hieuluat

Thông tư 73-TC/TCDN kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:73-TC/TCDNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Văn Trọng
    Ngày ban hành:12/11/1996Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/01/1997Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 73/TC/TCDN NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 1996
    VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN LẬP, CÔNG BỐ CÔNG KHAI VÀ KIỂM TRA
    BÁO CÁO TÀI CHÍNH, KIỂM TRA KẾ TOÁN CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    Thi hành Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành "Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước"; Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn công tác báo cáo tài chính, công khai báo cáo tài chính và kiểm tra công tác kế toán hàng năm tại các doanh nghiệp Nhà nước như sau:

     

    I. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG QUÝ VÀ NĂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    1. Hàng quý và năm, các doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm lập và gửi hệ thống báo cáo tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ-CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản quy định riêng cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực theo thoả thuận của Bộ Tài chính.

    2. Trước khi lập báo cáo tài chính hàng năm, doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện những công việc sau:

    a. Khoá sổ kế toán, tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn ở thời điểm lập báo cáo tài chính nhằm xác định đúng và đầy đủ toàn bộ giá trị thực tế tài sản của doanh nghiệp, phát hiện các tài sản thừa hoặc thiếu so với số liệu ghi trên sổ kế toán, xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo quy định của chế độ quản lý vốn và tài sản.

    - Rà soát và đối chiếu từng khoản công nợ, phân loại công nợ đến hạn, quá hạn hoặc công nợ không có khả năng thu hồi.

    - Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng kiểm kê do Giám đốc là Chủ tịch hội đồng. Tuỳ theo yêu cầu của công tác kiểm kê, Giám đốc quyết định danh sách các thành viên của Hội đồng, nhưng nhất thiết phải có kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài vụ) là thành viên.

    - Kết quả kiểm kê tài sản và đối chiếu công nợ phải lập thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng kiểm kê, kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài vụ).

    Biên bản kiểm kê phải gửi kèm bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cuối niên độ kế toán, phải kiểm kê toàn diện tài sản của doanh nghiệp. Cuối quý nếu không có đủ điều kiện kiểm kê toàn diện thì doanh nghiệp phải kiểm kê các tài sản chủ yếu và đối chiếu công nợ.

    b. Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ:

    Doanh nghiệp Nhà nước phải thường xuyên tự tổ chức kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp để xác định đúng các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh và các khoản chi đúng quy định của Nhà nước làm căn cứ lập báo cáo tài chính năm được chính xác.

    Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được kiểm toán và có xác nhận đã được kiểm toán của kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập.

    3. Giám đốc doanh nghiệp có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính chính xác, kịp thời và đầy đủ, theo đúng quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở những tài liệu có đầy đủ các chứng cứ hợp pháp theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Báo cáo tài chính được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ ký của người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, Giám đốc và đóng dấu doanh nghiệp. Nếu báo cáo tài chính không đúng sự thật, không đủ các chứng cứ hợp pháp hoặc không kịp thời thì người lập và những người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    4. Nơi gửi báo cáo tài chính:

    Các doanh nghiệp Nhà nước phải gửi kịp thời báo cáo tài chính cho các cơ quan theo đúng quy định hiện hành. Riêng các Tổng công ty Nhà nước phải tổng hợp và gửi báo cáo tài chính cho Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

     

    II. CÔNG BỐ CÔNG KHAI BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG NĂM CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    1. Hàng năm, doanh nghiệp Nhà nước phải công bố công khai báo cáo tài chính và các thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến các đối tượng sử dụng thông tin theo quy định.

    Trong trường hợp những doanh nghiệp có điều kiện đặc biệt, không được phép công bố công khai, rộng rãi các thông tin về tình hình tài chính hàng năm, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.

    Mục đích của công khai báo cáo tài chính:

    - Thông báo cho tập thể trong doanh nghiệp biết được tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức thu nhập và các quyền lợi khác, nhằm thực hiện quyền làm chủ và tham gia giám sát bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, động viên người lao động gắn bó xây dựng doanh nghiệp phát triển.

    - Thông báo cho các cơ quan quản lý của Nhà nước có căn cứ đánh giá tình hình và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý doanh nghiệp.

    - Là căn cứ để các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu và quyết định việc đầu tư vào doanh nghiệp; các chủ nợ đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

    3. Hình thức công khai:

    - Tổ chức báo cáo công khai trước hội nghị cán bộ công nhân viên chức của doanh nghiệp.

    - Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tạp chí hoặc các hình thức khác.

    Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức công bố công khai, lựa chọn các chỉ tiêu công khai thích hợp. Văn bản công bố công khai phải do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (đối với các doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) ký tên và đóng dấu.

    4. Thời gian công bố công khai:

    Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày lập và gửi báo cáo tài chính hàng năm theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoàn thành các chỉ tiêu công bố công khai tài chính quy định tại phụ lục kèm theo thông tư này.

    5. Trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước đối với các thông tin công khai:

    Hội đồng Quản trị, Giám đốc (đối với những doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị) có nhiệm vụ giải thích làm sáng tỏ những thắc mắc, chất vấn đối với các chỉ tiêu đã công bố công khai và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thông tin đã công khai.

     

    III. KIỂM TRA KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH HÀNG NĂM

     

    1. Cơ quan tài chính Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp thay cho chế độ kiểm tra phê duyệt quyết toán trước đây. Các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng minh và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính cho các tổ chức kiểm tra tài chính.

    2. Doanh nghiệp phải thường xuyên tự tổ chức kiểm tra việc hạch toán, kế toán của doanh nghiệp; đồng thời chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính Tổng công ty (nếu là doanh nghiệp thành viên), kiểm tra của các cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền.

    3. Trước khi kiểm tra, cơ quan tài chính có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phải lập kế hoạch, có nội dung kiểm tra cụ thể và thông báo để doanh nghiệp chuẩn bị.

    4. Kết thúc kiểm tra phải lập biên bản phản ánh đầy đủ nội dung phạm vi đã kiểm tra. Nêu rõ các sai phạm đã phát hiện kèm theo những kiến nghị sửa chữa, khắc phục và biện pháp xử lý các sai phạm đó. Biên bản kiểm tra phải được giám đốc doanh nghiệp và người đại diện tổ kiểm tra ký xác nhận. Trường hợp Giám đốc doanh nghiệp không xác nhận thì đại diện tổ chức kiểm tra phải báo cáo cấp trên có biện pháp xử lý.

    5. Cán bộ kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu, các kết luận ghi trong biên bản kiểm tra; được khen thưởng theo quy định hiện hành khi phát hiện các sai phạm của doanh nghiệp.

    6. Những hành vi vi phạm chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính và thu nộp ngân sách Nhà nước, chế độ trích lập các quỹ xí nghiệp... sau khi được kiểm tra, kết luận, tuỳ theo mức độ vi phạm của cá nhân hay tập thể phải chịu xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    - Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

    - Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan và doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Ngày.....tháng....năm 199

    BẢNG CÔNG BỐ CÔNG KHAI MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM...

    TT

    Chỉ tiêu

    Năm trước

    Năm nay

    Tỷ lệ so với năm trước

    1

    2

    3

    4

    5

    1

    Tài sản lưu động

     

     

     

     

    - Vốn bằng tiền

     

     

     

     

    - Đầu tư tài chính ngắn hạn

     

     

     

     

    - Các khoản nợ phải thu

     

     

     

     

    + Các khoản nợ khó đòi

     

     

     

     

    - Hàng tồn kho

     

     

     

     

    - Tài sản lưu động khác

     

     

     

    2

    Tài sản cố định

     

     

     

     

    - Nguyên giá tài sản cố định

     

     

     

     

    - Giá trị hao mòn luỹ kế

     

     

     

     

    - Đầu tư tài chính dài hạn

     

     

     

     

    - Chi phí XDCB dở dang

     

     

     

     

    - Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

     

     

     

    3

    Nợ ngắn hạn

     

     

     

     

    - Vay ngắn hạn quá hạn trả

     

     

     

    4

    Nợ dài hạn

     

     

     

     

    - Vay dài hạn quá hạn trả

     

     

     

    5

    Vốn kinh doanh

     

     

     

     

    - Vốn cố định

     

     

     

     

    - Vốn lưu động

     

     

     

     

    - Vốn xây dựng cơ bản

     

     

     

    6

    Các quỹ

     

     

     

     

    - Quỹ phát triển đầu tư

     

     

     

     

    + Số dư đầu năm

     

     

     

     

    + Đã trích trong năm

     

     

     

     

    + Thực chi trong năm

     

     

     

     

    - Quỹ dự phòng tài chính

     

     

     

     

    + Số dư đầu năm

     

     

     

     

    + Đã trích trong năm

     

     

     

     

    + Thực chi trong năm

     

     

     

     

    - Quỹ khen thưởng phúc lợi

     

     

     

     

    + Số dư đầu năm

     

     

     

     

    + Đã trích trong năm

     

     

     

     

    + Thực chi trong năm

     

     

     

     

    - Quỹ trợ cấp mất việc làm

     

     

     

     

    + Số dư đầu năm

     

     

     

     

    + Đã trích trong năm

     

     

     

     

    + Thực chi trong năm

     

     

     

    8

    Kết quả kinh doanh

     

     

     

     

    - Sản lượng sản phẩm chủ yếu

     

     

     

     

    - Tổng doanh thu

     

     

     

     

    - Tổng chi phí

     

     

     

     

    - Tổng lãi lỗ

     

     

     

    9

    Nộp ngân sách Nhà nước

     

     

     

     

    - Tổng số thuế phải nộp trong năm

     

     

     

     

    + Thuế lợi tức

     

     

     

     

    - Tổng số thuế đã nộp

     

     

     

     

    + Thuế lợi tức

     

     

     

    10

    Lao động

     

     

     

     

    - Hợp đồng ngắn hạn

     

     

     

     

    - Hợp đồng dài hạn

     

     

     

    11

    Thu nhập

     

     

     

     

    - Tổng quỹ lương

     

     

     

     

    - Thu nhập khác

     

     

     

     

    + Tiền lương bình quân

     

     

     

     

    + Thu nhập bình quân

     

     

     

     

    Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của văn bản này.

    Giám đốc doanh nghiệp

    (Ký tên, đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 59/CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 03/10/1996 Hiệu lực: 03/10/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Thông tư 62/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 07/06/1999 Hiệu lực: 05/05/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    03
    Thông tư 21/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn công tác lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1997 của doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 20/02/1998 Hiệu lực: 01/01/1998 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 65/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện công khai tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 07/06/1999 Hiệu lực: 22/06/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    05
    Quyết định 113/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ
    Ban hành: 18/07/2000 Hiệu lực: 02/08/2000 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (01)
    Văn bản thay thế (01)
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 73-TC/TCDN kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:73-TC/TCDN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:12/11/1996
    Hiệu lực:01/01/1997
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Phạm Văn Trọng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 73-TC/TCDN kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán các doanh nghiệp Nhà nước (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X