hieuluat

Thông tư 80/2008/TT-BTC chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:561&562 - 10/2008
    Số hiệu:80/2008/TT-BTCNgày đăng công báo:08/10/2008
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Công Nghiệp
    Ngày ban hành:18/09/2008Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:23/10/2008Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
  • THÔNG TƯ

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 80/2008/TT-BTC NGÀY 18 THÁNG 9  NĂM 2008 

    HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỂ PHÒNG, CHỐNG DỊCH

    BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

     

    Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

    Thực hiện Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

    Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

     

    I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    1. Đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bao gồm:

    a) Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội có gia súc, gia cầm tiêu huỷ do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch phải tiêu huỷ bắt buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    b) Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm của nhà nước.

    c) Cán bộ thú y và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

    2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng nêu tại Khoản 1, Mục I, Thông tư này kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

     

    1. Chi hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi:

    a) Các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội, có gia súc, gia cầm phải tiêu huỷ bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu huỷ với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

    - Hỗ trợ 25.000 đồng/kg hơi đối với lợn.

    - Hỗ trợ 30.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai.

    -  Hỗ trợ 23.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

     b) Căn cứ mức hỗ trợ quy định tại điểm a Khoản 1 Mục II Thông tư này và căn cứ vào trọng lượng từng loại gia súc, gia cầm phải tiêu huỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của địa phương, Trung ương và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời gian sớm nhất.

    c) Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm thuộc các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của địa phương phải có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan thú y địa phương (về chủng loại, số lượng, trọng lượng của gia súc, gia cầm tiêu huỷ) làm căn cứ thanh toán hỗ trợ. Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của trung ương và quân đội phải có xác nhận của cơ quan thú y địa phương (về chủng loại, số lượng, trọng lượng của gia súc, gia cầm tiêu huỷ).

    2. Nội dung và mức chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bao gồm:

    a) Chi cho công tác tiêm phòng:

    - Đối với đàn gia súc, gia cầm của hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, nội dung ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

    + Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng với mức bình quân cho 1 lần tiêm: đối với lợn là 1.000 đồng/con/lần tiêm, đối với trâu, bò là 2.000 đồng/con/lần tiêm, đối với gia cầm là 100 đồng/con/lần tiêm.

    Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 50.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán theo mức 50.000 đồng/người/ngày.

    + Hỗ trợ các chi phí công tác tổ chức tiêm phòng: kinh phí tổ chức, chỉ đạo thực hiện, tuyên truyền; chi tập huấn cho những người được cử tham gia thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng, chi phí cho công tác kiểm tra tiêm phòng; chi phí cho vật tư tiêm phòng (trang thiết bị bảo quản vắc xin, bơm tiêm, kim tiêm các loại, dụng cụ cho người đi tiêm, cồn sát trùng, bông, xà phòng, chi phí vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tỉnh đến các địa điểm tiêm phòng) và các chi phí khác có liên quan.

    - Đối với đàn gia súc, gia cầm của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị quân đội, trang trại (theo tiêu chí phân loại hiện hành của các cơ quan chức năng) có trách nhiệm tiêm phòng toàn bộ đàn gia súc, gia cầm của đơn vị mình và phải thanh toán toàn bộ chi phí tiêm phòng.

    b) Chi phí tiêu huỷ gia súc, gia cầm:

    Gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc trong vùng dịch phải tiêu huỷ bắt buộc; gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc tiêu huỷ theo quy định của pháp luật về thú y. Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí tiêu huỷ gia súc, gia cầm dựa trên các căn cứ sau:

    - Chi phí thực tế tiêu huỷ gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc trong vùng dịch tiêu huỷ bắt buộc có xác nhận của cơ quan Thú y.

    - Chi phí thực tế tiêu huỷ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm (trường hợp không quy được trách nhiệm của chủ hàng trong việc hoàn trả chi phí tiêu huỷ theo quy định của pháp luật) do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, cơ quan thú y, Trạm kiểm dịch động vật tịch thu và có quyết định tiêu huỷ.

    c) Chi phí hoá chất các loại phục vụ cho việc khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    d) Chi hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch:

    - Cán bộ thú y và lực lượng trực tiếp tham gia tiêu huỷ gia súc, gia cầm (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu huỷ).

    - Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch và làm nhiệm vụ phun hoá chất khử trùng vùng dịch.

     Mức chi tối đa là 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ.

    Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương (về phạm vi và mức độ dịch xảy ra, địa bàn đi lại, quy mô đàn gia súc, gia cầm, lực lượng cán bộ tham gia phòng, chống dịch), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức bồi dưỡng cho cán bộ thú y và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm ở địa phương cho phù hợp.

    đ) Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho việc kiểm tra phát hiện, chẩn đoán dịch bệnh và phòng chống dịch theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc do Trung ương và địa phương quản lý như sau:

                a) Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch (chỉ áp dụng cho đàn giống đang trong thời kỳ khai thác sản xuất và theo số lượng giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi) do không tiêu thụ được sản phẩm.

    b) Hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian có dịch trên địa bàn do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật về thú y, bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc khử trùng, tiêu độc; trang phục phòng hộ và bồi dưỡng cho người tham gia công tác phòng, chống dịch.

    4. Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:

    a) Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Mục II (trừ chi phí công tác tổ chức tiêm phòng do ngân sách địa phương đảm bảo quy định tại điểm b Khoản 4- Mục II ) Thông tư này theo nguyên tắc:

    - Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch.

    - Đối với các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch.

    - Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

    - Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch.

    - Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

    - Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

    b) Ngân sách địa phương đảm bảo:

    - Các chi phí cho công tác tổ chức tiêm phòng

    - Hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch ngoài phần ngân sách trung ương đã hỗ trợ tại Khoản 3 Mục II và điểm a Khoản 4 Mục II Thông tư này đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do địa phương quản lý.

    c) Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc của nhà nước do trung ương quản lý và chi phí tiêu huỷ gia súc, gia cầm đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm, gia súc của trung ương và quân đội.

    d) Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    5. Chế độ báo cáo:

    a) Kết thúc đợt dịch hoặc cuối năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp tình hình, kết quả phòng, chống dịch; số kinh phí đã chi đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (chi tiết theo nguồn, mức chi, nội dung chi cụ thể theo từng loại gia súc, gia cầm), báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

    b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.

    c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương; đồng thời tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng vắc xin của các địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

     

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    a) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nhu cầu về số lượng vắc xin báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để làm căn cứ cung ứng vắc xin tiêm phòng.

    b) Chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và có phương án tài chính để thực hiện. Đồng thời báo cáo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư này.

    c) Chỉ đạo các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp dưới, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước: số lượng vắc-xin  đã sử dụng trên địa bàn xã, mức hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm  phải tiêu huỷ trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và tại các thôn, bản.

    2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày,  kể từ ngày đăng Công báo.

    Bãi bỏ Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006, Thông tư số 92/2006/TT-BTC ngày 3/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc và các văn bản hướng dẫn chế độ phòng, chống dịch cúm gia cầm và dịch tai xanh ở lợn trái với quy định tại Thông tư này.

    Các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Nguyễn Công Nghiệp

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
    Ban hành: 06/06/2003 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 44/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc
    Ban hành: 24/05/2006 Hiệu lực: 15/06/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    04
    Thông tư 92/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/2006/TT-BTC ngày 24/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch lở mồm, long móng ở gia súc
    Ban hành: 03/10/2006 Hiệu lực: 31/10/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Quyết định 719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
    Ban hành: 05/06/2008 Hiệu lực: 01/01/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    06
    Quyết định 476/QĐ-BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt "Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020"
    Ban hành: 17/02/2016 Hiệu lực: 17/02/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 33/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
    Ban hành: 21/03/2013 Hiệu lực: 30/12/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 80/2008/TT-BTC chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:80/2008/TT-BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:18/09/2008
    Hiệu lực:23/10/2008
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng
    Ngày công báo:08/10/2008
    Số công báo:561&562 - 10/2008
    Người ký:Nguyễn Công Nghiệp
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X