó đòi

     

     

    - Hàng tồn kho

     

     

    - Tài sản lưu động khác

     

     

    2- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

     

     

    - Nguyên giá tài sản cố định

     

     

    - Giá trị hao mòn luỹ kế

     

     

    - Đầu tư tài chính dài hạn

     

     

    - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

     

     

    - Các khoản ký quý, ký cược dài hạn

     

     

    3- Nợ phải trả:

     

     

    a. Nợ ngắn hạn:

     

     

    - Trong đó quá hạn trả

     

     

    b. Nợ dài hạn:

     

     

    Trong đó quá hạn trả

     

     

    4- Nguồn vốn - quỹ

     

     

    - Nguồn vốn kinh doanh (vốn chủ sở hữu)

     

     

    - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

     

     

    - Chênh lệch tỷ giá

     

     

    - Quỹ phát triển kinh doanh

     

     

    - Quỹ dự trữ

     

     

    - Lãi chưa phân phối

     

     

    - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

     

     

    - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

     

     

    5- Các quỹ

     

     

    a. Quỹ đầu tư phát triển

     

     

    + Số dư đầu kỳ

     

     

    + Số trích trong kỳ

     

     

    + Số đã chi trong kỳ

     

     

    Trong đó: Chi cho đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động

     

     

    b. Quĩ dự phòng tài chính

     

     

    + Số dư đầu kỳ

     

     

    + Số trích trong kỳ

     

     

    + Số chi trong kỳ

     

     

    c. Quĩ trợ cấp mất việc làm

     

     

    + Số dư đầu kỳ

     

     

    + Số trích trong kỳ

     

     

    + Số chi trong kỳ

     

     

    d. Quĩ khen thưởng - phúc lợi

     

     

    + Số dư đầu kỳ

     

     

    + Số trích trong kỳ

     

     

    + Số thực chi trong kỳ

     

     

    Trong đó: Chi cho mục đích nhân đạo, xã hội

     

     

    6. Kết quả kinh doanh

     

     

    - Sản lượng sản phẩm chủ yếu

     

     

    - Tổng doanh thu:

     

     

    Trong đó: thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước

     

     

    - Tổng chi phí:

     

     

    Trong đó:

     

     

    + Chi cho hoạt động quản lý

     

     

    + Chi tiếp khách

     

     

    + Chi hội nghị, giao dịch

     

     

    + Chi hoa hồng, môi giới

     

     

    + Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế

     

     

    - Tổng lãi (+), Lỗ (-).

     

     

    Trong đó:

     

     

    + Từ hoạt động kinh doanh

     

     

    + Từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu

     

     

    + Cho thuê, khoán tài sản

     

     

    + Từ nhượng bán, thanh lý tài sản

     

     

    + Hoạt động liên doanh, liên kết

     

     

    + Lãi cổ phiếu, lãi tiền gửi, tiền cho vay

     

     

    -Tổng lợi tức sau thuế thu nhập doanh nghiệp

     

     

    - Lỗ luỹ kế

     

     

    7. Nộp Ngân sách Nhà nước

     

     

    - Các khoản thuế phải nộp

     

     

    - Các khoản thuế đã nộp trong kỳ

     

     

    8. Các khoản nộp về BHYT, BHXH, kinh phí CĐ

     

     

    - Tổng số phải nộp

     

     

    - Số đã nộp trong kỳ

     

     

    9. Ngân sách Nhà nước cấp:

     

     

    - Vốn Đầu tư XDCB

     

     

    - Vốn lưu động

     

     

    - Kinh phí sự nghiệp

     

     

    - Trợ cấp, trợ giá

     

     

    10. Lao động

     

     

    -Tổng số lao động bình quân trong kỳ

     

     

    + Hợp đồng ngắn hạn

     

     

    + Hợp đồng dài hạn

     

     

    11. Thu nhập

     

     

    - Tổng quỹ lương

     

     

    - Thu nhập khác

     

     

    - Tiền lương bình quân

     

     

    - Thu nhập bình quân

     

     

     

    Ghi chú:

    - Đối với doanh nghiệp có vi phạm pháp luật phải bổ sung chỉ tiêu: Tiền phạt vi phạm pháp luật trách nhiệm của doanh nghiệp (không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác)

    - Đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích bổ sung một số chỉ tiêu sau:

    + Doanh thu từ hoạt động công ích.

    + Chi phí từ hoạt động công ích.

    + Lãi thu được từ hoạt động công ích

    + Ngân sách Nhà nước cấp hai qũi KT-PL.

    Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các số liệu công khai tài chính.

    CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

    GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

    (Ký tên, đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 65/1999/TT-BTC thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:65/1999/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:07/06/1999
    Hiệu lực:22/06/1999
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Trần Văn Tá
    Ngày hết hiệu lực:24/05/2005
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X